You are on page 1of 38

ÔN TẬP MÔN LOGISTIC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC:

Chương 1:

1. Vận tải đa phương thức là sự di chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai phương
thức vận tải trong 1 chuỗi vận tải door-to-door:

b. EC - Ủy ban Châu Âu

2. Vận tải đpt là việc vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai phương thức vận
tải, do MTO tổ chức dựa trên 1 hợp đồng vận tải đpt từ điểm xếp hàng ở một
nước đến điểm dỡ hàng ở một nước khác. Đây là định nghĩa của?

c. WTO (2001)

3. Vận tải đpt là vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một
người vận tải tổ chức cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm/ cảng xuất phát
thông qua 1 hoặc nhiều điểm transit đến điểm/ cảng đích. Đây là định nghĩa
của?

a. Multimodal transport handbook

4. Vận tải đa phương thức là sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải và
có đặc điểm là Container hóa; Sử dụng dịch vụ v. Đây là định nghĩa của?

c. USDOT

5. Logistics là quá trình tối ưu hóa....?

Select one or more:

Vị trí - Thời gian - Vận chuyển - Lưu trữ.

6. Vận tải đơn phương thức phù hợp với thuật ngữ nào sau đây?

c. Unimodal transport (segmented)

7. Vận tải đa phương thức sử dụng đơn vị vận chuyển không bị xếp dỡ hàng
hóa ra khỏi trong suốt quá trình vận chuyển, phù hợp với thuật ngữ nào sau
đây?

a. Intermodal transport

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
8. Thuật ngữ được sử dụng để nói về hình thức vận tải khi có sử dụng trên 2
phương thức vận tải tham gia, nhưng không tận dụng được lợi thế của các
phương thức vận tải, được gọi là:

a. Combined transport

9. Người giao hàng trong vận tải đa phương thức được gọi là ?

b. Consignor

10. Các định nghĩa về vận tải đa phương thức:

Định nghĩa 1: Liên Hợp Quốc (UN) đã đưa ra 1 số định nghĩa và thuật ngữ
vận tải trong Sổ tay vận tải đa phương thức (Multimodal Transport
Handbook) xuất bản năm 1995 như sau:

- Vận tải đa phương thức: vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do
một người vận tải (hay người khai thác - operator) tổ chức cho toàn bộ quá
trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua 1 hoặc nhiều điểm transit đến
điểm/cảng đích. Tùy vào trách nhiệm được phân chia trên toàn bộ qúa trình
vận tải, các loại chứng từ vận tải khác nhau sẽ được sử dụng.

Định nghĩa 2: Trong khi đó, tài liệu “Benchmarking Intermodal freight
transport” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xuất bản năm
2002 thì VTĐPT (intermodalism) là việc sử dụng ít nhất 2 phương thức vận
tải trong chuỗi vận tải door-to-door. Và VTĐPT cũng là 1 phần quan trọng
trong quản trị logistics.

Định nghĩa 3: Năm 2005, đánh dấu mốc quan trọng với VTĐPT trong khu
vực ASEAN với Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT được ký tại Vientiane,
Lào (ASEAN Framework Agreement on Multimodal Transport) đã định
nghĩa: “VTĐPT quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau dựa trên một hợp đồng vận tải đa phương thức
từ một điểm giao hàng cho người VTĐPT tại một nước cho đến điểm giao
hàng tại một nước khác. Việc giao nhận hàng thông qua hợp đồng vận tải đơn
phương thức sẽ không được xem như là VTĐPT quốc tế.

Định nghĩa 4: Hội nghị Bộ trưởng GTVT các nước thuộc Liên minh châu
Âu (ECMT), Ủy ban kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc (UN/ECE), và Ủy
ban châu Âu về tiêu chuẩn hóa (CEN) đã đưa ra trong bản hướng dẫn
92/106/EEC năm 1992 và sau đó được chỉnh sửa lại năm 2001 đã định nghĩa
như sau:

- VTĐPT là sự dịch chuyển hàng hóa trong những đơn vị hoặc phương tiện
vận chuyển tiêu chuẩn sử dụng nhiều phương thức vận tải mà không xếp dỡ

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
hàng hóa ra khi thay đổi phương thức vận tải;

- Vận tải đa phương thức việc vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai phương
thức vận tải).

Định nghĩa 5: Trong các văn bản do WTO ban hành từ 2001, thì VTĐPT
là việc vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai phương thức vận tải, do MTO tổ
chức dựa trên 1 hợp đồng vận tải đa phương thức từ điểm xếp hàng ở một
nước đến điểm dỡ hàng ở một nước khác.

Định nghĩa 6: Định nghĩa của Ủy ban châu Âu (EC – European


commission) từ năm 1997 thì cho rằng VTĐPT là sự di chuyển hang hóa bởi
ít nhất hai phương thức vận tải trong một chuỗi vận tải door to-door.

Định nghĩa 7: Từ năm 1995, Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ (USDOT) đã
cho rằng VTĐPT là sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải và có đặc
điểm là Container hóa; Sử dụng dịch vụ Piggyback (vận tải kết hợp đường sắt
và đường bộ); Di chuyển liên tục không gián đoạn (seamless) và có tính kết
nối; Từng phương thức vận tải sẽ được lựa chọn để cung cấp cho người sử
dụng những lựa chọn dịch vụ tốt nhất.

Chương 2:

1. Thế hệ tàu triple E xuất hiện vào năm nào?

Tàu triple E đầu tiên được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Daewo shipbuilding
& Marine Engineering ở Okpo ngày 27 tháng 2 năm 2013. Đây là tàu của
Maersk (L=400m, B=59m, H=73m).

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
2. “Landlocked country” là nước…?
d. Không tiếp giáp với biển
Quốc gia nội lục (Landlocked) Là những nước không có sự tiếp cận trực tiếp
với biển, đại dương.
+ Theo Worldatlas (2021), có 49 nước landlocked trên thế giới.
+ LC của EU: Slovakia, Czech, Hungary, Áo, Luxembourg, Thụy Sĩ.
+ LC của ASEAN+3: Lào.

3. Quốc gia nào sau đây ở Châu Á là Landlocked country.

a. Indo b. Lào c. Brunei d. Myanmar

4. Quốc gia nào sau đây ở Châu Âu là Landlocked country:

a. Thụy Sĩ b. Đức c. Bulgari d. Pháp

5. Quốc gia nào sau đây ở châu Âu là “ Landlocked country”?

a. Thụy Sĩ - Czech - Hungary - Áo - Luxembourg - Slovakia.

b. Đức

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
c. Bulgari

d. Pháp

6. Hệ thống đường ray theo tiêu chuẩn thế giới có bề rộng?

b. 1435mm

7. Chứng từ vận tải đường sắt quốc tế là:

c. CIM

8. Công ước của vận chuyển đường sắt quốc tế là:

d. COTIF

9. Lufthansa (hãng HK Đức) sử dụng quyền tự do hàng không thứ mấy khi
vận chuyển hành khách từ Berlin đến Thái Lan, sau đó bay tiếp đến Việt
Nam:

d. 5
- Thương quyền 5: Quyền vận chuyển khách từ quốc gia mình đến quốc gia
thứ 2, và sau đó bay tiếp đến QG thứ 3.

10. Vietnam airlines sử dụng quyền tự do hàng không thứ mấy khi thực hiện
quyền vận chuyển trực tiếp hàng hóa/ khách từ Việt Nam sang Singapore:

d. 3
- Thương quyền 3: Quyền vận tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín)
từ quốc gia của hãng chuyên chở tới lãnh thổ nước ngoài.

11. Những quyền tự do hàng không nào sau đây mang tính chất thương mại:

a. 4&5
Commercial Freedom (quyền tự do thương mại):
- Thương quyền 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9.

12. Theo công ước Chicago 1944, quyền tự do hàng không (air freedom
rights) bao gồm bao nhiêu quyền?

Theo công ước Chicago 1944, quyền tự do hàng không (air freedom rights)
bao gồm 9 quyền.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
13. Những quyền tự do hàng không nào sau đây mang tính chất kỹ thuật?

c. 1 & 2

14. Bảng 9 quyền tự do hàng không:

Technical freedom (quyền tự do kỹ thuật).

- Thương quyền 1: Quyền được tự do bay trên lãnh thổ của quốc gia nhưng
không hạ cánh.

Ví dụ máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội-Bangkok bay qua không
phận Lào.

- Thương quyền 2: Quyền được quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của quốc gia
vì các lý do phi thương mại trong những trường hợp cần thiết và có báo trước.
Như để tiếp nhiên liệu, sửa chữa máy bay.

Ví dụ máy bay công ty hàng không Nhật Bản bay tuyến Tokyo-Sydney nhưng
dừng lại đổ xăng tại Singapore.

Commercial Freedom (quyền tự do thương mại).

- Thương quyền 3: Quyền vận tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín)
từ quốc gia của hãng chuyên chở tới lãnh thổ nước ngoài.

Ví dụ máy bay của công ty hàng không Malaysia bay tuyến Kuala Lumpur-Đà
Nẵng.

- Thương quyền 4: Quyền vận chuyển hàng/khách từ quốc gia khác đến quốc
gia của mình.

- Thương quyền 5: Quyền vận chuyển khách từ quốc gia mình đến quốc gia
thứ 2, và sau đó bay tiếp đến QG thứ 3.

Ví dụ Một chuyến bay từ Melbourne (Australia) đến Kuala Lumpur


(Malaysia), với điểm dừng ở Denpasar (Indonesia), do một hãng hàng không
Malaysia thực hiện. Hành khách và hàng hóa có thể đi giữa Melbourne và
Denpasar, không có ý định tiếp tục đến Kuala Lumpur.

- Thương quyền 6: Quyền v/c hàng/khách từ quốc gia thứ hai đến quốc gia
thứ 3 với việc dừng tại quốc gia của mình.

Ví dụ một chuyến bay từ New Zealand đến Colombia do một hãng hàng

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
không có trụ sở tại Chile thực hiện, với điểm dừng ở Santiago, Chile. Đây
cũng có thể là chuyến bay của một hãng hàng không Colombia bay theo
quyền tự do thứ 5, cho phép hãng hàng không Chile sử dụng quyền tự do thứ
6 liên danh.

- Thương quyền 7: Quyền được khai thác tải thương mại giữa hai nước hoàn
toàn ở ngoài nước của nhà khai thác.

Ví dụ một chuyến bay giữa Tây Ban Nha và Thụy Điển, do một hãng hàng
không Ireland thực hiện.

- Thương quyền 8: Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố
này ở nước ngoài đến một thành phố khác của cùng nước đó nhưng các
chuyến bay phải được xuất phát từ nước của nhà khai thác.

Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Thái Lan bay tuyến Hà Nội-Đà
Nẵng-Bangkok.
- Thương quyền 9: Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố
này ở nước ngoài đến thành phố khác của nước đó nhưng máy bay không xuất
phát từ nước của nhà khai thác. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không
Hoa Kỳ bay tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh

15. Công thức quy đổi volume weight ra kg để tính cước vận tải hàng không
khi kích thước bao bì chứa hàng tính theo đơn vị inch:
Select one:
a. LxWxH/60000 b. LxWxH/366
c. LxWxH/166 d. LxWxH/6000
Đối với hàng không (Air cargo):
- Nếu dung tích tính theo inch: LxWxH/366 (kg).
- Nếu dung tích tính theo cm: LxWxH/6000 (kg).
- Nếu dung tích tính theo inch và trọng lượng tính theo lbs : LxWxH/166
(lbs).

16. Công thức quy đổi volume weight ra kg để tính cước vận tải hàng không
khi kích thước bao bì chứa hàng tính theo đơn vị inch và trong lượng hàng
tính theo lbs?

a. LxWxH/166 b. LxWxH/60000

c. LxWxH/366 d. LxWxH/6000

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
17. Công thức quy đổi volume weight ra kg để tính cước vận tải hàng không
khi kích thước bao bì chứa hàng tính theo đơn vị cm:

a. LxWxH/166 b. LxWxH/60000
c. LxWxH/366 d. LxWxH/6000

18. Chứng từ vận tải đường bộ quốc tế là:

a. COTIF b. CMT c. CIM d. CMR


Chứng từ vận tải đường bộ quốc tế: CMR (19 May 1956, in the competence
of IRU).

Chương 3:

1. Mã của chủ khai thác container (owner’s code) gồm:

a. 3 ký tự b. 4 ký tự c. 6 ký tự d. 1 ký tự
Quy tắc: gồm 3 phần
- Owners code: mã của chủ khai thác cont., gồm 4 ký tự, ký tự thứ 4 là cố
định “U”.
- Serial number: mã của cont. gồm 6 số theo ký hiệu Arab (do người khai
thác lựa chọn)
- Check digit: 1 số Arab, nhằm đảm bảo thông tin hiệu lực và chính xác khi
truyền dữ liệu (dựa vào Owner code và serial number để tạo check digit → 3
yếu tố này sẽ tạo ra ICD code).

2. Mã của container(serial number) gồm:

a. 3 ký tự b. 4 ký tự c. 6 ký tự d. 1 ký tự

3. Hình thức gửi hàng FCL/FCL tương ứng với dịch vụ container:

a. CY/CFS b. CFS/CY c. CY/CY d. CFS/CFS

4. Hình thức gửi hàng LCL/LCL tương ứng với dịch vụ container:

a. CY/CY b. CY/CFS c. CFS/CFS d. CFS/CY

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
5. Tính cước vận chuyển hàng LCL đối với hàng nặng căn cứ vào:

a. M (measure) b. H (height) c. W (width) d. W (weight)

6. Tính cước vận chuyển LCL đối với hàng nhẹ căn cứ vào:

a. M (measure) b. H (height) c. W (width) d. W (weight)

7. Đối với chủ hàng gửi nhiều cont trên 1 chuyến thì hãng tàu nên áp dụng
cách tính cước:

a. TLC b. TTC c. FCL d. TVC


TVC (Time volume contract): Cước tính theo hợp đồng có khối lượng lớn.
Đây là một loại cước ưu đãi dành cho các chủ hàng có khối lượng lớn
Container gửi trong một thời gian nhất định. Khối lượng Container gửi càng
nhiều, giá cước càng thấp.

8. Áp dụng loại cước nào khi tính cước trọn cont. cho 1 mặt hàng riêng biệt:

a. CBR b. LCL charges c. FAR d. TVC


CBR (Container Box Rate): Giá cước tính theo Container nhưng chỉ áp dụng
cho một số mặt hàng nhất định. Đơn vị tính của loại cước này là Container,
mà không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa xếp trong Container.

9. Áp dụng loại cước nào khi áp dụng 1 mức cước cho tất cả hàng đóng vào
1cont:

a. FAR b. CBR c. LCL charges d. TVC


FAR (Freight all kinds rate):
- Theo giá cước này, tất cả hàng hóa khác nhau đóng trong một Container hay
một lô đều được tính theo một mức cước như nhau mà không phân biệt giá trị
cao hay giá trị thấp.
- Tiền cước sẽ tính theo khối lượng hàng do vậy những hàng giá trị thấp sẽ bị
thiệt nếu đóng chung với hàng giá trị cao.

10. Hợp đồng thuê nào có thể chuyển thành hợp đồng thuê mua?

a. Purchase-Lease (Mua-thuê)
b. Rate Agreement (Thỏa thuận giá)
c. Master Lease (Cho thuê chính chủ)
d. Long-term Lease (Hợp đồng thuê dài hạn)

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
Long-term Lease (hợp đồng thuê dài hạn):

- Hợp đồng dạng này quy định người thuê sử dụng một số lượng container
suốt thời gian

thuê mà không được hoán đổi, không được hủy hợp đồng.

- Nếu có sự vi phạm hủy hợp đồng trước thời hạn thì người thuê phải trả tiền
phạt.

- Các chủ tàu container thường áp dụng cách thuê này khi có yêu cầu tăng
thêm số lượng container cần thiết cho vận chuyển.

- Có thể chuyển thành Purchase-Lease Contract là hợp đồng thuê mua hoặc
hợp đồng thuê bán (Buy-off lease) theo đó người thuê container dài hạn sẽ
phải trả tiền thuê theo mức giá thuê đặc biệt cho đến hết thời hạn thuê thì số
lượng container được thuê sẽ thuộc quyền sở hữu của người thuê.

11. Hợp đồng nào được áp dụng khi công ty TRANACO muốn thuê cont. để
vận chuyển hàng trong 1 chuyến đi từ Việt Nam sang Bắc Mỹ:

a. Long-term Lease b. Trip Lease

c. Rate Agreement d. Master lease


Trip lease (hợp đồng thuê container theo từng chuyến):

- Hợp đồng dạng này sẽ sử dụng chuyến vận chuyển làm cơ sở thuê và cho
thuê container.

- Tùy yêu cầu của người sử dụng, có thể thuê chuyến một chiều (One way
lease) hoặc chuyến hai chiều (Round trip lease).

- Giá thuê container theo chuyến thường xuyên biến động theo giá thuê của
thị

trường, tương tự như giá cước thuê tàu chuyến.

12. Các loại hợp đồng thuê và cho thuê container:

Rate agreement (hợp đồng thuê không quy định số lượng):

- Hợp đồng dạng này quy định giá thuê container cố định, không thay đổi
trong thời gian hợp đồng bất kể container nằm ở khu vực địa lý nào miễn là
thuộc phạm vi quản lý được quy định của người cho thuê.

- Quy định rõ địa điểm/số lượng container hoàn trả (theo thời gian: ví dụ theo

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
tháng) và phí hoàn trả.

- Hợp đồng dạng này không quy định số lượng container bắt buộc 2 bên phải
thực hiện mà tùy theo yêu cầu của người thuê và khả năng cung ứng của
người cho thuê
Master Lease (hợp đồng thuê có quy định số lượng container tối thiểu):

- Hợp đồng dạng này có điều khoản hoán đổi container, người thuê sẽ trả
container ở 1 địa điểm, nhận container bổ sung ở 1 địa điểm khác, chỉ áp dụng
hình thức này khi chủ cho thuê container phải có phạm vi hoạt động rộng.

- Số lượng container tối thiểu được xác định mà 2 bên phải thực hiện trong
suốt thời gian thuê.
- Nếu người thuê vi phạm không thuê đủ số lượng tối thiểu thì vẫn phải trả đủ
tiền thuê số lượng tối thiểu ấy.

13. Max. gross được thể hiện trên 1 container 1 TEU được coi như:

a. Trọng lượng hàng tối đa

b. Trọng lượng tối đa cho phép của container

c. Trọng lượng gộp ( gross weight)

d. Trọng lượng tính cước( chargble weight)

14. VGM( verified gross mass) là gì?

VGM trong xuất nhập khẩu hàng hóa là phiếu xác nhận toàn bộ khối lượng
(Gross Weight) của cả vỏ container và hàng hóa.

15. Max. payload được thể hiện trên container 1 TEU được coi như:

d. Trọng lượng hàng tối đa


- Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa
tới mức tối đa cho phép trong container. Nó bao gồm: trọng lượng hàng hóa,
bao bì, palet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
Chương 4:

1. Người quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức tạp như quản lý
nguồn lực, trung tâm điều phối, kiểm soát các chức năng kiến trúc và tích
hợp các hoạt động Logistics. Được gọi là người cung cấp dịch vụ Logistics
cấp độ?

Lưu ý: Ghi đáp án chỉ gồm 3 ký tự, bao gồm cả chữ và số.

Answer: 4PL
Logistics 4PL được dùng để chỉ nhà cung cấp dịch vụ logistics tổng thể,
tích hợp nhiều công đoạn trong quá trình logistics. Nhà cung cấp dịch vụ
logistics 4PL có thể không có tàu biển, không có xe tải, không có kho hàng,
nhưng là người có khả năng kết nối, tận dụng năng lực của tất cả các yếu tố
trên để hoàn thành một quy trình logistics phức tạp.

2. 3PL đóng vai trò quản trị…?

c. Logictics phức hợp


3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng) là
người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho
từng bộ phận như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục XK, cung
cấp chứng từ giao nhận-vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho
người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm đến
quy định,…3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân
chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin,…. có tính tích hợp vào dây chuyền
cung ứng của khách hàng.

3. Là đơn vị lưu trữ bắt buộc trong kho hàng. Tùy vào mỗi doanh nghiệp sẽ
có cách sắp xếp khác nhau.

Answer: SKU
SKU là từ viết tắt của (Stock Keeping Unit), có nghĩa là đơn vị phân loại
hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng,
chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay hiểu một
cách đơn giản đó là Mã hàng hóa.

4. Chi phí ẩn, trong tổng chi phí Logistics được viết tắt là?

Answer: ISC (Ivisible cost: chi phí vô hình).


Tổng chi phí logistic (total logistics cost).
TLC = TPC + ICC + LQC + OIC + WHC + CSC + (ISC: Invisible cost)

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
5. Hoạt động nào trong kho hàng phải thực hiện các công việc sau:

- Tìm vị trí cất trữ - Di chuyển sản phẩm - Cập nhật thông tin

Lưu ý: chỉ ghi 2 từ

Answer: Lấy hàng

6. Là công việc chủ yếu là gom hoặc tách thành những lô hàng phù hợp với
những đơn đặt hàng của khách hàng

a. vận chuyển b. bảo quản

c. nhập hàng d. xuất hàng

7. Khoản chi phí này dùng cho thu gom, chuẩn bị hàng cung cấp cho khách.
Bao gồm nhiều khoản chi phí nhỏ: xây dựng cơ sở gom hàng; tìm nhà cung
cấp; Mua và tiếp nhận nguyên vật liệu?

a. dự trữ b. tồn kho

c. thu mua d. bảo quản


Chi phí thu mua (để có lô hàng đủ theo yêu cầu): Khoản chi phí này dùng
cho thu gom, chuẩn bị hàng cung cấp cho khách. Bao gồm nhiều khoản chi
phí nhỏ: xây dựng cơ sở gom hàng; tìm nhà cung cấp; Mua và tiếp nhận
nguyên vật liệu…

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
8. Khoản chi phí này nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ kho được diễn ra
suôn sẻ, bao gồm cả chi phí thiết kế mạng lưới kho chi phí khảo sát, chọn địa
điểm và xây dựng kho hàng.

a. kho hàng b. tồn kho

c. kho bãi d. dự trữ


Chi phí kho bãi: Chi phí quản lý kho nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ kho
được diễn ra suôn sẻ, trong một số trường hợp bao gồm cả chi phí thiết kế
mạng lưới kho chi phí khảo sát, chọn địa điểm và xây dựng kho hàng. Tuy
nhiên số lượng kho hàng có ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng và doanh thu
của công ty nên cần phân tích, tính toán kỹ lưỡng để cân bằng giữa chi phí
quản lý kho, chi phí dự trữ, chi phí vận tải với khoản doanh thu có thể bị tăng
hoặc giảm tương ứng khi quyết định số lượng kho cần có trong hệ
thống logisics.

9. Khái niệm các khoản chi phí:

- Chi phí dịch vụ khách hàng: Chi phí dịch vụ khách hàng bao gồm các
chi phí để hoàn tất những yêu cầu của đơn đặt hàng (chi phí phân loại, kiểm
tra, bao bì đóng gói, dán nhãn…); chi phí để cung cấp dịch vụ, hàng hóa; chi
phí để giải quyết tình huống hàng bị trả lại… chi phí dịch vụ khách hàng liên
quan mật thiết với các khoản chi phí vận tải, chi phí dự trữ và chi phí cho
công nghệ thông tin.

- Chi phí vận tải: Chi phí vận tải là một trong những khoản lớn nhất trong
chi phí logisics. Chi phí vận tải chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại
hàng hoá, quy mô lô hàng, tuyến đường vận tải… Chi phí vận tải của một
đơn vị hàng hoá (cước phí) tỷ lệ nghịch với khối lượng vận tải và với
quãng đường vận chuyển.

- Chi phí xử lí đơn hàng và hệ thống thông tin: Để hỗ trợ dịch vụ khách
hàng và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra một khoản chi phí
không nhỏ để trao đổi thông tin với khách hàng và các bộ phận có liên quan
nhằm giải quyết đơn đặt hàng, thiết lập các kênh phân phối, dự báo nhu cầu
thị trường. Chi phí này cũng liên quan đến chi phí quản lý kho, dự trữ, sản
xuất…

- Chi phí dự trữ: Hoạt động logisics tạo ra chi phí dự trữ. Chi phí này tăng
giảm tuỳ theo số lượng hàng hoá dự trữ nhiều hay ít.

Có 4 loại chi phí dự trữ:


(1) Chi phí vốn hay chi phí cơ hội, khoản chi phí này công ty có thể thu hồi
lại.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
(2) Chi phí dịch vụ dự trữ, gồm cả bảo hiểm và thuế đánh trên lượng dự trữ.
(3) Chi phí mặt bằng kho bãi, chi phí này thay đổi theo mức độ dự trữ.
(4) Chi phí để phòng ngừa rủi ro, khi hàng hoá bị lỗi thời, mất cắp hư hỏng…

10. Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động luân chuyển hàng hóa
trong kho hàng?

a. cross-docking b. order picking

c. transfer information d. receiving


Receiving (nhận hàng) không thuộc trong 4 chức năng chính của hoạt động
kho hàng (Tiếp nhận - lưu trữ - thu gom đơn hàng - gửi hàng đi).

11. Kho …… là kho đa năng phân loại, tổng hợp hoàn thiện hàng hóa để
phục vụ cho người tiêu dung. Có chức năng cơ bản giống như một “Trung
tâm phân phối tổng hợp”.

a. kho ngoại quan b. kho CFS

c. kho cross-docking d. kho bảo thuế


- Cross-docking tạm dịch là kho đa năng phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng
hóa để phục vụ cho người tiêu dùng.
- Cross-docking có những chức năng cơ bản giống như một “Trung tâm phân
phối tổng hợp”

12. Kho hàng trở thành nơi phục vụ cho product – mixing (distribution
mixing center) được gọi là kho…?

Answer: Cross-docking (sub-public warehouse).

13. Kho …… sẽ thực hiện chức năng tạm lưu trữ hàng hóa, bảo quản tạm
thời đối với các lô hàng từ nước ngoài hoặc trong nước?

a. kho cross-docking b. kho CFS

b. kho thường d. kho ngoại quan


- Kho ngoại quan sẽ thực hiện chức năng tạm lưu trữ hàng hoá, bảo quản tạm
thời đối với các lô hàng từ nước ngoài hoặc trong nước.
- Đối với hàng hoá được lưu trữ ở đây, chủ hàng có quyền uỷ quyền trực tiếp
cho đại lí để tiến hành thủ tục hải qua, đóng gói bao bì, gia cố hàng hoá. Chưa
hết, tại đây, chủ hàng còn có thể chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên khác,
chuyển hàng hoá giữa các kho ngaoij quan với nhau hoặc với cửa khẩu.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
14. Các bước nhập hàng hóa kho thành phẩm:

a. Lấy mẫu → lập phiếu nhập kho → kiểm tra thông tin → nhập kho

b. Kiểm tra thông tin → lấy mẫu → lập phiếu nhập kho → nhập kho

c. Lấy mẫu → kiểm tra thông tin → lập phiếu nhập kho → nhập kho

d. Kiểm tra thông tin → lập phiếu nhập kho → lấy mẫu → nhập kho

15. Các bước xuất kho sản xuất:

a. Kiểm tra thông tin → lấy mẫu → lập phiếu xuất kho → xuất kho

b. Kiểm tra hàng tồn → đề nghị xuất kho → kiểm tra thông tin → xuất kho

c. Đề nghị xuất kho → kiểm tra hàng tồn → in phiếu xuất kho → xuất kho

d. Kiểm tra hàng tồn → đề nghị xuất kho → in phiếu xuất kho → xuất kho

16. 7 Right’s trong Logistics không bao gồm:

a. cost b. price c. product d. customer

a. condition b. quantities c. qualities d. customer


Cụ thể hơn, theo E.Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là
cung cấp cho cho khách hàng 7 lợi ích - (7 rights): Right product - Right
customer - Right quantities - Right condition - Right place - Right time -
Right cost.

17. Theo bảng thống kê xếp hạng của các quốc gia về năng lực logictics năm
2018, Mỹ đứng vị trí thứ bao nhiêu?

a. 14 b. 15 c. 18 d. 16
Năm 2018: 5 nước có chỉ số LPI cao nhất là Đức, Thụy Điển, Bỉ, Áo và
Nhật Bản. Việt Nam xếp thứ 39/160 nước tham gia khảo sát, tăng 25 bậc so
với năm 2016 (64/160). Trong ASEAN, Việt Nam đứng sau hai nước là
Singapore (thứ 7) và Thái Lan (thứ 32). Một số nước khác đáng quan tâm là
Hoa Kỳ (thứ 14), Australia (thứ 18), Hàn Quốc (thứ 25), Trung Quốc (thứ 26),
Malaysia (thứ 41), Ấn Độ (thứ 44), Indonesia (thứ 46), Nga (thứ 75).

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
18. Việt Nam đã giành vị trí 39 với điểm số LPI năm 2018, xếp thứ bao nhiêu
ở Đông Nam Á?

a. 5 b. 4 c. 3 d. 6

19. Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nào sau đây sử dụng logictics thuê
ngoài nhiều nhất?

a. Hàng tiêu dùng đóng gói b. Hàng may mặc

c. Kinh doanh sản phẩm chế biến d. Kinh doanh vận tải
Thầy từng nói ở trong buổi học.
Còn không thì lên google cũng có đáp án.
Link: https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-doanh-nghiep-kinh-doanh-hang-
hoa-nao-sau-day-su-dung-logictics-thue-ngoai-nhieu-nhat-85099.html

20. Điều nào sau đây là sai khi nói về logictics thu hồi?

a. Logictics thu hồi chỉ có thể thực hiện ở các quốc gia có dịch vụ logictics phát
triển mạnh mẽ vì bản thân nó tốn nhiều chi phí.

b. Bản chất và tầm quan trọng của logictics thu hồi có sự khác nhau ở mỗi
ngành và ở các vị trí trong kênh phân phối.

c. Logictics thu hồi sẽ là một cách để giảm được chi phí, tăng doanh thu và
nâng cao dịch vụ khách hàng.

d. Logictics thu hồi đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược chuỗi
cung ứng hiện tại và tương lai.

Chương 5:

1. Kỹ thuật vận chuyển “double stack” là:

a. TOCC b. COFC
c. TOFC d. COCC
Container on flatcar (COFC)
- Container trên Flatcar (COFC) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường
sắt trong đó một container chất đầy hoặc rỗng được chất trên chốt của một

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
đoàn tàu. Các container được xếp chồng lên nhau và được vận chuyển giữa
các đầu mối giao thông khác nhau thông qua mạng lưới đường sắt quốc gia.

2. Piggyback shipping (Vận chuyển cõng) là:

a. COFC b. TOFC
c. COCC d. TOCC
Trailers on flat car (TOFC)

- Trailer on flatcar, còn được gọi là TOFC hoặc cõng, là hoạt động vận
chuyển sơ mi rơ moóc trên toa xe lửa. TOFC cho phép các chủ hàng di
chuyển các xe tải đường dài với chi phí rẻ hơn so với việc có thể thực hiện
mỗi xe tải được kéo bởi một xe tải, vì một đoàn tàu có thể chở hơn 100 rơ
moóc cùng một lúc.

- Các rơ-moóc sẽ được chuyển bằng xe tải từ nơi xuất phát của chúng đến một
cơ sở đa phương thức, sau đó chúng sẽ được chất lên một đoàn tàu, thường là
bằng cần cẩu giàn cao su, trong phần lớn hành trình của chúng. Ngoài ra, xe
đầu kéo có thể được lái lên xe phẳng qua đường dốc bằng máy kéo đầu cuối.

- Gần điểm đến, các rơ-moóc được dỡ xuống tại một cơ sở khác và được một
đơn vị máy kéo đưa đến điểm đến cuối cùng.

3. Kỹ thuật vận chuyển TOFC trong IMT có ý nghĩa.

a. Trailers on free cá b. Trailers on flexible cars

c. Trailers on fixed cars d. Trailers on flat car

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
4. Kỹ thuật vận chuyển COFC trong IMT có ý nghĩa:

a. containers on flat cars b. containers on free cars

c. containers on fixed cars d. containers on flexible cars

5. Một lô hàng được vận chuyển bằng đường biển từ cảng Singapore đến
cảng Seattle (US West coast), được vận chuyển tiếp bằng đường bộ đến nhà
máy của người nhận hàng tại Minneapolis (US Midwest), đây là hình thức:

a. minilandbridge b. landbridge
c. door-to-door d. microbridge
Microbridge: Áp dụng đối với dịch vụ vận chuyển Door to door. Hàng hóa
được vận chuyển từ một cảng ở 1 nước đến một điểm đến ở nước khác và
hình thức này cũng tương tự như Mini bridge, chỉ khác là nơi kết thúc hành
trình không phải là một thành phố cảng mà là một trung tâm công nghiệp,
thương mại trong nội địa.

6. Một lô hàng được vận chuyển từ cảng Seattle (Mỹ) đến cảng New York
bằng vận tải sắt, sau đó được vận chuyển đường biển đến cảng Rotterdam,
đây là hình thức:

a. landbridge b. microbridge c. door-to-door d. minilandbridge


Mini-Bridge: Một container vận chuyển đa phương thức được vận chuyển
bằng tàu biển từ nước A đến nước B, đi qua một phần lớn bằng đường bộ (sử
dụng đường sắt hoặc đường bộ đều như nhau) tại một trong hai nước A hoặc
B.

7. Một lô hàng được vận chuyển từu cảng Kobe đến cảng Hamburg theo
hành trình Kobe - Los Angeles - New York - Hamburg, với vận tải trên tuyến
los angless - new york, đây là hình thức:

a. microbridge b. minilandbridge c. door – to – door d. landbridge


Land Bridge (Cầu Lục Địa): Theo mô hình này hàng hóa được vận
chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa
nào đó, sau đó chuyển qua vận chuyển trên đất liền và cuối cùng vận chuyển
tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách thức vận tải này, chặng
vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại
dương.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
8. Áp dụng mức cước hàng không theo trình tự như sau:

a. SCR-M-GCR-CC b. SCR-CCR-M-GCR

c. SCR-GCR-CCR-M d. SCR-CCR-GCR-M
- Thông thường: SCR <GCR, CCR > hoặc < GCR
- Trình tự áp cước: SCR→CCR → GCR→M

9. Shipped on board B/L có nghĩa là:

a. B/L đã xếp hàng vào khoang tàu b. B/L nhận hàng để xế


c. House B/L d. Combined B/L
Vận đơn đã xếp hàng lên tàu – “On - board” Bill of lading.

Người mua thường yêu cầu loại vận đơn này vì khi đó hàng hóa mới chắc
chắn đã lên tàu.

- Trên mặt trước vận đơn, có ghi ngày “On board date”.

- Nếu thanh toán theo L/C, hai bên nên dùng loại vận đơn này vì thông tin trên
B/L rõ ràng và ngân hàng ít từ chối thanh toán vì sai sót của chứng từ.

- Nếu trên vận đơn có chữ in sẵn “Nhận để xếp” (Received for shipment hoặc
Taken in charge), thì khi thuyền trưởng kí vận đơn, phả ghi thêm chữ “Đã xếp
lên tàu, ngày tháng năm” để chứng minh cho việc đã xếp hàng, thể hiện bằng
tiếng anh là “Laden on board on 16 may 2018” hoặc “Shipped on board 18
may 2018” và ngày đó là ngày giao hàng.

- Nếu trên vận đơn có ghi sẵn chữ “Shipped on board”, thì không cần ghi
thêm gì để chứng minh cho việc đã xếp, mà ngày kí vận đơn chính là ngày
xếp hàng lên tàu cũng là ngày giao hàng.

10. Một B/L được xem là Clean B/L khi trên vận đơn:

a. không ghi tên người nhận hàng

b. ghi chú xấu về tình trạng hàng và bao bì

c. không có ghi chú xấu về tình trạng hàng hay bao bì

d. không có ghi chú xấu


- Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading) là vận đơn được người chuyên
chở ghi chú không có thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa khi nhận hàng từ người

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
gửi hàng.
- Vận đơn không hoàn hảo (Claused Bill of Lading hoặc Unclean Bill of
Lading hay Foul Bill of Lading). Vận đơn không hoàn hảo là vận đơn mà trên
đó có ghi chú về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị
hư hỏng.

11. Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải, có thể chia vận tải hàng hóa
thành mấy loại?

a. 5 loại b. 3 loại c. 4 loại d. 2 loại


Căn cứ vào cách tổ chức:
1. Vận tải đơn phương thức (Unimodal Transport).
2. Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport).
3. Vận tải đứt đoạn (Segmented Transport).

12. Phân loại vận tải trong logistic:

Có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào các tiêu thức phân loại.
Những tiêu thức phân loại chủ yếu như:

Căn cứ vào tính chất:


1. Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ):
2. Vận tải công cộng:

Căn cứ vào phương tiện (phương thức):


1. Vận tải đường biển.
2. Vận tải thuỷ nội địa.
3. Vận tải hàng không.
4. Vận tải đường bộ.
5. Vận tải đường sắt.
6. Vận tải đường ống.
7. Vận tải trong thành phố (Metro, Tramway, Trolaybus, Bus ...).
8. Vận tải đặc biệt.

Căn cứ vào đối tượng vận chuyển:


1. Vận tải hành khách.
2. Vận tải hàng hoá.

13. Đặc điểm nào sau đây không thể hiện về phương thức vận tải tàu chợ:

a. Thuê tàu trong 1 thời gian nhất định

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
b. Lịch trình đều đặn

c. Cảng dỡ hàng cố định

d. Cảng xếp hàng cố định


- Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (Liner booking).
Nghĩa là chủ hàng (Shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (Broker)
yêu cầu chủ tàu (Ship Owner) để mua một chỗ trên tàu để chuyên chở hàng
hóa từ cảng đi đến cảng đích.

- Hãng tàu sẽ giao containers rỗng cho chủ hàng đóng hàng vào containers.
Sau đó hãng tàu bắt đầu vận chuyển containers.

- Khi bạn cần vận tải một lô hàng có khối lượng hoặc thể tích chỉ bằng một
phần nhỏ sức chở của một con tàu, bạn sẽ cho lô hàng đi chung tàu với nhiều
lô hàng khác và bắt buộc phải đi theo tuyến đường và thời gian đã được định
sẵn, đây chính là việc thuê tàu chợ. Thuê tàu chợ giống như việc bạn đi xe
khách hoặc đi xe bus (bạn chỉ thuê một ghế trên xe, đi theo tuyến đường và
giờ giấc theo chủ xe quy định sẵn).

14. Loại pallet (tiêu chuẩn Châu Âu) nào phù hợp để lưu trữ hàng điện tử?

a. EUR 6 b. EUR 2 c. EUR 1 d. EUR 4

15. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện
vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện
và hàng hóa xếp trên phương tiện), qui định về chiều cao đối với xe chở
container lớn hơn … (m)?

Answer: Chiều cao (tính từ mặt đường bộ trở lên) lớn hơn 4,2 mét (trừ
container).
Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ), khi
xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của
phương tiện và hàng xếp trên phương tiện) đo được như sau: Chiều dài lớn
hơn 20 mét; Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; Chiều cao (tính từ mặt đường bộ trở
lên) lớn hơn 4,2 mét (trừ container).

16. Trong vận tải đường biển, hàng hóa được gọi là hàng nhẹ, nếu việc qui
đổi 1 CBM tương đương bao nhiêu KG?

Answer: 1CBM = 363kg


Trong chương 3 phần xác định container thầy có nói: 1m3 = 363 là hàng nhẹ.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
17. Trong vận tải đường sắt, trọng lượng quy tròn hàng nguyên toa dưới 500
kg không tính, nếu hàng có khối lượng 750 kg thì được tính bao nhiêu kg?

Answer: Được tính là 1000kg


Hàng nguyên toa: tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Riêng
đối với hàng cồng kềnh (danh mục hàng cồng kềnh do doanh nghiệp vận tải
quy định) nếu trọng lượng hàng xếp ít hơn hoặc bằng 75% thì tính bằng 75%
trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe; nếu trọng lượng hàng xếp lớn hơn 75%
thì tính theo trọng tải thực tế. Trường hợp các loại hàng hóa cồng kềnh xếp
chung với các loại hàng hóa không cồng kềnh thì tính như hàng hóa không
cồng kềnh. Trọng lượng quy tròn hàng nguyên toa dưới 500 kg không tính, từ
500 kg đến dưới 1 tấn được tính là 01 tấn.

18. Trong vận tải đường sắt, nếu hàng lẻ: tính theo trọng lượng thực tế,
trọng lượng tối thiểu là 20kg, nếu hàng có khối lượng 23 kg thì được qui tròn
bao nhiêu kg?

Answer: Được quy tròn là 25kg


Hàng lẻ: Tính theo trọng lượng thực tế, trọng lượng tối thiểu là 20 kg, nếu
trên 20 kg thì phần lẻ dưới 05 kg quy tròn là 05 kg.

19. Là loại tàu biển có cấu trúc 1 boong, sử dụng loại cẩu trang bị trên tàu
hoặc cẩu bờ để bốc hoặc dỡ hàng qua mạn tàu, gọi là tàu biển được viết tắt
từ Tiếng Anh như sau:

Answer: Tàu lift-on/lift-off hay LoLo.


Tàu lift-on/lift-off hay LoLo là tàu chở hàng có cần cẩu trên boong để bốc
dỡ hàng hóa, hàng hóa được tải bằng cách sử dụng cần cẩu hoặc thiết bị xử lý
hàng hóa khác trên tàu hoặc cần cẩu bến cảng. Loại tàu này có cấu trúc 1
boong, được chia thành nhiều hầm có vách ngăn.

20. Mạng lưới vận tải thủy nội địa ở VN được quy hoạch các tuyến vận tải
chính thực hiện việc vận chuyển trên bao nhiêu con sông?

Answer: Trên 140 con sông.


Trên hành lang gồm các tuyến vận tải chính và một số tuyến vận tải nhánh.
Quy hoạch có 55 tuyến vận tải chính trên 140 sông, kênh với tổng chiều dài
khoảng 7.300 km (trong đó khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng
5.000 km). Trong đó, miền Bắc có 18 tuyến chính trên 49 sông, kênh với tổng
chiều dài khoảng 3.028 km; miền Trung có 11 tuyến chính trên 28 sông, kênh
với tổng chiều dài khoảng 1.229 km và miền Nam có 26 tuyến chính trên 63

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.043 km.

Chương 6:

1. Incoterms 2020 có hiệu lực từ.

a. 1/1/2021 b. 1/1/2020 c. 1/1/2019 d. 1/6/2020


ICC đã duy trì và phát triển Incoterms® kể từ lần xuất bản đầu tiên các quy
tắc vào năm 1936 và được cập nhật thường xuyên qua các năm 1967, 1976,
1980, 1990, 2000, 2010. Để giúp các doanh nghiệp chuẩn bị cho giai đoạn
tiếp theo của thương mại toàn cầu, Incoterms® 2020 phiên bản mới nhất có
hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và sẽ được áp dụng trong tương lai.

2. Hiệp định khung Asean về VTĐPT được ký vào năm:

a. 2007 b. 2008 c. 2005 d. 2015


Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, làm tại Viên Chăn,
Lào ngày 17 tháng 11 năm 2005.

3. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với vận tải đa phương thức:

a. Có một người tổ chức

b. Vận tải trong nội địa

c. Sử dụng từ 2 phương thức vận tải trở lên

d. Có một chứng từ vận tải


Câu a đúng: Vì một người tự mình hoặc thông qua một người khác thay
mặt mình kí một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một
bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng
hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
Câu b đúng: Vì có 2 loại vtđpt là “Vận tải đa phương thức quốc tế” và
“Vận tải đa phương thức nội địa”.
Câu c đúng: Vì đúng là bắt buộc phải sử dụng từ 2 phương thức vận tải trở
lên thì mới gọi là vận tải đpt.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
4. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được phát
hành theo hình thức:

a. Xuất trình

b. Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc

c. Đích danh người nhận hàng

d. Theo lệnh
Theo Điều 12 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định:

- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát
hành theo một trong các hình thức sau:

+ Xuất trình;

+ Theo lệnh;

+ Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.

- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì
được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.

- Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa
thuận.

5. Chứng từ vận tải đa phương thức theo hình thức “xuất trình” được
chuyển nhượng.

a. Không cần ký hậu b. Cần có ký hậu

c. Cần có chữ ký d. b&c đúng


Bên cạnh đó, Điều 13 Nghị định 87/2009/NĐ-CP cũng quy định việc chuyển
nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:

- Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.

- Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.

- Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có
ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
6. Chứng từ vận tải đa phương thức theo hình thức “ theo lệnh ” có được
chuyển nhượng:

a. Không cần ký hậu b. Cần kí hậu c. Cần chữ ký d. B & C đúng


Bên cạnh đó, Điều 13 Nghị định 87/2009/NĐ-CP cũng quy định việc chuyển
nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:

- Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.

- Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.

- Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có
ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.

7. Nghị định nào trong những Nghị định sau đây là nghị định mới nhất quy
định về kinh doanh dịch vụ logistics?

a. Nghị định 87/NĐ-CP b. Nghị định 144/NĐ-CP

c. Nghị định 89/NĐ-CP d. Nghị định 163/NĐ-CP

8. Bộ tiêu chuẩn EDI ứng dụng trong vận tải do Liên Hợp Quốc đưa ra là:

a. EDIFACT b. EDI ANSI ASC X12

c. EDI TRADACOMS d. EDI ODETTE


Vì rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế và trao đổi
dữ liệu điện tử từ nhiều nước khác nhau nên phát sinh nhu cầu mở rộng EDI
trên một cơ sở toàn cầu. Do đó, năm 1987, Liên hợp quốc đã cung cấp một
tập tiêu chuẩn quốc tế EDIFACT (hay UN/ EDIFACT). Nó thực chất là tổ
hợp của các tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASC X12 với các tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu
thương mại (TDI) được phát triển ở Anh và được dùng khắp Châu Âu.

Do đó, Liên hợp quốc đã cung cấp một tập tiêu chuẩn quốc tế dưới sự quản
lý chung của nhóm thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử trong Hành chính,
Thương mại và Vận tải của Liên hợp quốc (UN/CEFACT) thuộc Ủy ban Kinh
tế Liên hợp quốc về Châu Âu (UN/USE).

9. Điều kiện thương mai Incoterms 2020 nào sau đây nên được chọn nếu sử
dụng VTĐPT để vận chuyển lô hàng:

a. CIP b. CIF c. FOB d. CFR


- Vận tải đa phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
- Vận tải thủy nội địa: CFR, FOB, FAS, CIF.

10. Điều kiện thương mại incoterms 2020 nào sau đây được lựa chọn nếu sử
dụng VTDPT để vận chuyển lô hàng:

a. FCA b. FAS c. FOB d. CFR

11. Điều khoản nào trong Incoterms 2020 quy định người bán (người xuất
khẩu) có trách nhiệm dỡ hàng xuống phương tiện vận tải tại nơi đến?

a. CPT b. DPU c. EXW d. FAS


DPU / Delivery at Place Unloaded – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống

1.DPU có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua – và chuyển giao rủi
ro về hàng hóa cho người mua ngay khi hàng hóa được dỡ xuống từ phương
tiện vận tải chở đến và đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm
đến được chỉ định.

2.Người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa để đưa
hàng tới điểm đến được chỉ định và dỡ xuống. DPU là điều kiện Incoterms
duy nhất yêu cầu người bán dỡ hàng tại điểm đến (người bán chịu chi phí và
rủi ro cho việc dỡ hàng xuống).

3.Mọi chi phí phát sinh trước điểm giao hàng do người bán chịu và mọi chi
phí sau điểm giao hàng do người mua chịu.

4.Người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng đến địa điểm chỉ định.

5.DPU được sử dụng với mọi phương thức vận tải.

12. Điều kiện thương mại trong Incoterm 2020 nào sau đây mà tiền cước vận
chuyển phải thanh toán trả trước?

a. EXW b. FOB c. FCA d. DPU

13. Lô hàng xuất khẩu từ TPHCM sang California theo điều kiện Incoterms
2020, sử dụng VTĐPT, cách xác định giá nào sau đây là phù hợp:

a. 350 USD/T FCA Binh Duong Incoterms 2020

b. 350 USD/MT FCA California Incoterms 2020

c. 350 USD/T FCA California Incoterms 2020

d. 350 USD/MT FCA Binh Duong Incoterms 2020

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
CÁCH TRÍCH DẪN

Tên viết tắt + Địa danh phía sau theo quy định + Phiên bản Incoterms

1. EXW, địa chỉ kho người bán

2. FCA, địa chỉ kho người bán / NCC do NM chỉ định

3. CPT, địa điểm quy định tiền cước VT trả đến nước NK

4. CIP, địa điểm quy định tiền cước VT và phí BH được trả đến nước NK

5. DAP, địa điểm quy định giao hàng tại nước NK

6. DPU, địa điểm quy định giao hàng đã dỡ ở nước NK

7. DDP, địa điểm quy định giao hàng tại nước NK

8. FAS, cảng XK

9. FOB, cảng XK

10. CFR, cảng NK nơi tiền cước VT biển được trả tới

11. CIF, cảng NK nơi tiền cước VT biển và phí BH được trả tới.

14. Theo chế độ trách nhiệm (liability system) nào thì MTO phải bồi thường
tổn thất hàng hóa (nếu có) tùy theo luật lệ quy định riêng trên từng chặng
đường:

a. Toàn tuyến (Network) b. Riêng lẻ (severed)

c. Thống nhất (uniform) d. Linh hoạt (flexibility)


MTO: Người kinh doanh vận tải đa phương thức.

- Nếu trong 1 hành trình VTĐPT, trách nhiệm của MTO dựa trên nhiều chế độ
trách nhiệm của các phương thức VT tham gia chuyên chở thì gọi là chế độ
trách nhiệm từng chặng “Network Liability System”.

- Trách nhiệm của MTO như quy định của Công ước và bản Quy tắc (tức là
trong mọi trường hợp ta chỉ sử dụng một bộ luật chung và không sử dụng bộ
luật nào khác) thì gọi là chế độ trách nhiệm thống nhất “Uniform Liability
System”.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
15. Chế độ trách nhiệm (liability system) quy định điều khoản bồi thường tổn
thất hàng hóa thống nhất trên toàn tuyến, bất kể tổn thất xảy ra trên chặng
đường nào:

a. Riêng lẻ (severed) b. Toàn tuyến (network)

c. Linh họa (flexibility) d. Thống nhất (uniform)

16. Theo bản quy tắc của UNCTAD/ICC rules for multimodal transport
document 1992, giới hạn trách nhiệm tối đa của MTO khi hàng hóa được
vận tải đpt trong đó không sử dụng vận tải biển hoặc đường nội thủy là:

a. £100/pkg

b. 2,25 SDR/kg or 835 SDR/ package

c. 2 SDR/kg hoặc 666,67 SDR/package

d. 8,33 SDR/kg

17. Theo bản quy tắc của UNCTAD/ICC rules for multimodal transport
document 1992, giới hạn trách nhiệm tối đa của MTO khi hàng hóa được
vận tải đpt trong đó có 1 chặng có đường biển hoặc đường nội thủy là:

a. £100/pkg

b. 2,25 SDR/kg or 835 SDR/ package

c. 2 SDR/kg hoặc 666,67 SDR/package

d. 8,33 SDR/kg

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
18. Theo Hamburg rules mức trách nhiệm tối đa trong vận tải biển là:

a. 17 SDR/kg b. 2 SDR/kg c. 8,33 SDR/kg d. 2,5 SDR/kg


Theo Hamburg Rules 1978 thì quy định trách nhiệm là 2,5SDR/kg hoặc
835SDR/kiện

19. Theo “Warsaw convention”, mức trách nhiệm tối đa trong vận tải hàng
không là:

a. 17 SDR/kg b. 8,33 SDR/kg c. 2,5 SDR/kg d. 2 SDR/kg

20. Theo Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức thì người kinh
doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trách nhiện bồi thường đối với
mất mát, hư hỏng hàng hóa, khi tính chất giá trị hàng hóa chưa được người
gửi hàng khai báo trước là?

a. 666,67 SDR/kg b. 2 SDR/kg c. 8,33 SDR/kg d. 2,75 SDR/kg

Theo Điều 14 hiệp định khung ASEAN:

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
Trừ khi tính chất và giá trị của hàng hoá đã được người gửi hàng khai báo
trước, trước khi hàng hoá được người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm
trách chuyên chở và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức,
người kinh đoành.vận tải đa phương thức sẽ không chịu trách nhiệm trong bất
kỳ trường hợp nào về tổn thất hoặc hư hỏng đối với hàng hoá với số tiền
tương đương vượt quá 666,67 SDR cho mỗi kiện hoặc đơn vị tính cước, hoặc
2.00 SDR cho mỗi ki-lô-gram trọng lượng cả bì của hàng hoá mất mát hoặc
hư hỏng, cách tính nào cao hơn thì chọn.

Mà trong hiệp định khung lại không nói về hàng hóa chưa khai báo trước
khi gửi, nên không biết chọn đáp án nào.

21. Lô hàng xuất khẩu từ TP.Hồ Chí Minh theo điều kiện thương mại DDP
New Orleans Incoterms 2020 có trọng lượng: 8.5 MT; thể tích: 62 CBM. Nếu
xảy ra mất mát, hư hỏng hay đổ vỡ hàng hóa toàn bộ trong quá trình vận
chuyển, biết rằng chứng từ vận tải FBL được sử dụng hãy xác định người có
quyền khiếu nại và người chịu trách nhiệm?

a. Người mua và người bán. b. Người bán và MTO

c. Người bán d. Người mua và MTO


- Vận đơn FBL (FIATA Bill of Lading): Đây là loại vận đơn đi suốt do Liên
đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của Liên
đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức. Vận đơn FIATA hiện
nay đang được sử dụng rộng rãi, là chứng từ có thể lưu thông và được các
ngân hàng chấp nhận thanh toán.

Về vai trò của vận đơn, FIATA Bill of Lading thực hiện vai trò tương tự
như vận đơn của người giao nhận hoặc người chuyên chở, đó là:

+ Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển


+ Hoá đơn hàng hoá
+ Chứng từ quyền sở hữu hàng hóa

- MTO phải chịu trách nhiệm về: Mất mát - hư hỏng - chậm giao hàng.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
22. Lô hàng xuất khẩu từ TP.Hồ Chí Minh theo điều kiện thương mại DDP
New Orleans Incoterms 2020 có trọng lượng: 8.5 MT; thể tích: 62 CBM được
đóng gói vào 4890 thùng carton. Nếu xảy ra mất mát, hư hỏng hay đổ vỡ
hàng hóa toàn bộ trong quá trình vận chuyển, hãy xác định giới hạn trách
nhiệm tối đa, biết rằng áp dụng chế độ trách nhiệm thống nhất và có một
chặng vận tải đường biển. Hỏi giới hạn trách nhiệm tối đa bao nhiêu SDR?

Answer:
- DDP có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa đã hoàn
thành thủ tục hải quan nhập khẩu được đặt dưới quyền định đoạt của người
mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại điểm đến được chỉ
định.

Người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa để đưa
hàng tới điểm đến được chỉ định.

- Dữ kiện 2 đề cho là “biết rằng áp dụng chế độ trách nhiệm thống nhất và có
một chặng vận tải đường biển”. Tức là sẽ sử dụng một bộ luật chung đó là
“quy định của Công ước” và “quy định trác nhiệm” → Giới hạn trách nhiệm
sẽ nằm trong ô (Vận tải đa phương thức 1980-1992) ở bảng trên câu 19.

Bên cạnh đó đề nói là “có một chặng vận tải biển” → Phần giới hạnh trách
nhiệm của MTO trong trừng hợp này nằm ở phần Công ước (2 SDR/kg hoặc
666,67 SDR/kiện).

Nhưng sau khi phát hiện thêm cái ô màu vàng thì mình ko biết nên lấy khoản
giới hạn nào, tại thầy bảo 2 bảng này để cạnh nhau mới đúng. Bn nào biết làm
câu này thì chỉ mình với nha.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
Bài tập:

1. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 1 kiện
hàng có gross weight là 100 (kg) và thể tích là 1,234 (m 3). Hỏi Chargeable
weight là bao nhiêu (kg)?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 100kg
- Thể tích = 1,234m3 = 1.234.000cm3
- Volume weight = 1.234.000/6.000 = 205,67kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (100;206) = 206kg

2. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 1 kiện
hàng có gross weight là 75 (kg) và thể tích là 0,425 (m 3). Hỏi Chargeable
weight là bao nhiêu (kg)?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 75kg
- Thể tích = 0,425m3 = 425.000cm3
- Volume weight = 425.000/6.000 = 70,833kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (75;71) = 75kg

3. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 20 kiện
hàng có gross weight mỗi kiện là 50 (kg) và dimensions mỗi kiện là 200x50x5
(cm3). Hỏi Chargeable weight là bao nhiêu (kg)?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 50 x 20 = 1.000kg
- Volume weight = [(200 x 50 x 5) x 20] / 6.000 = 166,67kg = 167kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (1.000;167) = 1.000kg

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
4. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 10 kiện
hàng có gross weight mỗi kiện là 24 (kg) và kích thước mỗi kiện là 35x45x35
(cm3). Hỏi Chargeable weight là bao nhiêu (kg)?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 24 x 10 = 240kg
- Volume weight = [(35 x 45 x 35) x 10] / 6.000 = 92kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (240;92) = 240kg

5. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 15 kiện
hàng có gross weight mỗi kiện là 40 (kg) và dimensions mỗi kiện là
120x36x16 inch. Hỏi Chargeable weight?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 40 x 15 = 600kg
- Volume weight = [(120 x 36 x 16) x 15] / 366 = 2833kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (600;2833) = 2833kg

6. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 10 kiện
hàng có gross weight mỗi kiện là 20 (kg) và kích thước mỗi kiện là 60x45x60
(cm3). Hỏi Chargeable weight?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 20 x 10 = 200kg
- Volume weight = [(60 x 45 x 60) x 10] / 6.000 = 270kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (200;270) = 270kg

7. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 1 kiện
hàng có gross weight mỗi kiện là 4.7 (kg) và kích thước mỗi kiện là 60x50x20
(cm3). Hỏi Chargeable weight?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 4,7 x 1 = 4,7kg
- Volume weight = [(60 x 50 x 20) x 1] / 6.000 = 10kg

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (4,7;10) = 10kg

8. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 1 kiện
hàng có gross weight mỗi kiện là 500 (kg) và dimensions 70x25x25 (cm 3). Hỏi
Chargeable weight?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 500 x 1 = 500kg
- Volume weight = [(70 x 25 x 25) x 1] / 6.000 = 7,5kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (500;7,5) = 500kg

9. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 20 kiện
hàng có gross weight mỗi kiện là 10 (kg) và dimensions 300x250x20 (cm 3).
Hỏi Chargeable weight là bao nhiêu (kg)?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 10 x 20 = 200kg
- Volume weight = [(300 x 250 x 20) x 20] / 6.000 = 5.000kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (200;5.000) = 5.000kg

10. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 1 kiện
hàng có gross weight là 4.7 (kg) và kích thước là 60x20x20 (cm 3). Hỏi
Chargeable weight là bao nhiêu (kg)?
Xác định Chargeable weight:
- Gross weight = 4,7 x 1 = 4,7kg làm tròn thành 5kg
- Volume weight = [(60 x 20 x 20) x 1] / 6.000 = 4kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (5;4) = 5kg

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
11. Xác định chargeable weight khi được vận chuyển hàng không của 10
kiện hàng có gross weight mỗi kiện là 50 (kg) và kích thước mỗi kiện là
100x50x40 (cm3). Hỏi Chargeable weight là bao nhiêu (kg)?

Xác định Chargeable weight:


- Gross weight = 50 x 10 = 500kg
- Volume weight = [(100 x 50 x 40) x 10] / 6.000 = 333,5kg
Thầy từng chỉ cách làm tròn số như sau:
+ 0,1-0,2-0,3-0,4 làm tròn thành 0,5
+ 0,6- 0,7-0,8-0,9 làm tròn lên 1
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (500;333,5) = 500kg

12. Xác định chargeable weight điều chỉnh, khi được vận chuyển hàng không
của 1 kiện hàng có gross weight là 500 (kg) và dimensions 70x25x25 (cm 3).
Biết rằng chi phí hiện tại là 2590$, mức cước <100kg-9,6$/kg;
<300kg-5,5$/kg; <500kg-5,18$/kg; <700kg-4,5$/kg. Hỏi Chargeable weight
điều chỉnh là bao nhiêu (kg)?
Xác định Chargeable weight:
- Gross weight = 500 x 1 = 500kg
- Volume weight = [(70 x 25 x 25) x 1] / 6.000 = 7,5kg
Mà Chargeable weight = Max(G.W; V.W) = (500;7,5) = 500kg
So sánh với mức cước ở trên thì ta có: 500 x 5,18$/kg = 2590$ (Theo mình
nghĩ thì mức cước ở trên sẽ bé hơn hoặc bằng).
Theo quy tắc thì khối lượng hàng càng lớn thì mức cước càng rẻ →
Chargeable weight điều chỉnh là 501kg.
→ Chi phí mới sẽ là: 500 x 4,5$/kg = 2250$

13. Một lô hàng có 735 thùng, mỗi thùng 15kg, kích thước
50cmx35cmx20cm, tính VGM:

- CDcargo = W/M = 0,015/(0,5 x 0,35 x 0,2) = 0,428 (T/m3)

- Đối với cont’20ft


Payload is reached at: M = Wcont’20/CDcargo = 21,8 / 0,428 = 50,93 m3
Volume untilization = (50,93 / 31,18) x 100% = 163,35%

- Đối với cont’40ft:


Payload is reached at: M = Wcont’40/CDcargo = 27,6 / 0,428 = 64,48 m3
Volume untilization = (64,48 / 67,66) x 100% = 95,3%.

Cách 1: Theo mình biết thì mọi người xác định container bằng cách so sánh
Volume untilization của cont’40ft với Volume untilization của cont’20ft, cái
nào nhỏ hơn thì lấy. Nên trong trường hợp trên chọn container 40ft.

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
Cách 2: Nhưng mình còn biết một cách khác đó là lấy CD cargo so sánh với
363 đối với đơn vị là kg và 0,363 đối với đơn vị là tấn.

Lưu ý:
+ CDcargo > 0,363 là hàng nặng → chọn container 20ft
+ CDcargo ≤ thì là hàng nhẹ → chọn container 40ft

Nên trong trường hợp này ta so sánh (0,428 ≤ 0,363 ) → Chọn container
20ft.

Nếu sử dụng cách 2 để tính xác định container các bài tập ở trong file bài
giảng chương 3 của thầy, thì cách 1 và cách 2 đều xác định cùng 1 loại
container, nhưng không biết sao trong bài này thì 2 cách lại xác định loại
container không giống nhau nên các bạn lưu ý phần này nha. Vì nếu dùng
cách 2 thì ta xác định loại container nhanh hơn và không phải tính toán nhiều
so với cách 1.

Tiếp tục:

+ Nếu chọn cách 1: VGM = 735 x 15 + 3.730 = 14.755 kg (Khối lượng


cont40’ là 3.730).

+ Nếu chọn cách 2: VGM = 735 x 15 + 2.200 = 13225 kg

14. Lô hàng đồng nhất bao gồm 726 thùng carton có kích thước 1 thùng là
50x35x20 (cm) và trọng lượng 1 thùng là 15 kg, hãy xác định VGM khi chất
xếp lô hàng này vào 1 container 20 feet. Hỏi VGM là bao nhiêu kg?

VGM = Số thùng x Khối lượng thùng + Khối lượng container


= 726 x 15 + 2.200 = 13.630kg
Trọng lượng con’20ft: 2.200kg
Trọng lượng con’40ft: 3.730kg

15. Lô hàng đồng nhất bao gồm 1518 thùng carton có kích thước 1 thùng là
50x35x20 (cm), hãy xác định mức độ tận dụng thể tích (Volume utilisation)
khi chất xếp lô hàng này vào 1 container 40 feet có thể tích chứa hàng trong
container là 67.5 m3. Hỏi mức độ tận dụng thể tích là bao nhiêu (%)?

- Volume of carton = 0,5 x 0,35 x 0,2 = 0,035 m3


- Volume of 1518 cartons = 1518 x 0,035 = 53,13 m3
- Volume of container = 67,5 m3
- Volume utillzation = (53,13/67,5) x 100 = 78,71%

HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3
HP - PAGE \* MERGEFORMAT 3

You might also like