You are on page 1of 1

Nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Achimedes cho rằng thông qua đòn bẩy, chỉ cần

sử dụng một lực rất nhỏ, có thể đưa một vật có khối lượng lớn lên cao. Ý của
ông là có một đòn bẩy rất dài và chắc mà lại tìm được một điểm để đặt đòn
bẩy thì con người có thể từ một hành tinh khác dùng tay mà nhấc cả trái đất
này lên. Câu nói này nếu giải thích về mặt lý luận thì rất hợp lý, nhưng thực
tế thì không thể làm được. Achimedes mới chỉ đặt ra hai vấn đề: Một là
trọng lượng của Trái đất rất lớn; hai là để nâng được Trái đất lên cần phải có
một đòn bẩy rất dài. Chúng ta cũng cần biết rằng, trong thời đại của
Achimedes con người mới chỉ lờ mờ đoán được hình dạng của Trái đất, chưa
có ai tính được Trái đất nặng bao nhiêu.

Tại sao Achimedes có thể nói chắc chắn như vậy? Vì trên nguyên lý của đòn
bẩy, điều kiện cân bằng của đòn bẩy là mô men của lực tác động tương
đương với mô men của lực cản. Thông qua đòn bẩy có thể chỉ dùng một lực
nhỏ mà thắng được một lực cản lớn hoặc chỉ cần một di chuyển nhỏ có thể
tạo ra một chuyển động lớn. Achimedes muốn nâng bổng Trái đất là dựa vào
nguyên lý này. Nhưng, muốn làm được như vậy cần có cánh tay đòn của phía
lực tác dụng lớn hơn phía kia rất nhiều.

Nhưng theo tính toán, nếu một người tác dụng một lực khoảng 600 N vào
cánh tay đòn để nhấc được Trái đất lên thì cánh tay đòn dài phải gấp cánh tay
đòn kia 100.000.000.000.000.000.000.000 lần. Nếu như chúng ta có thể tạo
ra được một đòn bẩy có chiều dài như vậy, đặt trên một điểm tựa sát với Trái
đất để nâng Trái đất lên được 1 cm thì đầu cánh tay đòn phải di chuyển một
quãng đường lớn hơn 1.018km. Để di chuyển được một đoạn đường dài như
vậy cần bao nhiêu thời gian? Giả sử một người có thể nâng được một vật 600
N lên cao 1 mét trong 1 giây vậy để nâng quả đất lên 1 cm cần phải mất hơn
30 nghìn tỷ năm. Nếu như cánh tay của Acximet có thể chuyển động với vận
tốc của ánh sáng là 300 nghìn km/giây thì để nâng được Trái đất lên 1 cm
ông phải mất hơn 100.000 năm.

You might also like