You are on page 1of 3

BÀI TẬP 02: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (IF, CASE)

1. Nhập vào số nguyên dương a, nếu a là số chẵn thì in ra đây là số chẵn, ngược lại in ra đây là
số lẻ.
2. Nhập vào 1 số bất kỳ (0-9), cho biết cách đọc số vừa nhập.
3. Viết chương trình tìm số lớn nhất trong ba số nhập vào từ bàn phím.
4. Viết đoạn chương trình để xuất ra màn hình xếp loại học lực của học sinh theo giá trị điểm
của học sinh. Để xếp loại học lực của học sinh dựa trên giá trị điểm của học sinh, ta có thể sử
dụng các quy tắc sau:
- Nếu điểm trung bình của học sinh >= 9.0, xếp loại học sinh là “Xuất sắc”.
- Nếu điểm trung bình của học sinh >= 8.0 và < 9.0, xếp loại học sinh là “Giỏi”.
- Nếu điểm trung bình của học sinh >= 7.0 và < 8.0, xếp loại học sinh là “Khá”.
- Nếu điểm trung bình của học sinh >= 5.0 và < 7.0, xếp loại học sinh là “Trung bình”.
- Nếu điểm trung bình của học sinh < 5.0, xếp loại học sinh là “Yếu”.
5. Viết chương trình nhập vào ngày và tháng sinh. Cho biết cung hoàng đạo là gì?
Biết:
 Chòm sao ARIES – DƯƠNG CƯU sinh từ ngày 21/3 – 20/4
 Chòm sao TAURUS – KIM NGƯU sinh từ ngày 21/4 – 21/5
 Chòm sao GEMINI – SONG TỬ sinh từ ngày 22/5 – 21/6
 Chòm sao CANCER – CỰ GIẢI sinh từ ngày 22/6-23/7
 Chòm sao LEO – HẢI SƯ sinh từ ngày 24/7 – 23/8
 Chòm sao VIRGO – XỬ NỬ sinh từ ngày 24/8 – 23/9
 Chòm sao LIBRA – THIÊN XỨNG sinh từ ngày 24/9 – 23/10
 Chòm sao SCORPIO – HỔ CÁP sinh từ ngày 24/10 – 22/11
 Chòm sao SAGITTARIUS – NHÂN MÃ sinh từ ngày 23/11 – 21/12
 Chòm sao CAPRICORNUS – MA KẾT sinh từ ngày 22/12 – 20/1
 Chòm sao AQUARIUS – BẢO BÌNH sinh từ ngày 21/1 – 19/2
 Chòm sao PISCES – SONG NGƯ sinh từ ngày 20/2 – 20/3
6. Nhập vào 3 số thực dương a, b, c. Kiểm tra xem a, b, c có cấu thành độ dài của 1 tam giác
được không. Nếu a, b, c cấu tạo thành được một tam giác, kiểm tra xem đó là tam giác gì
(tam giác đều, tam giác vuông cân, tam giác vuông, tam giác cân hay tam giác thường)
7. Giải và biện luận phương trình ax + b = 0
8. Giải và biện luận phương trình ax2+ bx + c = 0
9. Viết chương trình kiểm tra xem điểm M(x, y) có nằm trong hình tròn tâm I(a,b) và bán kính
R bằng cách xuất ra giá trị True nếu điểm M nằm trong hoặc trên hình tròn và False nếu nằm
ngoài hình tròn, với x, y, a, b, R nhập vào từ bàn phím?
10. Nhập vào một năm n. Cho biết năm đó có phải là năm nhuận hay không. Biết nếu một năm n
là nhuận nếu n chia hết cho 4 và n không chia hết cho 100 hoặc n chia hết cho 400.
11. Nhập tháng, năm. Hãy cho biết tháng đó có bao nhiêu ngày
12. Ngày vào ngày, tháng. Hãy tính và in ra xem ngày nhập vào cách ngày đầu năm bao nhiêu
ngày (giả sư năm đó không phải là năm nhuận)
13. Nhập vào ngày, tháng, năm. Cho biết ngày hôm sau của ngày vừa nhập.
14. Nhập vào ngày, tháng, năm. Cho biết ngày hôm trước của ngày vừa nhập.
15. Bạn Hà muốn photo giáo trình cho cả lớp. Lớp có 60 bạn. Giáo trình 100 tờ.
Biết 1000 tờ đầu tiên, giá photo là 500 đồng/tờ. Từ tờ 1001 đến 3000, giá 450 đồng/tờ và sau
3000, giá 400/đồng tờ. Tính tổng số tiền phải trả và trung bình mỗi bạn trả.
16. Viết chương trình nhập số giờ làm mỗi tuần, thù lao trên mỗi giờ làm tiêu chuẩn và tính số
tiền thực lãnh của nhân viên. Biết rằng: số giờ tiêu chuẩn mỗi tuần là 40 giờ, và mỗi giờ vượt
chuẩn được trả gấp rưỡi so với giờ làm chuẩn.
17. Bạn Nam mua n quyển tập, mỗi quyển có giá 10000 đồng. Bạn Nam có phiếu giảm giá 15%
(số tiền giảm không vượt quá 100 000 đồng). Tính số tiền bạn Nam phải trả.
18. Bạn An muốn viết chương trình tính tiền giao hàng trà sữa. Biết rằng:
Nếu số km <= 2 km thì miễn phí giao hàng. Ngược lại, với mỗi km lớn hơn 2, sẽ tính thêm
2000 đồng tiền phí. Nếu vượt quá 30 km, thì thông báo vượt quá phạm vi giao hàng.

BÀI TẬP 03: CẤU TRÚC LẶP (FOR, WHILE)

1. In các số lẻ dương bé hơn 100


2. In các số chẵn chia hết cho 3 bé hơn 100
3. Nhập vào số nguyên dương a, in ra bảng cửu chương của a
4. Nhập và n. Tính n!
5. Nhập vào n. Tính S = 1 + 2 + 3 + 4 + … + n
6. Nhập vào số nguyên dương a, in toàn bộ ước của a
7. Nhập vào số nguyên dương a, đếm số ước của a
8. Nhập vào số nguyên dương a và b, in toàn bộ ước chung của a và b
9. Nhập vào số nguyên dương a và b. Kiểm tra a và b có phải là nguyên tố cùng nhau.
10. Nhập vào số nguyên dương a, kiểm tra xem a có phải là số nguyên tố hay không.
11. Nhập vào số nguyên dương a, nếu nhập số âm thì yêu cầu nhập lại cho đến khi người dùng
nhập đúng số dương. Nếu người dùng nhập đúng số dương thì in ra “Bạn nhập đúng quy tắc”
12. Nhập n. Cho S(k) = 1 + 2 + 3 + … + k. Tìm k sao cho S(k) lớn nhất nhưng nhỏ hơn n
13. Nhập vào A, tìm n nhỏ nhất sao cho: S(n) = 1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ... + 1/n > A. Nhập vào một
dãy số nguyên, ngưng nhập khi người dùng nhập -1. Sau khi nhập xong, in số lớn nhất, số
nhỏ nhất trong những số vừa nhập
14. Nhập vào số nguyên dương n, đếm xem n có bao nhiêu chữ số
15. Nhập vào số nguyên dương n, đếm xem n có bao nhiêu chữ số chẵn, bao nhiêu chữ số lẻ
16. Nhập vào số nguyên dương n, tính tổng các chữ số của n
17. Nhập vào số n, cho xuất dãy các số fibonacci nhỏ hơ
Dãy số fibonacci là dãy số được định nghĩa như sau: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, với số kế tiếp sẽ
bằng tổng hai số trước đó.
18. Nhập vào A, hãy tìm số trong dãy số fibonacci lớn nhất nhưng không vượt quá A.
19. Bạn Lan gửi số tiền là m USD vào ngân hàng. Bạn Lan muốn rút vào tháng thứ n. Viết
chương trình cho biết số tiền bạn Lan nhận được. Biết lãi suất cố định 0.5 % / tháng.
20. Bạn Lan gửi số tiền là m USD vào ngân hàng. Bạn Lan muốn rút vào tháng thứ n. Viết
chương trình cho biết số tiền bạn Lan nhận được.
Biết rằng, bạn Lan gửi tiền theo kỳ hạn. Nếu bạn Lan rút tiền trước kỳ hạn, thì lãi suất bạn
Lan nhận được sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn (mặc định là 0.1% /tháng)
Có 3 loại kỳ hạn:
- Kỳ hạn 3 tháng: lãi suất 0.4% /tháng.
- Kỳ hạn 6 tháng: lãi suất 0.5% /tháng.
- Kỳ hạn 12 tháng: lãi suất 0.6% / tháng.
21. Bạn Lan gửi số tiền là n USD vào ngân hàng. An muốn số tiền của mình sẽ bằng hoặc lớn
hơn 1000 USD. Giúp Lan viết chương trình tính số tháng cần gửi tối thiểu vào ngân hàng để
tổng tiền vốn lẫn tiền lãi sẽ lớn hơn hoặc bằng 1000 USD. Biết lãi suất 0.5 % / tháng và số
tiền vốn n được nhập từ bàn phím.
22. Viết chương trình kiểm tra số n có phải là số hoàn hảo.
23. Viết chương trình kiểm tra số n có phải là số chính phương

You might also like