You are on page 1of 2

PHU VĂN LÂU

1. Intro

Có thể bạn chưa biết?

Trên tay mình là tờ tiền mệnh giá 50.000đ in hình Phu Văn Lâu.

Và từ xưa đến nay, PVL được xem như là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng bậc nhất
ở Huế. Nằm ngay sát bờ sông Hương, ở phía trước Kỳ đài và phía sau Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu
tuy là một công trình kiến trúc nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc về lịch sử lẫn văn hóa. Không những
là nơi niêm yết chiếu vua thời Nguyễn, PVL còn là nơi xưng danh các sĩ tử tài ba của triều nhà Nguyễn.

Và chắc hẳn có một đoạn thơ về Phu Văn Lâu vô cùng nổi tiếng mà chắc ai cũng đã từng nghe qua:

“Chiều chiều trước bến Văn Lâu,

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?

Thuyền ai thấp thoáng bên sông,

Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!”

Sau đây, tụi mình xin bắt đầu bài trình bày về Phu Văn lâu. Mong mọi người đón xem!

2. Thời điểm PVL được xây dựng, tuổi đời của PVL

- Phu Văn lâu được xây dựng vào năm thi 1819 dưới thời vua Gia Long. Ban đầu, đây chỉ là một tòa nhà
nhỏ mang tên Bảng đình để công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình
cho dân chúng.

-Đến năm 1819 thì Bảng đình được thay thế bằng một tòa nhà có kiến trúc 2 tầng mái 16 cây cột, xung
quanh không có vách ngăn khá thanh thoát và đặt tên là Phu Văn Lâu. Ngoài ra đây còn là nơi ban phát
lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...

-Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái
Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu
Văn lâu.

- Năm 1928 trước lầu đã từng có cuộc đấu giữa voi và cọp cho vua Minh Mạng xem. Vào những dịp tứ
tuần, ngũ tuần của vua cũng có nhiều cuộc vui khác được tổ chức, sau này các vua Thiệu Trị, Tự Ðức
cũng giữ tục lệ ấy vào ngày khánh thọ của mình. Vua Thiệu Trị nhận xét sông Hương và lầu Phu Văn là
một trong 20 cảnh đẹp chốn Thần Kinh.

- Bão năm Giáp Thìn (1904) đã thổi bay Phu Văn Lâu, vua Thành Thái đã hạ lệnh xây dựng lại y như cũ.
Năm 1916, Trần Cao Vân và Thái Phiên đã vờ ngồi câu cá ở bến Phu Văn Lâu để bí mật gặp vua Duy Tân
bàn việc khởi nghĩa. Chẳng may việc bất thành, vua Duy Tân bị quân Pháp bắt và đày ra đảo Réunion.

- Tính đến nay, Phu Văn Lâu đã 204 tuổi.

3. Kiến trúc PVL


-Là một tòa lầu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế. Là một trong hai công trình kiến trúc tô điểm
cho bộ mặt của Kinh thành Huế.

-Nền của tầng 1 được lát đá cẩm thạch, mặt sân xung quanh lát gạch ca rô đúc từ xi măng.

-Tầng 2 của Phu Văn Lâu có bốn mặt, hai mặt trước và sau trổ cửa tròn tượng trưng cho trời, hai mặt trái
phải trổ cửa vuông tượng trưng cho đất.

-Lan can bao quanh cả hai tầng của Phu Văn Lâu được làm từ gỗ.

-Trên cửa sổ mặt tiền có treo bức hoành phi “lưỡng long chầu nguyệt” được sơn son thếp vàng để trang
trí.

-Mái của Phu Văn Lâu được lợp bằng ngói ống hoàng lưu ly. Đây là loại vật liệu được dùng phổ biến
trong xây dựng.

4. Mối liên quan giữa PVL và NLD

Phu Văn lâu được xây đối diện Nghênh Lương đình vì.

-Đầu tiên, Nghênh Lương đình là một trong những đình lớn và quan trọng của Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, nơi thờ cúng công đức của các văn hào, học giả và quan lại trong triều đình. Xây dựng Phu Văn lâu
đối diện Nghênh Lương đình có thể tạo ra một không gian hài hòa, nơi người đi qua có thể khiêm tốn và
tôn trọng truyền thống văn hóa lâu đời.

-Thứ hai, Phu Văn lâu cũng có vai trò quan trọng trong việc đón tiếp và tạo điều kiện cho các công văn và
thiệp chúc mừng của các văn sĩ, học giả và quan lại được gửi đến Nghênh Lương Đình. Vị trí đối diện
giữa hai công trình này giúp tạo điểm tập trung và thuận tiện cho việc trao đổi thông tin và tương tác
văn hóa.

-Cuối cùng, việc xây dựng Phu Văn lâu đối diện Nghênh Lương đình cũng đóng vai trò quảng bá và thể
hiện sự tôn trọng của triều đình đối với văn hóa, văn chương và tri thức. Việc đặt hai công trình này cạnh
nhau sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ về sự quan trọng và tôn trọng đối với giáo dục và sự phát triển tư
duy trong xã hội

-Ngoài ra NLĐ là nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi
hóng mát, trong khi đó PVL được dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều
đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

=> PVL và NLĐ được xây gần nhau để tiện lợi hơn cho các vua.

You might also like