You are on page 1of 30

Phương pháp tính trong kỹ thuật

Phương pháp tính trong kỹ thuật giới thiệu các phương pháp số dùng để
giải các bài toán phát sinh trong kỹ thuật và khoa học mà không thể giải
chính xác được.

I. Mục tiêu của môn học


1. Nghiên cứu, xây dựng những phương pháp gần đúng để giải bằng số lớp các
bài toán: xấp xỉ hàm; giải các phương trình tuyến tính, phương trình phi
tuyến; tìm giá trị riêng; xấp xỉ đạo hàm bằng sai phân; tính gần đúng
đạo hàm, tích phân; giải phương trình vi phân, giải phương trình đạo
hàm riêng, ....
2. Nghiên cứu tính chất nghiệm tìm được của bài toán: diễn biến tiệm cận của
nghiệm, sự phụ thuộc của nghiệm vào các điều kiện ban đầu, điều kiện
biên,...(bài toán về dao động, về sự ổn định,..)
3. Nghiên cứu những bài toán về cực trị: tìm ra trong số các lời giải chấp
nhận được của một bài toán, lời giải nào làm cho biểu thức cho trước
có được giá trị lớn nhất, hoặc nhỏ nhất (tính biến phân, vận trù học,...).
4. Biểu diễn gần đúng các phần tử (các hàm) thuộc lớp nào đó bằng các
phần tử thuộc lớp khác. Chẳng hạn, thay thế các hàm không đơn giản
(cần tính giá trị số) bằng lớp hàm đơn giản hơn. Lấy giá trị số của lớp
hàm đơn giản thay thể giá trị số của lớp hàm không đơn giản ban đầu
(khai triển hàm thành chuỗi, thiết lập các bảng số,...).
5. Tính đến sai số của các kết quả
II. Đặc điểm chính của môn học
1. Sự hữu hạn hóa, rời rạc hóa: thay vô cùng bé bằng giá trị đủ bé, hữu hạn;
thay giá trị liên tục thành rời rạc,...
2. Sự tiến dần đến kết quả bằng một quá trình: dựa vào giá trị của nghiệm tại
thời điểm đầu tính giá trị của nghiệm ở thời điểm tiếp theo, tiếp tục
cho đến hết thời điểm cần xét; Phương pháp lặp cho nghiệm gần
đúng,....
3. Sự xây dựng phương pháp tính toán số: cho các phương pháp, thuật toán
tương tự được dùng trong toán học. (có phương pháp cực trị, đưa đến
phương pháp cực trị rời rạc,...)
4. Sự thiết lập phương pháp đánh giá sai số: khi sử dụng các công cụ của giải
tích hàm. (Để đánh giá sai số cần có khái niệm bằng nhau đối với các
phần tử...)
III. Quy trình giải số một bài toán, thường gồm 3 bước:
1. Xác định phương pháp giải gồm cả thuật tính cụ thể
2. Diễn đạt thuật tính thành chương trình tính toán trên máy tính
3. Phân tích xem kết quả có phù hợp hay không? Nếu chưa phù hợp thì
cần xét lại phương pháp đã dùng và tìm cách sửa đổi phương pháp.
IV. Mục tiêu của môn học
Cung cấp kiến thức cơ bản về các thuật toán số để giải gần đúng các bài
toán xuất hiện trong khoa học và kỹ thuật. Chủ yếu cho các đối tượng
1. Hệ phương trình đại số tuyến tính
2. Các bài toán riêng
3. Các phương trình phi tuyến
4. Xấp xỉ hàm bằng đa thức và nội suy
5. Đạo hàm và tích phân số;
6. Phương trình vi phân: các bài toán điều kiện đầu một chiều, các bài
toán giá trị biên một chiều;
7. Phương trình đạo hàm riêng: tính gần đúng nghiệm (phần mở rộng
mang tính giới thiệu).
Cung cấp kỹ năng:
1. Xây dựng mô hình bài toán, quy trình tính toán (công thức tính, thuật
tính, sự hội tụ thuật toán,...), bảo đảm kết quả
2. Thực hành tính thông qua xây dựng qui trình tính toán, hoặc chương
trình trên PC.
Thời lượng môn học: 3 tín chỉ
Tỷ lệ điểm cho mỗi hình thức kiểm tra đánh giá:
• Kiểm tra giữa kỳ: 25%
• Bài thi cuối kỳ: 65%
• Điểm chuyên cần: 10%
Chương 1. TÍNH GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ

• Số xấp xỉ, sai số tuyệt đối, sai số tương đối


• Cách viết số xấp xỉ
Nội dung • Sự quy tròn số và sai số quy tròn

chính Xác định sai số của hàm số khi biết sai số
của đối số
§ 1. Số xấp xỉ, sai số tuyệt đối, tương đối
1.1.Khái niệm số xấp xỉ
Định nghĩa 1.1: Số a là số xấp xỉ (số gần đúng) của số đúng A, ký hiệu a  A
nếu a khác A không đáng kể và được dùng thay thế cho A trong tính
toán.
Ví dụ: Do 3.14 <  < 3.15
3.14 là xấp xỉ thiếu, 3.15 là xấp xỉ thừa của .
1.2. Sai số tuyệt đối
Định nghĩa 1.2: Sai số của số xấp xỉ:

Sai số tuyệt đối của số xấp xỉ a:

Thường không biết số đúng A nên không xác định được sai số tuyệt đối
của số xấp xỉ a. Cần thêm khái niệm sai số tuyệt đối giới hạn.
Định nghĩa 1.3: sai số tuyệt đối giới hạn của số xấp xỉ a là số không nhỏ
hơn sai số tuyệt đối của số xấp xỉ a. Ký hiệu a
Từ đó suy ra, ước lượng của số đúng A:

và số xấp xỉ thiếu của số A là a - a và a + a là xấp xỉ thừa của A.


Qui ước viết (1.4) dưới dạng:

Sai số tuyệt đối giới hạn a của số gần đúng a thường được chọn là số dương
nhỏ nhất thỏa mãn (1.3):
Ví dụ: Xác định sai số tuyệt đối giới hạn của số xấp xỉ a = 3.14 của số .

Vì nên vì thế a = 0.01

 - 3.14

3.14  3.15

0.01

Chú ý thì và nhận được sai số tuyệt đối giới


hạn tốt hơn a = 0.002.
Như vậy sai số tuyệt đối giới hạn theo định nghĩa, xác định không đơn trị.
1.3. Sai số tương đối
Định nghĩa 1.4: sai số tương đối  của số xấp xỉ a đối với số đúng A  0
Định nghĩa 1.5: Sai số tương đối giới hạn của số xấp xỉ a, ký hiệu a

Từ đó

Vì thế có thể chọn sai số tuyệt đối giới hạn là

Thực hành, số đúng A thường không xác định được, nên thay (1.8) là:

Chú ý: Sai số tuyệt đối và sai số tuyệt đối giới hạn có cùng thứ nguyên với số gần
đúng. Trong khi đó sai số tương đối và sai số tương đối giới hạn không có thứ
nguyên và được tính theo %.
Biểu diễn của số đúng A qua số gần đúng a và sai số tương đối giới hạn

Xem xét phép đo chiều dài của hai trục nêu trên, ta thấy sai số tương đối
giới hạn của phép đo d1 nhỏ hơn sai số tương đối giới hạn của phép đo d2.

Phép đo chính xác hơn nếu nó có sai số tương đối giới hạn bé hơn.
§2. Cách viết số xấp xỉ
2.1. Chữ số có nghĩa
Chữ số viết dưới dạng thập phân gồm nhiều chữ số.
Định nghĩa 1.6: những chữ số có nghĩa của một số là những chữ số của số đó
kể từ chữ số khác không đầu tiên tính từ trái sang phải.
Ví dụ: số 20,25 có 4 chữ số có nghĩa; 0,001234 cũng có 4 chữ số có nghĩa.
2.2. Chữ số đáng tin
Số gần đúng a = αmαm-1…..αm-n được biểu diễn ở hệ mười là:

trong đó m,n là số nguyên và k = 0, 1, 2,…,9, k =m, m-1,…, m-n,….


Giả sử số a có biểu diễn (1.11) là số xấp xỉ của số đúng A với sai số tuyệt
đối giới hạn là a
Định nghĩa 1.7. Trong biểu diễn hệ mười của số gần đúng a, chữ số i
của a được gọi là:
• chữ số đáng tin nếu:

• chữ số không đáng tin nếu:


Ví dụ: Số xấp xỉ a = 3.7284 với a = 0.0047 có 3 chữ số đáng tin là 3,7,2 và
và 2 chữ số không đáng tin là 8, 4 :

Do

nên là ba chữ số đáng tin.

Mặt khác

nên là hai chữ số không đáng tin.


Rõ ràng, nếu i là chữ số đáng tin thì tất cả các chữ số bên trái của nó
cũng là chữ số đáng tin. Nếu i là chữ số không đáng tin thì tất cả các
chữ số bên phải của nó cũng là chữ số không đáng tin.

Độ chính xác của một số gần đúng là nó có nhiều chữ số đáng tin, không
phải số ấy có nhiều chữ số.

Ví dụ, viết trọng tải tối đa của cầu là q = 7388kg là không am hiểu mà
cần viết q = 7.5 tấn, mà chữ số 5 ở đây đã là chữ số đáng nghi rồi. Bởi vì

Trong khi để an toàn cho cầu a được chọn lớn hơn 50kg nhiều.
2.3. Cách viết số xấp xỉ
Số xấp xỉ a có sai số tuyệt đối giới hạn là a. Có hai cách viết số xấp xỉ:
1. Cách thứ nhất: viết số xấp xỉ kèm theo sai số tuyệt đối giới hạn,

(dùng để biểu diễn các kết quả tính toán, hoặc phép đo).

2. Cách thứ hai: viết số xấp xỉ theo qui ước là mọi chữ số có nghĩa đồng
thời là những chữ số đáng tin (bảng loga, bảng các hàm lượng giác,…).
Tức là sai số tuyệt đối giới hạn a không lớn hơn một nửa đơn vị của chữ
số ở hàng cuối cùng bên phải. Chẳng hạn
Qui ước: Nếu viết các số gần đúng mà không kèm theo dấu hiện gì về sai
số, thì mọi chữ số của các số được viết đều là chữ số đáng tin.
Ví dụ: với hai số gần đúng a = 14 và b = 14.00 thì số a có thể sai 1 đơn
vị, trong khi số b chỉ có thể sai đến phần trăm của đơn vị.
§3. Sự qui tròn và sai số qui tròn
Trong tính toán, nếu a có quá nhiều chữ số, không tiện cho tính toán,
ta có thể bỏ đi một vài chữ số ở cuối và nhận được số a1. Đó là sự qui
tròn số.
Sai số quy tròn tuyệt đối:

Quy tắc qui tròn số: bảo đảm cho sai số qui tròn tuyệt đối không lớn
hơn một nửa đơn vị của chữ số ở hàng giữ lại cuối cùng bên phải.
Tức là: nếu chữ số bỏ đi đầu tiên  5 thì thêm vào chữ số giữ lại cuối
cùng bên phải một đơn vị; Nếu chữ số bỏ đi đầu tiên < 5 thì để nguyên chữ
số giữ lại cuối cùng bên phải.
Ví dụ: Quy tròn số  = 3.1415926535 đến chữ số có nghĩa thứ 5,thứ
4,thứ 3 ta được các số qui tròn 3.1416, 3.141,3.14 với các sai số quy
tròn tuyệt đối không lớn hơn 0.5x10-4, 0.5x10-3 , 0.5x10-2 .

Giả sử a là số xấp xỉ của số đúng A, với sai số tuyệt đối giới hạn là a,
và a1 là số quy tròn của a. Ta có

Vậy có thể chọn sai số tuyệt đối giới hạn a1 của số qui tròn là:

Do đó a1 > a tức là việc qui tròn làm tăng sai số tuyệt đối giới hạn, và
có thể xảy ra trường hợp một chữ số ở hàng nào đó vốn là chữ số
đáng tin, sau khi qui tròn lại trở nên đáng nghi.
Ví dụ: cho a = 0.35, a = 0.003. Khi đó 3 và 5 là các chữ số đáng tin. Sau
khi quy tròn a1 = 0.4, ta có

Vậy chữ số 4 trong a1 là chữ số đáng nghi. Trường hợp này hoặc không
quy tròn hoặc quy tròn nhưng viết a1 dưới dạng
§4. Xác định sai số của hàm biết sai số của biến
4.1. Công thức tổng quát của sai số
Bài toán: Cho hàm số khả vi u = f(x1,x2,….,xn). Giả sử đã biết sai số
tuyệt đối giới hạn xi , i=1,2,…,n của các đối số x1,x2,….,xn.. Hãy xác
định sai số tuyệt đối giới hạn u và sai số tương đối giới hạn u của
hàm u.
Gọi U là giá trị đúng của u, Xi là giá trị đúng của biến xi (i = 1,2,
…,n). Ta có:
Vậy sai số tuyệt đối giới hạn của hàm u có thể lấy bởi:

Từ đó sai số tương đối của u là

và sai số tương đối giới hạn được chọn là:


Ví dụ : Tính sai số tuyệt đối giới hạn và sai số tương đối giới hạn của
thể tích hình cầu biết bán kính d = 3.30cm  0.05 và 
= 3.14.
Giải: xem d và  là các đối số của hàm V.

Từ công thức (1.14), nhận được


Do đó
4.2. Sai số của tổng đại số
Hàm số u = x1  x2  … xn có

4.3. Sai số của tích: Hàm số u = x1  x2  …  xn có


4.4. Sai số của thương
Hàm số: có
4.5. Các loại sai số khác
1. Sai số dữ liệu ban đầu: khi đo,…
2. Sai số giả thiết: khi đơn giản hóa bài toán thực tiễn để lập mô
hình toán học có thể giải được
3. Sai số phương pháp: khi dùng phương pháp giải gần đúng
4. Sai số tính toán: sai số tích lũy trong quá trình tính toán theo
phương pháp được chọn
5. Sai số làm tròn: do làm tròn các số trong quá trình tính toán
6. Sai số ngẫu nhiên: sai số chịu qui luật chi phối ngẫu nhiên không
tránh được
 
Ta quan tâm tới sai số tính toán và sai số phương pháp. (27/1/21)

You might also like