You are on page 1of 8

Trường: TH&THCS Tân Liên Họ và tên giáo viên:

Tổ : Văn- Sử- Địa Đinh Thị Hồng Thu


Tiết 120 SANG THU
Hữu Thỉnh
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những
suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực
giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể
hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.
+ Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà
thơ, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
+ Đọc so sánh, liên hệ với tác phẩm cùng đề tài của Hữu Thỉnh để nhận ra bút
pháp đặc sắc của thơ Hữu Thỉnh.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời
- Nhân ái: Biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi,
làm nhiều việc có ích.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu…
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS; Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của
thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm.
b. Nội dung: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: một phân cảnh.
d. Tiến trình thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Nữ: kể câu chuyện “ Chuyện 4 mùa„ gồm 2 nhân vật: bà Đất và 4 nàng tiên:
Xuân, Hạ, Thu, Đông, trong chương trình tiểu học.
- GV bắt dẫn vào bài:
Thiên nhiên đất trời Việt nam có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có
những vẻ đẹp riêng và lợi ích riêng của nó. Mùa thu đến, Thi sĩ Xuân Quỳnh
đó sáng tác rất hay về mùa thu.
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Bài học hôm nay
cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của mùa thu qua bài thơ “Sang thu“
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS biết được những nét cơ bản về tác giả Hữu Thỉnh và bài
thơ "Sang thu"
b. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả I. Tìm hiểu chung
Hữu Thỉnh.
- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo
nhóm.
+ Một nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức:
GV: Trong quân đội ông từng làm cán bộ văn hóa, 1. Tác giả
tuyên huấn. Tham gia ban chấp hành Hội nhà văn VN
khoá 3, 4, 5. Năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội
nhà văn VN. - Hữu Thỉnh: sinh
- HT là người viết nhiều, viết hay về những con người, 1942 quê ở Tam
cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm gác bâng Dương- Vĩnh Phúc.
khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến - Ông tham gia quân
chuyển nhẹ nhàng. đội và bắt đầu sáng tác
? Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm nào? thơ.
GV: Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó
được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ
tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà
nội 1991.
GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm
lắng và thoáng suy tư. 2. Tác phẩm
- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc- nhận xét. a,“Sang thu” được
*GV chuyển giao nhiệm vụ: sáng tác vào cuối năm
HĐ NHÓM (3 phút): 1977.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b. Đọc, chú thích, bố
? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh cục
dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào
? Xét về từ loại hai từ này thuộc từ loại nào?
? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS hoạt động cặp đôi.
+ HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Dự kiến TL:
- Thể thơ 5 chữ.
? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh
dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào
- Chú thích sgk.
- Từ láy.
GV: Việc tác giả sử dụng hai từ láy này có tác dụng gì
trong bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tìm
hiểu giá trị bài thơ.
- Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả
về thiên nhiên vào thu (từng khổ nối tiếp nhau đều như
vậy).
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết
a. Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc
giao mùa; những chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa; vẻ
đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: II. Tìm hiểu chi tiết
Hoạt động nhóm: 5 phút 1. Khổ thơ 1:
a.?Tác giả cảm nhận mùa thu sang bắt đầu từ đâu? Theo
em “gió se” là gió như thế nào?
? Tại sao ở đây tác giả không dùng từ “bay” “lan” mà
lại dùng “phả”?
? Trong khổ thơ tín hiệu đầu tiên nào giúp nhà thơ nhận
ra sự biến đổi của đất trời?
b.? Qua từ ngữ nào thể hiện rõ cái nhìn của nhà thơ về
những dâu hiệu biến đổi đó?
c. Nghệ thật và nội dung trong câu 3 và tác dụng của
nó ?
d. ? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh
đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua
những từ ngữ nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
- Hương ổi thoang thoảng trong gió se.
- Gió se là gió hơi lạnh và hơi khô.
- Qua từ “phả”.
- Dùng từ “phả” thể hiện cái bất ngờ đột ngột. “Phả” thể - Thiên nhiên đất trời
hiện mùi hương ngọt mát thơm nồng quyến rũ đang hoà vào thu những dấu
vào trong gió heo may lan toả khắp không gian làm ta dễ hiệu chưa thật rõ
nhận ra mùi hương nồng nàn hấp dẫn đó. ràng nhưng hết sức
- Bỗng nhận hương ổi phả vào trong gió se. đặc trưng- từ ngọn
- Bồng nhận, phả. gió se mang theo
- Cảm giác đột ngột và ngỡ ngàng. hương ổi- sương đầu
GV: Cảm giác bất ngờ chợt đến với nhà thơ qua cụm từ thu giăng mắc
“bỗng nhận” ra mùi ổi chín phả vào trong gió se. chuyển động chầm
? Theo em mùa ổi chín thường vào giai đoạn nào? chậm nơi đầu ngõ.
- Cuối tháng 7 đầu tháng 8 là mùa ổi chín rộ. - Nhà thơ với cảm
GV: Và đó cũng chính là thời gian đầu thu khi những xúc ngỡ ngàng, bâng
vườn ổi chín rộ mùi thơm hoà vào gió heo may lan toả khuâng trước sự biến
khắp không gian chuyển nhịp nhàng,
? Ngoài tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra sự chuyển trước sự giao mùa
mùa tác giả còn thể hiện qua chi tiết nào? của cảnh vật.
- Sương chùng chình qua ngõ.
- Từ láy tượng hình- cố ý chậm lại.
Nhóm c:
- NT nhân hóa -> Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển
động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm, ngập ngừng,
lưu luyến, bịn rịn như có tâm hồn...
? Qua sự phân tích trên giúp các em cảm nhận được gì về
sự giao mùa từ hạ sang thu?
- Quả thực những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng
màn qua ngõ (dường như có thêm sương nên thu dễ nhận
ra hơn) một cách nhẹ nhàng như cố ý chậm lại chuyển
động chầm chậm sang thu.
GV: Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở
một miền quê nhỏ: có hương ổi, có gió và sương-> tất cả
đã báo hiệu thu đã về.
? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã
bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua
những từ ngữ nào?
- Bồng, hình như.
? Từ bỗng, hình như tac giả sử dụng ở đầu câu có tác
dụng gì?
- Bỗng thể hiện sự đột ngột bất ngờ.
- Hình như: thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên,
GV chốt
GV: Bằng sự kết hợp các từ ngữ- bỗng, hình như đã thể
hiện cái cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến đổi
của thiên nhiên. Từng cảnh vật sang thu như kéo theo
hồn người sang thu, cũng chùng chình, bịn rịn bâng
khuâng lưu luyến.
Khổ thơ đầu nói lên cảm nhận ban đầu của nhà thơ về
cảnh vật sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm
nhận từ cái gì vô hình-hương gió, mờ ảo (sương), nhỏ
hẹp và gần (ngõ) cái ngỡ ngàng ban đầu dần được cụ thể
hoá như thế nào chúng ta cùng sang khổ thơ thứ hai.
2. Khổ thơ thứ 2
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm: 5 phút
HS thảo luận nhóm:
? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp
tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào?
? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh
dàng”. Em hiểu từ này như thế nào?
? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế
nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
- Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ
phát hiện bằng những chi tiết : Sông, chim, đám mây
- Từ láy dềnh dàng thể hiện sự chậm rãi, nhẩn nha.
- Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản gợi lên vẻ
đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên.
? Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản là thế mà
sao “chim lại bắt đầu vội vã”?
- Cánh chim bắt đầu sự vội vã tìm về tổ nhanh hơn vì
buổi chiều hoàng hôn mùa thu trời tối nhanh hơn.
GV: Cũng có thể mùa thu sang cũng là đông sắp tới,
những cánh chim vội vã tìm những miền ấm áp hơn để cư
trú đông vì sợ lạnh.
? Các em chú ý hai câu thơ cuối của khổ thơ “Hình ảnh - Không gian và
đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” em hiểu như cảnh vật như đang
thế nào? chuyển mình, điềm
- Hình như mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể rõ tĩnh bước sang thu.
ràng nên mới cảm nhận thấy những đám mây mùa hạ
cũng còn lững lờ nối sang cả mùa thu.
GV: Đây là một sự liên tưởng khá sáng tạo, độc đáo và
thú vị, cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế
bằng một đám mây mùa hạ cũng còn rơi rớt như đang
bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Quả thật thu về
làm cho bao cảnh vật đổi thay và ngay cả đám mây cũng
có điểm khác lạ.
? Từ sự phân tích trên giúp em có cảm nhận gì về không
gian và cảnh vật lúc sang thu được thể hiện ở khổ thơ
này?
GV: Bằng sự cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác
quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ với tâm hồn nhạy cảm
tinh tế của tác giả làm cho tất cả không gian cảnh vật như
đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
3. Khổ thơ thứ 3
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
THẢO LUẬN NHÓM (5 phút)
? Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng
những hình ảnh nào? Em hiểu gì về cái nắng trong thời
điểm giao mùa này?
? Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi
dần” điều đó có ý nghĩa gì?
? Em hiểu câu thơ 3,4 này như thế nào?
? Theo em ngoài lớp nghĩa thực mà chúng ta vừa khai
thác, hai câu thơ cuối cùng còn lớp nghĩa nào nữa?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
1. Các chi tiết:
- Nắng, mưa, sấm.
- Cuối hạ đầu thu nắng vẫn còn nhiều nhưng nhạt dần
không còn gay gắt nữa.
- Giá trị gợi tả những cơn mưa thưa dần và ít đi.
cái nắng mùa hè khi sang thu thì nhạt dần, những cơn
mưa hối hả, ào ạt bất ngờ của mùa hạ cũng thưa và ít dần
đi. Tất cả sự biến đổi đều chầm chậm, từ từ không vội vã.
- Sấm cũng bớt bất ngờ.
- Những cơn mưa mùa hạ bớt đi thì sấm bớt bất ngờ bởi
tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ.
GV: Và những hàng cây cổ thụ bên đường không còn
phải giật mình vì tiếng sấm nữa. Và cũng có thể hiểu
hàng cây đã đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều nên không
còn bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm nữa.
- Nghĩa ẩn dụ: Sấm là tượng trưng cho tác động bất - Mùa thu đến nắng
thường của ngoại cảnh của cuộc đời. vẫn còn nhiều,
Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh gợi tả những con người những cơn mưa bớt
từng trải thì vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác dần và cũng bớt đi
động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. những tiếng sấm bất
GV: Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã ngờ.
chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời. - Nhà thơ gửi gắm
Chính nhà thơ đã tâm sự với hình ảnh có giá trị tả thực về suy ngẫm về con
hiện tượng thiên nhiên này, ông còn gửi gắm những suy người: những con
ngẫm về con người: khi con người đã từng trải thì cũng người từng trải sẽ
vững vàng hơn trước những tác động bất thường của vững vàng hơn trước
ngoại cảnh, của cuộc đời. những tác động của
? Từ sự phân tích trên giúp các em có cảm nhận như thế ngoại cảnh.
nào về khổ thơ cuối?
- Những ngày giao mùa nắng vẫn còn nhiều nhưng những
cơn mưa rào đã ít đi và bớt những tiếng sấm bất ngờ.
GV: Qua bài thơ giúp chúng ta nhận ra sự chuyển mình
nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong
khoảng khắc giao mùa bằng đội mắt tinh tế và tâm hồn
nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đồng thời cũng thể
hiện triết lí về cuộc sống con người.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: III. Tổng kết
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật, về ngôn ngữ,
cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh…
? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội
dung gì? 1. Nghệ thuật
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Thể thơ 5 chữ tinh tế
+ HS đọc yêu cầu. nhẹ nhàng mà gợi cảm
+ HS hoạt động cá nhân. sâu sắc. Sử dụng nhiều
+ HS thảo luận. từ ngữ gợi cảm giác và
* Báo cáo kết quả: trạng thái.
- Đại diện trình bày. - Hình ảnh chọn lọc
- Dự kiến TL mang nét đặc trưng của
Nghệ thuật: sự giao mùa.
- Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. 2. Nội dung
Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái. - Bài thơ sang thu là
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao cảm nhận tinh tế của
mùa. nhà thơ HT về cảnh đất
GV: Đặc biệt với sự cảm nhận tinh tế, thú vị gợi trời sang thu có những
những liên tưởng bất ngờ của nhà thơ. biến chuyển nhẹ nhàng
Nội dung và rõ rệt. Đồng thời thể
- Bài thơ sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ HT hiện lòng yêu thiên
về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhiên tha thiết và suy
nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên ngẫm của nhà thơ.
nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ. * Ghi nhớ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đó học về thơ để phân tích, cảm thụ
hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Nêu cảm nhận khổ thơ mà em thích?
- 2 Hs trả lời.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời, Gv theo dõi
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Cảm nhận mùa thu sang ở quê hương em?
? Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản cần nắm chắc khi học bài Sang thu ?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời, Gv theo dõi
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét.

You might also like