You are on page 1of 5

LỊCH SỬ NHÀ HỒ

* hoàn cảnh ra đời nhà hồ


Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình.Xã hội khủng
hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng
cao, nhất là khi ngoại xâm đang đe dọa đến nền độc lập dân tộc. Giữa lúc đó, xuất hiện một
nhân vật mới là Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly là người có tài năng, được nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình. ( bổ sung
tiểu sử)
Năm 1399, một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành. Năm 1400, ông phế
truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.
Sau khi lập lên nhà hồ, hồ quý ly đã thực hiện một cuộc cải cách mang tính chất toàn diện
( cải cách trên nhiều lĩnh vực), và có những chính sách được cho là đi trước thời đại.
1. về chính trị
a. Bộ máy Nhà nước, các vị Vua Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407):
tư, mỗi chức vụ đều có nhiệm vụ cụ thể trong việc quản lý hành chính và thực
hiện các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là sự thay đổi trong cách thức
mũ áo của các quan chức. Hồ Quý Ly đã thiết lập quy tắc mới về màu sắc của áo và mũ
dựa trên các vị trí và cấp bậc của các quan chức. Như vậy,
không chỉ tạo nên sự thẩm mỹ mà còn thể hiện sự phân biệt rõ ràng về cấp bậc và vị
trí trong triều đình.
Nhưng cần nhấn mạnh rằng tác động của Hồ Quý Ly vẫn chưa thể thay đổi hoàn toàn
cơ cấu hành chính tại trung ương. Nhiều yếu tố và chức vụ quan trọng vẫn được giữ lại để
duy trì tính ổn định và sự liên kết với các triều đình trước đó. Điều này thể hiện sự cân nhắc
và thận trọng của Hồ Quý Ly trong việc thực hiện cải cách.
b. Địa phương:
Trong quá trình thực hiện cải cách hệ thống hành chính và quản lý địa phương, Hồ
Quý Ly đã thực hiện một loạt biện pháp cụ thể tại cấp chính quyền địa phương. Các biện
pháp này không chỉ tạo ra sự thay đổi về cơ cấu quản lý mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tổ
chức xã hội và hành chính trong giai đoạn này.

Thay đổi trong tên gọi và chức năng:


Từ tháng 4 năm 1397, Hồ Quý Ly đã quyết định thay đổi cách gọi các đơn vị hành chính từ
trước đây. Cụ thể, các đơn vị phủ và lộ được chuyển thành trấn. Đồng thời, ông thực hiện
việc đặt thêm các chức quan quản lý trong các đơn vị này. Điều này đã tạo ra một cơ cấu
quản lý mới tại cấp địa phương, thể hiện sự quyết tâm của Hồ Quý Ly trong việc thực hiện
cải cách.
– Bãi bỏ chức đại tiểu tư xã và thay đổi trong quản lý:
Một biện pháp quan trọng mà Hồ Quý Ly thực hiện là bãi bỏ chức vụ đại tiểu tư xã, mà từng
là một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý địa phương. Thay vào đó, ông chỉ để lại chức
vụ quản giáp như trước đây. Điều này thể hiện sự tập trung vào việc thay đổi cơ cấu chính
quyền và cách thức quản lý địa phương một cách tập trung và hiệu quả hơn.
– Thành lập đô Thanh Hóa và thay đổi tên gọi Thăng Long:
Trong năm 1397, Hồ Quý Ly đã thực hiện một biện pháp cực kỳ quan trọng khi ép vua Trần
Thuận Tông dời đô vào Thanh Hóa. Điều này là một bước quan trọng trong việc thay đổi trụ
sở chính quyền và tạo điều kiện cho việc thực hiện các biện pháp cải cách. Thăng Long, nơi
từng là thủ đô của nước Đại Ngu, sau đó được đổi tên thành lộ Đông Đô.
– Phủ và lộ trong hệ thống hành chính:
Phủ và lộ là các đơn vị hành chính địa phương quan trọng trong hệ thống quản lý của nước
Đại Ngu. Từng có 24 đơn vị phủ và lộ trải dọc khắp lãnh thổ. Những biện pháp thay đổi tên
gọi và chức năng mà Hồ Quý Ly thực hiện đã tạo ra một cơ cấu quản lý mới tại các đơn vị
này, góp phần cải thiện hiệu quả quản lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Tóm lại, trong giai đoạn cải cách hệ thống chính quyền và hành chính, Hồ Quý Ly đã thực
hiện một loạt biện pháp cụ thể tại cấp chính quyền địa phương. Từ việc thay đổi tên gọi và
chức năng của các đơn vị phủ và lộ, cho đến việc dời đô và thay đổi tên gọi của Thăng Long,
tất cả đều góp phần tạo ra một bức tranh mới về cơ cấu chính quyền và hành chính trong thời
kỳ này.

2.giáo dục
- Hồ Quý Ly phản đối cách học sáo rỗng.
- Năm 1392, ông soạn sách “ Minh Đạo” gồm 14 thiên đưa ra những hiểu biết về
Khổng Tử và những nghi vấn có căn cứ về sách “ Luạn ngữ” ( tác phẩm kinh điển của
Nho gia)
- Hồ Quý Ly trọng dụng chữ Nôm, dịch “Kinh Thi” ra Nôm để dậy hậu phi và cung nữ
- Mở thêm trường học ở các phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông và định lại phép thi
cho quy củ: bỏ cách thi “ám tả cổ văn” (thi Hương) chuyển sang tứ trường văn thể
gồm:
 Trường 1: Thi kinh nghĩa
 Trường 2: Thi thơ phú
 Trường 3: Thi chế, chiếu, biểu
 Trường 4: Thi văn sách
 Năm 1404, ông đặt thêm trường thứ 5 là thi viết chữ và toán
 Theo nhà sử học Ngô Thời Sỹ: “ Phép khoa cửa đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến
nay còn theo, không thay đổi được”
3. tôn giáo
- Tôn trọng Nho giáo, bắt tất cả các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục và tổ chức thi về
giáo lý nhà Phật. Nhà Hồ cũng ngăn cấm và xử phạt nựng những người làm nghề phương
thuật.
- Những ai thông hiểu kinh giáo, đỗ thì làm Đường đấu thủ, tri cung, tri quản, tri tự; không
chỗ thì làm kẻ hầu cho người tu hành.

4.Kiến trúc:
Mặc dù thời gian tồn tại không lâu (1400 – 1407) nhưng Hồ Quý Ly đã tạo dựng lên thành
nhà Hồ tọa lạc trên mảnh đất vĩnh Lộc, Thanh Hóa được UNESCO công nhận là “ một trong
21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất Thế Giới”
- Thành nhà Hồ là 1 kiến trúc kinh thành có quy mô lớn, gồm la thành, hào thành và
hoàng thành. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những
phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau
mà không cần chất kết dính.
- tung tâm thành cổ có 1 đôi rồng đc điêu khắc tinh xảo nhưng bị mất đầu, dây là đôi
tưong rồng lớn nhất đc phát hiện trong những triều đại pk vn, thân thon nhỏ uốn 7
khúc,có vảy phủ kín thân, 4 chi,mỗi chi 3 móng , khoảng trống duới dụng đc trạm hoa
cúc.

 Câu chuyện của Nàng Bình Khương đuợc dân gian truyền lại liên quan tới việc xây
dựng thành nhà Hồ : khi đến thành nhà hồ ngta phát hiện 1 đoạn tuờng thành phía
đông ko đuợc hoàn chỉnh,ông trần cóng sinh đọc phụ trách giao cho việc xây cửa
thành đông, sau 3 tháng phải hoàn thành trách nhiệm, trong qua trình thi công thì
thành xây đến đâu đổ đến đấy, vua hồ quý ly cho rằng ông phản lại nhà hồ, cho nguời
chôn sống ông, bà bình khương thấy chồng oan trái đập đầu vào đá mà chết theo
chồng.sau cái chết oan nghiệt của bình khương thì nhà hồ đã điều tra lại và phát hiện
ra duới thành có mạch nuớc ngầm và là nguyên nhân của sự việc. đến 1903 ông tổng
đốc thanh hóa nằm mơ thấy 1 nụ nữ khóc lóc kêu oan cho chồng, ph đến ngày hôm
nay thì người dân nơi đay đã lập đền thờ nàng bình khuơng tại vĩnh lộc thanh hóa.

- Tuy nhiên, qua hơn sáu thế kỷ tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng
thành đã bị phá hủy, vùi lấp hết, song 4 bức tường thành biểu tượng của Thành Nhà
Hồ vẫn giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng Nam, Bắc,
Đông, Tây.
- Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây
dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn
5.Nghệ thuật:
- Hình rồng nhà Hồ là tổ hợp sông Mã, sông Lèn, sông Đáy thanh thoát hơn nhà Trần.
- Nghệ thuật xây dựng đá lớn với những phiến đá từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao ghép
với nhau một cách tự nhiên mà không cần chất kết dính.
6. xã hội:
dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong cả nước, lập phép hạn chế gia nô.
Năm 1403, di dân không có ruộng đến Thăng Hoa (vùng đất mới thu được sau khi Chiêm Thành dâng
nộp năm 1402, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tức là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế
Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức,
Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Cùng năm đặt Quảng tế (cơ quan coi về mặt y tế).

7. kinh tế
a. nông nghiệp :
Với một đất nước mà lấy nghề nông làm gốc như nước ta thì 1 trong những cải cách quan
trọng nhất được tiến hành trong thời kỳ đó là nông nghiệp
- Ngay từ năm 1397 HQL đã nhân danh vua trần xuống chiếu hạn định số ruộng tư
+ nội dung : “ đại vuơng, trưởng công chúa không có hạn định, duới đến thứ dân không
được quá 10 mẫu, người nào nhiều ruộng được phép lấy ruộng chuộc tội, số ruộng thừa ra thì
sung công".
- yêu cầu nguời dân kê khai và ghi tên trên mảnh ruộng, sau 5 năm làm sổ sách mà
ruộng ko có tên thì nhà nuớc sung công.
b. thương mại và tài chính
- nhà hồ có chính sách thu thuế khá cao nhằm hạn chế buôn bán, chia các thuyền buôn
theo 3 hạng để dánh thuế.
- tháng 4 năm 1396 hồ quý ly cho phát hành tiền giấy, “thông bảo hội sao",
+ sau khi in tiền thì hql ra lệnh cho người dân đến đổi, ai có tiền đồng đều phải đổi cho nhà
nước, cứ 1 quan tiền đồng đổi 2 quan tiền giấy
+ tiền giấy duới thời nhà hồ có 7 loại:
- tờ 1 quan vẽ rồng
- tờ 5 tiền vẽ phượng
- tờ 3 tiền vẽ lân
- tờ 1 tiền vẽ mây
- tờ 30 đồng vẽ sóng
- tờ 10 đồng vẽ râu rồng
+ đúc thêm đồng nguyên bảo nhưng ko đc đưa vào lưu thông
+ thu thuế ruộng dất , thuế đánh theo lũy tiến : ngừoi nào có 5 sào thu 5 quan tiền giấy, có 6
sào đến 1 mẫu thì thu 1 quan, từ 2 mẫu 6 sào trở lên thu 3 quan,...
 tuy nhiên cải cách tiền tệ của hồ quý ly không được dân chúng ủng hộ và thất bại, lí
do là tiền giấy không đảm bảo bằng tiền đồng, các thương gia không thích tiền giấy,
cho nên chính sách này làm hạn chế hoạt động của kinh doanh buôn bán trong đời
sống.
7.quân sự
Hồ Quý Ly chủ trường xây dựng quân đội vững mạnh, (mong “có 100.000 vạn quân, để
chống giặc Bắc”) nhằm đề phòng ngoại xâm và nội chiến. Quân đội nhà Hồ gồm quân triều
đình và hương quân (không tổ chức quân vương hầu như các thời Trần, Lý, Tiền Lê)
Quân triều đình đóng ở kinh đô và các lộ trong cả nước. Được biên chế và tổ chức thành các
đơn vị như quân, vệ, đội. Tùy theo tính chất và nhiệm vụ cụ thể, mỗi vệ biên chế gồm 16 đội;
mỗi đội biên chế có 18 người. Nhưng các đơn vị trung quân thì được biên chế đến 20 đội, còn
đại quân tới 30 đội.
hương quân, còn gọi là Hương binh (bán vũ trang), đóng quân ở các làng xã, nhưng lực
lượng này không được tổ chức chặt chẽ, triều đình chỉ định những người có chức sắc tại địa
phương để trông coi

You might also like