You are on page 1of 2

CHUỖI CHUYỀN ELECTRON HÔ HẤP

Màng trong ti thể hoạt động như một rào cản đối với các điện tích dương, làm nồng độ proton ngoài màng
cao hơn so với bên trong màng. Trên màng có F1F0 ATP synthase sử dụng gradient proton để quay các
tiểu đơn vị protein trong quá trình tổng hợp ATP.(nếu không có gradient proton các tiểu đơn vị tổng hợp
ngừng quay và tế bào nhanh chóng thiếu năng lượng và chết).
Cần có hệ thống duy trì gradient proton và trung tâm của hệ thống này là bốn phức hợp protein được đánh
số từ I-IV.

Các phức hợp I, III, IV trực tiếp bơm proton từ trong ra ngoài liên màng, số II không trực tiếp bơm mà nó
thúc đẩy phức hợp III và IV. Các phức hợp này cần năng lượng và năng lượng được lấy từ sự di chuyển
của electron trong quá trình chuyền dọc theo các trung tâm oxy hóa khử, một lượng năng lượng nhỏ được
giải phóng.

 Phức hợp I, nhận H từ NADH tạo ra NAD+, H+ (được bơm ra ngoài) và electron (eletron này đi
theo các trung tâm oxy hóa khử) đến cuối cùng được CoQ vận chuyển sang phức hợp thứ III.
 Phức hợp II, nhận H từ FADH2 tạo ra NAD+, H và electron (cũng giống như phức hợp I) được
CoQ vận chuyển đến phức hợp thứ III.
 Phức hợp III, nhận electron từ I và II, electron cũng đi theo các trung tâm oxy hóa khử để tạo
năng lượng bơm H+ ra ngoài, sau đó theo cytochrome c đến phức hợp IV. Tại đây electron gặp O2
hít vào và 2H+ tạo ra nước.
Có thể tóm lại quá trình này gồm hai giai đoạn chính là:
1. Chuyển 2H từ cơ chất đến CoQ, tại đây xảy ra quá trình: 2H→2H+ +2e-.
2. Chuyển 2e- lần lượt từ CoQ qua cyt b, cyt c, cyt oxidase tới oxy hít vào tạo ra H2O.
Vậy kết quả của chuỗi chuyền electron hô hấp là H2O và ATP (do bơm ATP synthase tạo ra nhờ vào
gradient proton).

You might also like