You are on page 1of 6

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

Cuộc thi ‘Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ quận Hải Châu, giai đoạn 1930-2015’

------------------

HỌ VÀ TÊN: ……………………………........................................................
ĐẢNG VIÊN: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC:
HỘI VIÊN: LỰC LƯỢNG VŨ TRANG:
HỌC SINH, SINH VIÊN:
NĂM SINH:
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG (địa chỉ)................................................

I : PHẦN TRẮC NGHIỆM


Chọn 01 đáp án đúng duy nhất và khoanh tròn

Câu 1: Qua các thời kỳ lịch sử, quận Hải Châu đã thay đổi những danh
xưng gì?
a. Quận I, quận Hải Châu
b. Khu Đông, quận I, quận Hải Châu
c. Khu Trung, quận I, quận Hải Châu (trang 11-14, LSĐB quận)

Câu 2: Cuối năm 1976, Đảng bộ quận có bao nhiêu chi bộ? Gồm những chi
bộ nào?
a. Có 19 chi bộ; gồm 12 chi bộ phường, 6 chi bộ cơ quan và 1 chi bộ lực lượng
vũ trang (trang 199, LSĐB quận)
b. Có 20 chi bộ; gồm 12 chi bộ phường, 6 chi bộ cơ quan và 2 chi bộ lực lượng
vũ trang
c. Có 21 chi bộ; gồm 13 chi bộ phường, 6 chi bộ cơ quan và 2 chi bộ lực lượng
vũ trang

Câu 3: Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1988, tại Quảng Nam – Đà Nẵng đã
hưởng ứng phong trào gì một cách mạnh mẽ, với những hành động thiết thực?
a. Hướng về biển đảo
b. Hướng về Trường Sa (trang 247, LSĐB quận)
c. Trường Sa thân yêu
1
Câu 4: Thành uỷ lâm thời Đà Nẵng đã công bố quyết định số mấy? Thời
gian nào về việc thành lập Quận uỷ lâm thời quận Hải Châu?
a. Quyết định số 59-QĐ/NS/TU ngày 25-1-1997 (trang 269, LSĐB quận)
b. Quyết định số 59-QĐ/TU ngày 25-1-1997
c. Quyết định số 60-QĐ/TU ngày 25-1-1997
d. Quyết định số 60-QĐ/TU ngày 26-1-1997

Câu 5: Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Hải Châu lần thứ I được tổ chức
vào thời gian nào?
a. Từ ngày 5 đến ngày 7-10-1997
b. Từ ngày 6 đến ngày 7-10-1997 (trang 276, LSĐB quận)
c. Từ ngày 6 đến ngày 8-10-1997

Câu 6: Kết luận số 25-KL/TU ngày 15-10-2004, của Ban Thường vụ Thành
uỷ đã kết luận xác định mục tiêu cơ bản về tình hình và phương hướng xây
dựng, phát triển quận Hải Châu trong những năm đến như thế nào?
a. Xây dựng và phát triển quận theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để
đến năm 2010 cơ bản trở thành đô thị phát triển toàn diện và bền vững, văn minh,
hiện đại.
b. Xây dựng và phát triển quận theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để
đến năm 2010 cơ bản trở thành đô thị phát triển toàn diện và bền vững, văn minh,
hiện đại; xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá của thành
phố Đà Nẵng.
c. Xây dựng và phát triển quận theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để
đến năm 2010 cơ bản trở thành đô thị phát triển toàn diện và bền vững, văn minh và
hiện đại; xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá của thành
phố Đà Nẵng, thực sự là quận tiêu biểu cho đô thị loại I cấp Quốc gia.
d. Xây dựng và phát triển quận theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để
đến năm 2010 cơ bản trở thành đô thị phát triển toàn diện và bền vững, văn minh,
hiện đại; xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá của thành
phố Đà Nẵng, thực sự là quận tiêu biểu cho đô thị loại I cấp Quốc gia. (trang 312-
313, LSĐB quận)

Câu 7: Trong 10 năm 2005-2015, cơ cấu kinh tế quận có sự phát triển và


dịch chuyển như thế nào?
a. Dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng các
ngành công nghiệp và nông nghiệp.
b. Dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng các
ngành công nghiệp và nông nghiệp - thuỷ sản (trang 400, LSĐB quận)

2
c. Dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại, giảm
tỷ trọng các ngành công nghiệp và nông nghiệp - thuỷ sản.

Câu 8: Kết luận số 25-KL/TU ngày 15/10/2004 của Ban Thường vụ Thành
uỷ, nêu bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm mà hệ thống chính trị quận cần phải tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện?
a. 05 nhiệm vụ.
b. 06 nhiệm vụ. (trang 312-314, LSĐB quận).
c. 07 nhiệm vụ.

Câu 9: Đến tháng 10/1997, toàn Đảng bộ quận có bao nhiêu tổ chức cơ sở
đảng trực thuộc?
a. 50 tổ chức cơ sở đảng.
b. 51 tổ chức cơ sở đảng. (trang 275, LSĐB quận)
c. 52 tổ chức cơ sở đảng.

Câu 10: Ban Chấp hành Đảng bộ quận lần thứ I, nhiệm kỳ 1997-2000 có
bao nhiêu đồng chí?
a. 33 đồng chí. (trang 281, LSĐB quận)
b. 35 đồng chí.
c. 37 đồng chí.

Câu 11: Năm 1970, Thường vụ Đặc Khu uỷ cử đồng chí nào về làm Bí thư
Quận uỷ quận Nhất?
a. Đồng chí Nguyễn Văn Tấn.
b. Đồng chí Nguyễn Thanh Năm. (trang 158, LSĐB quận)
c. Đồng chí Trần Văn Đán.
Câu 12: Trong nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8/1971, thanh niên học sinh
quận Nhất đã vận động chống bầu cử bằng những chiến dịch nào?
a. Chiến dịch: Tiền bầu cử, Hát cho đồng bào tôi nghe.
b. Chiến dịch: Nói cho đồng bào tôi nghe, nghe đồng bào tôi nói.
c. Chiến dịch Tiền bầu cử và chiến dịch Nói cho đồng bào tôi nghe, nghe đồng
bào tôi nói, Hát cho đồng bào tôi nghe. (trang 162, LSĐB quận)

Câu 13: Đặc Khu uỷ Quảng Đà quyết định sáp nhập các quận thành
quận Nhất như trước, vào thời gian nào?
3
a. Tháng 8-1974. (trang 169, LSĐB quận)
b. Tháng 9-1974.
c. Tháng 10-1974.

Câu 14: Quận Hải Châu thuộc Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung
ương được thành lập vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 20/1/1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ
b. Ngày 21/1/1997 theo Nghị định số 07/NĐ-CP của Chính phủ
c. Ngày 22/1/1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ
d. Ngày 23/1/1997 theo Nghị định số 07/NĐ-CP của Chính phủ (trang 268,
LSĐB quận)

Câu 15: Tháng 9-1945, Xứ uỷ Trung kỳ quyết định thành lập Thành uỷ Đà
Nẵng do ai làm Bí thư?
a. Đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn
b. Đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ (trang 59, LSĐB quận)
c. Đồng chí Nguyễn Trác
d. Đồng chí Lê Văn Quý

Câu 16. Quận Hải Châu có đầy đủ 13 phường như hiện nay trên cơ sở
quyết định nào của Chính phủ?
a. Nghị định số 24/2005/NĐ-CP ngày 2/3/2005 của Chính phủ
b. Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 5/8/2005 của Chính phủ
c. Nghị định số 24/2005/NĐ-CP ngày 2/3/2005 và Nghị định số 102/2005/NĐ-
CP ngày 5/8/2005 của Chính phủ (trang 14-15, LSĐB quận)

Câu 17: Tại Đảng bộ Quận Hải Châu lần thứ I, đại hội xác định cơ cấu
kinh tế của quận là gì?
a. Thương mại - dịch vụ, Công nghiệp, Thuỷ sản - nông sản (trang 278, LSĐB
quận)
b. Thương mại - công nghiệp, Thuỷ sản - nông nghiệp
c. Công nghiệp - dịch vụ, Thuỷ sản - nông sản

Câu 18: Trong những ngày đầu kháng Pháp, nơi in dấu tinh thần chiến
đấu hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến của những
năm 1858-1860.
4
a. Nghĩa trủng Phước Ninh
b. Nghĩa trủng Hòa Vang
c. Nghĩa trủng Nam Dương
d. Câu a và b. (trang 27, LSĐB quận)

Câu 19: Trong những năm 1936-1937, Đảng ta chủ trương vận động thành
lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, kết hợp tổ chức và hoạt động bí mật với
công khai hợp pháp, phát động phong trào Đông Dương Đại hội, tập hợp nhiều
thành phần tham gia lực lượng đấu tranh, phát triển phong trào trên diện rộng
đi đôi với củng cố theo chiều sâu. Đồng chí Lê Văn Hiến cùng một số đồng chí
khác mở hiệu sách nhằm mục đích gây quỹ cho Đảng, đồng thời làm cơ quan
truyền bá tư tưởng cách mạng trong nhân dân, đặc biệt là đối với thanh niên.
Đồng chí hãy cho biết tên gọi của hiệu sách lúc bấy giờ?
a. Hiệu sách Quảng Đà
b. Hiệu sách Việt Quảng (trang 42, LSĐB quận)
c. Hiệu sách Phương Nam
d. Hiệu sách Cảo Thơm

Câu 20: Phong trào đấu tranh giai đoạn 1936-1939 phát triển, các hội ái
hữu được thành lập - đó là những tổ chức quần chúng, tập hợp lực lượng rộng
rãi dưới hình thức công khai hợp pháp. Đầu năm 1937, Hội ái hữu tiểu thương
được thành lập đầu tiên ở đâu và do ai phụ trách?
a. Tại chợ Cồn và do Trần Thị Minh phụ trách
b. Tại chợ Cồn và do Hà Văn Tính phụ trách
c. Tại chợ Hàn và do Hà Văn Tính phụ trách
d. Tại chợ Hàn và do Trần Thị Minh phụ trách (trang 46, LSĐB quận)

--------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Đảng bộ Quận Hải Châu (1930-2015), Nxb. Đà Nẵng, 2020.

PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN (CHỌN 01 TRONG 02 CÂU)


Câu 1: Từ nội dung trong Cuốn sách lịch sử Đảng bộ quận Hải Châu, đồng
chí, ông (bà), anh (chị) hãy cho biết cảm nhận của mình về những thành tựu mà
Đảng bộ quận đạt được trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển.
Câu 2: Từ thực tế nơi công tác, sinh sống, học tập, làm viêc, đồng chí, ông
(bà), anh (chị) kiến nghị, đề xuất, hiến kế hoặc bản thân sẽ làm gì để đóng góp cho
sự nghiệp phát triển của quận Hải Châu trong thời gian tới.

5
* Bài viết có nội dung không quá 1.000 từ (từ 02 trang A4, cỡ chữ 14 font
Times New Roman); nếu bài viết được trình bày đẹp với hình ảnh, biểu đồ… minh
họa phù hợp với nội dung sẽ được cộng thêm điểm.
* Khuyến kích tác giả cung cấp thêm tài liệu, ấn phẩm, ảnh tư liệu… có liên
quan đến quận Hải Châu qua các giai đoạn lịch sử (1930-2020).

You might also like