You are on page 1of 3

Nội dung ôn tập kiểm tra thường xuyên kì I tuần thứ 5

Môn: Công nghệ


1. Vai trò của nhà ở
 Là nơi cư trú của con người
 Bảo vệ con người tránh ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường.
 Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình.
2. Đặc điểm chung của nhà ở
2.1 Cấu tạo chung
 Móng nhà: nằm sâu dưới mặt đất, chống đỡ các bộ phận bên trên.
 Thân nhà: tường, cột, sàn gác, dầm nhà,… tạo nên kiến trúc ngôi nhà.
 Mái nhà: che phủ, bảo vệ các bộ phận bên dưới.
2.2 Các khu vực chính trong nhà
 Mỗi ngôi nhà thường có các khu vực chính: nơi tiếp khách, nghỉ ngơi, nấu ăn, vệ sinh,…
3. Luyện tập và vận dụng
Mô tả Kiểu nhà Khu vực
a. Toà nhà gồm nhiều căn hộ sử dụng chung các công trình phụ (lối đi, cầu Nhà chung cư Thành thị
thang, nhà để xe, sân chơi,…)

b. Nhiều nhà ở riêng biệt, được xây sát nhau thành một dãy. Nhà liền kề Thành thị
c. Nhà được chia thành ba gian phòng gồm: phòng chính lớn ở giữa, hai Nhà ba gian Nông thôn
phòng nhỏ hai bên truyền thống

d. Nhà được dựng trên bè, nổi trên mặt nước. Nhà nổi Sông nước
e. Nhà ở được xây dựng riêng biệt trong khuôn viên rộng lớn, đầy đủ tiện Nhà biệt thự Thành thị
nghi.

f. Nhà ở có sàn nhà cao hơn mặt nước hoặc mặt đất, dựng trên những cây Nhà sàn Vùng núi
cột
4. Vật liệu xây dựng nhà ở
 Vật liệu tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên như cát, đá, gỗ, tre.
 Vật liệu nhân tạo: gạch, ngói, xi măng, nhựa, kính, nhôm.
 Vật liệu như tre, gỗ, lá,… dùng để xây nhà nhỏ, đơn giản.
 Vật liệu xi măng, gạch, đá,… xây nhà lớn, các công trình nhiều tầng.
5. Quy trình xây dựng nhà ở
 Bước 1 chuẩn bị: chọn kiểu nhà, vẽ thiết kế, chọn vật liệu,…
 Bước 2 thi công: xây móng, dựng khung nhà, xây tường, lợp mái.
 Bước 3 hoàn thiện: trát tường, quét vôi, trang trí nội thất, lắp đặt hệ thống điện nước.
6. Các nguồn năng lượng điện trong gia đình
- Điện
- Chất đốt: gas, củi, than, dầu, diêm, cồn
- Năng lượng mặt trời
- Gió
Điện được tạo ra: +nước: - thuỷ điện-thác
- đập nước
- thuỷ triều
Giờ đây, người ta đã ứng dụng vào cuộc sống nhà máy gió, mặt trời, hạt nhân, sinh học, nhiệt điện, địa
nhiệt
- Điện: cung cấp năng lượng cho các đồ dùng điện trong gia đình
- Chất đốt: dùng để nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng,…
- Năng lượng mặt trời, gió: để chiếu sáng, phơi khô hoặc tạo ra điện dùng để vận hành các đồ dùng điện trong
gia đình.
7. Sử dụng năng lượng tiết kiệm
2.1 Lí do cần sử dụng tiết kiệm năng lượng
- Giảm chi phí sinh hoạt
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng.
8. Bài tập ứng dụng
1. Tìm 5 biện pháp tiết kiệm năng lượng điện.
- Thay đổi bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn led
- Rút phích cắm các thiết bị điện không sử dụng
- Không mở tủ lạnh quá nhiều lần, không để đồ quá nóng trong tủ lạnh
- Khi sử dụng máy lạnh nên đóng cửa
- Không quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hoà
2. Tìm 5 biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt.
- Điều chỉnh ngọn lửa khi đun phù hợp với diện tích đáy nồi.
- Tắt thiết bị ngay khi sử dụng xong.
- Sử dụng các loại đồ dùng, thiết bị có tính năng tiết kiệm năng lượng.
- Đậy kín phích giữ nước nóng lâu giúp tiết kiệm chất đốt.
8. Luyện tập sách giáo khoa Công nghệ trang 17
1. Em hãy cho biết nguồn năng lượng nào được sử dụng để duy trì hoạt động cho các đồ dùng, thiết bị
sau: máy tính cầm tay, bật lửa, quạt bàn, đèn pin, bếp cồn, tủ lạnh.

Đồ dùng, thiết bị Năng lượng

Máy tính cầm tay Điện

Bật lửa Chất đốt

Quạt bàn Điện

Đèn pin Điện

Bếp cồn Chất đốt

Tủ lạnh Điện
2. Ngoài các đồ dùng trên, em hãy kể thêm những đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất
đốt trong ngôi nhà.
- Kể thêm những đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt trong ngôi nhà: Bóng đèn, tivi, tủ
lạnh, đàn điện, bếp gas …
3. Em hãy nêu những biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng vô tuyến truyền hình (TV), tủ lạnh.
Những biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng tivi, tủ lạnh là:
- Không đóng mở tủ lạnh nhiều lần,
- Không bật tivi khi không sử dụng.
4. Vì sao những cách làm dưới đây giúp tiết kiệm chất đốt.
Cách làm như hình trên giúp tiết kiệm chất đốt vì:
- Dùng nồi nhỏ hơn thì đun sôi sẽ nhanh hơn, mất ít gas hơn.
- Dùng kiềng chăn gió để năng lượng tiết ra hiệu quả hơn không bị gió, không khí làm ảnh hưởng.
- Ngâm đậu trước khi nấu để đậu nhanh chín hơn, tiết kiệm năng lượng.
9. Vận dụng sách giáo khoa Công nghệ trang 18
Em hãy kể những đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt trong ngôi nhà của gia đình
em.

Những đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt trong ngôi nhà của gia đình em là:

- Năng lượng điện: Tivi, tủ lạnh, đèn pin, quạt điện, …


- Năng lượng chất đốt: bật lửa, bếp gas, …
Hãy kể những biện pháp tiết kiệm điện mà em đã thực hiện

Những biện pháp tiết kiệm điện mà em đã thực hiện:


- Không bật điện khi không sử dụng.
- Trời mát không bật điều hoà.
- Buổi sáng có ánh mặt trời không cần điện.
Gia đình em đã sử dụng tiết kiệm chất đốt như thế nào?

Gia đình em đã sử dụng tiết kiệm chất đốt như:


- Dùng nồi nhỏ khi sử dụng bếp gas.
- Dùng kiềng chắn gió
--- Hết ---

You might also like