You are on page 1of 17

Vài vấn đề về Giải Tích

ở đề thi chọn đội tuyển các tỉnh


Nguyễn Song Minh*

Ngày 25 tháng 10 năm 2019

Tóm tắt nội dung


Bài viết này, viết về một số vấn đề Giải Tích xung quanh các đề thi chọn đội tuyển
các tỉnh ở mùa thi 2019-2020. Phần đầu, là một số bài toán được lựa chọn theo khẩu
vị của tác giả, kèm theo nó là các nhận xét bình luận và một vài bài toán hay lý thuyết
có liên quan. Phần tiếp theo, là một số bài tập bỏ trích nguồn để các bạn học sinh tự
luyện tập thêm. Và cuối cùng, là danh mục các tài liệu để tham khảo sâu hơn.

Thời điểm này, các trường chuyên và các tỉnh đã chọn xong đội tuyển của từng nơi chuẩn bị
ôn luyện cho kỳ thi VMO. Qua theo dõi các đề thi, tôi viết bài viết này để chia sẻ góc nhìn
cá nhân về một số bài toán đã được dùng để thi chọn đội tuyển các nơi. Các bài toán, được
lấy từ nhiều nguồn, được tôi giải và đưa vào các đánh giá-nhận xét-bình luận. Chú ý rằng,
các bài toán được lựa chọn và các lời đánh giá-nhận xét-bình luận xuất phát hoàn toàn từ
góc nhìn chủ quan của tôi. Vì thế, mong nhận được những góp ý phản hồi của người đọc.

1 Một số bài toán và các nhận xét


Chúng ta bắt đầu bằng một bài toán, mà nhìn bề ngoài có vẻ không hề liên quan gì đến các
kiến thức Giải Tích. Bài toán nêu ngay sau đây, có vỏ bọc là Số Học, và thực sự thì với bài
toán này, cũng có những lời giải thuần Số Học cho nó.

Bài toán 1 (Khánh Hòa). Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương n, đều tồn tại duy
nhất một cặp số nguyên dương (a, b) sao cho

(a + b − 1) (a + b − 2)
n=a+ .
2
Nếu chỉ nhìn nhận bài toán này như một bài Số Học đơn thuần, ta sẽ đặt a + b − 1 = m và
quy về phương trình nghiệm nguyên (với các ẩn m và a) đó là

m2 − m + 2a = 2n.
* BM2E

1
Nhờ đánh giá m ≥ a, ta sẽ có
(m − 1)2 < 2n < (m + 1)2 .
Từ đây sẽ thấy là m ∈ {⌊2n⌋ , ⌊2n⌋ + 1} và a = 2n − m2 + m. Việc biện luận (gắn với
điều kiện a ≤ m) là một công việc lắt nhắt và tâm thường, nên tôi không nêu chi tiết. Mục
đích của tôi khi nói đến bài toán của Khánh Hòa trong bài viết này, là đưa ra lời giải sau đây.

Lời giải 1. Sắp các cặp số nguyên dương thành một dãy theo quy tắc: cặp (1, 1) đứng đầu,
cặp (a, b) đứng trước cặp (a′ , b′ ) nếu như a + b > a′ + b′ hoặc là a + b = a′ + b′ nhưng a < a′ .

Việc sắp xếp thành một dãy bằng quy tắc đó, sẽ tạo nên một song ánh f : (N∗ )2 → N∗ cho
tương ứng mỗi cặp số nguyên dương với thứ tự của nó trong dãy.

Giờ, ta đi tính f ((a, b)) với (a, b) ̸= (1, 1) bằng cách đếm số các cặp đứng trước nó. Với
một cặp (u, v) đứng trước (a, b), thì có hai khả năng
1. Nếu u + v < a + b, đặt a + b − u − v = w, ta quy về bài toán chia
 a + b cáikẹo cho 3
a+b−1
đứa trẻ sao cho mỗi đứa có ít nhất một cái. Và ta có kết quả là .
2
2. Nếu u + v = a + b, khi đó do u ∈ N∗ và u < a nên có đúng a − 1 cặp (u, v).
 
a+b−1
Như vậy, đứng trước cặp (a, b) có đúng + a − 1 cặp, cho nên
2
 
a+b−1 (a + b − 1) (a + b − 2)
f ((a, b)) = 1 + +a−1=a+ .
2 2
Do f là một song ánh từ (N∗ )2 lên N∗ , nên ta có điều cần chứng minh.

Lời giải trên, có ý tưởng cơ bản là như sau: Nếu ta muốn chứng tỏ là với mỗi số nguyên
dương m đều tồn tại duy nhất một cặp số nguyên dương (a, b) sao cho m = f (a, b). Ta chỉ
việc đi chứng minh f là một song ánh từ (N∗ )2 đến N∗ . Ở đây, việc chỉ ra song ánh được thực
hiện bởi phép sắp tự và phép đếm. Cũng là ý tưởng đó, còn có lời giải kiểu đại số như sau đây.

Lời giải 2. Sắp các cặp số nguyên dương thành một dãy theo quy tắc: cặp (1, 1) đứng đầu,
cặp (a, b) đứng trước cặp (a′ , b′ ) nếu như a + b > a′ + b′ hoặc là a + b = a′ + b′ nhưng a < a′ .

Việc sắp xếp thành một dãy bằng quy tắc đó, sẽ tạo nên một song ánh f : (N∗ )2 → N∗ cho
tương ứng mỗi cặp số nguyên dương với thứ tự của nó trong dãy. Giờ, ta đi tính f (a, b) với
(a, b) ∈ (N∗ )2 . Ta có luôn f (1, 1) = 1 còn với a > 1, b > 1 thì f (1, b) = f (b − 1, 1) + 1, và
f (a, b) = f (a − 1, b + 1) + 1 = . . . = f (1, a + b − 1) + a − 1, (1).
Như vậy, với mỗi số nguyên dương b lớn hơn 1, ta có
f (1, b) = f (b − 1, 1) + 1 = . . . = f (1, b − 1) + (b − 1) .

2
Từ đây, với mỗi số nguyên dương b lớn hơn 1, sau truy toán ta được

b (b − 1)
f (1, b) = f (1, 1) + 1 + 2 + . . . + (b − 1) = 1 + , (2).
2
Kết hợp (1) và (2), ta sẽ có

(a + b − 1) (a + b − 2)
f (a, b) = f (1, a + b − 1) + a − 1 = a + .
2
Từ công thức của f và việc f là song ánh, ta có điều cần chứng minh.

Vấn đề thu hái được từ bài toán của Khánh Hòa ở đây, chính là qua lời giải trên, chúng ta
có được một song ánh f : (N∗ )2 → N∗ với công thức được cho tương ứng rất tường minh.

Để ý rằng, (N∗ )2 là một tập vô hạn. Nhắc lại là, tập hợp S là vô hạn khi và chỉ khi tồn tại
một đơn ánh m : N∗ → S, khi S = (N∗ )2 thì đơn ánh m đó có thể chọn rất đơn giản, chẳng
hạn chính là phép chiếu giữa hai nửa đường thẳng, tức là công thức tương ứng m (a) = (a, 1).
Với bài toán của Khánh Hòa mà ta đã xử lý ở trên, ta có thêm một đơn ánh nối N∗ lên (N∗ )2
khác, chính là ánh xạ ngược của f . Tất nhiên, ánh xạ ngược đó cũng là một song ánh.

Bây giờ, giả sử S một tập vô hạn bất kỳ, liệu S có may mắn như (N∗ )2 là tồn tại một đơn
ánh f : S → N∗ hay không? Nếu có một đơn ánh như thế, thì các phần tử của S có thể sắp
thành một dãy (sn )n∈N∗ bởi công thức cho số hạng tổng quát sn = f (n) với mỗi số nguyên
dương n. Câu trả lời ở đây, là không phải khi nào cũng vậy, thể hiện ở bổ đề Cantor sau đây.

Bổ đề (Cantor). Cho a, b là các số thực với a < b, và dãy số thực (xn )n∈N , khi đó sẽ luôn
tồn tại số thực r trong đoạn đóng [a; b] để sao cho với mọi chỉ số m, ta luôn có r ̸= xm .

Chứng minh bổ đề Cantor. Chia đoạn [a; b] làm ba đoạn có độ dài bằng nhau, khi đó ắt phải
có một đoạn ∆1 = [a1 ; b1 ] trong ba đoạn đó không chứa x1 . Lại đem chia ∆1 làm ba đoạn
có độ dài bằng nhau, khi đó thì ắt sẽ phải có một đoạn ∆2 = [a2 ; b2 ] trong ba đoạn vừa chia
không chứa x2 . Cứ thế, ta xây dựng được vô hạn các đoạn ∆n = [an ; bn ] sao cho vỡi mỗi số
nguyên dương n thì ∆n không chứa xn , và đồng thời chúng ta có các bao hàm thức sau đây

∆n = [an ; bn ] ⊂ ∆n−1 = [an−1 ; bn−1 ] ⊂ . . . ⊂ ∆1 = [a1 ; b1 ] ⊂ [a; b] .

Từ đây, với mỗi số nguyên dương n ta có được các đánh giá như sau

a ≤ a1 ≤ a2 ≤ . . . ≤ an ≤ . . . ≤ bn ≤ bn−1 ≤ . . . ≤ b1 ≤ b.

Vậy, các dãy số (an )n∈N∗ và (bn )n∈N∗ đều đơn điệu và bị chận, vì thế sẽ hội tụ đến các giới hạn
la và lb tương ứng với la , lb đều thuộc [a; b]. Nhưng do cách cắt các đoạn, nên |an − bn | = 31n ,
do đó la = lb . Giờ chọn r = la , và giả sử tồn tại m để r = xm thế thì r sẽ không thuộc ∆m .
Lại để ý r là giới hạn của dãy số (an )n∈N∗ không giảm, cho nên là am ≤ r và suy luận tương
tự có r ≤ bm , dẫn đến mâu thuẫn là r ∈ ∆m và ta có điều cần chứng minh cho bổ đề.

3


Tóm lại là, lấy ra một tập S vô hạn, thế thì phải tồn tại đơn ánh m : N → S nhưng có
những tập S vô hạn lại không có đơn ánh f : S → N∗ . Những tập S vô hạn và bị như vậy,
ta gọi là các tập vô hạn không đếm được. Và, nếu tồn tại cả hai đơn ánh m : N∗ → S và
f : S → N∗ ta sẽ gọi S là một tập đếm được. Bài toán của Khánh Hòa, cho ta thấy (N∗ )2
là một tập đếm được. Ngoài ra, từ bài toán đó ta cảm thấy là nếu S là đếm được, thì sẽ có
một song ánh f : S → N∗ . Khẳng định cho cảm nhận đó, là định lý được nêu ra dưới đây.
Định lý 1 (Schröder-Bernstein). Nếu A và B là các tập khác rỗng, đồng thời tồn tại các
đơn ánh f : A → B và g : B → A thì khi đó sẽ tồn tại một song ánh h : A → B.
Chứng minh. Xây dựng các dãy tập khác rỗng (An )n∈N và (Bn )n∈N bởi công thức truy hồi

A0 = A, B0 = B, An+1 = g (Bn ) , Bn+1 = f (Bn ) .

Với mỗi số nguyên dương n, đặt A′n = An \An+1 , Bn′ = Bn \Bn+1 , A∗ = Ak , B ∗ =


T T
Bk ,
k∈N k∈N
khi đó A được phân hoạch thành các tập A∗ , A′0 , A′1 , . . ., còn B sẽ được phân hoạch thành
các tập B ∗ , B0′ , B1′ , . . ., do f là đơn ánh nên

f (A′k ) = f (Ak \ Ak+1 ) = f (Ak ) \ f (Ak+1 ) = Bk+1 \ Bk+2 = Bk+1



.

Vậy, f : A′k → Bk+1



là song ánh và tương tự g : Bk′ → A′k+1 hay f : A∗ → B ∗ cũng là các
song ánh. Lúc này, với g ′ : A′k+1 → Bk′ là ánh xạ ngược của g : Bk′ → A′k+1 thì xây dựng
được song ánh h : A → B bằng tương ứng như sau

 f (x) nếu x ∈ A∗ ,

h (x) = f (x) nếu x ∈ A′2k , k ∈ N,


 ′
g (x) nếu x ∈ A′2k+1 , k ∈ N.

Định lý được chứng minh hoàn toàn.



Như vậy, nhờ định lý Schröder-Bernstein, ta có thể định nghĩa tập đếm được như sau.

Định nghĩa. Một tập S gọi là tập đếm được khi và chỉ khi tồn tại song ánh f : S → N∗ .

Tuy nhiên, với S là một tập đếm được, thì việc chỉ ra công thức tường minh cho quy tắc
tương ứng của song ánh f : S → N∗ đôi khi không đơn giản và dễ kiếm như bài toán trong
đề thi của Khánh Hòa. Lấy ví dụ là tập các số hữu tỷ Q, nó ắt là một tập đếm được bởi nó
là tập vô hạn và ta có đơn ánh I : Q → N cho bởi quy tắc tương ứng

 0 nếu x = 0,
I (x) = 2m 3n nếu x = mn
, trong đó m, n ∈ N∗ , và gcd(m, n) = 1,
2 5 nếu x = m , trong đó − m, n ∈ N∗ , và gcd(m, n) = 1.
 m n
n

Còn nếu như cần chỉ ra một song ánh f : Q → N∗ thì ở dưới đây là một ví dụ.
ˆ Nếu x ∈ N thì f (x) = 2x2 + 1.

4
ˆ Nếu x ∈ Z và x < 0 thì f (x) = 2x2 .

ˆ Nếu x = − m với m, n ∈ N∗ , gcd(m, n) = 1 và n > 1, ta viết n = pki i , khi đó thì


Q
n
1≤i≤t

Y
i −1
f (x) = 2m2 p2k
i .
1≤i≤t

ˆ Nếu x = m
với m, n ∈ N∗ , gcd(m, n) = 1 và n > 1, ta viết n = pki i , khi đó thì
Q
n
1≤i≤t

Y
f (x) = 2m2 pi2ki −1 − 1.
1≤i≤t

Cũng từ bài toán của Khánh Hòa, ta có thêm được kết quả sau đây.

Định lý 2. Tập A × B là tập đếm được nếu A và B là các tập đếm được.

Chứng minh. Do A và B là các tập đếm được, nên tồn tại song ánh bA : A → N∗ và song
ánh bB : B → N∗ , xét F : A × B → N∗ cho bởi quy tắc tương ứng

F(a, b) = f (bA (a), bB (b)) .

(a + b − 1)(a + b − 2)
Ở đây, f (a, b) = a+ chính là song ánh xuất hiện ở bài toán của Khánh
2
Hòa. Rất rõ ràng để thấy là F là một song ánh, do bA , bB và f đều là các song ánh.

Một hệ quả dễ thấy của định lý vừa có, đó là định lý sau đây.
S
Định lý 3. Cho dãy vô hạn các tập đếm được (An )n∈N∗ , khi ấy An là một tập đếm đươc.
n∈N∗

Để chứng minh định lý vừa được nêu, ta chỉ cần liệt kê các phẩn tử của các tập An ra một
dòng, nó sẽ ở dòng thứ n trong một bảng vô hạn. Khi đó có thể nhận thấy có một song ánh
từ bảng trên đến (N∗ )2 . Ý tưởng đó, giúp chúng ta nhìn nhận sâu hơn về bài toán sau đây.

Bài toán 2 (Long An). Cho 2019 số thực a1 , a2 , . . . , a2019 bất kỳ. Hỏi, có tồn tại một số
thực x sao cho x + a1 , x + a2 , . . . , x + a2019 đều là số vô tỷ hay không? Giải thích rõ tại sao?

Lời giải. Xét bảng hình chữ nhật có kích cỡ m × (m + 1) sau đây (với m = 2019)
 √ √ 
a1 a1 + √2 · · · a1 + m√2
 a2 a2 + 2 · · · a2 + m 2 
 
 ···
√ √

am am + 2 · · · am + m 2

Giả sử không tồn tại số thực x sao cho x + a1 , x + a2 , . . . , x + am đều là số vô tỷ, khi đó ở
mỗi cột trong bảng trên ắt sẽ có một số hữu tỷ. Như vậy, trong bảng sẽ có ít nhất m + 1 số
hữu tỷ trong tất cả m(m + 1) số của bảng. Do có m hàng, nên kéo theo là có ít nhất một

5
hàng nào đó có hai số√trong hàng√là số hữu tỷ, tức là tồn tại j, k, l ∈ N với k > l sao cho hai
số ở hàng j là aj + k 2 và aj + l 2 đều là số hữu tỷ, nhưng điều đó dẫn đến mâu thuẫn là
√  √ 
√ aj + k 2 − aj + l 2
2= ∈ Q.
k−l

Mâu thuẫn này cho thấy, luôn có x ∈ R sao cho x + a1 , x + a2 , . . . , x + a2019 đều là số vô tỷ.

Bài toán trong đề thi của Long An này, mang hình hài của một bài toán rời rạc. Nếu chỉ hài
lòng với lời giải bằng nguyên lý Dirichlet như phía trên, thì chẳng có gì đáng nói. Bây giờ,
dưới góc nhìn của nền tảng Giải Tích với ý niệm về vô hạn, ta sẽ mở rộng nó ra như sau.

Bài toán 3. Cho trước một dãy số thực (an )n∈N∗ , chứng minh rằng, tồn tại số thực α sao
cho với mối số nguyên dương k ta đều có α + ak là một số vô tỷ.

Rõ ràng là, bài toán vừa nêu là mở rộng của bài toán trong đề thi của Long An, bởi lẽ
với dãy hữu hạn (an )n∈[2019] ta có thể biến thành dãy vô hạn (an )n∈N∗ bằng cách gán giá
trị an = a2019 với mỗi n > 2019. Cho nên, nếu xử lý được bài toán mở rộng này, thì bài
toán trong đề thi cũng được xử lý. Tất nhiên, để xử lý bài toán mở rộng này, ta không thể
bắt chước ngây thơ mà dùng nguyên lý Dirichlet do yếu tố vô hạn. May thay, với kiến thức
về tính đếm được, việc xử lý bài toán mở rộng vừa nêu xem chừng lại đơn giản hơn rất nhiều.

Lời giải. Giả sử ngược lại với mỗi số thực x, thì luôn có chỉ số n ∈ N∗ để x + an ∈ Q. Khi
đó, ta xác định tốt được một ánh xạ f : R → N∗ × Q với quy tắc cho tương ứng mỗi x ∈ R
với cặp (n, r) ∈ N∗ × Q, trong đó n là chỉ số nhỏ nhất thỏa mãn x + an ∈ Q còn r = x + an .

Ánh xạ này là đơn ánh, do nếu f (x) = f (x′ ) thì giả sử f (x) = (n, r) và f (x′ ) = (n′ , r′ ), từ
đó có n = n′ và r = r′ và theo như quy tắc tương ứng đã nêu trên, ta sẽ có

x = r − an = r′ − an′ = y.

Bây giờ, theo định lý 2 ở trên và việc Q đếm được ta có N∗ × Q là đếm được, cho nên ta sẽ
có một song ánh g : N∗ × Q → N∗ . Lúc này, ánh xạ tích g ◦ f : R → N∗ sẽ là một đơn ánh.
Điều này cho ta thấy tập hợp các số thực R đã có thể sắp thành một dãy số, nó trái với bổ
đề Cantor đã chứng minh ở trên. Mâu thuẫn vừa nhận được, cho ta điều cần chứng minh.

Bài toán bàn đến tiếp theo, có thể nói là bài toán cơ bản nhất trong các đề thi chọn đội
tuyển mà tôi có. Tôi không hề muốn bàn đến sự khó-dễ ở đây, luôn chỉ là khi nhìn một bài
toán, tôi cố gắng tìm ở bài toán đó một ý nghĩa cơ bản nào đó, mà nó đã phải cưu mang.

Bài toán 4 (PTNK). Cho dãy các số thực (sn )n∈N∗ , một số thực α được gọi là điểm tụ của
dãy số đã cho nếu và chỉ nếu tồn tại một dãy con của dãy đó hội tụ về α.

1. Hãy chỉ ra một dãy có vô hạn điểm tụ.

6
2. Chứng minh rằng, nếu mọi dãy con của dãy (sn )n∈N∗ đều hội tụ, thì dãy đó hội tụ.

3. Với trường hợp sn = n1 nếu n là số chính phương và sn = n12 nếu n không là số chính
P
phương. Xét sự hội tụ của dãy (sn )n∈N∗ và dãy (Sn )n∈N∗ , trong đó Sn = sn .
1≤k≤n

Lời giải. Với kiến thức về tập đếm được đã nêu, có ngay lời giải cho ý đầu tiên như sau

1. Do Q là một tập đếm được, nên ta viết tất cả các phần tử của Q thành dãy số (rn )n∈N∗
mà các phần tử đôi một phân biệt. Cố định một số thực α bất kỳ, để ý rằng trong dãy
(rn )n∈N∗ sẽ có chứa các dãy con gồm và chỉ gồm các phần tử r viết được ở dưới dạng

⌊2n α⌋
r= n
, n ∈ N∗ .
2
⌊2n α⌋
Từ dãy con vừa có, do đánh giá 2n
< |α| + 1, ta trích được một dãy con (rnk )n∈N∗
đơn điệu và hội tụ về α do đánh giá sau đây với mỗi một số nguyên dương nk

⌊2nk α⌋ 1
α≤ n
<α+ n .
2 k 2 k
Như vậy, tập các điểm tụ của dãy (rn )n∈N∗ là R và ta có được điều cần chứng minh.

2. Chọn dãy con của dãy (sn )n∈N∗ chính là nó, ta có luôn điều cần phải chứng minh.

3. Sự hội tụ của dãy (sn )n∈N∗ là hiển nhiên, do là với mỗi số nguyên dương n ta luôn có

1
0 < sn < .
n
Để thấy sự hội tụ của (Sn )n∈N∗ , ta nhớ đến nguyên lý Weierstrass, rõ ràng (Sn )n∈N∗ là
một dãy tăng ngặt, thêm nữa ta lại có đánh giá cho tính bị chận trên sau đây
X 1 X 1 X 1 2
Sn ≤ Sn2 ≤ + 2
< 2+2 = 3 − 2 < 3.
2
k 1≤k≤n k 2
k (k − 1) n
1≤k≤n 2≤k≤n

Ý đầu của đề thi PTNK, hoàn toàn có thể xử lý giản đơn hơn. Tuy nhiên, với cách xử lý đã
đưa, chúng ta có được lời giải của một bài toán khác (cũng rất là cơ bản) như sau

Bài toán 5. Cho trước một dãy số (sn )n∈N∗ , chứng minh rằng tồn tại một dãy số (rn )n∈N∗
mà tồn tại một điểm tụ α của nó thỏa mãn điều kiện α ̸= sn với mọi số nguyên dương n.

Cũng ở cách xử lý đó, còn gợi nhắc đến một kiến thức cơ bản sau đây.

Định lý 4. Cho một dãy số thực (sn )n∈N∗ , khi đó luôn có một dãy con của nó là đơn điệu.

7
Chứng minh. Ta gọi một số nguyên dương n là "ngáo" nếu sn ≥ sm với mọi số nguyên dương
m thỏa mãn m > n. Gọi N là tập các số nguyên dương "ngáo", xét hai trường hợp sau
1. Nếu N là một tập hữu hạn, lúc đó ắt phải tồn tại N đủ lớn để n không là "ngáo" với
mọi số nguyên dương n ≥ N . Đặt n1 = N , khi đó tồn tại số nguyên dương n2 > n1 sao
cho sn2 > sn1 do n1 không "ngáo". Lại có n2 > N , nên n2 không "ngáo", vì thế phải
tồn tại số nguyên dương n3 > n2 để sn3 > sn2 .. Cứ như vậy, sẽ tồn tại dãy tăng ngặt
các số nguyên dương (nk )k∈N∗ để với mọi số nguyên dương k thì nk không "ngáo" và
điều quan trọng nhất là (snk )k∈N∗ là một dãy số tăng ngặt.

2. Nếu N là một tập vô hạn, điều đó nghĩa là tồn tại một dãy tăng ngặt các số nguyên
dương (nk )k∈N∗ để với mọi số nguyên dương k thì nk là "ngáo". Điều này sẽ dẫn đến
là dãy con (snk )k∈N∗ phải là một dãy đơn điệu không tăng do bản chất các số "ngáo".

Ta có được điều cần chứng minh, từ hai trường hợp đã xét.



Câu chuyện ngáo ngơ này, cho ta hệ quả khá quen thuộc là định lý sau đây.
Định lý 5. Cho dãy số thực bị chận (sn )n∈N∗ , khi đó luôn có một dãy con của nó hội tụ.

Định lý này, có được ngay và luôn nhờ nguyên lý Weierstrass về sự hội tụ của dãy đơn điệu
và bị chận. Một nguyên lý, được dùng làm nền cho chương trình Giải Tích ở sách giáo khoa.

Ngoài câu chuyện ngáo ngơ và tính trù mật của Q trên R ở ý đầu của bài toán trong đề
PTNK, nơi ý tiếp theo trong bài toán ở đề thi của PTNK, những ai giải nó chỉ có thể bị
làm khó nếu không nắm vững các khái niệm cơ bản liên quan đến dãy số và dãy con của
một dãy số. Nhắc lại là, một dãy số thực vô hạn được cảm sinh từ một hàm f : N∗ → R,
dãy con của dãy đó, sẽ được hiểu là cảm sinh từ hạn chế f : S → R trong đó S là một tập
con bất kỳ của N∗ , tất nhiên luôn có được N∗ ⊂ N∗ và ta có lý giải ngắn gọn như đã trình bày.

Với cách đặt vấn đề qua điểm tụ, tôi nghĩ người ra đề bài toán này của PTNK không diễn
đạt đúng ý họ muốn hỏi. Tôi nghĩ, câu hỏi thực sự họ định hỏi chắc là bài toán sau đây.
Bài toán 6. Dãy (sn )n∈N∗ bị chặn và có một điểm tụ duy nhất, chứng minh dãy hội tụ.

Bài toán vừa được nêu, rất hữu ích cho chúng ta khi muốn rèn khái niệm về sự hội tụ của
dãy và các quy tắc phủ định mệnh đề. Ta biết rằng, nếu (sn )n∈N∗ hội tụ đến l, thì tức là với
mỗi số thực dương ϵ sẽ luôn tồn tại số nguyên dương Nϵ để sao cho cứ hễ n > Nϵ thì

|sn − l| < ϵ.

Như vậy, với l cho trước nếu dãy (sn )n∈N∗ không hội tụ đến l, thì tức là phải tồn tại một số
thực dương ϵ0 , để với mọi số nguyên dương N sẽ tồn tại số nguyên dương nN > N sao cho

|snN − l| ≥ ϵ0 .

Bằng lý luận như vậy, ta có lời giải cho bài toán đã nêu ra, như sau đây.

8
Lời giải. Giả sử (sn )n∈N∗ bị chặn và có một điểm tụ duy nhất là α, nhưng dãy không hội
tụ đến α. Khi đó, tồn tại một số thực dương ϵ0 , để với mọi số nguyên dương N sẽ tồn tại số
nguyên dương nN sao cho nN > N và thỏa mãn đánh giá sau

|snN − α| ≥ ϵ0 .

Chọn N = 1, khi đó sẽ tồn tại số nguyên dương n1 > 1 sao cho |sn1 − α| ≥ ϵ0 . Lại theo suy
diễn đó với N = n1 , sẽ sẽ tồn tại số nguyên dương n2 > n1 sao cho |sn2 − α| ≥ ϵ0 .. Cứ như
vậy, ta có một dãy tăng ngặt các số nguyên dương (nk )k∈N∗ để sao cho với mọi k ∈ N∗ ta có

|snk − α| ≥ ϵ0 .

Lúc này xét dãy con (snk )k∈N  cũng là dãy bị chận do (sn )n∈N∗ bị chặn, bởi thế lại trích
 ∗ , nó
ra được từ nó một dãy con snki hội tụ, dãy này cũng vẫn là dãy con của dãy (sn )n∈N∗
i∈N∗
ban đầu, nên điểm tụ của nó phải là α theo giả thiết. Vì ϵ0 > 0 nên phải tồn tại số nguyên
dương T sao cho với mỗi i > T ta có

snki − α < ϵ0 .

Nhưng điều ta vừa có, trái với tính chất của dãy con (snk )k∈N∗ mà ta đã xây dựng ở trên.
Mâu thuẫn vừa nhận được, cho ta lời giải cho bài toán đã đặt ra.

Bài toán chúng ta vừa xử lý xong, có thể coi là mệnh đề đảo của định lý quen thuộc sau đây.

Định lý 6. Nếu (sn )n∈N∗ hội tụ về l, khi đó mọi dãy con của (sn )n∈N∗ cũng phải hội tụ về l.

Bây giờ, ta sẽ thử nghiệm sức mạnh của mệnh đề đảo vừa có với bài toán sau đây.

Bài toán 7. Với mỗi số nguyên dương n, xét đa thức


1
fn (x) = C12n x2n−1 + C32n x2n−3 + . . . + C2n
2n−1
x− .
2
1. Chứng minh rằng, với mỗi số nguyên dương n sẽ tồn tại duy nhất một số thực rn là
nghiệm của đa thức fn (x).

2. Với rn định nghĩa ở ý trên, tìm số thực α sao cho tồn tại giới hạn lim nα rn và giới
n→+∞
hạn đó là một số thực khác 0.

Lời giải. Trước hết ta nhận thấy rằng

(x + 1)2n − (1 − x)2n − 1
fn (x) = .
2

9
1. Với x ≤ 0 thì có |x + 1| ≤ 1 + |x| = 1 − x, kéo theo đánh giá sau

|x + 1|2n − |1 − x|2n − 1
fn (x) = < 0.
2
Vậy, đa thức fn (x) sẽ không thể có nghiệm r thỏa mãn r ≤ 0. Còn với x > 0, chúng
n
ta để ý là fn (0)fn (1) = − 4 4−1 < 0 nên theo định lý Bolzano-Cauchy áp dụng lên hàm
liên tục fn (x) sẽ tồn tại rn ∈ (0; 1) là nghiệm của fn (x). Nghiệm này của fn (x) là duy
nhất trên (0; +∞), bởi lẽ là với x > 0 ta có x + 1 = 1 + |x| > |x − 1| để kéo theo

(fn (x))′ = n(x + 1)2n − n(x − 1)2n > 0.

2. Từ lý lẽ ở ý trên, với mỗi số nguyên dương n ta có rn ∈ (0; 1), theo Bernoulli ta có

1 + 2nrn ≤ (1 + rn )2n = (1 − rn )2n + 1 < 1 + 1.

Đặt nrn = an , khi đó dãy (an )n∈N∗ là dãy bị chặn do 0 < an < 21 , cho nên từ dãy đó
luôn trích được ra các dãy con hội tụ, giả sử (ank )k∈N∗ là dãy con hội tụ như thế, và

lim ank = l.
k→+∞

Khi đó ta thấy rằng do lim rn = 0, nên


k→+∞

(1 + rnk )2nk − (1 + rnk )2nk − 1



0 = lim
k→+∞
 
1 2ank  1 2ank
= lim (1 + rnk ) rn
k − (1 − rnk ) rn
k −1
k→+∞

= e2l − e−2l − 1.

Từ đó để thấy rằng, nếu một dãy con (ank )k∈N∗ của dãy (an )n∈N∗ hội tụ, thì nó phải hội
r 
√ 
tụ đến giới hạn duy nhất là l0 = ln 1+2 5 . Bây giờ, bài toán 6 cho ta thấy (an )n∈N∗
r 
√ 
1+ 5
là dãy hội tụ về l0 = ln 2
, và do đó chúng ta thấy là giá trị α cần tìm sẽ là 1.

Chúng ta thấy rõ sức mạnh của khẳng định ở bài toán 6, thay cho việc loằng ngoằng chứng
minh sự hội tụ như thông thường, ta chỉ cần chỉ ra dãy bị chận và có điểm tụ duy nhất.

Ý cuối cùng trong bài toán ở đề PTNK, tôi lại không muốn bàn nhiều. Vì theo khẩu vị của
mình, tôi không hứng thú gì với những lắt léo loằng ngoằng. Có muốn viết thêm gì, chắc
không ngoài việc trình bày lại nội dung nguyên lý Weierstrass, một nguyên lý quan trọng.

Định lý 7 (Nguyên lý Weierstrass). Một dãy số thực đơn điệu và bị chặn thì sẽ hội tụ.

10
Theo như sách giáo khoa, thì định lý vừa nêu gọi là nguyên lý, bởi vì người ta thừa nhận nó
mà không đưa ra chứng minh. Thực tế, với cách trình bày Giải Tích ở sách giáo khoa, tôi tin
là không thể chứng minh nó bằng kiến thức trong sách giáo khoa. Như tôi được biết, để có
nguyên lý này ta phải dựa vào việc xây dựng số thực theo lát cắt Dedekind, sau đó dẫn đến
nguyên lý Infimum-Supremum nêu sau đây, từ nguyên lý đó ta sẽ có nguyên lý Weierstrass.

Định lý 8 (Nguyên lý Infimum-Supremum). Cho S là tập con của R, nếu S = ̸ ∅ và bị


chặn trên, khi đó sẽ phải tồn tại sup S. Còn nếu S ̸= ∅ và bị chặn dưới thì sẽ tồn tại inf S.

Nhắc lại rằng cận trên đúng sup S = M nếu và chỉ nếu M là số nhỏ nhất trong các số thực
C thỏa mãn s ≤ C với mọi s ∈ S. Còn, cận dưới đúng inf S = m nếu và chỉ nếu m là số lớn
nhất trong các số thực c thỏa mãn s ≥ c với mọi s ∈ S. Dùng nguyên lý Infimum-Supremum,
ta nhìn ra bản chất của bài toán khá là cơ bản về tính liên tục của hàm đơn điệu sau đây.

Bài toán 8 (Vĩnh Phúc). Cho f : R → R là một hàm đơn điệu. Chứng minh rằng, nếu
hàm số f (x) + f (f (f (x))) là một hàm liên tục, thì f (x) cũng phải là một hàm số liên tục.

Khoan hãy đi đến lời giải cho bài toán này, ta sẽ quan tâm đến định lý sau.

Định lý 9. Cho f : (a; b) → R (với a < b) là một hàm số đơn điệu trên khoảng mở (a; b),
khi đó với mỗi điểm m thuộc (a; b), sẽ luôn tồn tại các giới hạn lim− f (x) và lim f (x).
x→m x→m+

Chứng minh. Không mất tính tổng quát, ta giả sử f không giảm, và xét các tập hợp sau
− +
Sm = {f (x) : x ∈ (a; m)} , Sm = {f (x) : x ∈ (m; b)} .

Rõ ràng, các tập đó khác rỗng, đồng thời Sm bị chặn trên bởi f (m) và do đó theo nguyên lý

Infimum-Supremum thì sẽ tồn tại sup Sm = M . Lấy ϵ > 0 tùy ý, ta có M − ϵ < M vì thế sẽ

tồn tại f (t) ∈ Sm để sao cho M − ϵ < f (t) ≤ M , đặt m − t = δ, rõ ràng δ > 0 và cứ hễ ta

lấy ra x ∈ Sm thỏa m − x = |x − m| < δ ta có được t = m − δ < x < m cho nên có

0 ≤ M − f (x) ≤ M − f (t) < ϵ.

Điều vừa có, tương đương với khẳng định



lim− f (x) = M = sup Sm .
x→m

+
Tương tự thế, ta cũng có lim+ f (x) = inf Sm và ta có điều cần phải chứng minh.
x→m

Ta cũng để ý rằng, ở trong chứng minh trên thì
− +
sup Sm ≤ f (m) ≤ inf Sm .

Dấu bằng đạt được phía nào, thì f sẽ liên tục phía đó tại m, và điều kiện cần và đủ để cho
hàm f liên tục tại m, tất nhiên là phải xảy ra cả hai dấu bằng, tức là
− +
lim f (x) = sup Sm = f (m) = inf Sm = lim+ f (x) .
x→m− x→m

11
Bây giờ ta bắt tay vào xử lý bài toán của Vĩnh Phúc. Cũng không mất tính tổng quát ta giả
sử f không giảm, khi đó thì f (f (f (x))) cũng là hàm không giảm. Vì thế với bất kỳ m ∈ R,
sẽ tồn tại các giới hạn

lim f (x) = l, lim f (f (f (x))) = L.


x→m− x→m−
lim f (x) = r, lim f (f (f (x))) = R.
x→m+ x→m+

Chú ý là, l ≤ r và L ≤ R, nhưng do f (x) + f (f (f (x))) là một hàm liên tục nên l + r = L + R.
Từ đây phải có được l = r, nghĩa là f liên tục tại m.

Cũng về tư tưởng này, tôi xin nếu ra một bài toán rất cơ bản. Bài toán bàn đến tính liên
tục của một hàm lồi trên một khoảng mở, nội dung của nó như sau.
Bài toán 9. Cho I là một khoảng mở của đường thẳng thực và hàm số f : I → R lồi trên
I, tức là với các số a, b ∈ I bất kỳ và k ∈ (0; 1) tùy ý, ta luôn có được bất đẳng thức sau

f (ka + (1 − k) b) ≤ kf (a) + (1 − k) f (b) .

Chứng minh rằng, f (x) là một hàm số liên tục trên I.


Lời giải. Lấy m ∈ I bất kỳ, bản chất công việc chính là chứng minh

lim f (x) = f (m) .


x→m

Để có được điều đó, trước tiên ta cần để ý đến bổ đề sau đây.


Bổ đề (bất đẳng thức cát tuyến). Cho I là một khoảng mở của đường thẳng thực và hàm
số f : I → R lồi trên I, khi đó với [a; b] ⊂ I ta có bất đẳng thức sau với mỗi x ∈ [a; b]
f (a) − f (b)
f (x) ≤ f (a) + (x − a) .
a−b
Chứng minh bổ đề. Thật vậy, nếu x ∈ {a, b} thì bất đẳng thức cần chứng minh là hiển nhiên,
còn với x ∈ (a; b) thì nó tương đương với
   
x−a b−x
f (x) ≤ f (b) + f (a) .
b−a b−a
x−a b−x
Đặt b−a
= k thì 1 − k = b−a
, đồng thời
   
x−a b−x
kb + (1 − k) a = b+ a = x.
b−a b−a

Từ đó, theo điều kiện f là hàm lồi ta có được điều cần chứng minh.

Giờ, ta đi xử lý bài toán đã đặt ra ở trên.

12
Chú ý rằng, bất đẳng thức cát tuyến nói trên có thể viết lại dưới dạng
f (x) − f (a) f (b) − f (a)
≤ ; (∗).
x−a b−a

Ở đây, x, a, b ∈ I và a < x < b. Cũng vì thế, với việc cố định m ∈ I và xét


− +
Um = (−∞; m) ∩ I, Um = (m; +∞) ∩ I.

Khi đó, xét hàm số Km : I \ {m} → R với quy tắc cho tương ứng
f (x) − f (m)
Km (x) = .
x−m
Nhờ đánh giá (∗), ta thấy với mỗi m ∈ I thì Km (x) luôn là hàm không giảm trên từng miền
− + + −
Um và Um . Thêm nữa, do luôn lấy được α ∈ Um cho nên với x ∈ Um thì lại theo bất đẳng
thức cát tuyến có
f (x) − f (m) f (α) − f (m)
Km (x) = ≤ = Kα (m) .
x−m α−m
− −
Như vậy, tập ảnh của Um qua Km là Km (Um ) bị chặn trên bởi Kα (m), do đó sẽ phải tồn
− −
tại sup Km (Um ) = s. Giờ ta lấy ϵ > 0 bất kỳ, từ bản chất của s thì tồn tại xϵ ∈ Um để

s − ϵ < Km (xϵ ) ≤ s.

Đặt m − xϵ = δ, ta có δ > 0 và với x ∈ (xϵ ; m) = (m − δ; m), thế thì do tính không giảm
của Km và đánh giá phía trên ta sẽ có

0 ≤ s − Km (x) ≤ s − Km (xϵ ) < ϵ.

Đánh giá vừa có được, cho ta thấy sự tồn tại lim− Km (x), và
x→m

f (x) − f (m) −

lim− Km (x) = lim− = sup Km Um .
x→m x→m x−m
Từ đây, ta có được

lim f (x) = lim− (f (m) + (x − m) Km (x)) = f (m) .


x→m− x→m

Như vậy, f đã liên tục trái tại m. Một lý lẽ tương tự, sẽ cho nốt khẳng định sự liên tục ở
+
bên phải nhờ lim+ Km (x) = inf Km (Um ), và ta có được điều cần chứng minh.
x→m

Để ý là, một hàm lồi chưa chắc đã có đạo hàm, ví dụ hàm f (x) = |x| trên (−1; 1) không có
đạo hàm tại 0. Tuy nhiên như các lý lẽ ở chứng minh vừa rồi, ta có được kết quả sau đây
Định lý 10. Cho I là một khoảng mở của đường thẳng thực và hàm số f : I → R lồi trên
I, khi đó f (x) có các đạo hàm trái và phải tại mọi điểm thuộc I.

13
Ta quay lại bài toán của Vĩnh Phúc, có thể coi bài đó là hệ quả của bài toán sau.

Bài toán 10. Cho f, g : R → R là hai hàm không giảm, biết rằng f (x) + g(x) là một hàm
liên tục. Chứng minh rằng, cả f và g đều liên tục.

Bài toán này, hoàn toàn có thể làm y hệt bài thi của Vĩnh Phúc, tức là dựa vào định lý về
giới hạn hai phía của một hàm đơn điệu. Nhưng dưới đây, là một lời giải khác.

Lời giải. Lấy a ∈ R và ϵ > 0 bất kỳ, do f + g là một hàm liên tục nên tồn tại δ > 0 sao
cho với mỗi số thực x thỏa |x − a| < δ thì

|f (x) + g (x) − f (a) − g (a)| < ϵ.

Bây giờ, ta để ý là f (x) − f (a) không trái dấu với x − a và g(x) − g(a) cũng vậy, do đó
f (x) − f (a) không trái dấu với g(x) − g(a). Nên với mỗi số thực x thỏa |x − a| < δ thì

|f (x) − f (a)| ≤ |f (x) − f (a)| + |g (x) − g (a)|


= |f (x) + g (x) − f (a) − g (a)|
< ϵ.

Khẳng định phía trên cho ta sự liên tục của f , và từ hiệu hai hàm liên tục là một hàm liên
tục ta có nốt điều cần chứng minh.

Tính liên tục là một chủ đề hấp dẫn, trước đây vài năm trong các đề VMO thường vắng
bóng. Nhưng có lẽ, do ảnh hưởng bởi kỳ thi 2018-2019, mà năm nay một số nơi bắt đầu đưa
vào. Bài toán tiếp sau đây, cũng là một bài toán khá thú vị về hàm liên tục.

Bài toán 11 (Tiền Giang). Có tồn tại hay không môt hàm số f : R → R liên tục sao cho
với mỗi số thực α thì phương trình f (x) = α có đúng hai nghiệm phân biệt?

Lời giải Giả sử tồn tại hàm số thỏa mãn yêu cầu, theo đề bài thì sẽ tồn tại hai số thực
a, b với a < b sao cho f (a) = f (b) = 0. Xét trên [a; b] thì f (x) đạt giá trị lớn nhất là M và
giá trị nhỏ nhất là m. Do giả thiết nên hàm không là hàm hằng trên bất cứ khoảng nào, do
đó M > m, dẫn đến hoặc là M > 0 hoặc là m < 0. Không mất tính tổng quát, ta giả sử
M > 0, xét phương trình f (x) = M , sẽ tồn tại đúng hai nghiệm của nó là r và r′ trong đó
ta giả sử r ∈ (a; b) và xét các tình huống sau đây.

1. Nếu a < r′ < b, ta giả sử r < r′ lúc đó trong đoạn [r; r′ ] hàm f đạt giá trị nhỏ nhất
là f (u), gọi s = max {f (u), 0}, thế thì có

f (b) = f (a) ≤ s < f (r) = f (r′ ) , f (u) ≤ s ≤ f (r) = f (r′ ) .

Do đó, phương trình f (x) = s sẽ có ít nhất 3 nghiệm phân biệt theo định lý Bolzano-
Cauchy, một ngiệm x1 ∈ [a; r) một nghiệm x2 ∈ (r; u] và một nghiệm x3 ∈ (r′ ; b].

14
2. Nếu r′ < a, khi đó do đánh giá
M
f (b) = f (a) < < f (r) = f (r′ ) .
2
Theo định lý Bolzano-Cauchy thì phương trình f (x) = M2 có 3 nghiệm phân biệt, gồm
một ngiệm x1 ∈ (r′ ; a) một nghiệm x2 ∈ (a; r) và một nghiệm x3 ∈ (r; b).

3. Nếu r′ > b, khi đó vẫn do đánh giá


M
f (b) = f (a) < < f (r) = f (r′ ) .
2
Lại theo định lý Bolzano-Cauchy thì phương trình f (x) = M2 có 3 nghiệm phân biệt,
gồm một ngiệm x1 ∈ (a; r) một nghiệm x2 ∈ (r; b) và một nghiệm x3 ∈ (b; r′ ).

Từ các trường hợp đã xét, ta thấy không tồn tại hàm số thỏa mãn yêu cầu.

Tôi kết thúc việc điểm bài ở đây, cho dù còn khá nhiều bài nữa. Xin gửi thêm bạn đọc một
số bài tập mà tôi chọn lọc, theo khẩu vị để tự luyện tập thêm.

2 Các bài toán tự luyện


1. Chứng minh rằng, sẽ tồn tại ít nhất một số thực α trong khoảng mở (0; 1), để sao cho α
không là nghiệm của bất kỳ đa thức hệ số nguyên có bậc 2019 nào.

2. Cho S là một tập mở của R, trong S có cả số thực dương và số thực âm. Chứng minh
rằng, với mỗi số thực r luôn tồn tại các số s1 , s2 , . . . , sn ∈ S sao cho

r = s1 + s2 + . . . + sn .

Ghi chú. S gọi là mở của R, nếu với mỗi s ∈ S, đều tồn tại d > 0 sao cho (s − d; s + d) ⊂ S.

3. Cho S là tập con khác rỗng của tập số thực R, có tính chất là nếu ta lấy ra bất kỳ
s, s′ ∈ S thì với mọi số nguyên a, b ta sẽ có as + bs′ ∈ S. Chứng minh rằng, nếu không
tồn tại số thực dương nhỏ nhất trong S, thì với mỗi cặp số thực (α, β) trong đó α < β cho
trước, luôn tồn tại s ∈ S thỏa mãn α < s < β.

4. Cho hai hàm f, g : R → R. Biết rằng, không tồn tại các số thực a, b với a ̸= b để sao
cho f (a) ≤ g(b) và f (b) ≤ g(a). Chứng minh rằng, tồn tại vô số các số vô tỷ α sao cho

f (α) ≥ g (α) .
f (n)
5. Cho f : N∗ → N∗ là một song ánh, biết rằng tồn tại giới hạn lim và giới hạn đó là
n→+∞ n
một số hữu hạn, tính giới hạn đó.

15
1 n

6. Cho α là một số thực dương thỏa mãn α < e (trong đó e = lim 1+ n
) và dãy các
n→+∞
số thực dương {xn }n∈N∗ , chứng minh rằng tồn tại vô số n ∈ N∗ sao cho

xn+1 > xn n α − 1.

7. Cho các số thực α và β với 0 < α < β < 1, dãy {an }n∈N∗ thỏa đồng thời các điều kiện
an + an+2
1. an+1 > , ∀ n ∈ N∗ .
n
2. lim an = +∞, lim an = 0.
n→+∞ n→+∞ n

Chứng minh rằng, tồn tại số nguyên dương n sao cho α < {an } < β.
5
8. Cho dãy số {xn }n∈N∗ với x0 = 1, x1 = 4
và với mỗi số nguyên dương n > 1 thì

(6n − 1) xn−1 − (2n − 1) xn−2


xn = .
4n
Chứng minh sự tồn tại, và tính giới hạn của dãy {xn }n∈N∗ .
xn+1
9. Cho dãy số thực dương {xn }n∈N∗ thỏa lim = 1 và
xn
(xn+1 − xn ) (1 − xn+1 xn ) ≥ 0, ∀ n ∈ N ∗ .

Chứng minh dãy {xn }n∈N∗ hội tụ.


10. Cho f : [0; 1] → (0; 1) là một hàm số liên tục. Chứng minh rằng, tồn tại một cấp số
cộng tăng ngặt a1 , a2 , . . . , a2019 với 0 ≤ a1 < a2019 ≤ 1 sao cho
X X
f (ak ) = ak .
1≤k≤2019 1≤k≤2019

11. Tim các hàm số liên tục f : R → R sao cho với các cặp số thực (x, y) bất kỳ thỏa mãn
điều kiện x − y là một số hữu tỷ thì ta cũng có f (x) − f (y) là một số hữu tỷ.
12. Cho f (x) là một đa thức hệ số thực, bậc lẻ. Chứng minh rằng, tồn tại vô số α ∈ (0; 1)
sao cho tất cả các nghiệm thực của phương trình f (x) = α đều phải là các số hữu tỷ.
13. Cho f : [0; 1] → R thỏa mãn f (0) = f (1) = 0 và f 21 = 1. Chứng minh rằng, nếu f (x)


là hàm liên tục trên [0; 1] thì tồn tại g; h : [0; 1] → [0; 1] sao cho g(x) là hàm đồng biến,
h(x) nghịch biến trên [0; 1] và

f (g (x)) = f (h (x)) = x, ∀x ∈ [0; 1] .

14. Cho f : R → R là một hàm số liên tục thỏa mãn

|f (x) − f (y)| ≥ x2019 − y 2019 , ∀x, y ∈ R.

Chứng minh rằng, f là một song ánh.

16
15. Cho trước số nguyên dương n, với n ≥ 2. Tính giới hạn lim f (x), biết rằng f (x) là
x→+∞
một hàm số có đạo hàm cấp n trên R và thỏa mãn điều kiện
!
X
lim Ckn f (k) (x) = 1.
x→+∞
0≤k≤n

Ghi chú. Với k ∈ N∗ , thì ký hiệu f (k) (x) ám chỉ là đạo hàm cấp k của f (x), còn f (0) (x) = f (x).
16. Cho 2019 số thực lớn hơn 1 là k1 , k2 , . . . , k2019 . Chứng minh rằng, trong khoảng (0; 1)
có duy nhất nghiệm thực của phương trình
Y
1 − xk i .

1−x=
1≤i≤2019

17. Tìm hàm f : [0; 1] → R, biết rằng với mọi x, y ∈ [0; 1] ta có


f (x) − f (y)
min {f (x) , f (y)} < < max {f (x) , f (y)} .
x−y
18. Tìm hàm f : [0; 1] → [0; 1], biết rằng f khả vi và
f (f (x)) = f (x) , ∀x ∈ [0; 1] .
19. Cho một dãy hữu hạn tăng dần gồm 2019 số thực là a1 , a2 , . . . , a2019 . Tìm 2019 số thực
k1 , k2 , . . . , k2019 thỏa mãn
k1 |x + a1 | + k2 |x + a2 | + . . . + k2019 |x + a2019 | = 0, ∀x ∈ Q.
20. Tìm tất cả các đa thức P (x), có các hệ số là các số thực không âm. Biết rằng, đa thức
đó thỏa mãn đồng thời các điều kiện P (0) = 0, P (1) = 1 và
P (x) ≥ x2019 , ∀ x ≥ 0.

3 Nguồn tham khảo


[1] Diễn đàn Mathscope
www.mathscope.org

[2] Diễn đàn Mathlinks


www.mathlinks.ro

[3] Diễn đàn Stackexchange


www.math.stackexchange.com

[3] Tạp chí AMM

[5] Real Analysis: Thomson-Bruckner.

[6] Principles of Mathematical Analysis: Walter Rudin.

17

You might also like