You are on page 1of 4

Buổi 4 – ÔN TẬP CÂN BẰNG ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

Câu 1.
1. Hòa tan 1,00 mmol SOF2 vào 100ml nước:
a. Tính pH của dung dịch thu được.
b. Cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,10M để điều chỉnh pH của dung dịch về pH = 4.
Biết axit H2SO3 có Ka1 = 1,70.10-2; Ka2 = 5,00.10-6; HF có Ka = 6,40.10-4
2. Thế khử còn bị ảnh hưởng bởi các phản ứng khác xảy ra quanh điện cực. Ví dụ thế của cặp Cu2+/Cu
trong dung dịch Cu2+ 0,100M sẽ thay đổi khi có kết tủa Cu(OH)2 xuất hiện. Hãy trả lời các câu hỏi
dưới đây, đáp án được lấy chính xác đến chữ số thứ ba sau dấu phẩy. Biết nhiệt độ phản ứng là 25oC.
Lưu ý rằng
Kw = 1,00 x 10-14 ở 25oC.
a. Sự kết tủa Cu(OH)2 bắt đầu ở pH = 4,84. Xác định tích số tan của Cu(OH)2.
b. Tính thế khử chuẩn của phản ứng Cu(OH)2(s) + 2e- Cu(s) + 2OH-.
c. Tính thế điện cực ở pH = 1,00.
Câu 2. Dung dịch A gồm Al2(SO4)3 0,005 M và MgSO4 0,020 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Để tách riêng 2 cation kim loại ra khỏi nhau, ta có thể điều chỉnh pH của dung dịch để một
chất kết tủa dạng hydroxit và chất còn lại chưa kết tủa.
a. Hãy cho biết giá trị pH1 của dung dịch A để bắt đầu xuất hiện kết tủa Al(OH)3 và giá trị pH2
của dung dịch để bắt đầu xuất hiện kết tủa Mg(OH)2.
b. Hai cation Al3+ và Mg2+ được coi là tách hoàn toàn khỏi nhau nếu cation thứ nhất kết tủa
hoàn toàn còn cation thứ 2 chưa bị kết tủa. Biết rằng, một ion được coi là tách hoàn toàn ra khỏi dung
dịch khi tổng nồng độ các dạng còn lại của ion đó trong dung dịch là 10–6 M. Hãy cho biết có thể điều
chỉnh pH của dung dịch tăng dần lên để tách riêng được 2 ion Al3+ và Mg2+ ra khỏi nhau được không?
c. Thêm từ từ NaOH rắn để điều chỉnh 100,0 mL dung dịch A đến giá trị pH mà Al3+ kết tủa
hoàn toàn (nồng độ còn lại trong dung dịch là 10–6 M) cần dùng hết m gam. Coi thể tích dung dịch là
không đổi trong quá trình làm thí nghiệm. Tính giá trị của m.
d. Thêm từ từ NH3 vào dung dịch A đến nồng độ 0,045 M (là nồng độ ban đầu của NH3 có
trong hỗn hợp phản ứng, nhưng chưa xét các tương tác hóa học), thu được hỗn hợp B. Coi thể tích
dung dịch không đổi trong quá trình làm thí nghiệm.
Bằng tính toán, cho biết có kết tủa xuất hiện từ hỗn hợp B không? Nếu có, xác định thành phần kết
tủa.
Cho biết: pKa(HSO4−) = 1,99; pKa(NH4+) = 9,24; pKS(Al(OH)3) = 32,4; pKS(Mg(OH)2) = 9,20;
*β([AlOH]2+) = 10−4,3; *β([MgOH]+) = 10−12,8.
Câu 3. Phân lân là nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng cần thiết photpho chủ yếu cho cây trồng
dưới dạng photphat như supephotphat đơn, supephotphat kép, amophot,... Tuy nhiên, việc bón quá
nhiều phân lân sẽ dẫn đến dư thừa photpho trong đất và nước, gây nên những hậu quả không mong
muốn.
1
Để xử lý lượng photpho dư thừa (ở dạng photphat) trong nước thải nông nghiệp, ta có thể dùng vôi
sống (CaO) để kết tủa photphat. Mẫu nước thải nông nghiệp X có tổng nồng độ các dạng photphat là
1,50.10-3 M và có pH = 7,5. Để xử lý mẫu nước thải X, cho 128,8 gam CaO vào 1,00 m3 nước thải,
khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được hỗn hợp Y.
a. Kết tủa nào được tạo thành từ hỗn hợp Y? Giải thích. Giả thiết không có sự đồng kết tủa (cộng kết),
chỉ xảy ra các phản ứng giữa CaO với nước và các dạng của photphat; pH = 7,50 của dung dịch X chỉ
gây ra bởi các dạng của photphat.
b. Tính thành trăm lượng photphat đã xử lý trong điều kiện trên.
Cho biết: pK a (H3PO4 ) = 2,15 ; pK a (H3PO4 ) = 7, 21 ; pK a (H3PO4 ) = 12,32 ; *(MgOH+ ) = 10−12,8 ;
1 2 3

*(CaOH+ ) = 10−12,6 ; pKs (CaHPO4 ) = 6,58 ; pK s ( Ca 3 (PO4 )2 ) = 28,92


Câu 4.
1. CaF2 tan kém nhất trong các florua của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ.
a. Tính độ tan của CaF2 trong nước theo mg/L?
b. Độ tan của CaF2 thay đổi thế nào trong dung dịch axit? Tính độ tan của CaF2 trong dung dịch
có pH = 1 theo mg/L?
Cho biết ở 25oC: Tích số tan Ks(CaF2) = 10-10,40; pKa (HF) = 3,17.
2. Cho hai hỗn hợp A và B. Hỗn hợp A chứa Na2CO3 và NaHCO3. Hỗn hợp B chứa Na2CO3 và NaOH.
Hòa tan một trong hai hỗn hợp này vào nước và pha thành 100 mL dung dịch. Chuẩn độ 20,00 mL
dung dịch thu được bằng dung dịch HCl 0,200 M với chất chỉ thị phenolphtalein, hết 36,15 mL HCl.
Nếu sử dụng chất chỉ thị metyl da cam thì thể tích HCl tiêu thụ là 43,8 mL.
a. Hãy cho biết phản ứng nào xảy ra khi dung dịch chuyển màu và hỗn hợp phân tích là hỗn
hợp A hay B? Giải thích.
b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp đã phân tích.
c. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần để chuẩn độ 20 mL dung dịch phân tích ở trên đến
pH = 6,5.
Cho biết: Khoảng chuyển màu của phenolphtalein: pH = 8,3 đến 10,0; của metyl da cam: pH = 3,1 đến
4,4. pKa1(CO2 + H2O)= 6,35; pKa2(CO2 + H2O)= 10,33.
Câu 5. Xét phản ứng: AgCl(r) Ag(r) + ½Cl2(k) (*)
1. Thiết lập một pin ganvanic gồm hai điện cực nối với nhau qua cầu muối (dung dịch KCl) để
phản ứng xảy tổng quát ra trong pin là phản ứng (*). Biết nồng độ dung dịch ở các điện cực và áp suất
khí được thiết lập ở điều kiện chuẩn (1,0M và 1,0 atm). Viết sơ đồ pin và chỉ rõ các điện cực.
2. Tiến hành đo sức điện động của pin ở nhiệt độ T1 = 285K và T2 = 328K thì giá trị thế điện
cực chuẩn tương ứng là E1o = 1,151V và E2o = 1,128V.
a. Xây dựng biểu thức tính entanpi của phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và sức điện động của
pin. Tính entanpi của phản ứng trong điều kiện bài toán trên theo đơn vị kJ.mol-1. Coi ∆Ho và ∆So
không phụ thuộc vào nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ từ T1 đến T2.

2
b. Tính áp suất cân bằng của clo và tính số phân tử khí clo trong thí nghiệm trên ở 328K. Từ đó,
hãy giải thích tại sao không thể xác định entanpi của phản ứng bằng cách đo áp suất khí clo rồi tính
hằng số cân bằng (Kp) và năng lượng tự do Gibbs (∆Go) ở nhiệt độ khác nhau?
/ Ag = + 0,22V; ECl /2 Cl = + 1,40V; Coi khí clo trong thí nghiệm là khí lí tưởng.
o o
Cho: EAgCl 2

Câu 6. Trộn 20 ml dung dịch Ag+ 0,01M với 20 ml dung dịch NH3 0,12M thu được dung dịch A. Trộn
20 ml dung dịch Ag+ 0,02M với 20 ml dung dịch CrO 24− 0,22M được hỗn hợp B. Ghép điện cực Ag
nhúng trong dung dịch A với điện cực Ag nhúng trong hỗn hợp B thành pin 1. Pin 2 được ghép bởi
điện cực hiđro nhúng trong dung dịch NH4HSO4 0,01M và điện cực hiđro nhúng trong dung dịch
(NH4)2S 0,05M.
a. Cho biết anot, catot của mỗi pin? Tính suất điện động và viết sơ đồ pin của 2 pin trên?
b. Mắc xung đối pin 1 và pin 2. Hãy viết quá trình xảy ra trong 2 pin sau khi mắc xung đối. Từ
đó cho biết có thể dùng NH3 làm thuốc thử để hòa tan Ag2CrO4 không? (không căn cứ vào hằng
số cân bằng)
Cho lg𝛽𝐴𝑔(𝑁𝐻3 )+2 = 7,24; 𝑝𝐾𝑠(𝐴𝑔2𝐶𝑟𝑂4) = 11,89; 𝑝𝐾𝑎(𝐻𝑆𝑂4−) = 2;
𝑝𝐾𝑎(𝑁𝐻4+) = 9,24; 𝑝𝐾𝑎(𝐻2 𝑆) = 7,02; 12,90

Câu 7. Sục từ từ đến hết 0,058 mol khis NH3 vào 100 ml dung dịch A gồm HCOOH 0,22M và
CH3COOH 0,10M thu được 100 ml dung dịch B.
1. Tính pH của dung dịch B.
2. Trộn 10,0 ml dung dịch B với 10,0 ml dung dịch chứa MgCl2 0,20M và FeCl2 0,10M thu được
dung dịch hỗn hợp C. Có kết tủa tách ra từ dung dịch hỗn hợp C hay không? Nếu có, hãy cho biết
thành phần của kết tủa? Biết không có oxi hòa tan trong các dung dịch A và B. Quá trình trộn không
tiếp xúc với oxi không khí. Bỏ qua sự tạo phức hidroxo của ion Mg2+ và Fe2+.
Cho biết:
pK s,Mg(OH )2 = 10,9; pK s,Fe(OH)2 = 15,1;
pK a : HCOOH = 3,75; CH3COOH = 4,76; NH +4 = 9, 24

Câu 8. Trong buổi thí nghiệm, học sinh A được yêu cầu thiết lập 1 pin điện hoá và đo sức điện động
của pin đó ở 250C. Sơ đồ của pin như sau:
(-) Cu │Cu2+ (C = 0,05 M) ││Ag+ (C = 0,10 M) │Ag (+)
1. Cho biết giá trị sức điện động của pin mà học sinh A đo được.
2. Sức điện động của pin sẽ thay đổi như thế nào (tăng hay giảm) trong các trường hợp sau đây?
Giải thích ngắn gọn trong từng trường hợp.
- Thêm dung dịch NH3 dư vào dung dịch của cực âm.
- Thêm HCl vào dung dịch ở cực dương của pin sao cho nồng độ của HCl cho vào là 0,05M.
3. Tính giá trị sức điện động của pin sau khi thêm muối Na2S (rắn) vào dung dịch của cả 2 điện cực

3
để cho tổng nồng độ Na2S thêm vào đều là 0,15 M (coi thể tích dung dịch của 2 điện cực đều không
đổi sau khi thêm Na2S).
Biết rằng: E 0Ag +
/Ag
= 0, 799V; E Cu
0
2+
/Cu
= 0,34V; pK a1,2 (H 2S) = 7, 02;12,90

pKs (Ag 2S) = 49, 2;pKs (CuS) = 35, 2;pKs (AgCl) = 10,0;
Bỏ qua quá trình tạo phức hidroxo của Ag+ và Cu2+

Câu 9. Điện cực loại II là điện cực tạo bởi kim loại được bao phủ bởi muối ít tan của kim loại đó
được nhúng vào dung dịch muối tan chứa anion của muối ít tan.
Ví dụ như điện cực bạc/bạc clorua ( Ag, AgCl Cl− ) và điện cực calomen ( Hg, Hg 2Cl2 Cl− ). Suất
điện động của một tế bào điện hóa: (-) Ag, AgCl/Cl-||Cl-/ Hg2Cl2, Hg (+) là E0 = 0,0455V ở T = 298
dEo
K. Hệ số nhiệt độ của tế bào này là: = 3,38.10−4 VK −1.
dT
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra ở cả hai điện cực và phản ứng tổng cộng.
2. Tính năng lượng tự do Gibbs (ΔG0) cho quá trình diễn ra trong pin điện ở 298 K. Nêu ý nghĩa
dấu của ΔGo.
nFE
3. Tính biến thiên entanpi cho quá trình ở 298 K, biết rằng S = .
T
4. Tính E oAg,AgCl/Cl và thiết lập phương trình cho biết sự phụ thuộc giữa E oAg
− +
/Ag
và E oAg,AgCl/Cl −

5. Tính tích số tan của Hg2Cl2 ( Ks(Hg Cl ) ). 2 2

Cho biết: E o
Ag + /Ag
= 0, 799 V ; Ks(AgCl) = 1, 73.10−10 , E oHg2+ /2Hg = 0, 798V
2

Câu 10.
1. Cho phản ứng: POCl3 + 3H2O → H3PO4 + 3HCl
Hằng số axit của axit photphoric là: Ka1 =7,5.10–3; Ka2 = 6,2.10–8; Ka3 = 3,6.10–13.
Người ta cho 0,100 mol POCl3 vào bình định mức 150,0 ml, hòa trong một ít nước và pha loãng
đến vạch định mức.
Xác định pH của dung dịch được tạo thành trong bình định mức.
2. Hấp thụ hoàn toàn 0,010 mol khí H2S vào nước cất, thu được 100 mL dung dịch A.
Trộn 10 mL dung dịch A với 10 mL dung dịch FeCl2 0,02 M, thu được 20,0 mL dung dịch B. Có
kết tủa xuất hiện từ dung dịch B hay không?
Cho biết: pKS(FeS) = 17,2; pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90; *(FeOH+) = 10-5,92.

---------Hết---------

You might also like