You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

Môn: Lịch sử Ngoại giao Việt Nam


Giảng viên: TS. Lục Minh Tuấn

HỌ VÀ TÊN: Bùi Gia Bin MÃ SỐ SINH VIÊN: 2257060014

Bài tập: (1) Tổng thống Hoa Kỳ nào từng nhắc đến Hai Bà Trưng, ý nghĩa của việc này?
(2) Những tổng thống Hoa Kỳ nào từng “lẩy” Kiều khi đến thăm Việt Nam, ý nghĩa của các câu
thơ và sự việc này?

BÀI THU HOẠCH

Câu 1:

Tổng thống Barack Obama là người nhắc đến Hai Bà Trưng trong chuyến thăng Việt Nam năm 2016.
Trong bài phát biểu của mình, ông không chỉ gửi lời chào bằng tiếng Việt mà còn dẫn liệu bài thơ Thần
của Lý Thường Kiệt, lời nhạc Mùa Xuân Đầu Tiên của Văn Cao mà còn nhắc đến Hai Bà Trưng và tinh
thần bất khuất kiên cường của bả trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là người đã nhắc tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trong lịch sử
Việt Nam trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) vào chiều
ngày 17 tháng 11 năm 2017.

Trong phát biểu, Tổng thống Mỹ khi đề cập tới vấn đề Triều Tiên cũng như việc giải quyết các đe dọa về
an ninh như: Tội phạm có tổ chức, nạn buôn người, vấn nạn ma túy, tham nhũng, khủng bố, nhằm “cùng
xây dựng Ấn Độ - Thái Bình Dương phồn vinh và tự do,” ông đã nhắc đến Hai Bà Trưng như một ví dụ
chói lọi cho việc các dân tộc Châu Á, mà ở đây đặc biệt là tổ tiên của nước Việt từ lâu đã có tinh thần đấu
tranh giữ gìn hòa bình và ưa chuộng hòa bình. Nguyên văn là:

“Việt Nam hiểu rõ điều này không chỉ 200 năm mà là gần 2.000 năm. Trong khoảng năm 40 sau Công
nguyên, hai chị em Bà Trưng đã thức tỉnh tinh thần này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử người Việt Nam
đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào của mình”, ông Donald Trump đề cập tới lịch sử Việt Nam.

“Những nhà yêu nước và anh hùng của chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi về tương lai của chúng ta.
Họ nhắc nhở chúng ta là ai và nghĩa vụ cần phải làm gì, cho chúng ta sức mạnh để đưa người dân của
chúng ta và trên thế giới này lên những tầm cao mới. Cho nên, chúng ta hãy chọn tương lai yêu nước,
phồn thịnh, tự hào. Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ sự nghèo nàn, phận tôi tớ. Hãy chọn một
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình”, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh.

“Trên thế giới có thật nhiều giấc mơ, nhiều con đường nhưng trên thế giới này không có nơi nào tốt hơn
nhà của mình. Vì thế, bảo vệ đất nước của chúng ta, ngôi nhà của chúng ta và tình yêu của chúng ta với
ngôi nhà từ nay và mãi mãi về sau”, Tổng thống Donald Trump chia sẻ trong phần cuối bài phát biểu.

Việc nhắc đến Hai Bà Trưng của ông Donald Trump mang ý nghĩa vô cùng lớn: điều này thể hiện sự nỗ
lực cố gắng để hiểu truyền thống và dân tộc tính của người Việt Nam từ phía Mỹ - một kẻ thù chuyển
thành bạn của Việt Nam. Điều này đã khẳng định vẻ đẹp của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh tự ngày
xưa của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và thán phục, từ đó muốn kêu gọi tinh thần này
trong công việc hiện tại và phóng chiếu nó vào đời sống chính trị của Việt Nam đối với khu vực nói riêng
và đối với thế giới nói chung.
Câu 2:

2.1 Tổng thống Bill Clinton (2000)

Chuyến thăm Việt Nam năm 2000 của vị Tổng thống thứ 42 của Mỹ Bill Clinton theo lời mời của Chủ
tịch nước Trần Đức Lương, là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nước Mỹ tới Việt Nam và chứa
đựng rất nhiều điều thú vị, khó quên.

Theo đó, tại buổi tiệc, phát biểu khẳng định niềm tin, niềm vui và mong muốn hợp tác với Việt Nam của
Mỹ, Tổng thống Bill Clinton phát biểu: “Khi chúng ta mở rộng cánh cửa, chúng ta không chỉ tiếp nhận
những tư tưởng mới. Chúng ta còn giới thiệu được với bên ngoài tài năng và tính sáng tạo cùng tiềm năng
của dân tộc. Chỉ sau một ngày ở thăm đất nước các bạn, tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ không có gì có
thể ngăn cản người dân Việt Nam giành lấy cơ hội nhận biết tiềm năng tràn đầy của mình. Nhân dân Hoa
Kỳ vui mừng vì đã đến lúc chúng ta có thể trở thành đối tác ". Và Bill Clinton “Lấy Kiều”:

“Sen tàn Cúc lại nở hoa


Sầu dài ngày ngăn Đông đã sang Xuân”

Theo PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị, ông Bill Clinton đã mượn quy luật vận động tất yếu của tự nhiên để
khẳng định sự phát triển tất yếu quan hệ Mỹ – Việt: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tươi sáng mà
cả hai nước đều có trách nhiệm xây dựng. Câu thơ với hình ảnh kết thúc mùa Đông u ám là đến mùa
Xuân tươi sáng... có thể được liên hệ với quan hệ Mỹ – Việt, hết chiến tranh thì lại hòa bình, hết đối đầu
lại làm bạn với nhau....

Chính ông Bill Clinton đã giải thích điều ông muốn nêu bật khi lấy 2 câu Kiều bằng lời tuyên bố: “Nay
những ký ức băng giá về quá khứ đã bắt đầu tan. Những phác thảo của một tương lai ấm áp chung đã bắt
đầu hình thành. Cùng nhau, chúng ta hãy tận hưởng mùa xuân mới này”.

2.2 Tổng thống Barack Obama (2016)

Tổng thống Barack Obama luôn được nhìn nhận như một con người thân thiện và nổi tiếng với việc tìm
hiểu kĩ và sâu kiến thức văn hóa và tinh thần dân tộc của các quốc gia mình đến công du và chỉ với 2 ngày
ở Việt Nam, ông là khiến cho chúng ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bằng việc dẫn liệu thơ Thần,
Hai Bà Trưng, nhạc Văn Cao,… Cuối cùng, kết thúc bài phát biểu, ông Obama khiến nhiều người ấn
tượng khi kết thúc bằng cách lẩy hai câu Kiều trong truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du: "Sau này
khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau thì các bạn hãy nhớ khoảnh
khắc tôi đứng ở đây trước các bạn như Nguyễn Du đã nói:

“Rằng trăm năm cũng từ đây.


Của tin gọi một chút này làm ghi.”

Câu thơ đặc sắc này thể hiện mong muốn được thiết lập một mối quan hệ giao hảo lâu dài và tin tưởng
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

2.3 Tổng thống Joe Biden (2023)

"Vinh hoa bõ lúc phong trần


Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"

Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến hai câu thơ trong truyện Kiều khi đáp từ Chủ tịch nước Võ Văn
Thưởng trong tiệc chiêu đãi cấp nhà nước hôm qua (11/9). Nhà lãnh đạo nước Mỹ nói thêm "đây là ngày
chúng ta có thể cảm nhận được vinh hoa và ấm áp của những cơ hội vô hạn mở ra trước mắt"…

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, từ ngày 10-11/9, theo lời mời
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc tốt đẹp, mở ra "một giai đoạn lịch sử mới của tình hữu
nghị và hợp tác song phương với việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa
bình, hợp tác và phát triển bền vững", như lời văn của Tuyên bố chung.
"Vinh hoa bõ lúc phong trần. Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày". Chúng ta không thể nào quên
những nỗ lực vượt qua khổ đau trong quá khứ để nắm bắt cơ hội ở hiện tại và tiềm năng trong tương lai,
đưa đến những triển vọng lớn lao về sự thịnh vượng cho người dân hai nước.

Đó cũng chính là một trong những lý do sâu xa hai nước Việt - Mỹ xác lập mối quan hệ "Đối tác Chiến
lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững"; cùng nhau vượt qua thách thức, cùng nhau
đón nhận tương lai tươi sáng và năng động, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở
khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Với cá nhân Tổng thống Joe Biden, trước chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, ông cũng từng trích
dẫn Truyện Kiều trong bài phát biểu của mình. Đó là vào tháng 7/2015, trong buổi tiệc chiêu đãi trọng thể
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do Chính phủ Hoa Kỳ tổ chức, ngài Joe Biden lúc đó là Phó Tổng thống
đã “lẩy” hai câu Kiều: “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”. Đây là 2 câu
thuộc phần kết của Truyện Kiều, là lời của Kim Trọng trong bữa tiệc đoàn viên cả nhà mừng gặp lại Thuý
Kiều sau 15 năm lưu lạc.

Vâng, sương đang dần tan, ký ức băng giá về quá khứ đã bắt đầu tan, những đám mây đen dần trôi
nhường chỗ cho ánh sáng mặt trời, phác thảo của một tương lai ấm áp chung bắt đầu hình thành trong
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, đúng vào dịp hai bên kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ (1995-2015)

KẾT LUẬN:

Việc các Tổng thống Mĩ đến thăm Việt Nam và mang theo cùng mình hiểu biết văn hóa của dân tộc Việt
Nam đã thể hiện thiện chí muốn khép lại quá khứ không mấy tốt đẹp của hai nước nhưng vẫn tôn trọng
các giá trị truyền thống tự cổ chí kim của dân tộc nước này. Điều này không chỉ thể hiện Việt Nam là một
quốc gia từ lâu có nền văn hiến, văn chương lỗi lạc và có truyền thống ngoại giao văn chương mà còn thể
hiện mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ, để từ đó đắp bồi tương lai.

NGUỒN THAM KHẢO.

Tuấn Đ. (2016, May 25). Khi Tổng thống Mỹ lẩy Kiều. Báo Lao Động. https://laodong.vn/su-kien-binh-
luan/khi-tong-thong-my-lay-kieu-526429.ldo

Thiêng V. (2023, September 11). Hai lần lẩy Kiều của Tổng thống Biden. Báo Điện Tử Dân Trí.
https://dantri.com.vn/tam-diem/hai-lan-lay-kieu-cua-tong-thong-biden-20230911232126530.htm

Bình S. T. –. N. (2023, September 12). Những lần “lẩy” Kiều đặc sắc của lãnh đạo Hoa Kỳ - Báo Công an
Nhân dân điện tử. Báo Công an Nhân Dân Điện Tử. https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/nhung-
lan-lay-kieu-dac-sac-cua-lanh-dao-hoa-ky--i706815/

Bình S. T. –. N. (2023, September 12). Những lần “lẩy” Kiều đặc sắc của lãnh đạo Hoa Kỳ - Báo Công an
Nhân dân điện tử. Báo Công an Nhân Dân Điện Tử. https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/nhung-
lan-lay-kieu-dac-sac-cua-lanh-dao-hoa-ky--i706815/

You might also like