You are on page 1of 11

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU

“LỊCH SỬ CHÂU BẾN GIẰNG - HUYỆN NAM GIANG 75 NĂM


HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
(10/3/1948- 10/3/2023)

Họ và tên: NGUYỄN THỊ LƯƠNG


Sinh ngày: 25/05/1990 ; Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Đảng viên: Đảng viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thạnh Mỹ
Nơi thường trú: Tổ 8 thôn Thạnh Mỹ 2, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang,
tỉnh Quảng Nam
Số điện thoại: 0384629975

Câu 1: Trước khi thành lập Châu Bến Giằng (3/1948), đoàn cán bộ xây
dựng vùng Bến Giằng đã có những hoạt động như thế nào?

Trả lời:
Với chính sách đoàn kết dân tộc, sau cách mạng tháng Tám 1945 thành
công, Đảng ta đã rất coi trọng quyền lợi chính trị, vị trí chiến lược cách mạng của
vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Quảng Nam- Đà Nẵng, tháng 6 năm 1946, để tiến hành các cuộc vận
động cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc ít người và xây dựng miền núi thành
hậu phương kháng chiến, theo chủ trương chung của Khu ủy 5 và Ủy ban Hành
chính miền Nam Trung bộ, Tỉnh ủy và Ủy ban Hành chính Quảng Nam quyết định
thành lập phòng Quốc dân thiểu số tỉnh và chỉ định đồng chí Trần Học Giới làm
trưởng phòng. Cơ quan Quốc dân thiểu số lúc đầu đóng tại Hội An, sau ngày toàn
quốc kháng chiến (20/12/1946) chuyển vào Tam Kỳ. Mặc dù với số lượng cán bộ
còn ít nhưng ngay sau ngày thành lập phòng đã bắt tay ngay vào công tác, tích cực
tuyển chọn cán bộ phụ trách các vùng Hiên – Giằng, Trà My- Phước Sơn và miền
tây Hòa Vang.
Đoàn cán bộ xây dựng vùng Bến Giằng được thành lập vào tháng 12 năm
1946 gồm có các đồng chí Trần Tường (trưởng đoàn), Trần Hùng, Trần Nhung.
Bấy giờ do khí thế cách mạng của cả nước, cả tỉnh thôi thúc, hơn nữa các đồng chí
trong đoàn đã ít nhiều có hiểu biết về miền núi và các phong tục các dân tộc địa
phương, nên ngay từ những ngày đầu triển khai công tác, đoàn cán bộ xây dựng
vùng Bến Giằng đã vượt qua được những bỡ ngỡ vốn thường xảy ra trong buổi
ban đầu. Theo chủ trương Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của phòng Quốc dân thiểu số, nội
dung hoạt động của đoàn xây dựng vùng Bến Giằng gồm có các nội dung:
1. Vận động xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân bao gồm giữa đồng
bào dân tộc với đồng bào dân tộc, giữa Thượng và Kinh, giữa địa phương này với
địa phương khác.
2. Tuyên truyền, vận động, tổ chức chính quyền thôn, xã để chuẩn bị một
bước cho việc tiến tới thành lập châu Bến Giằng.
3. Vận động và hướng dẫn đồng bào tăng gia sản xuất.
4. Vận động và tổ chức phong trào dạy và học văn hóa, cải tiến phong tục.
5. Vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của bọn thực dân đế quốc, tuyên truyền
đường lối chính sách của Đảng và Mặt trận Việt Minh; vận động đồng bào tham
gia ủng hộ cách mạng, góp phần đánh thắng giặc Pháp xâm lược.

Bám chắc vào các nội dung, yêu cầu trên, dựa vào khả năng của cán bộ và
tình hình thực tế của địa bàn công tác. Đoàn cán bộ xây dựng vùng Bến Giằng đã
xâm nhập vào các thôn, làng và từng bước thu được những kết quả phấn khởi. Chỉ
trong vòng 13 tháng, từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 12 năm 1947, với sự hoạt
động của các cán bộ trong đoàn, nhiều đơn vị thôn dựa theo đơn vị làng của đồng
bào địa phương đã được tổ chức, chính quyền thôn được thành lập, mỗi thôn có ba
người gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch và Ủy viên quân sự. Đoàn cũng đã tổ chức
được hai đơn vị xã ở vùng thấp đó là xã Angạt và xã Paông. Xã Angạt gồm có các
thôn Ba Khơ, M’ O, Ca Bung, Pađhôr, Nước Nhỉ, Hoa, Bông Bạc, Chađó,
Pazoang trong, Pazoang ngoài… do Bhnướcch Đá làm Chủ tịch và Conh Thiết
làm Phó Chủ tịch. Xã Paông gồm có các thôn Rô (Agiă), Ngói (Alăh), Palanh,
Caong, Đủ, Trân, Pa’ ia (Rồng), Pa ròng, Zading, Dễ… do Conh Chưa là Chủ tịch
và Taviếu làm Phó Chủ tịch.
Kết hợp với việc thành lập chín quyền thôn, xã, Đoàn cán bộ xây dựng vùng
Bến Giằng đã tuyên truyền về đoàn kết, về phát triển sản xuất và đặc biệt là tuyên
truyền về Bác Hồ và về Mặt trận Việt Minh. Phương thức hoạt động chính của
đoàn là tổ chức từng đợt công tác, mỗi đợt đi một số địa phương phát động, thời
gian dài hay ngắn tùy thuộc vào kế hoạch của Đoàn. Sau mỗi đợt công tác đoàn lại
về đứng chân tại xã Hiền Lương. Nơi hội họp của đoàn lúc này là trại sản xuất của
Mặt trận Việt Minh huyện Đại Lộc ở Ba Trang.
Mặc dù trong đoàn chưa có đảng viên để làm nòng cốt, địa bàn hoạt động
chủ yếu ở vùng thấp, nhưng nhìn chung qua hơn một năm công tác đoàn cán bộ
xây dựng vùng Bến Giằng đã xây dựng được những cơ sở chính quyền thôn, xã
ban đầu, tạo cơ sở cho việc thành lập châu Bến Giằng vào ngày 10 tháng 3 năm
1948.

Câu 2: Ông bà, anh chị hãy cho biết sự kiện Châu Bến Giằng – nay là
huyện Nam Giang được thành lập ngày tháng năm nào? Danh sách Chủ tịch,
Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Châu. Ý nghĩa…..
Trả lời:
Để tăng cường công tác xây dựng căn cứ miền núi, từ đầu năm 1948, Tỉnh
ủy chủ trương thành lập đoàn “Tây tiến” và đoàn “Chiến sĩ vô danh” do Mặt trận
Liên Việt tỉnh điều động, mà nòng cốt là thanh niên tình nguyện của các huyện
Đại Lộc và Quế Sơn lên xây dựng vùng Bến Giằng. Đoàn Tây tiến làm nhiệm vụ
vận động chính trị, xây dựng cơ sở, vận động đoàn kết, sản xuất... Đoàn Chiến sĩ
vô danh làm nhiệm vụ dạy bình dân học vụ nhằm xóa nạn mù chữ, vận động đồng

2
bào ăn ở hợp vệ sinh, phòng các dịch bệnh, tuyên truyền việc chữa bệnh bằng
thuốc nam...
Thực hiện quyết định của Chính phủ về việc tách một số đơn vị ở vùng
miền núi để thành lập đơn vị hành chính mới, trong đó có Bến Giằng. Ngày
10/3/1948, tại Bến Giằng, Đại hội thành lập Châu được tổ chức. Về dự Đại hội có
300 đại biểu, gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân thôn, từ vùng thấp đến vùng
cao, các cán bộ, đảng viên đang công tác tại Bến Giằng; Đại diện Ban chỉ huy
hành lang Hạ Lào, đại diện Đảng bộ- Ủy ban Kháng chiến- Hành chính huyện Đại
Lộc. Đồng chí Đoàn Kim và Phan Trấp- lãnh đạo Phòng quốc dân thiểu số tỉnh về
dự và chỉ đạo Đại hội.
Đồng chí Đoàn Kim, thay mặt Phòng quốc dân thiểu số tỉnh công bố quyết
định của Ủy ban kháng chiến- Hành chính Nam Trung Bộ về việc thành lập Châu
Bến Giằng trên cơ sở sát nhập 71 làng xã cũ trước đây nằm ở phía tây huyện Đại
Lộc. Đại hội nêu bật vị trí chiến lược quan trọng của vùng miền núi Bến Giằng và
nhấn mạnh ý nghĩa tách vùng Bến Giằng từ huyện Đại Lộc, thành lập đơn vị hành
chính đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh, tạo điều kiện tốt nhất để lãnh đạo, và
chỉ đạo phát triển phong trào cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn
kết Kinh - Thượng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng căn cứ địa cách mạng để
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giữ vững nền độc lập của dân tộc.
Đại hội đã được tiếp thu chủ trương của cấp trên về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của Ủy ban - Hành chính Châu, Ủy ban nhân dân Hội đồng xã, thôn. Đại
hội nêu quyết tâm phấn đấu xây dựng Châu Bến Giằng ngày một lớn mạnh, đáp
ứng yêu cầu về xây dựng và giữ vững căn cứ địa cách mạng ở miền núi. Đại hội
đã thông qua danh sách Ủy ban Kháng chiến- Hành chính Châu gồm 7 người, do
ông Cónh Ngươn làm Chủ tịch, ông Trần Tiến làm Phó Chủ tịch, đồng chí
Nguyễn Lâm làm ủy viên Thường trực và các ông Cónh Giang, Trương Đình
Toản, Tr’ gia và Cónh Dươi làm ủy viên.
Để đáp ứng một số yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách, Ủy ban kháng chiến hành
chính Châu Bến Giằng đã đề ra một số chương trình công tác trọng tâm: Tuyên
truyền giáo dục các dân tộc hiểu về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và
Mặt trận; xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết Kinh – Thượng, đoàn kết quân
dân, cùng nhau chung lòng, chung sức kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược;
củng cố, xây dựng chính quyền thôn, xã; thành lập Ban kinh tế Kinh- Thượng,
Khu kinh tế Kinh- Thượng để tiếp tế hàng hóa thiết yếu cho đồng bào, tổ chức
khai thác và tiêu thụ lâm thổ sản của đồng bào; hướng dẫn đồng bào tăng gia sản
xuất, cải thiện đời sống…
Cuối tháng 12 năm 1948, thực hiện chủ trương của Ủy ban Kháng chiến-
Hành chính tỉnh về việc đổi tên một số huyện và sáp nhập xã lần thứ hai, theo đó,
Châu Bến Giằng được đổi tên thành huyện Bến Giằng (nay là huyện Nam Giang)

Câu 3: Đảng bộ Huyện Nam Giang được thành lập vào ngày tháng năm
nào, ở đâu, do ai làm bí thư? Hãy nêu ý nghĩa sự kiện Đảng bộ huyện được
thành lập?
Trả lời:

3
Ngày 28 tháng 6 năm 1949, Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện được tổ
chức tại trại tăng gia sản xuất Thạnh Mỹ. Đồng chí Nguyễn Kiều, thừa ủy nhiệm
của Tỉnh uỷ công bố quyết định thành lập Đảng bộ huyện Bến Giằng (nay là Đảng
bộ huyện Nam Giang) và chỉ định Ban chấp hành lâm thời có 7 đồng chí:
1. Đ/c Võ Lỵ - Làm Bí thư
2. Đ/c Nguyễn Lâm - Làm phó Bí thư
3. Đ/c Trương Bá Kiều - Uỷ viên Ban Thườngvụ
4. Đ/c Trần Tiến - Huyện uỷ viên
5. Đ/c Zoãn Thử - Huyện uỷ viên
6. Đ/c Trần Dư - Huyện uỷ viên dự khuyết
7. Đ/c Nguyễn Tấn Xưng- Huyện uỷ viên dự khuyết.
* Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng bộ huyện:
- Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện ngày 28 tháng 6 năm 1949 là một sự
kiện có ý nghĩa lớn, ghi nhận kết quả của quá trình vận động xây dựng và phát
triển ở Bến Giằng, đánh dấu một bước chuyển biến cả về lượng và chất của phong
trào cách mạng trong toàn Huyện.
- Đảng bộ huyện ra đời là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của các phong
trào cách mạng Huyện nhà trong các giai đoạn lịch sử sau này.
- Cùng với việc Châu Bến Giằng (nay là huyện Nam Giang) ra đời và Đảng
bộ huyện được thành lập đã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo Nhân dân các dân tộc trong
Huyện xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở địa phương, đặc biệt là xây
dựng Huyện thành vùng căn cứ vững chắc, nối liền với vùng miền núi liên hoàn
rộng lớn, làm hậu cứ sản xuất, quốc phòng, đặt kho tàng, nơi trú quân, là bàn đạp
của chủ lực ta tiến công địch.
Câu 4: Hãy cho biết những nội dung cơ bản và kết quả của Phong trào
“Rèn cán, chỉnh quân” được Huyện ủy Nam Giang phát động vào tháng 9
năm 1950.

Trả lời:
Tháng 9/1950, Huyện uỷ phát động phong trào “Rèn cán, chỉnh quân” và
mở các lớp bồi dưỡng lý luận ngắn hạn cho đảng viên với nội dung: Đảng tính,
giai cấp tính, quan điểm quần chúng, tinh thần quốc tế vô sản. Ngoài ra còn hướng
dẫn cho các chi bộ tổ chức học tập nội dung: Cần kiệm, liêm chính, sửa đổi lề lối
làm việc, lãnh đạo kiểm tra… để nâng cao trách nhiệm cho mỗi cấp ủy viên và
Đảng viên trong việc xây dựng chi bộ tự động công tác. Huyện ủy đặc biệt nhấn
mạnh đến vị trí vai trò của cán bộ, đảng viên người Kinh phụ trách cơ sở, xem đó
là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh các mặt hoạt động, đưa chủ trương, Nghị quyết
của Đảng thấm nhuần trong nhân dân.

Để thực hiện mục tiêu trên, Huyện uỷ thành lập các đoàn cán bộ đặc trách
các vùng, đặc biệt là vùng Đa Năng Ty để nắm tình hình về thực hiện chính sách
dân tộc trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, quan hệ giữa các binh trạm

4
hành lang Hạ Lào với các địa phương, phát hiện những lệch lạc để có chủ trương
uốn nắn kịp thời.
Qua sinh hoạt, học tập, huấn luyện lần này đã góp phần nâng cao nhận thức
cho đảng viên, đồng thời kết hợp tự phê bình và phê bình, đã rút ra những khuyết
điểm, đồng thời khen thưởng cho những đơn vị, cá nhân làm tốt. Kết quả phong
trào thi đua ái quốc, thi đua nội bộ với nội dung 5 tốt (đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, học
tập tốt, sản xuất tốt và tự túc tốt), trong phong trào thi đua 1950-1951, Huyện uỷ
đã biểu dương những gương người tốt, việc tốt, bầu chọn một số tấm gương tiêu
biểu như Alăng Đhâu (chiến sĩ dân công), Võ Xuân Sơn (chiến sĩ Tây tiến)…
Sau gần 1 năm thực hiện “rèn cán, chỉnh quân” đã bước đầu có hiệu quả, bộ
máy cán bộ cấp huyện được tinh giảm, phương thức công tác của cán bộ đặt trách
xây dựng xã có chuyển biến, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn giữa cán bộ,
đảng viên và nhân dân trên hành lang Hạ Lào, phát hiện và có biện pháp giải quyết
nạn đói, đau, lạt… Đã đưa đoàn cán bộ “tây tiến” và lực lượng bộ đội địa phương
đứng bám vùng Đa Nâng Ty để tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng phong
trào du kích chiến tranh, làm cho đồng bào một lòng theo Chính phủ Bác Hồ, đứng
dậy tự vũ trang, ngăn chặn địch mở các đợt càn quét, phát triển “goum”, lập tề.
Chính từ sự chuyển hướng hoạt động cơ bản này mà phong trào toàn huyện được
dấy lên mạnh mẽ.
Cùng với việc “Rèn cán, chỉnh quân”, công tác xây dựng lực lượng vũ trang
được tăng cường và củng cố. Đến cuối năm 1950, lực lượng vũ trang huyện được
phát triển và tổ chức 1 đại đội, do đồng chí Cónh Xu làm Đại đội trưởng, đồng chí
Đinh Chuyển làm Chính trị viên. Ban chỉ huy huyện đội được kiện toàn, đồng chí
Nguyễn Hưng được cử làm huyện đội trưởng, đồng chí Phạm Phong làm Chính trị
viên. Công tác xây dựng lực lượng dân quân và phong trào dân công phục vụ
chiến trường được phát động mạnh mẽ. Nếu như năm 1949, số dân quân của
huyện có 724 đội viên, huy động đóng góp 30.000 ngày công, thì đến năm 1950,
số quân tăng lên 1.635 đội viên và huy động được 112.000 ngày công vận chuyển,
làm lán trại, làm kho tàng và làm đường phục vụ trên hành lang Hạ Lào. Nam
Giang là huyện miền núi chiếm tỷ lệ cao nhất về việc phát triển lực lượng dân
quân. Công tác huấn luyện, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật nhằm nâng
cao trình độ nhận thức cho dân quân được chú trọng. Hằng năm, huyện đều mở
lớp huấn luyện cho dân quân, du kích xã, chỉ riêng năm 1950, Huyện đội tổ chức
37 lớp, huấn luyện cho 970 đội viên dân quân.
Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh uỷ về mở cuộc vận động “luyện quân lập công”
trong lực lượng vũ trang. Trong năm 1950 – 1951, huyện đội đẩy mạnh huấn
luyện chính trị, tập luyện quân sự thực hiện quan điểm “quân đội ta từ nhân dân
mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Qua thực hiện cuộc vận động, trình độ tác chiến
cũng như quan điểm lập trường, giác ngộ chính trị của cán bộ, chiến sĩ được nâng
lên, đồng thời bước đầu trang bị được 10 khẩu súng trường và lựu đạn, mã tấu,
góp phần bảo vệ nhân dân an tâm sản xuất.

Câu 5: Huyện Nam Giang đã có những đóng góp về nhân tài và vật lực
như thế nào cho chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Mùa xuân 1975?

5
Trả lời:
Là một bộ phận căn cứ địa miền núi của tỉnh Quảng Đà và là địa bàn nằm
sát nách cứ điểm của địch, nên bấy giờ Nam Giang là hậu phương trực tiếp, là nơi
tập trung binh lực tiến hành cuộc tiến công. Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc
trong huyện với tinh thần cách mạng triệt để và tinh thần yêu nước nồng nàn đã
đem hết tinh thần, lực lượng để phục vụ cho bộ đội đánh giặc.
Tháng 10 năm 1974, căn cứ tình hình và thời cơ chiến lược mới, Bộ Chính
trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.
Tháng 1 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra phương án giải
phóng miền Nam, trong đó nêu rõ: “Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì
lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Căn cứ vào phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng và khu uỷ V, Đặc khu Quảng Đà họp bàn kế hoạch tác chiến và
chỉ đạo các địa phương tích cực chuẩn bị các mặt cần thiết đón thời cơ. Thực hiện
Chỉ thị của Ban Thường vụ Đặc khu uỷ, Đảng bộ huyện Nam Giang dốc hết sức
mình cho nhiệm vụ phía trước và trực tiếp nhất là phục vụ chiến dịch giải phóng
thành phố Đà Nẵng.
Trong khi đó, để tập trung xây dựng Thượng Đức thành quận giải phóng
hoàn chỉnh, ngày 10 tháng 12 năm 1974, Đặc khu Quảng Đà quyết định thành lập
Ban cán sự Đảng và Ủy ban Nhân dân cách mạng quận Thượng Đức. Ban cán sự
gồm 9 đồng chí, đồng chí Nguyễn Công Ba được chỉ định làm Bí Thư, đồng chí
Võ Xuân Sơn và đồng chí Nguyễn Trung Chính làm Phó bí thư Ban cán sự. Quận
Thượng Đức gồm 8 xã, 34 thôn, trong đó các thôn người Kinh: Gỗ, Ba Tớt, Thạnh
Mỹ, Đá Trắng, Đầu Gò, Đồng Chàm, Thác Cạn tách ra từ huyện Nam Giang.
Những ngày cuối năm 1974 đầu năm 1975, địa bàn Thạnh Mỹ trở nên nhộn
nhịp trong công tác vận tải phục vụ chiến trường, Ban giao thông huyện tổ chức
cho Thanh niên và dân công khẩn trương hoàn thành con đường mang tên Thắng
Lợi đoạn từ Thạnh Mỹ đi ngã ba Quế Sơn, xuống vùng Lộc Sơn (Đại Lộc) và sửa
chữa con đường 14 đoạn từ Thạnh Mỹ xuống Thượng Đức, để phục vụ cho bộ đội
hành quân đưa vũ khí, xe pháo tấn công Đà Nẵng. Suốt đợt tấn công và nổi dậy,
hầu hết cán bộ, Nhân dân trong huyện sẵn sàng đội ngũ chờ Đảng gọi lên đường;
2/3 cán bộ người Kinh các ngành của huyện có lệnh điều động xuống đồng bằng
để tham gia tiếp quản Đà Nẵng… Lực lượng vũ trang huyện và du kích xã, thôn
theo Chỉ thị của Huyện uỷ trực chiến 24/24 giờ ở các điểm quan trọng, chủ yếu là
vùng Thạnh Mỹ nơi quân ta đang trú, có nhiều kho tàng, đầu mối đường Trường
Sơn chiến lược; đề phòng địch có thể phản ứng đánh vào căn cứ của ta khi ta tấn
công Đà Nẵng. Những ngày này, núi rừng huyện nhà lại bùng lên khí thế mới,
nhộn nhịp khác thường, trên các trục đường chiến lược, đặc biệt đường Trường
Sơn và đoạn đường từ Thạnh Mỹ về Đại Lộc, Hoà Vang, xe chạy, người đi, bến
sông phà qua lại tấp nập, người người chào nhau, gọi nhau kể cho nhau các tin tức
mới nhất, nóng hổi nhất mà mình vừa nghe được. Quân ta đông vô kể, áo xanh,
quần xanh với xe và pháo, vũ khí sáng ngời ánh thép, rầm rộ xuôi về Nam, tiến
xuống đồng bằng.

6
Ngày 24 tháng 3 năm 1975, thị xã Tam Kỳ được giải phóng, tiếp đến các
địa phương khác trong tỉnh lần lượt được giải phóng, đến ngày 29 tháng 3 năm
1975 khi các cánh quân ta đang tiến vào Đà Nẵng thì Ban chấp hành Đảng bộ
huyện ra mệnh lệnh khởi nghĩa; động viên toàn thể Nhân dân huyện đẩy mạnh mọi
mặt, sẵn sàng đáp ừng lời kêu gọi của Đảng, đối phó với mọi tình huống nếu cuộc
tiến công và nổi dậy ở đồng bằng và thành phố Đà Nẵng tiếp tục kéo dài. Song khi
mệnh lệnh vừa công bố thì tin giải phóng Đà Nẵng đã bay về.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, chiến dịch Hồ Chí
Minh kết thúc thắng lợi vẻ vang. Trên quê hương cũng như đất nước ta sạch bóng
quân thù, kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc. Tháng 4 năm
1975, tại Thạnh Mỹ, Huyện uỷ, Ủy ban Nhân dân cách mạng huyện Nam Giang,
long trọng tổ chức mít tinh mừng Tổ quốc toàn thắng. Từ đây, Đảng bộ và Nhân
dân huyện Nam Giang lại bắt tay vào thời kỳ mới, hàn gắn vết thương chiến tranh,
xây dựng quê hương và đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước
của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.
Câu 6: Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (từ 1986
đến nay), huyện Nam Giang đã đạt được những thành tựu cơ bản nào trên
các lĩnh vực kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng
Đảng?

Trả lời:
Là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, xuất phát điểm thấp nên Nam
Giang còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội. Song, qua gần 30
năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (từ 1986 đến nay) dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện, trong những năm qua Huyện ủy đã có nhiều Nghị quyết, Chương
trình hành động về phát tiển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh và công tác xây
dựng Đảng ở địa phương.

Là một huyện miền núi của tỉnh, xuất phát điểm kinh tế thấp, trình độ dân
trí chưa đồng đều. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự nỗ lực của quân
và dân huyện nhà, trong những năm qua Nam Giang đã có những bước đi thích
hợp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, tập trung phát triển sản
xuất, xác định theo hướng cơ cấu “Nông - lâm, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp,
thương mại -dịch vụ và du lịch”. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX nhiệm kỳ
(2020- 2025) đề ra 03 nhiệm vụ đột phá, đó là: (1)Tập trung phát triển kinh tế
Nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với xây dựng nông thôn
mới và giảm nghèo bền vững; (2) Đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng công nghệ thông
tin, từng bước hiện đại hóa nền hành chính; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong quá trình triển khai thực
hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt, các cụm công nghiệp từng bước được quy
hoạch gắn với sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm; xây
dựng nông thôn mới; coi định cư là nhiệm vụ trung tâm, gắn với tổ chức lại sản
xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cho phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng, khi hậu của địa phương…

7
Trong đó xác định, sản xuất Nông lâm nghiệp là thế mạnh của huyện với
nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi được đầu tư như: mô hình trồng cây ăn quả,
cây đặc sản địa phương, cây dược liệu, trồng rừng gỗ lớn, chăn nuôi bò, nuôi heo
bản địa... đã và đang được tập trung đầu tư bước đầu mang lại hiệu quả tích cực;
tổng sản lượng lương thực hàng năm bình quân đạt trên 6.800 tấn; chăn nuôi phát
triển với hàng ngàn gia súc, gia cầm. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ từng bước phát triển, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục như
dệt thổ cẩm, đan lát… góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho một bộ
phận Nhân dân. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dự báo sẽ
có nhiều khởi sắc, với hơn 20 dự án đã và đang được đề xuất thu hút đầu tư vào
huyện, nhất là đầu tư cụm công nghiệp thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ. Các cơ sở
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đóng góp bình quân hàng năm vào ngân sách
các cấp trên 183 tỷ đồng (giai đoạn 2017-2020 là 733,311 tỷ đồng), tăng trên
11,4% so với năm 2017. Đặc biệt trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại
dịch Covid – 19, mức đóng góp của nhà máy xi măng Thạnh Mỹ và các nhà máy
thủy điện trên địa bàn huyện vào ngân sách nhà nước tăng gấp nhiều lần so với
năm 2017 như là Thủy điện Sông Bung 2, Sông Bung 4 đóng góp trên 137 tỷ
đồng, Thủy điện Sông bung 4A đóng góp trên 45,4 tỷ đồng; Nhà máy Xi măng
Thạnh Mỹ đóng góp trên 268,9 tỷ đồng. Trong năm 2022, tình hình kinh tế- xã hội
trên địa bàn huyện tiếp tục được ổn định và phát triển, 19/19 chỉ tiêu chủ yếu đều
hoàn thành và hoàn thành vượt mức, trong đó có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch mà
Nghị quyết năm 2022 đã đề ra. Nổi bật trong năm thu ngân sách Nhà nước tiếp tục
vượt kế hoạch với nguồn thu là 526 tỷ đồng, đạt 229,46% dự toán, trong đó tiếp
tục có sự đóng góp rất quan trọng của nhà máy xi măng Thạnh Mỹ và các nhà máy
thủy điện trên địa bàn huyện. Hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ tiếp
tục phục hồi, đi vào hoạt động ổn định, có chiều hướng phát triển tốt đạt 1.932 tỷ
đồng, bằng 113,6% chỉ tiêu Nghị quyết; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt
541 tỷ đồng, bằng 109,3% chỉ tiêu Nghị quyết.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, với 100% số xã
có đường ô tô đi đến trung tâm, các đường giao thông nông thôn hầu hết được bê
tông hóa; các trường học, phòng khám đa khoa Chà Vàl, điện lưới Quốc gia được
kéo về các thôn phục vụ sản xuất và sinh hoạt; 80% dân cư nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh; cơ bản phủ mạng điện thoại, sóng phát thanh, truyền hình;
nhiều công trình được đầu tư như Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, Khu trung tâm
hành chính của huyện gắn với sự phát triển, mở rộng của đô thị Thạnh Mỹ. Huyện
ủy Nam Giang đã Ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 30/11/2022 xây dựng
và phát triển đô thị thị trấn Thạnh Mỹ giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm
2030. Nghị quyết đề ra mục tiêu chung đó là: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng
đô thị Thạnh Mỹ theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ, bền vững, sáng-xanh-
sạch-đẹp; có chất lượng môi trường sống tốt; là đầu tàu kéo theo sự lan tỏa, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Đến năm 2025, trên cơ sở giữ
vững 25 tiêu chuẩn đã đạt ở mức tối đa, hoàn thiện thêm 13 tiêu chuẩn đã đạt được
ở mức tối thiểu và trung bình, tiếp tục đầu tư để hoàn thành các tiêu chuẩn chưa

8
đạt còn lại. Phấn đấu đến năm 2030, cơ bản đạt 52/54 tiêu chuẩn của đô thị loại V,
thuộc vùng miền núi (trừ 02 tiêu chuẩn về mật độ dân số).
Các lĩnh vực văn hóa- xã hội được quan tâm thực hiện tốt; chất lượng giáo
dục được nâng lên, với 16/26 trường đạt chuẩn quốc gia, nhiều năm liền huyện
Nam Giang luôn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học, bậc học. Ðối với
công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCG, XMC), năm 2022 đạt tỷ lệ 100%
(đạt chuẩn PCGDMN trẻ em 5 tuổi; PCGD Tiểu học đạt mức độ 3, xóa mù chữ
đạt mức độ 2; PCGD THCS đạt chuẩn mức độ 3).
Hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao có nhiều khởi sắc, nhiều
năm liền là một trong số ít địa phương dẫn đầu các huyện miền núi trong tỉnh về
phong trào về văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao. Hệ thống truyền thanh, truyền
hình luôn được đầu tư phát triển. Ngoài hệ thống Đài huyện, các xã, thị trấn đều
đã có Đài Truyền thanh xã, trong đó, có 05 xã đã lắp đặt Đài truyền thanh ứng
dụng công nghệ thông tin viễn thông (xã La Êê, La Dêê, Đắc Tôi, Tà Bhing và th ị
trấn Thạnh Mỹ). Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã và
đang trở thành phong trào rộng lớn. Công tác xã hội hóa trong xây dựng, sửa chữa
Gươl, Moong, các địa phương thực hiện tốt; đến nay các thôn đều có Gươl,
Moong, Nhà sinh hoạt cộng đồng (Nhà văn hóa thôn), toàn huyện có 91,6% hộ gia
đình đạt chuẩn văn hoá, 47/50 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa, bằng 94% tổng số
thôn; có 85/105 tộc họ văn hóa. Mạng lưới y tế luôn được củng cố và phát huy, cơ
sở vật chất ngày càng được tăng cường, tỉ lệ bác sĩ/số dân thuộc diện cao trong
toàn tỉnh, bình quân 12,5 bác sĩ/vạn dân; 100% dân số được quản lý sức khỏe, có
8/12 xã đã được công nhận xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, Các Chương trình
mục tiêu về y tế được triển khai hầu khắp trên địa bàn huyện, nhất là đại dịch
Covid-19 xảy ra chưa có tiền lệ, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm
của hệ thống chính trị và sự đồng lòng của Nhân dân nên đến nay dịch bệnh được
kiểm soát, các hoạt động dần trở lại trạng thái bình thường. Công tác chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho đối tượng chính sách và người có công cách mạng
được quan tâm thực hiện đảm bảo.
Quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, ổn định; thế
trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, an ninh biên giới luôn được quan tâm
xây dựng vững chắc. Phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 huyện Nam Giang
và Đắc Chưng (Lào). Định kỳ hàng năm, Đảng bộ và chính quyền hai huyện đều
tổ chức tốt các đoàn công tác, giao lưu nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó
keo sơn giữa 2 huyện nói chung và kết nghĩa giữa 8 cụm bản/huyện Đắc Chưng và
các thôn các xã biên giới của huyện Nam Giang.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường
xuyên được tăng cường, củng cố; chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong
sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên tiền phong gương mẫu trong mọi lời nói và
việc làm. Toàn Đảng bộ hiện có có 2895 đồng chí đảng viên, sinh hoạt tại 55 chi,
đảng bộ cơ sở trực thuộc. Hằng năm, có trên 90% số tổ chức cơ sở Đảng hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện
chuyển biến rõ rệt; bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống
chính trị huyện hầu hết có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học, trên đại học thì
9
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở xã, thị trấn cũng đã dần được chuẩn hóa.
Cụ thể trong tổng số 250 cán bộ, công chức cấp xã về trình độ chuyên môn hiện
có: Sau Đại học 01 đồng chí; Đại học 213 đồng chí; Trung cấp và Cao đẳng 36
đồng chí. Về trình độ chính trị, hầu hết đã được đào tạo từ lý luận chính trị sơ cấp
trở lên, đáng chú ý đã có 214/250 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp,
chiếm tỷ lệ trên 85,6%. Qua đó, đã từng bước đáp ứng việc chuẩn hóa cán bộ, góp
phần quan trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều nghị quyết, giải pháp phù hợp để phát huy tốt
tiềm năng, lợi thế của huyện, tranh thủ thời cơ, vận hội, sự giúp đỡ của Trung
ương, của tỉnh, tập trung lãnh đạo một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: từng bước xây
dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng; thực hiện hiệu quả, sáng tạo chương trình xây
dựng nông thôn mới; tập trung giảm nghèo bền vững; xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị vững mạnh; đoàn kết, nhất trí, không ngừng đổi mới, lãnh đạo Nhân dân
trong huyện vượt qua khó khăn, giành nhiều thành tựu quan trọng, tạo chuyển biến
tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 7. Theo anh chị, để huyện Nam Giang tiếp tục phát triển các lĩnh
vực KT - XH; QP- AN nhanh và bề vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
huyện Nam Giang cần thực hiện những giải pháp nào trong thời gian đến?
Chính quyền cần chú trọng việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân; chú trọng xóa đói giảm nghèo, tạo kế sinh nhai lâu dài và bền vững cho
những hộ dân khó khăn. Hướng dẫn bà con kỹ thuật, con giống, cây giống và đầu
ra cho nông sản.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, đường đi tới các vùng xa xôi. Xây dựng cơ sở vật chất
trường học để phục vụ cho việc giáo dục. Đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục
vụ cho dạy và học đạt chất lượng. Có các chính sách cho con em nghèo đi học để
ra trường có việc làm. Vì giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu trong chiến lược
phát triển của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Phát triển ngành du lịch cho du khách hay hình thành các khu vực dịch vụ
du lịch chất lượng cao, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên
phục vụ du lịch của địa phương.
Bên cạnh phát triển kinh tế xã hội cần chú trọng tới bảo vệ môi trường
không khí, nguồn nước, tài nguyên rừng....
Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt
động giao dịch việc làm, kết nối cung - cầu lao động. Xây dựng đồng bộ kết cấu
hạ tầng của thị trường lao động (hướng nghiệp, dịch vụ việc làm, cơ sở dữ liệu
thông tin, dự báo thị trường lao động...)
Phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp biên và lực lượng chức năng của
Bạn trong phát triển kinh tế, ổn định an ninh, trật tự; phân giới; kịp thời giải quyết
những vấn đề vướng mắc có liên quan trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, cùng phát
triển.

10
Phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 huyện Nam Giang và Đắc Chưng
(Lào), tổ chức tốt các đoàn công tác, giao lưu nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết,
gắn bó keo sơn giữa 2 huyện

11

You might also like