You are on page 1of 18

Câu 1: Trình bày diễn biến lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa, bài học

lịch sử của sự kiện Giải phóng huyện Phù Yên 18/10/1952? (5 điểm)
* Diễn biến lịch sử:
- Bước sang năm 1952, cục diện chiến trường có thay đổi lớn có lợi cho ta. Tháng
4/1952, Trung ương Đảng đã chỉ thị xúc tiến chuẩn bị chuyển hướng tấn công của bộ đội
chủ lực sang hướng Tây Bắc.
- Tháng 8/1952 Ban thường vụ Khu ủy Tây Bắc mở hội nghị quát triệt chủ trương
của Trung ương dảng, xác định nhiệm vụ to lớn của đảng viên và nhân dân các dân tộc
Tây Bắc: là chiến trường chính, yêu cầu nhân dân các huyện tập trung mọi nguồn lực để
tập trung vào nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng quê hương.
- Tháng 9/1952, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Bắc
nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng nhân dân và một bộ phận đất đại Tây bắc khởi sự
nô dịch của Thực dân Pháp và bè lũ tây sai.
- Đảng bộ huyện Phù Yên với tinh thần chủ động, bám sát tình hình, ngay từ đầu
năm 1952 đã tăng cường lãnh đạo mọi mặt kháng chiến, tiếp tục củng cố căn cứ, đẩy
mạnh tập kích địch trên các mặt trận, xây dựng lực lượng cách mạng, tích cực triển khai
nhiệm vụ của Tỉnh ủy Sơn La giao để đóng góp cho chiến dịch Tây bắc, giải phóng quê
hương.
- Nhân dân Phù Yên hăng hái tham gia nhập lực lượng vũ trang, tham gia chiến
dịch vận tải, phục vụ chiến dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị bộ đội chủ lực
hành quân từ Thanh Sơn (Phú Thọ) – Mường Lang – Mường Do đến tập kết các vị trí
chiến đấu ở Quang Huy – Tường Phù giữ bí mật tuyệt đối đến trước ngày nổ súng.
- Tháng 10/1952, một số đơn vị bộ đội chủ lực do Trung ương điều động lê tham
gia chiến dịch đã bố trí sẵn sàng. Dưới sự lãnh đạo của khu ủy Tây Bắc, tỉnh ủy Sơn La,
nhân dân các dân tộc huyện Phù Yên đã tích cực chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng phối hợp với
các lực lượng bộ đội và dân công cả nước bước vào chiến dịch giải phóng quê hương.
Ngày 14/10/1952, Chiến dịch Tây Bắc bắt đầu, Trong đợt 1 của chiến dịch, hướng tiến
công của bộ đội ta xác định là phân khu Nghĩa Lộ và tiểu khu Phù Yên. Các đơn vị Đại
đoàn 316, có sự phối hợp chặt chẽ của bộ đội địa phương và dân quân du kích bắt đầu
tiến đánh, mở mà cuộc tiến công, Tiểu đoàn 439 (thuộc Trung đoàn 98) tiến công tiêu
diệt đồn Bản Trai (Gia Phù) nhằm chia cắt trung tâm chỉ huy của địc tại đồn Bản Mo với
các điểm khác ở phía Tây Bắc, đồng thời chốt chặn đường rút lui của địch sang hướng
Tây Bắc. Với lối tấn công bất ngờ, áp sát, đêm 14/10/1952, các mũi tấn công của Tiểu
đoàn 439 đồng loạt nổ súng, chưa đầy một giờ đồng hồ, đồn Bản Trai bị tiêu diệt hoàn
toàn. Tiếp đó, ta tiến đánh đồn Diệt và đồn Muống. Địch bị tiêu diệt, một số lính dõng ra
hàng, tan ra.
- Ngày 15/10, Tiểu đoàn 88 (Trung đoàn 176) phục kích 2 trung đội địch từ
Mường Cơi rút về đồn Mo, diệt 30 tên, bắt sống 12 tên chủ yếu là lính Âu, Phi.
- Ngày 18/10, ta tập trung binh lực bao vây, tấn công đồn Mo. Trận đánh vào khu
trung tâm đầu não của thực dân Pháp ở tiểu khu quan trọng này diễn ra quyết liệt, địch
chống trả điên cuồng. Sau một loạt đạn pháo và cối nã vào điểm trọng yếu, đồng thời
dùng hỏa lực mạnh tiêu diệt địch, các đơn vị Trung đoàn 98 (Đại đoàn 316) đồng loạt nổ
súng, sau gần một giờ chiến đấu quyết liệt, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ trận địa, toàn bộ
bộ máy quân sự và hệ thống ngụy quyền địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, hàng trăm tên
dịch bị tiêu diệt, hàng trăm tên khác bị bắt sống.
- Ngày 19/10/1952, một đơn vị bộ đội chủ lực tiến đến Vạn Yên. Địch ở đồn Vạn
Yên vội vã rút chạy sang Mộc Châu, ta truy kích tới bờ sông Đà, bắn chìm hai chiếc
thuyền, một toán địch chưa kịp vượt sông chạy toán loạn, ra hàng. Như vậy, đến ngày
19/10/1952, huyện Phù Yên hoàn toàn sạch bóng quân thù
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự Lãnh chỉ đạo tài tình của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Huyện ủy trong
kháng chiến.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh của bộ đội chủ lực và nhân
dân các dân tộc huyện.
- Sự đoàn kết toàn dân, đồng tâm, đồng sức hành động vì sự nghiệp giải phóng quê
hương .
* Ý nghĩa lịch sử:
- Xóa bỏ sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, nêu cao ngọc cờ độc
lập dân tộc không chụi áp bức, bóc lột.
- Cổ vũ tinh thần chiến đấu anh dũng, hy sinh của quân và dân trong sự nghiệp đấu
tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất nước.
- Thể hiện tinh thần đại đoàn kết, góp phần to lớn vào sự nghiệp kháng chiến chống
thực dân Pháp, trực tiếp là chiến Tây Bắc, quét sạch bọn xâm lược khởi Phù Yên.
* Bài học lịch sử:
- Sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Huyện ủy trong chiến dịch.
- Sự trưởng thành của Đảng bộ huyện được tôi luyện ngày một trưởng thành.
- Sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phù Yên
- Sự phối hợp tài tình, hiệu quả và nghệ thuật đánh giặc của dân tộc được phát huy
giữa chiến tranh du kích, chiến tranh tổng lực, sự kết hợp giữa bộ đội chủ lực với du kích,
dân quân địa phương…
Câu 2: Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Phù Yên đã trải qua bao
nhiêu kỳ Đại hội? Đồng chí nào được bầu làm Bí thư huyện uỷ ? Thời gian, địa điểm
tổ chức? Mục tiêu của từng kỳ Đại hội? (10 điểm)
1. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I

2
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên lần thứ nhất được tiến hành tại bản Píp
(Mường Bang) từ 20/2 đến 26/2/2951, Đại hội có 21 đại biểu đại diện cho 5 chi bộ Đảng
trong toàn huyện. Đồng chí Phạm Quốc Lương được bầu làm Bí thư.
Đại hội đã kiểm điểm sâu sắc công tác lãnh đạo kháng chiến chống Pháp xâm lược;
đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp lãnh đạo cuộc kháng chiến ở
Phù Yên trong giai đoạn mới. Đại hội đã đề ra nghị quyết quan trọng về công tác đảng,
chính quyền, quân sự, kinh tế, văn hoá, dân vận và hậu địch năm 1951.
2. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II
Đại hội Đảng bộ huyện Phù Yên lần thứ II được khai mạc tại xã Quang Huy Từ
ngày 11 đến ngày 16/5/1960. Với 76 đại biểu thay mặt cho 590 đảng viên trong toàn
châu. Đồng chí Chi Mai được bầu lại làm Bí thư.
Đại hội đã thảo luận Điều lệ sửa đổi của Đảng, góp ý vào báo cáo về đề án dự thảo
của Ban chấp hành
3. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III
Đại hội đại biểu lần thứ III châu Phù Yên: Khai mạc từ 11/12/1961, tại châu Lỵ, 83
đại biểu thay mặt cho 734 đảng viên. Đồng chí Phùng Đức Loan được bầu làm Bí thư.
Sau Đại hội một thời gian ngắn, đồng chí Phùng Đức Loan đi học lý luận chính trị, đồng
chí Tô Truân thay làm Bí thư châu uỷ.
Đại hội đã kiểm điểm công tác trong nhiệm kỳ trước và đề ra nhiệm vụ công tác
nhiệm kỳ III, học tập quán triệt Nghị quyết Trung ương năm (khoá III) và Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ khu lần thứ nhất.
4. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên (thuộc tỉnh Nghĩa Lộ) lần thứ IV
2/4/1963. Đại hội có 123 đại biểu chính thức, 22 đại biểu mời, đồng chí Tô Truân được
tái cử, giữ chức vụ Bí thư.
Đại hội học tập Nghị quyết của tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 1963; tham gia vào Báo cáo nhiệm kỳ III và đề án nhiệm kỳ IV, bầu Ban
chấp hành và đại biểu đi dự Đại hội cấp trên. Đại hội đã nhất trí biểu quyết những chỉ tiêu
lớn trong nhiệm kỳ:
- Đảm bảo phát triển vững chắc lương thực, bình quân 604 kg/người/năm, thóc đạt
5 tấn/ha, phân bón đảm bảo 7 tấn/ha.
- Sản xuất toàn diện (lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng).
- Quy mô hợp tác xã không quá 60 hộ, phù hợp với trình độ quản lý.
- Phát triển 300 đảng viên mới, đảm bảo chất lượng.
- Chủ động và kịp thời tiêu diệt địch.
5. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V

3
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ V: từ ngày 15 - 19/2/1965, tại
Bản Cù, xã Huy Thượng (nay thuộc Huy Tân), với 76 đại biểu đủ các thành phần dân tộc,
đồng chí Phạm Nhương được bầu làm Bí thư.
Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ trong hai năm (1965-1966): “Ra sức
củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng hình thức
làm ăn tập thể thích hợp ở vùng cao, chuẩn bị đủ điều kiện tiến lên xây dựng hợp tác
hoá. Tích cực phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc;
trong đó đặc biệt coi trọng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạng lưới thủ công nghiệp, giao thông vận tải, từng
bước nâng cao đời sống của nhân dân; làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.Tăng cường,
củng cố xây dựng chính quyền, các cơ sở Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội vững
mạnh; coi trọng củng cố tiềm lực quốc phòng và bảo vệ trị an an toàn”.
6. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ VI: từ ngày 08 - 13/3/1967, tại
Bản Cù, xã Huy Thượng (nay thuộc Huy Tân), đồng chí Phạm Nhương được tái bầu làm
Bí thư.
Mục tiêu quan trọng, cấp bách được Đại hội quyết định : 3 dứt điểm (thanh toán
dứt điểm cách thức thu hoạch bỏ hái nhặt gặt bằng liềm, cấy thẳng hàng, chăn dắt gia
súc) ; 5 mũi tiến công : cây (trồng rừng, cây công nghiệp), nước (đảm bảo nước tưới tiêu
phục vụ sản xuất), đường (phát triển giao thông nông thôn, chủ yếu là đường liên xã,
bản), chuồng trại, nhà kho – sân phơi ; 3 mục tiêu (huyện 5 tấn, huyện 4 tốt, huyện quyết
thắng).
7. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ VII diễn ra từ ngày 17 -
26/11/1969, tại Bản Cù, xã Huy Thượng (nay thuộc Huy Tân), với 100 đại biểu đại diện
cho toàn cán bộ, đảng viên, đồng chí Phạm Nhương được tái bầu làm Bí thư.
Mục tiêu chung trong những năm 1970-1972 được Đại hội quyết định: “Tăng
cường khắc phục những yếu kém trong công lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội,
hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho chiến trường; giữ vững an ninh chính trị, xứng đáng là
một trong những hậu phương vững chắc về chính trị, giàu có về kinh tế, mạnh mẽ về
quốc phòng…”.
8. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ VIII diễn ra từ ngày 26 -
30/3/1973, tại Bản Lềm, xã Huy Thượng. Với hơn 100 đại biểu đại diện cho toàn cán bộ,
đảng viên, đồng chí Đặng Duyệt được bầu làm Bí thư.
Đại hội quyết định nhiệm vụ chiến lược trong thời gian tới: “Đẩy mạnh sản xuất
lương thực, khai thác và phát huy thế mạnh cây công nghiệp, nghề rừng và chăn nuôi.
Tiếp tục thúc đẩy cuộc vận động định canh định cư ở vùng cao. Tuyên truyền vận động

4
mạnh mẽ toàn dân nêu cao ý thức trồng rừng, bảo vệ rừng. Tăng cường củng cố, phát
triển cac cơ sở tiểu công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong các hợp tác xã
nông nghiệp, mở mang giao thông nông thôn, chú trọng xây dựng phong trào nếp sống
văn hoá mới ở khắp các vùng trong địa phương”.
9. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ IX diễn ra tại Hội trường lớn của
huyện. Đại hội được tổ chức hai vòng: Vòng I được tổ chức từ ngày 03 đến 05/6/1975;
Vòng II diễn ra từ ngày 21 đến 27/3/1977, đồng chí Hà Nén được bầu làm Bí thư.
- Đại hội đề ra chủ trương phát triển hai năm 1977 - 1978 là:
+ Tập trung nguồn lực, tận dụng mọi khả năng đẩy mạnh sản xuất lương thực theo
hướng thâm canh, định canh tăng năng xuất.
+ Tích cực chỉ đạo công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng quy hoạch phát triển
kinh tế tập trung ở các tiểu vùng.
+ Tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông, lâm
nghiệp.
+ Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ trong phạm vi toàn huyện.
+ Định hướng phát triển lĩnh vực văn hoá - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị.
+ Quán triệt đầy đủ tinh thần các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV;
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ V
- Đảng bộ huyện Phù yên tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp:
+ Xúc tiến xây dựng hoàn chỉnh phương án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vào
năm 1977
+ Tiến hành giao đất giao rừng.
+ Phát triển hoa màu.
+ Củng cố HTX là một trong những nội dung quan trọng của Đảng bộ xây dựng
vùng sản xuất trọng điểm (Quang huy - Huy bắc, Huy hạ, Huy thượng).
10. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ X: 21 đến 27/3/1979, tại Hội
trường lớn của huyện. Đại hội có 178 đại biểu, đồng chí Đặng duyệt được bầu làm Bí thư,
sau đó đồng chí Đặng Duyệt được điều lên tỉnh, đồng chí Hoàng Ngọc được điều động từ
tỉnh về giữ chức Bí thư, sau đó đồng chí lâm bệnh, từ trần, đồng chí Cầm Thủy giữ chức
Quyền Bí thư.
Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu 1979 - 1980 là:
+ Ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân
+ Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 22 - 24.000 tấn

5
+ Xuất khẩu chủ yếu là chè
+ Củng cố vững chắc thế trận Quốc phòng - an ninh
- Đưa ra 4 biện pháp
+ Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng
+ Đẩy mạnh nhanh công tác chỉ đạo, triển khai sản xuất nhất là nông lâm nghiệp
gắn với xây dựng cấp huyện
+ Cải tiến lề lối làm việc
+ Thúc đẩy kinh tế gia đình
11. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XI: tại Hội trường lớn của
huyện. Đại hội được tổ chức hai vòng: Vòng I được tổ chức từ ngày 22/12 đến
27/12/1981; Vòng II diễn ra từ ngày 28/11đến 2/12/1982. Với 155 đại biểu, đồng chí Đỗ
Ngọc Nhuận được bầu làm Bí thư.
Đại hội kiến nghị:
- Đề nghị Trung ương cung cấp lương thực cho các cơ quan Trung ương đóng tại
địa phương.
- Giảm biên chế đối với các cơ quan hành chính
- Đảy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.
- Điều động lao động nhàn rỗi các cơ quan hành chính vào sản xuất.
- Phát động cán bộ công nhân viên sản xuất tự túc lương thực 1 tháng/1năm
- Kiểm tra giám sát quản lý sát sao việc cung cấp, sử dụng lương thực ở các cấp.
(vòng II) 28/11 - 12/12/1982
- Đại hội quyết định 5 mục tiên phấn đấu:
+ Ổn định và cải thiện một bước về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
theo hướng đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh.
+ Xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN
+ Hoàn thành cơ bản nhiệm vụ di dân vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà bình.
+ Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị ở địa phương.
- Đại hội 3 giải pháp:
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng
+ Trú trọng củng cố công tác tổ chức cán bộ, phân bố lại lao động trên địa bàn.

6
+ Vận đụng sáng tạo các chủ trương chính sách quản lý kinh tế - xã hội vào thực tế
của địa phương
12. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XII: 29/9 đến 3/10/1986, tại Hội
trường lớn của huyện. Tham dự có 259 đại biểu, đồng chí Đỗ Ngọc Nhuận được tái bầu
làm Bí thư.
- Có 259 đại biểu
- Đại hội đề ra những mục tiêu:
Một là: Giữ vững ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân, trước hết là đáp ứng đủ yêu cầu về lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu
thuốc chữa bệnh, học hành.
Hai là: Đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ tổ chức lại
sản xuất và đời sống, hoàn thành di dân, giải phóng vùng lòng hồ theo đúng tiến độ đặt
ra.
Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh củng cố quan hệ sản xuất XHCN nhằm khuyến khích
thành phần kinh tế - XHCN phát triển, từng bước vươn lên, đóng vai trò chỉ đạo trong
nền kinh tế.
Bốn là: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, chủ động đánh bại mọi âm
mưu thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch phản động. Đảm bảo giữ vững
an ninh chính trị Trật tự an toàn xã hội
Năm là: Tăng cường nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu của tổ chức cơ sở Đảng, của cán bộ đảng viên trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
13. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XIII: 10/01/1989, tại Hội trường
lớn của huyện. Tham dự có 184 đại biểu, đồng chí Đỗ Ngọc Nhuận được tái bầu làm Bí
thư.
- Có 184 đại biểu
- Đại hội khẳng định đường lối "đổi mới" do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là
hoàn toàn đúng đắn. Đảng bộ huyện Phù yên đã nhạy bén, sáng tạo trong việc vận dụng
cơ chế chính sách mới thu hút được nhiều nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
14. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XIV: tại Hội trường lớn của
huyện. Đại hội được tổ chức hai vòng: Vòng I được tổ chức từ ngày 2/4 đến 4/4/1991, với
192 đại biểu thay mặt cho 60 chi bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy; Vòng II diễn ra từ

7
ngày 21 đến 24/10/1991, với 192 đại biểu thay mặt cho 2.389 đảng viên, đồng chí Hà
Phát được bầu làm Bí thư.
Đại hội XIV (vòng II) từ 21 - 24/10/1991 - 192 đại biểu.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế và Đại hội đề ra là : Quy hoạch địa bàn huyện thành 4
tiểu vùng kinh tế:
Tiểu vùng 1: Gồm các xã Mường Cơi, Mường Thải, Mường Lang, Tân Lang,
Mường Do và Mường Lang. Tiểu vùng này tập trung phát triển kin tế đời sống, cây công
nghiệp và chăn nuôi
Tiểu vùng II. Gồm các xã Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Huy Bắc, Huy Hạ,
Huy Tường, Tường Phù, Tường Thượng, Thị trấn. Nhiệm vụ trọng tâm là trồng lúa, chăn
nuôi thuỷ sản, phát triển thu công nghiệp, chế biên. dịch vụ.
Tiểu vùng III. Gồm các xã: Kim Bon, Suối Bau, Suối Tọ . Tập trung phát triển
nương định canh, khai hoang ruộng nước, chăn nuôi đại gia súc.
Tiểu vùng IV. Gồm: Ven hồ Sông đà và Sập xa. Tập trung phát triển rừng phòng
hộ gắn với rừng kinh tế, nuôi cá lồng, đánh bắt thuỷ sản.
15. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XV: 26/3/1996, tại Hội trường
lớn của huyện, đồng chí Hà Phát được tái bầu làm Bí thư.
Trên cơ sở Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. Đại hội XV Đảng bộ huyện
Phù yên đã đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của địa phương. Xác
định mục tiêu phấn đấu các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện sự nghiệp đổi mới trong 5
năm (1996 - 2000)
16. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XVI: từ ngày 29/11 đến
30/11/2000, tại Hội trường lớn của huyện. Đồng chí Bùi Đức Hải được bầu làm Bí thư,
đến 2002, đồng chí Hoàng Dương làm Bí thư.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội đề ra là: Tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, phát huy nhân tố con người, tạo việc làm và cơ
bản xóa đói, giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội
17. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XVII: 23/9 đến 24/9/2005, tại
Hội trường lớn của huyện, đồng chí Hoàng Dương làm bí thư, đến 2006, đồng chí Đinh
Văn Trưởng làm Bí thư.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2010 được Đại hội xác định là: Hoàn thành nhiệm vụ ổn
định đời sống dân cư vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình, tận dụng thời cơ khai thác và sử
8
dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu sản
xuất , cơ cấu lao động; ưu tiên đầu tư vùng Tường, vùng bán ngập và tận dụng lợi thế mặt
hồ. Đầu tư phát triển tương đối đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái. Đẩy nhanh phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững an ninh chính trị -
trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc. Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, nâng coa chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đưa Phù Yên trở thành một huyện khá trong tỉnh.
18. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phù Yên Lần thứ XVIII: 19/8 đến 21/8/2010, tại
Hội trường lớn của huyện, với 199 đại biểu đại diện hơn 5.500 đảng viên tại 89 chi bộ,
Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, đồng chí Hoàng Quốc Khánh được bầu làm Bí thư, hai
đồng chí Cầm Thanh Lâm, Đặng Văn Quang được bầu làm Phó Bí thư.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh – quốc phòng được Đại hội
đề ra là: Tiếp tục nâng cao nâng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân
chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, phấn đấu duy trì tộc độ tăng trưởng khá và bền
vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội, nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi
trường; hoàn thành chương trình thực hiện Nghị quyết 30A; ổn định đời sông dân cư
vùng chuyển dân thủy điện Hòa Bình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, đảm bảo quốc phòng – an ninh, sớm đưa huyện Phù Yên thoát nghèo.
Câu 3: Anh (chị) nêu những thành tựu cơ bản của huyện Phù Yên trong công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và chống chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ, giai
đoạn (1954-1975) ? (10 điểm)
* Công cuộc cải tạo XHCN:
- Khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa: Đướ sự lãnh đạo của châu ủy Phù Yên
đồng bào đã tích cực cải tiến kỹ thuật, sửa chữa mương phai, khôi phục sản xuất, làm cho
sức mua dân tăng lên, đời sống nhân dân được ổn định ; phong trào thanh toán nạn mù
chữ phát triển rộng; phong trào vệ sinh và ăn chín, uống sôi, nằm màn, dời chuồng gia
súc ra xa nhà được thực hiện; tình hình trật tự trị an ở Phù Yên được giữ vững… (dẫn
chứng)
- Cải tạo xã hội và xây dựng CNXH
+ Về Kinh tế: cải tạo nông nghiệp, đẩy mạnh hợp tác hóa và ra sức phát triển kinh
tế: tích cực đẩy mạnh sản xuất, không bỏ hoang, đẩy manh sản xuất cây công nghiệp,
tăng cường bảo vệ, khai thác có kế hoạch, phòng chống cháy, tròng thêm cây lấy gỗ; chăn
nuôi được phát triển; hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất… , đẩy mạnh sản xuất công
thương nghiệp phục vụ kháng chiến…(dẫn chứng)

9
+ Về Giao thông vận tải, thông tin liên lạc: có nhiều tiến bộ trong việc tu sửa, mở
rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; bưu điện có bước tiến bộ mới… (dẫn chứng)
+ Về Giáo dục và y tế, xã hội: giáo dục phát triển vượt bậc; công tác văn hóa, văn
nghệ có bước phát triển mới, hoạt động thông tin được đẩy mạnh, phong trào xây dựng
nếp sống mới được đông đảo nhân dân hưởng ứng, các hủ tục mê tín dị đoan giảm. (dẫn
chứng)
* Chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải
phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc Phù Yên hòa chung
niềm vui thắng lợi ra sức thi đua sản xuất cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng bản mường,
vừa chống chiến tranh xâm lược của đế quốc và tay sai.
- Ngày 7/5/1955, Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập, với mục đích là: “Làm cho
các dân tộc anh em dần dần tự quản lí lấy mọi công việc của mình, mau chóng phát triển
kinh tế và văn hóa để thực hiện các dân tộc đều bình đẳng về mọi mặt... Nó sẽ luôn luôn
được sự giáo dục và lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ và sự giúp đỡ của các dân tộc anh
em khác”.
- Tháng 5/1956, Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc châu được thành lập gồm 13 người (4
dân tộc Thái, 5 dân tộc Mường, 2 dân tộc Dao, 2 dân tộc Mông), đã đi vào hoạt động với
những nội dung thiết thực: Giáo dục ý thức tăng cường đoàn kết các dân tộc, phổ biến
chính sách đại đoàn kết các dân tộc của Đảng, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân
thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước.
- Ngày 17/8/1964, Hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Quyết
định số 128- CP/HĐCP chia huyện Phù Yên thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Từ đây
mọi hoạt động đều theo đơn vị hành chính mới, tạo điều kiện cho Phù Yên phát triển
mạnh mẽ kinh tế - xã hội. Để góp phần tích cực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân ta, các tổ chức chính trị xã hội luôn phát huy mạnh mẽ vai trò vùng
cao xuống vùng thấp trong các hoạt động phong trào: Làm phân thủy lợi, xây dựng hợp
tác xã. Đẩy mạnh sản xuất, vừa chiến đấu, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đặc
biệt, mặc dù dưới làn bom đạn của quân thù, thanh niên Phù Yên vẫn gan dạ bám trụ
ruộng đồng, chiến đấu dũng cảm bảo vệ hậu phương vững chắc.
Trong thời kỳ này, xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu tiêu biểu như thanh niên
Phàng A Di, Phàng A Dua (dân tộc Mông xã Kim Bon) đã cùng với lực lượng dân quân
trong xã lập nên chiến công. Ngày 20/10/1965, cả 2 anh vinh dự được nhà nước tặng
thưởng huân chương chiến công hạng ba. Đinh Xa Cà, Vì Văn Đối, Hoàng Thị Soan.... là
những gương sáng về tình thần tận tụy trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, xứng
đáng cho các thế hệ học tập và làm theo. Trong 8 năm (1965 – 1972) toàn huyện có
43.888 thanh niên Phù Yên hăng hái lên đường ra tiền tuyến.
- Trong chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ nhân dân các dân tộc Phù Yên
vinh dự được Đảng, nhà nước tặng: 2 huân chương quân công hạng ba, 2 huân chương
10
chiến công hạng nhất, 8 huân chương chiến công hạng ba, cho các đơn vị xã và cá nhân,
515 bằng khen cho đơn vị và cá nhân, 176 chiến sĩ thi đua tiêu biểu cho phong trào lập
công chống Mỹ cứu nước.
- Trong 3 năm (1973 - 1975) mức độ huy động lực lượng ra tiền tuyến ở Phù Yên
tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1969 - 1972.
- Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Trong chiến thắng vĩ đại ấy, quân dân các dân
tộc Phù Yên tự hào đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc
do Đảng ta lãnh đạo. Suốt trong 10 năm chiến đấu, hy sinh và đầy gian khổ ấy, nhân dân
các dân tộc Phù Yên một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, phát huy
cao độ tinh thần. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
- Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Phù Yên được Đảng,
Nhà nước tặng thưởng: 2.068 huân chương từ loại I đến loại III, 929 huy chương vàng,
Hai người con của huyện là Vì Văn Pụn và Đinh Đức Dừa được phong tặng danh hiệu
cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang.
Câu 4: Nêu thành tựu cơ bản của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phù
Yên trong quá trình vận động di chuyển nhân dân, giải phóng vùng lòng hồ sông
Đà, góp phần xây dựng thuỷ điện Hoà Bình ? (10 điểm)
- Phù Yên là một trong những huyện chịu ảnh hưởng lớn nhất, trong đó có 11 xã
chịu ảnh hưởng trực tiếp (bao gồm 6 xã nằm dọc ven bờ suối Tấc, 3 xã ven sông Đà, 2 xã
bị ảnh hưởng khi nước dâng, đó là các xã: Tường Phù, Tường Thượng, Tường Hạ, Tường
Tiến, Tường Phong, Tân Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Đá Đỏ, Mường Bang, Sập Xa).
Tổng diện tích bị ngập là 873 ha ruộng nước, 78 ha lương màu, 331, 6 ha cây công
nghiệp. Tổng số hộ phải di vén và di chuyển đi nơi ở mới là 2.419 hộ, 3.773 mồ mả,
37.400m2 nhà cửa.
- Ban chấp hành đảng bộ huyện đã họp và kết luận “cuộc vận động di chuyển dân
giải phóng vùng lòng hồ phải gắn liền với tổ chức lại sản xuất trong toàn huyện; thành lập
Phòng công tác sông Đà và ban chỉ đạo tuyên truyền vận động di chuyển.
- Năm 1976, công tác điều tra, khảo sát toàn diện 11 xã có dân sinh sống dọc ven
bờ sông Dà thuộc huyện Phù Yên đã cơ bản hoàn thành. Phương án quy hoạch di chuyển
dân ban đầu được xác định cụ thể, đó là hướng di vén lê cao và di chuyển đi xa, định cư
xen ghép vào bốn Huy, năm Mường của huyện và vùng Tà Lại của huyện Mộc Châu, các
phương án xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất như giáo thông, thủy lợi,
các công trình phúc lợi được bàn bạc, định hướng cụ thể, nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ di
chuyển nhân dân ra khỏi vùng lòng hồ sông Đà. Tân Phong là xã được tỉnh chỉ đạo thí
điểm di chuyển dân.
- Đến năm 1986, huyện Phù Yên đã tổ chức di vén tại chỗ được 619 hộ và di
chuyển 171 hộ đến nơi ở mới. Mở rộng đường ô tô từ Huy Hạ đi bản Thín (Tường Tiến),
từ bản Diệt (Tân Lang) đi Mường Do, đưa vào sử dụng 41 km 2 đường ô tô, 80 km đường
11
dân sinh. Các tuyến đường đi Mường Cơi, Mường Lang, Tân Lang, Mường Do thông
suốt. Các công trình thủy nông được đầu tư xây mới ở một số đị bàn đã hoàn thành như:
Suối Hòm, Suối Lềm, Suối Luồn, Nà Ngựu, Bản Thon, đập Bản Đông; hơn 100 ha ruộng
được khai hoang có nước tưới. Đây là những kết quả quan trọng bước đầu của Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc Phù Yên.
- Từ ngày 13 đến ngày 15/02/1986, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã họp, kiểm
điểm đánh giá công tác di chuyển dân, giải phóng vùng lòng hồ sông Đà trong 5 năm
(1981-1985) và bàn phương hướng, nhiệm vụ tổ chức di chuyển dân trong 5 năm (1986-
1990). Hội nghị thống nhất phương hướng, nhiệm vụ tổ chức di chuyển dân theo tiến độ
và xác định cụ thể điểm đón nhân dân vùng lòng hồ.
- Tính đến năm 1992, bằng nguồn vốn đền bù gián tiếp, huyện Phù Yên đã dựng
được 84 km đường ô tô cấp 5 miền núi, 174 km đường dân sinh, 23 công trình thủy lợi,
27 ccoong trình nước sinh hoạt, đảm bảo phục vụ sinh hoạt của 6.500 nhân khẩu; 21
phòng học với 1.181 m2 , 4 nhà trạm xá (mỗi nhà 5 gian), đường điện 35 KV Yên Bái –
Phù Yên dài 92 km và 02 trạm biến áp 35/10KV…
- Thực hiện chính sách đền bù tài sản do Nhà nước ban hành và sự chỉ đạo của tỉnh
Sơn La, triển khai một số chương trình hỗ trợ nhân dân vùng hồ sông Đà tổ chức lại sản
xuất, ổn định đời sống, như triển khai vốn hỗ trợ lương thực thực phẩm cho các gia đình
còn khó khăn, chư ổn định vững chắc về đời sống.
- Sau 17 năm (1976-1993) thực hiện nhiệm vụ lịch sử công cuộc di chuyển dân giải
phóng vùng lòng hồ sông Đà ở huyện Phù Yên đã hoàn thành. Toàn bộ vùng lòng hồ
được giải phóng, tài sản và tính mạng của nhân dân được đảm bảo an toàn. Đời sống
nhân dân các dân tộc được di chuyển từng bước được ổn định. Các điều kiện cơ sở vật
chất như điện, đường, trường, trạm…được quan tâm đầu tư. Nhân dân được hỗ trợ vốn và
lương thực từng bước khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế trên quê hương mới.

Câu 5: Anh (chị) hãy nêu những thành tự nổi bật của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc huyện Phù Yên đã đạt được trong những năm đầu thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng (1986-1990) ? (5 điểm)
* thứ nhất: Bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới giành thắng lợi (1986 –
1990)
- Sau 5 năm (1986 - 1990) đổi mới Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phù
Yên đã đạt được những thành tựu nhất định:
+ Về kinh tế: Toàn dân đã nhận thức rõ đường lối “ đổi mới”, một số chính sách
thúc đẩy phát triển kinh tế được quan tâm, xác định cụ thể hợp lí nhất là cơ cấu sản xuất
nông nghiệp cây lúa, cây hoa màu, cây công nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi phát
triển cân đối. Trong sản xuất lương thực đã đưa giống mới có năng suất cao và chất lượng
vào sản xuất, mạng lưới kinh doanh thương nghiệp từng bước thay đổi. Tổng sản lượng qui ra

12
thóc năm 1988 đạt 16.056 tấn, ngô 1.314 tấn, sắn 4.743 tấn. Diện tích trồng quế ở vùng
Mường Do đạt 95 ha.
+ Về giáo dục, văn hóa, y tế: trong 2 năm 1986 – 1987, ngành giáo dục Phù Yên đã xoá
mù chữ cho trên 1.000 người. Phong trào này phát triển ở các xã vùng Mường, Quang Huy,
Huy Hạ, Huy Thượng... Các cấp học không ngừng được mở rộng và phát triển. Năm 1990, có
28 trường, 414 lớp, 545 giáo viên thu hút 11.580 học sinh theo học. Hoạt động bảo vệ chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân đã có nhiều cố gắng nhưng còn nhiều khó khăn phải khắc
phục…
+ Về Giao thông vận tải: Giao thông vận tải có bước chuyển biến mới, một số tuyến
đường được mỏ rộng cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an
ninh quốc phòng đặc biệt là phục vụ tốt yêu cầu di chuyển dân giải phóng vùng lòng hồ.
+ Về an ninh quốc phòng: Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng
làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh xã hội. Đến năm 1988 lực lượng dân quân tự vệ chiếm 5%
so với dân số, có 152 trung đội, 86 tiểu đội, lực lượng cơ động có 115 người biên chế
thành 25 trung đội.
Câu 6: Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của huyện Phù Yên, giai đoạn (1990 -2000)? (10 điểm)
Đại hội Đảng bộ huyện Phù Yên lần thứ XIV, XV được tổ chức nhằm tổng kết
đánh giá toàn diện 10 năm thực hiện đường lối đổi mới ở địa phương, rút ra những kinh
nghiệm về công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị và xác định rõ mục
tiêu, các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới trong 5 năm (2000 -
2005). Trong giai đoạn này, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phù Yên đã có nhiều
mặt đạt được trong các lĩnh vực:
- Về kinh tế có nhiều khởi sắc: Trong 10 năm sản xuất lương thực phát triển khá
toàn diện và ổn định. Sản xuất nông nghiệp đã có thay đổi lớn như tăng diện tích trồng
cây 3 vụ, bước đầu hình thành vùng tập trung trồng cây chuyên canh. Công nghiệp và
dịch vụ có bước phát triển.

+ Năm 1998, Năng suất lúa nước đạt từ 6 8 tấn/ha. Sản lượng lương thực của
huyện đạt 31.160 tấn tăng 12.854 tấn so với năm 1995. Chăn nuôi đã phát triển theo
hướng công nghiệp, tính đến năm 2000 toàn huyện có 13.337 con trâu, 6.908 con bò,
45.585 con lơn, sản lượng thịt các loại đạt 690 tấn. Nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản
tiếp tục được duy trì, sản lượng tăng đáng kể. Công tác quản lí khoanh nuôi bảo vệ rừng
được quan tâm, tiếp tục thực hiện giao đất giao rừng, năm 2000, độ che phủ rừng đạt
35,8%.
+ Công nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục được củng cố và duy trì như chế biến
gỗ, sản xuất vôi, gạch, ngói....Các công trình thuỷ lợi, giao thông...tiếp tục được nâng cấp
và xây dựng mới, 100% các xã có điện thoại, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong
toàn huyện.

13
+ Hệ thống dịch vụ, thương nghiệp phát triển mạnh ở tất cả các thành phần kinh
tế, cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.
+ Về tài chính tiền tệ có nhiều tiến bộ, thu vượt kế hoạch 9,7%, bình quân tăng
4,62%/năm, vốn tín dụng tăng khá, trong 5 năm (1996-2000) có 14.692 lượt hộ được đầu
tư tín dụng với tổng số vốn 77. 885.000.000 đồng, thu nhập bình quân đầu người trong
toàn huyện là 195USD/người, tăng 1,86 lần so với năm 1995, số hộ nghèo giảm từ
30,1% năm 1995 xuống còn 21,6% năm 2000…
- Công tác văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả: đội ngũ giáo viên từng bước được
bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng; phong trào xã hội hóa giáo dục ngày
càng phát triển. Phù Yên là huyện thứ ba của tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về
phổ cập giáo dục tiểu học (1998). Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan
tâm. 100% các xã có trạm y tế. Sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao có bước phát triển.
Các chính sách xã hội được quan tâm đối với gia đình chính sách, người có công với cách
mạng.
+ Tính đến năm 2000, số học sinh đến lớp ngày càng tăng, tỷ lệ huy động học sinh
đến trường đạt 91,11%, tỷ lệ thi đỗ chuyển cấp đạt trên 80%. Năm học 1999-2000, có 03
học sinh đạt học sinh giỏi cấp quốc gia, 114 học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, 72 giáo
viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. Tỷ lệ mắc rốt rét giảm từ 1,3% xuống còn 0,38%, bướu cổ
từ 36% xuống 22%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 2,19% năm 1995 giảm xuống
1,56% năm 200. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn 35%.
+ Toàn huyện xây dựng được 122 nhà tình nghĩa, quyên góp 576 sổ tiết kiệm trị
giá 57.600.000 đồng tặng cho các đối tượng chính sách.
- Về đối ngoại: Mở rộng quan hệ với các huyện lân cận tăng cường đoàn kết nhân
dân vùng giáp ranh giữa các huyện. Đảm bảo công tác an ninh trật tự. Nhờ đó Phù Yên đã
giữ vững và ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Về an ninh quốc phòng: được giữ vững, ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội: làm thất bại mọi âm mưu và hành động “ diễ biến hòa bình” của các thế lưckj
thù địch, đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chỉ đạo xây
dựng diễn tập khu vực phòng thủ (các cụm Tân Phong, Mường Cơi, Mường Do); xây
dựng và củng cố lực lượng dân quân, an ninh cơ sở; phát động toàn dân tham gia phong
trào bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn…
Như vậy, có thể khẳng định sự lãnh đạo của Đảng và nhân dân huyện Phù yên đã
bắt kịp với tiến trình đổi mới của tỉnh, của đất nước, có nhiều sáng tạo phù hợp với điều
kiện thực tế của một huyện miền núi. Các tổ chức Đảng đã nêu cao vai trò lãnh đạo, tinh
thần cần cù lao động, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việc bám sát chủ
trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, chăm lo công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ
thống chính trị tại cơ sở, đơn vị…đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.

14
Câu 7: Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của huyện Phù Yên từ năm 2000 đến nay? (10 điểm)
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X; Nghị quyết
Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI, XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI,
XVII, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Phù Yên vững tin, ra sức đẩy mạnh thực hiện
công cuộc đổi mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, mà khâu đột phá là
làm thay đổi nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóa. Phù Yên đã thực hiện cơ chế
mới trong quan hệ phân phối lưu thông, đồng thời triển khai một số chính sách đầu tư đối
với sản xuất nông - lâm nghiệp, ổn định diện tích khoán 5 đối với diện tích đang sản xuất
ổn đinh. Chỉ thu thuế sau 5 năm đối với diện tích phục hóa và 7 năm đối với diện tích mới
khai khoang, khuyến khích các hợp tác xã, hộ nông dân phát triển sản xuất.
Thời kỳ này, Phù Yên đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy và Trung ương,
Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiếp tục phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự
cường, chủ động sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu và đạt
được những thành tựu nổi bật, tạo bước để Phù Yên phát triển trong giai đoạn mới.
- Kinh tế tiếp tục phát triển, bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 14%/năm, thu nhập
bình quân đầu người năm 2010, đạt 9,4 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2005, giá trị
sản xuất nông nghiệp đạt 39%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,8 lên 25%; giá trị
dịch vụ - thương mại tăng từ 31% lên 36%. Cơ cấu kinh tế mới hình thành rõ nét theo
hướng sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Nông - lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập đơn vị đất canh tác
lên 25 triệu đồng/1ha/năm.Tiếp tục mở rộng diện tích cây vụ ba, cây công nghiệp, cây ăn
quả, tăng cường các biện pháp thâm canh tăng năng suất
+ Chăn nuôi được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng, trong tâm là
chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ, tạo chuyển biến quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn và phát huy lợi thế tự nhiên. Tổng đàn trâu 17.500 con, đàn bò
12,500 con, đàn lợn 58.000 con, gia cầm các loại 600.000 con, tốc độ tăng bình quân
13,07%. Công tác quản lý và phát triển vốn rừng, bảo vệ tài nguyên môi trường được đẩy
mạnh, nhất là công tác khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. trong 5 năm 2005-2010, đã
trồng mới được 2.307,1 ha, bằng 30,76% so với chỉ tiêu đặt ra, tỷ lệ độ che phủ rừng
nâng cao từ 43% năm 2005,lên 45,2% năm 2010, đạt 92,6%.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông và xây dựng được quan tâm đầu
tư phát triển. Sản xuất vật liệu xây, điện, nước phát triển khá (sản lượng điện thương
phẩm tăng bình quân 17,8%/năm, nước thương phẩm tăng bình quân 18,6%/năm, vật
liệu xây dựng tăng 21%/năm), các ngành nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp được
đầu tư, nhiều cơ sở sản xuất mới được hình thành.
+ Thương mại dịch vụ ngày càng được mở rộng, thị trường trong huyện cơ bản ổn
định, hàng hóa phong phú, đa dạng, lưu thông thông suốt, tổng mức lưu chuyển hàng hóa

15
và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 18,34%/năm. Các lĩnh vực viễn thông, vận tải,
khách sạn, nhà hàng được đầu tư phát triển nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu, tỷ lệ điện thoại
đạt 37 máy/100 dân.
+ Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng có bước phát triển mới, bám sát nhiệm
vụ chính trị và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân
dân, thu ngân sách tại địa phương đạt 64,092 tỷ đồng, tăng bình quân 20%/năm. Chi ngân
sách nhà nước đạt 856,671 tỷ đồng, tăng bình quân 20%/năm.
- Văn hóa xã hội tiến bộ vượt bậc. Mạng lưới giáo dục phủ khắp các xã, bản.
100% xã, thị trấn có nhà lớp học kiên cố. Chất lượng giáo dục được chú trọng, tỉ lệ học
sinh tốt nghiệp và lên lớp hàng năm đạt từ 95% trở lên, số học sinh giỏi cấp huyện và cấp
tỉnh đều có sự chuyển biến (năm học 2010-2011, tăng gấp 3 đến 4 lần so với năm học
trước đó). Đến năm 2010, có 27 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù
chữ, phổ cập giáo dục tiểu học - đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Số
trường đạt chuẩn quốc gia trong hệ thống giáo dục có 03/88 trường đạt chuẩn quốc gia.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rông khắp, có 87% số dân
được xem truyền hình, 98% số dân được nghe đài.
- Công tác bảo vệ chăm sóc cho người dân: Đến năm 2010, 100% xã có trạm y tế,
44,4% số xã, thị trấn có bác sĩ, 100% số bản, khối phố có nhân viên y tế. Công tác dân số
gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em vùng cao, vùng xa.
- An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được duy trì. Thế trận
quốc phòng an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại được tăng cường, đặc biệt là quan
hệ hữu nghị với huyện Nậm Bạc (tỉnh Luông Pha Bang, nước cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào).
Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết huyện Phù Yên đã được Nhà nước chính thức
phong tặng ( hoặc truy tặng) bao nhiêu Anh hùng LLVT, Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng (Họ tên, quê quán, chỗ ở hiện nay)? (5 điểm)
Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được phong tặng:
1. Bà Hoàng Thị Lịch xã Quang Huy
2. Bà Mùi Thị De xã Nam Phong
3. Bà Cầm Thị Buôn xã Tường Phù
4. Bà Bàn Thị Nái xã Mường Cơi
5. Bà Hà Thị Khan xã Quang Huy
6. Bà Sa Thị Đợi xã Huy Hạ
7. Bà Hoàng Thị Miền xã Huy Bắc
8. Bà Bàn Thị Lún xã Mường Bang
Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được truy tặng:

16
9. Bà Hà Thị Nhon xã Mường Lang
10. Bà Cầm Thị Phanh xã Quang Huy
11. Bà Sa Thị Ang xã Tường Thượng
12. Bà Lường Thị Ý xã Tường Thượng
13. Bà Lò Thị Om xã Gia Phù
14. Bà Vì Thị Đồng xã Huy Tân
15. Bà Hà Thị Ong xã Huy Tân
16. Bà Hà Thị Dằng xã Mường Bang
17. Bà Đinh Thị Mèm xã Huy Tân
Câu 9: Cảm nghĩ của anh (chị) về chặng đường 60 năm xây dựng, trưởng
thành và phát triển của huyện Phù Yên (1952-2012) ? (Viết khoảng 1000 từ ) (20
điểm)
Huyện Phù Yên nằm phía đông tỉnh Sơn La, cách Thành Phố Sơn La khoảng
130km về phía tây và cách Hà Nội khoảng 170km về phía đông. Phía tây giáp với
huyện Bắc Yên, phía nam giáp với huyện Mộc Châu, phía đông nam giáp với huyện Đà
Bắc (Hòa Bình), phía đông giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), phía đông bắc giáp với
huyện Tân Sơn (Phú Thọ), phía bắc giáp với huyện Văn Chấn (Yên Bái). Trung tâm
huyện Phù Yên là cánh đồng Mường Tấc (cánh đồng rộng thứ 3 ở Tây Bắc) Huyện có
diện tích 1.227km2 và dân số là 96.000 người (2004). Qua những biến đổi của lịch sử,
vùng đất Phù Yên ngày nay đã có nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau trong thời kỳ
chiến tranh nhằm đáp ứng việc chỉ đạo chiến lược của từng giai đoạn lịch sử. Phù Yên có
vị trí đặc biệt trọng yếu về chính trị, quân sự và kinh tế. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhất
là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng bộ và
nhân dân Phù Yên đã một lòng đi theo Đảng, vượt qua mọi gian nan thử thách, giành
thắng lợi vẻ vang trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã đưa ra
nhiều chủ trương, chính sách mới, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Với chính sách trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư, Phù Yên đã biến vùng đất thuần nông
thành những khu công nghiệp quan trọng. Gắn liền với các nhà máy công nghiệp đó là
hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và hoàn thiện. Phù Yên đã nổ lực xây dựng
đường giao thông các loại, nối liền các xã, bản và khu dân cư trong và ngoài huyện. Phù
Yên đã cố gắng tạo được  những cơ sở về cung cấp điện, nước và thông tin cho phát triển
kinh tế và dân sinh, cả trước mắt và lâu dài. Phù Yên cũng đã cố gắng rất nhiều và đã đạt
được những thành tựu quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng về tài chính, tín dụng và
thương mại, dịch vụ. Đảng bộ và Chính quyền Phù Yên đã có chính sách phù hợp và đã
tập trung nổ lực cao nhất, đạt được những thành tựu quan trọng và lớn lao để thiết lập cơ
sở hạ tầng hiện đại, phục vụ cho phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững.

17
Các chính sách an sinh xã hội cũng được Phù Yên đặc biệt quan tâm như hỗ trợ xây
dựng, sữa chữa nhà cho những hộ nghèo trong huyện, xây dựng nhà ở xã hội cho những
gia đình chính sách…Đó là những việc làm thiết thực mà Đảng bộ và Chính quyền Địa
phương thể hiện sự quan tâm đến những người lao động, giúp họ ổn định được nơi ở để
làm việc tốt.
Những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân Phù Yên đạt được như hôm nay là quá trình
của sự tìm tòi, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm của Đảng Phù Yên trước đây và hôm nay. Sự
quyết tâm và ý thức trách nhiệm đó đều nhằm mục đích không ngừng cải thiện và nâng
cao đời sống của nhân dân cả vật chất lẫn tinh thần, góp phần cùng cả nước thực hiện
những mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra. Thiết nghĩ, bên cạnh những thuận lợi và
thành tựu kinh tế, giáo dục, y tế thì Phù Yên có được thì Đảng bộ và Chính quyền Phù
Yên đang phải đối mặt với những vấn đề cấp thiết về việc bảo vệ môi trường, giải quyết
việc làm và nhà ở cho dân khi mà các khu công nghiệp ngày càng mọc nhiều hơn, kéo
theo là sự nhập cư của dân ngoài tỉnh. Kế đến là việc xây dựng các xã trở thành các xã
nông thôn mới, đưa nước sạch đến với các người dân ở các xã xa. Với sự lãnh đạo của
Đảng và Chính quyền, tôi tin tưởng rằng nhân dân Phù Yên đoàn kết xây dựng Phù Yên
ngày càng phát triển hơn nữa.
Cùng với công cuộc giữ gìn, bảo vệ và xây dựng Đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam
suốt 82 năm qua và 60 năm lịch sử vẻ vang của Đảng bộ huyện Phù Yên đã góp phần to
lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước
nói chung và Phù Yên nói riêng ngày càng vững mạnh, giàu đẹp. Xây dựng khối đoàn kết
12 anh em dân tộc trong Huyện thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Nâng cao đời
sống vật chất cũng như tinh thần. Đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại…
Là người công dân sinh sống trên mảnh đất phù Yên có bề dày lịch sử vẻ vang và
giàu truyền thống văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phù Yên tôi rất tin tưởng
vào chính sách của Đảng. Tôi sẽ ra sức phấn đấu, cố gắng hoàn thành trách nhiệm, nâng
cao hơn nữa năng lực của bản thân để góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Là người công dân gương mẫu, là người phụng sự trung thành với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

________________

18

You might also like