You are on page 1of 3

Câu 1: Một động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc nối sao có thông số: 380V; 4 cực; 50

Hz; R1=0.1Ω; R2’=0.1Ω; Xeq=1Ω; bỏ qua dòng từ hóa. Xác định tốc độ và dòng điện động cơ khi
đang kéo tải mô men 30Nm với tần số nguồn giảm còn 20Hz và điện áp định mức
Câu 2: Hình thức truyền động đơn và truyền động nhiều động cơ có:
A) Vốn đầu tư thấp B) Hiệu suất cao C) Rủi ro cao D) Chi phí vận hành
cao
Câu 3: Mô men tải thế năng (thang máy):
A) Tỉ lệ bậc nhất theo tốc độ B) Không phụ thuộc vào tốc độ
C) Tỉ lệ bậc 2 theo tốc độ D) Tỉ lệ nghịch với tốc độ
Câu 4: Một trong những điều kiện để điểm làm việc ổn định tĩnh của hệ thống truyền động điện
là:
A) Độ cứng của đặc tính cơ phụ tải nhỏ hơn độ cứng của đặc tính cơ động cơ
B) Độ cứng của đặc tính cơ phụ tải lớn hơn độ cứng của đặc tính cơ động cơ
C) Độ cứng của đặc tính cơ phụ tải nhỏ hơn hoặc bằng độ cứng của đặc tính cơ động cơ
D) Độ cứng của đặc tính cơ phụ tải bằng độ cứng của đặc tính cơ động cơ
Câu 5: Khi động cơ một chiều kích từ độc lập đang hoạt động mà bị mất từ thông đột ngột thì:
A) Dòng điện kích từ tăng cao B) Dòng điện phần ứng bằng 0
C) Dòng điện phần ứng tăng rất cao D) Tốc độ giảm thấp
Câu 6: Mô men tải máy cắt gọt kim loại (tiện, phay):
A) Tỉ lệ thuận với tốc độ B) Tỉ lệ nghịch với tốc độ
C) Tỉ lệ bậc nhất theo tốc độ D) Tỉ lệ bậc 2 theo tốc độ
Câu 7: Dòng điện quá độ cho phép đối với động cơ có công suất trung bình và lớn là:
A) <= 2.5 dòng định mức B) <= 4.5 dòng định mức C) <= 1.5 dòng định mức D) <= 3.5
dòng định mức
Câu 8: Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ 3 pha có dạng:
A) Bậc 1 B) Bậc 2 C) Bậc 3 D) Bậc 4
Câu 9: Nhược điểm của động cơ một chiều kích từ độc lập là:
A) Có tốc độ cao B) Có mô men mở máy nhỏ
C) Có mô men mở máy lớn D) Có hệ thống chổi than và cổ góp
Câu 10: Động cơ một chiều không chổi than:
A) Đảo chiều dòng điện phần ứng bằng tiếp điểm B) Sử dụng nam châm điện
C) Sử dụng cuộn dây kích từ D) Đảo chiều dòng điện phần ứng bằng chuyển
mạch bán dẫn
Câu 11: Trong trạng thái hãm động năng, động cơ một chiều kích từ độc lập làm việc ở chế độ:
A) Động cơ và không tiêu thụ điện từ nguồn B) Máy phát và phát điện về nguồn
C) Động cơ D) Máy phát và không phát điện về
nguồn
Câu 12: Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha hạ áp công suất trung bình, biện pháp giảm dòng
điện khởi động phổ biến nhất là:
A) Giảm điện áp stator B) Thêm điện trở phụ stator
C) Đổi nối sao-tam giác D) Giảm tần số
Câu 13: Khi giảm tần số nguồn cấp cho động cơ không đồng bộ 3 pha, phương pháp điều khiển
V/f=const sẽ giúp cho động cơ có:
A) Dòng điện tăng B) Mô men giảm C) Mô men tăng D) Dòng điện
không đổi
Câu 14: Một động cơ KĐB 3 pha nối sao 380V, 4 cực, 50Hz, R1=0.1 Ohm; R2p=0.1 Ohm;
Xeq=1 Ohm, bỏ qua dòng từ hóa. Động cơ đang nâng tải mô men 100Nm trên đặc tính cơ tự
nhiên thì thực hiện đảo thứ tự 2 trong 3 pha điện áp stator. Hãy xác định dòng điện hãm ngược
ban đầu
Câu 15: Một động cơ không đồng bộ 3 pha nối sao có thông số điện áp 380V; 6 cực; 50Hz;
R1=1 Ohm; R2’=1 Ohm; Xeq=4 Ohm; bỏ qua dòng từ hóa. Xác định tần số (Hz) để động cơ kéo
tải mô men 60Nm với tốc độ 750vg/ph (điều khiển V/f=constant)
Câu 16: Một động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: 500V; 165A; 1750vg/ph; Ra=0.197
Ohm; Kephi=0.2671Vph/vg và luôn được giữ cố định. Động cơ đang kéo tải mô men định mức
(điều chỉnh điện áp phần ứng) với tốc độ 1500vg/ph thì thực hiện đảo điện áp phần ứng với dòng
điện hãm ban đầu bằng 2.5 định mức. Hãy xác định điện trở phụ thêm vào phần ứng động cơ:
Câu 17: Một động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: 500V; 165A; 1750vg/ph; Ra=0.197
Ohm; Kephi=0.2671Vph/vg và luôn được giữ cố định. Động cơ đang kéo tải mô men 80% định
mức (điều chỉnh điện áp phần ứng) với tốc độ 1200vg/ph. Hãy xác định điện áp (V) đặt vào phần
ứng của động cơ:
Phần bài tập quy đổi
1. Xét một hệ thống truyền động điện có tải được kéo bởi động cơ như hình 1. Động cơ có
mô men quán tính Jm kgm2. Hệ thống truyền lực gồm 4 bánh răng được đánh số từ 1 đến
4. Trong đó, mô men quán tính của các bánh răng lần lượt là J 1, J2, J3, J4, tỉ số truyền giảm
tốc của 2 cặp bánh răng lần lượt là i1=N1/N2 và i2= N3/N4
Bỏ qua mô men quán tính của các trục nối, biết mô men quán tính của tải bằng J L. Hãy
xác định mô men quán tính của toàn hệ thống qui về đầu trục động cơ?

Jtotal=Jmotor+Jgear1+(N2/N1)2[Jgear2+Jgear3+(N4/N3)2{Jgear4+Jload}]

2. Xác định mô men quán tính của toàn hệ thống qui về đầu trục động cơ?

You might also like