You are on page 1of 2

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BCVT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Bộ môn : Kinh Tế ---&---

Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2008

BÁO CÁO THUYẾT MINH TÓM TẮT KẾT QUẢ BIÊN SOẠN
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH KINH TẾ VI MÔ

Bài tập và thực hành kinh tế học vi mô, ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo với

155 trang đánh máy khổ A4 và được bố cục trong 8 chương đã bao quát hết những nội dung

lý luận cơ bản và truyền thống của môn học Kinh tế vi mô.


Nội dung chương 1: “Tổng quan về kinh tế học vi mô”. Ở chương này, cũng giới thiệu
về nội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô, kinh tế doanh nghiệp, giới thiệu về
doanh nghiệp và những vấn đề cơ bản của kinh tế doanh nghiệp.
Nội dung chương 2: “Lý thuyết cung - cầu”. Phân tích cung cầu là nền tảng và là công
cụ hữu hiệu được sử dụng để phân tích nhiều vấn đề quan trọng và lý thú. Có thể áp dụng
phân tích cung cầu để nắm bắt và dự đoán những ảnh hưởng của những thay đổi với giá cả thị
trường, với sản xuất; đánh giá tác động của những biện pháp của chính phủ tác động vào thị
trường như kiểm soát giá, tiền công tiền lương tối thiểu, trợ giá và khuyến khích sản xuất;
Xác định xem thuế, trợ cấp, thuế quan và hạn ngạch ảnh hưởng tới người sản xuất và người
tiêu dùng như thế nào

Nội dung chương 3: “Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng”.Chương này sẽ đi sâu vào
việc phân tích hành vi của người tiêu dùng khi họ lựa chọn một hàng hoá, dịch vụ nào đó trên
thị trường hàng hoá. Nội dung chính của chương này đề cập đến lý thuyết cơ bản về hành vi
của người tiêu dùng đó là Lý thuyết lợi ích (Lý thuyết lợi ích đo được) và các lý thuyết khác
như Lý thuyết lợi ích có thể so sánh (Phân tích Bàng quan - Ngân sách), Lý thuyết sở thích
bộc lộ, Cầu theo đặc tính sản phẩm….

Nội dung chương 4: “Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp”. Chương này nghiên
cứu khía cạnh cung, hành vi của người sản xuất và các quyết định cung của hãng/ doanh
nghiệp (DN). Lý thuyết sản xuất, chi phí và cơ sở của đường cung đồng thời là trọng tâm của
hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nội dung chương 5: “Cấu trúc của thị trường” Trong chương trước trước đã nghiên
cứu hành vi của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp có mục tiêu cơ
bản là tối đa hoá lợi nhuận và đạt được mục tiêu đó bằng cách sản xuất một mức sản lượng tại
đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Tuy nhiên, doanh thu cận biên lại phụ thuộc vào
điều kiện về cầu thị trường.

1
Nội dung chương 6: “Thị trường các yếu tố sản xuất” Chương này chúng ta sẽ tiếp tục
nghiên cứu thị trường đầu vào “ thị trường các yếu tố sản xuất”, xem xét xem đầu vào sẽ
quyết định đến chi phí và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các
doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn nhất, doanh nghiệp
không chỉ quan tâm tới sản phẩm đầu ra mà còn phải quan tâm tới làm thế nào để có được chi
phí trên một đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất (tiết kiệm nguồn lực nhất).

Nội dung chương 7: “Những thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ”.
Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề mà kinh tế thị trường một mình nó không thể
giải quyết được. Chúng ta gọi đó là thất bại của kinh tế thị trường. Và hơn thế nữa để nền kinh
tế hoạt động có hiệu quả theo mong muốn thì vai trò của Chính phủ tác động vào nền kinh tế
như thế nào để khắc phục được những vấn đề không hoàn hảo của thị trường.

Nội dung chương 8: “Ứng dụng kinh tế vi mô vào phân tích ảnh hưởng của các nhân
tố đến sự cân bằng và phản ứng của thị trường”.Nghiên cứu kinh tế học vi mô không thể bỏ
qua việc phân thích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, xã hội đến hành vi của các doanh
nghiệp, cũng như phản ứng của thị trường. Chẳng hạn sự thay đổi của thu nhập ảnh hưởng
như thế nào tới cung của các doanh nghiệp và cầu của người tiêu dùng. Thuế có tác dụng gì
đến sản xuất và tiêu dùng

Với kết cấu gồm 8 chương như ở trên, về nội dung cơ bản thống nhất với chương trình
quy định của bộ giáo dục và đào tạo cho đối tượng đại học quản trị kinh doanh môn học “
kinh tế học vi mô”

Người biên soạn

ThS Trần Thị Hoà

You might also like