You are on page 1of 1

Họ và tên: Nguyễn Đức Tấn Mã SV: 11225712

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC


Kiểm soát chiến lược phải cung cấp thông tin hữu ích
Kiểm soát chiến lược phải phù hợp với đối tượng
Kiểm soát chiến lược phải đảm bảo tính linh hoạt cần thiết
Kiểm soát chiến lược phải đảm bảo tính đơn giản cần thiết
Kiểm soát chiến lược phải đạt được tính hiệu quả
Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để có thể ứng phó, đáp
ứng các yêu cầu của kiểm soát chiến lược.
- Tái cấu trúc và điều chỉnh chiến lược kinh doanh: Các doanh nghiệp đã xem xét và điều
chỉnh lại chiến lược kinh doanh của mình để phù hợp với tình hình mới. Điều này có thể
bao gồm tập trung vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ
có nhu cầu tăng cao trong đại dịch, hoặc thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với xu
hướng mới.
Nó đáp ứng yêu cầu kiểm soát chiến lược phải đảm bảo tính linh hoạt cần thiết trong giai
đoạn đầy khó khăn này.
- Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ: Các doanh nghiệp đã tăng cường việc áp dụng
công nghệ số và chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này bao gồm
việc phát triển kênh bán hàng trực tuyến, tăng cường giao dịch điện tử, sử dụng các công
cụ và ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động và tăng cường hiệu suất. Điều này đáp
ứng yêu cầu chiến lược phải đạt được tính hiệu quả
- Đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng: Đại dịch đã gây ra biến động lớn trên
thị trường toàn cầu. Doanh nghiệp đã tìm kiếm cách đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và
nguồn cung ứng để giảm rủi ro và tăng cường khả năng chịu đựng. Nó đáp ứng yêu cầu
chiến lược phù hợp với đối tượng trong đợt dịch bệnh này.
- Tập trung vào thị trường nội địa: Doanh nghiệp đã chuyển sự tập trung của mình từ thị
trường xuất khẩu sang thị trường nội địa. Việc này giúp giảm rủi ro từ biến động trên thị
trường quốc tế và tăng khả năng tiếp cận khách hàng trong nước. Điều này đáp ứng được
việc đơn giản cần thiết về thị trường mà các doanh nghiệp trong nước dánh vào.
- Tạo kênh giao tiếp với khách hàng và đối tác: Để cung cấp thông tin hữu ích cho khách
hàng và đối tác, các doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh giao tiếp hiện có như email,
tin nhắn, điện thoại, website, mạng xã hội và ứng dụng di động. Thông qua các kênh này,
doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chính sách mới, và những
biện pháp đang thực hiện để ứng phó với đại dịch. Nó đáp ứng yêu cầu chiếc lược phải
cung cấp thông tin chính xác với thời đại nhiều thông tin như hiện nay.

You might also like