You are on page 1of 11

Bài 1: BIẾN CỐ, CÁC PHÉP TOÁN

CỦA BIẾN CỐ. CÔNG THỨC TÍNH


XÁC SUẤT CỔ ĐIỂN
I. Phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu. Biến cố

1. Phép thử ngẫu nhiên


Phép thử ngẫu nhiên là việc thực hiện một số điều kiện đặt ra
để nghiên cứu một hiện tượng ngẫu nhiên mà ta không thể đoán
định trước được kết quả.

Tập hợp tất cả các kết quả của phép thử được gọi là không gian
mẫu. Ký hiệu �

Mỗi kết quả trong không gian mẫu được gọi là một phần tử hay
một điểm mẫu.
Ví dụ:
1. Xác định không gian mẫu của phép thử tung một con xúc
xắc
2. Biến cố:
Biến cố là một tập con của không gian mẫu.

Ký hiệu bằng các chữ cái viết hoa: A, B, C…..

Một số biến cố đặc biệt:


- Biến cố không thể: biến cố không chứa bất kỳ phần
tử nào của không gian mẫu. Ký hiệu 
- Biến cố chắc chắc: là không gian mẫu
- Biến cố sơ cấp: là mỗi phần tử của không gian
mẫu.
II. Các phép toán của biến cố
Ví dụ:
Lớp Math thi kết thúc học phần 2 môn. Chọn ngẫu
nhiên 1 sv từ lớp đó.
A: b/c sinh viên được chọn đậu môn 1
B: b/c sinh viên được chọn đậu môn 2

a) Biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A, B:


Đậu ít nhất 1 môn
Chỉ đậu môn 2
Không đậu cả 2 môn
b)Mô tả bằng lời các biến cố sau:
A.B
A.B  A.B
AB
III. Xác suất của một biến cố
Định nghĩa: Xác suất của biến cố A là con số cho biết khả
năng xảy ra của biến cố đó, ký hiệu: P(A) và được tính bằng
công thức:
n( A)
P( A) 
n()
với n(A): số phần tử của A và n( ) : số phần tử của không
gian mẫu  .
Ví dụ:
Một lớp học có 100 sinh viên, trong đó có 69sv học
Toán, 54sv học lịch sử, 35 sv học Toán và không học
lịch sử. Chọn ngẫu nhiên 1 sinh viên. Tìm xác suất để
sinh viên đó:
a. học cả toán và lịch sử
b. học ít nhất 1 trong 2 môn Toán hoặc Lịch sử.
BÀI TẬP

1. Có hai hộp chứa các viên bi:


Hộp thứ nhất có 20 viên, trong đó 10 bi trắng, 5 bi
đỏ, 5 bi xanh.
Hộp thứ 2 chứa 16 viên bi, trong đó có 5 bi trắng, 7
xanh và 4 đỏ.
Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi.
a. Tính xác xuất lấy được hai viên bi cùng màu.
b. Tính xác xuất lấy được hai viên bi không cùng
màu.
2) Một tổ 15 học sinh gồm 6 nữ và 9 nam có học lực
như nhau. Tính xác suất để có thể lập một đội tuyển
có 5 học sinh đi thi học sinh giỏi trong đó có ít nhất
3 nam.
3) Có 3 hộp bút chì: hộp 1 có 5 bút xanh và 3 bút đỏ,
hộp 2 có 4 bút xanh và 5 bút đỏ, hộp 3 có 9 bút xanh
và 2 bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra một bút.
Tìm xác suất để 3 bút không cùng màu.
4) Trong một túi có 5 bóng xanh, 6 bóng đỏ, 7 bóng
vàng. Lấy đồng thời 3 quả bóng từ túi chứa bóng
trên. Tính XS:
+ 3 quả bóng cùng màu
+ có đúng 2 quả bóng đỏ, 1 xanh

You might also like