You are on page 1of 6

Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU GỐM XÂY DỰNG


BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG
I. KHÁI NIỆM:
- Gốm xây dựng là vật liệu đá nhân tạo nung được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét bằng cách tạo hình
và nung ở nhiệt độ cao (qua quá trình gia công cơ học và gia công nhiệt).
- Do quá trình thay đổi lý hóa trong khi nung mà vật liệu nung có tính chất khác hẳn với nguyên vật liệu ban
đầu.
II. PHÂN LOẠI:
II.1 Theo công dụng:
- Vật liệu xây: các loại gạch đặc, rỗng. - Sản phẩm kỹ thuật vệ sinh: chậu rửa, bồn tắm.
- Vật liệu lợp: các loại ngói. - Sản phẩm cách âm, cách nhiệt: các loại gốm xốp.
- Vật liệu lát: tấm lát nền, lát đường, vỉa hè. - Sản phẩm chịu lửa: gạch Samốt, Dinat.
- Vật liệu ốp: ốp tường nhà, ốp cầu thang, ốp trang
trí.
II.2 Theo cấu tạo:
- Gốm đặc: độ hút nước 𝐻𝑝 ≤ 5% như gạch lát nền, lát đường, lát kênh máng…
- Gốm rỗng: độ hút nước 𝐻𝑝 > 5% như gạch xây các loại, ngói…
II.3 Theo phương pháp sản xuất:
- Gốm thô: nhiệt độ nung thấp, thường có cấu trúc hạt lớn, sản xuất đơn giản (gạch, ngói, tấm lát, ống nước).
- Gốm tinh: nhiệt độ nung cao, thường có cấu trúc hạt mịn, sản xuất phức tạp (gạch trang trí, sứ vệ sinh…).
II.4 Theo loại men sử dụng:
- Mộc: không có men.
- Men sành.
- Men sứ.
III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM:
Ưu điểm Nhược điểm
- Vật liệu địa phương: dễ kiếm, rẻ tiền. - Khai thác nhiều dẫn đến diện tích trồng trọt giảm.
- Cường độ cao, bền môi trường tốt. - Nặng, giòn (𝑅𝑘 , 𝑅𝑢 kém), dễ vỡ, dễ hút nước.
- Trang trí tốt: màu sắc, chủng loại. - Khó cơ giới hóa toàn bộ.
- Công nghệ sản xuất đơn giản. - Gây ô nhiễm môi trường.

-Page 1-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 2: NGUYÊN LIỆU CHẾ TẠO VẬT LIỆU GỐM


I. ĐẤT SÉT:
I.1 Khái niệm:
- Đất sét là loại nguyên liệu đa khoáng, gồm các khoáng alumo silicat ngậm nước có độ phân tán cao. Khi
nhào trộn với lượng nước thích hợp sẽ có tính dẻo, có khả năng tạo hình tốt, cường độ cao sau khi nung.
- Khoáng alumo silicat: 𝑚𝐴𝑙2 𝑂3 . 𝑛𝑆𝑖𝑂2 . 𝑝𝐻2 𝑂
I.2 Thành phần hạt:
Oxit Hàm lượng Ảnh hưởng
𝐴𝑙2 𝑂3 8-22 Khó chảy nhất, tăng độ chịu lửa của sản phẩm.
𝑆𝑖𝑂2 liên kết 40-60 Tham gia phản ứng tạo khoáng.
𝑆𝑖𝑂2 tự do 15-30 Tăng cường độ ban đầu cho sản phẩm mộc, chống co khi sấy.
𝐹𝑒2 𝑂3 1-7 Dễ chảy, có thể hạ thấp nhiệt độ nung của phối liệu.
I.3 Thành phần khoáng:
- Các khoáng dẻo: là thành phần chủ yếu của đất sét do fenspat (6𝑆𝑖𝑂2 . 𝐴𝑙2 𝑂3 . 𝐾2 𝑂) phong hóa tạo thành.
Caolinit (𝐴𝑙2 𝑂3. 2𝑆𝑖𝑂2 . 2𝐻2 𝑂): màu trắng, chịu lửa tốt.
Montmorilonit (𝐴𝑙2 𝑂3 . 4𝑆𝑖𝑂2 . 𝑛𝐻2 𝑂).
Halosit (𝐴𝑙2 𝑂3 . 2𝑆𝑖𝑂2 . 4𝐻2 𝑂).
- Các khoáng trơ khác.
I.4 Thành phần hạt:

I.5 Phân loại đất sét:


- Dựa vào hàm lượng ngậm sét:

II. CÁC LOẠI PHỤ GIA:


II.1 Phụ gia gầy:
- Nguyên nhân: đất sét quá dẻo nên cần giảm độ dẻo của đất sét, giảm co ngót khi nung, sấy và tăng cường
độ cho sản phẩm. Từ đó rút ngắn thời gian gia công nhiệt.
- Các loại phụ gia: cát, đất sét mất nước, Samốt, tro nhiệt điện.
II.2 Phụ gia hạ nhiệt khi nung:
- Mục đích: giảm bớt nhiệt độ nung của đất sét, giảm thời gian thi công, tiết kiệm nhiên liệu.
II.3 Phụ gia cháy:
- Mục đích: trộn thêm vào đất sét giúp làm đồng đều trường nhiệt và giảm thời gian gia công nhiệt và tạo cấu
trúc rỗng xốp.
- Các loại phụ gia: than, phoi bào, mùn cưa.
II.4 Men:
- Có tác dụng bảo vệ xương gốm tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

-Page 2-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 3: TÍNH CHẤT KỸ THUẬT CỦA ĐẤT SÉT


I. TÍNH DẺO:
I.1 Khái niệm:
- Là tính chất mà khi nhào trộn với một lượng nước thích hợp, đất sét có khả năng tạo hình và giữ nguyên
hình dáng đó khi thôi ngoại lực.
- Nhờ tính dẻo, ta có thể tạo hình cho sản phẩm và sản phẩm giữ được hình dáng trong suốt quá trình sản
xuất.
- Là tính chất quan trọng nhất, quyết định biện pháp tạo hình và gia công nhiệt.
I.2 Nguyên nhân:
- Đất sét tích điện âm nên khả năng hút nước rất lớn.
- Cấu tạo đất sét dạng phân lớp, giữa các lớp có thể hấp phụ một lượng nước rất lớn.
Do đó, các hạt sét có thể dễ dàng trượt lên nhau, tạo nên tính dẻo của đất sét.
I.3 Đánh giá tính dẻo của đất sét:
a. Hệ số dẻo K:
- Đất sét khô nghiền mịn.
- Cấu tạo bị sét 𝑑0 = 4 ÷ 6𝑐𝑚, 𝑊 = 17 ÷ 30%.
- Tăng dần tải trọng ép xuống viên bi đến khi xuất hiện vết nứt đầu tiên thì dừng.
- Hệ số dẻo: 𝐾 = 𝑃. (𝑑𝑜 − 𝑑1 ); kN.cm
trong đó: 𝑃: tải trọng tương ứng với lúc có vết nứt, kN
𝑑𝑜 : đường kính ban đầu của viên bi sét, cm
𝑑1 : đường kính khi viên bi xuất hiện vết nứt, cm.
- Đất sét thường có 𝐾 = 30 ÷ 35 𝑘𝑁. 𝑐𝑚
b. Trị số dẻo D: 𝐷 = 𝑊𝑐ℎ − 𝑊𝑙𝑣 ; %
trong đó: 𝑊𝑐ℎ : độ ẩm giữa tt dẻo và tt chảy nhão.
𝑊𝑙𝑣 : độ ẩm giữa tt giòn và tt dẻo.
- Ngoài ra có thể dùng độ co không khí, phương pháp
lăn vê để xác định tính dẻo của đất sét.
c. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Lượng nước: càng tăng thì tính dẻo của đất sét càng
tăng.
- Mức độ phân tán của nước trong đất sét càng lớn tính
dẻo càng tăng.
- Thành phần hạt: tăng nhiều lượng hạt sét cho tính dẻo cao, tăng nhiều lượng hạt cát thì cho tính dẻo thấp.
- Thành phần khoáng: khoáng Caolinit cho tính dẻo thấp, khoáng Montmorilonit cho tính dẻo cao.
d. Biện pháp thay đổi tính dẻo:
- Tăng dẻo: thêm đất sét dẻo cao, tăng cường gia công cơ học, dùng phụ gia tăng dẻo.
- Giảm dẻo: tăng các chất phụ gia trơ.
II. TÍNH ỔN ĐỊNH THỂ TÍCH:
II.1 Khái niệm: là sự thay đổi về hình dạng, kích thước trong quá trình sấy và nung đất sét.
II.2 Các giai đoạn co:
- Độ co khi sấy: do quá trình mất nước.
- Độ co khi nung: do quá trình chảy lỏng, các hạt có xu hướng xích lại gần nhau. Độ co ít hơn so với khi sấy.
Độ co tổng cộng: 5 ÷ 18%.

-Page 3-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

III. BIẾN ĐỔI HÓA LÝ KHI NUNG:


- Từ 0 − 150℃: mất nước tự do, đất sét bị co.
- Từ 200 − 450℃: mất nước hấp phụ, tạp chất hữu cơ cháy, đất sét co rất mạnh.
- Từ 450 − 550℃: chất hữu cơ cháy hết, mất nước hóa học.
𝐴𝑙2 𝑂3 . 2𝑆𝑖𝑂2 . 2𝐻2 𝑂 → 𝐴𝑙2 𝑂3 . 2𝑆𝑖𝑂2 + 2𝐻2 𝑂
(caolinit) (metacaolinit)
- Từ 550 − 880℃: metacaolinit bị phân tích thành các oxit tự do.
𝐴𝑙2 𝑂3 . 2𝑆𝑖𝑂2 → 𝐴𝑙2 𝑂3 + 2𝑆𝑖𝑂2
Chú ý: tại 700℃ oxit sắt chảy lỏng, là “Nhiệt độ bắt đầu kết khối” (mầm lỏng đầu tiên xuất hiện).
- Từ 900 − 1000℃: tạo khoáng trung gian silimanit.
𝐴𝑙2 𝑂3 + 𝑆𝑖𝑂2 → 𝐴𝑙2 𝑂3 . 𝑆𝑖𝑂2
(silimanit)
Ngoài ra: 𝐶𝑎𝐶𝑂3 → 𝐶𝑎𝑂 + 𝐶𝑂2
- Từ 1000 − 1200℃:
𝐴𝑙2 𝑂3 + 𝑆𝑖𝑂2 → 𝐴𝑙2 𝑂3 . 𝑆𝑖𝑂2 (silimanit)
𝐴𝑙2 𝑂3 . 𝑆𝑖𝑂2 → 3𝐴𝑙2 𝑂3 . 2𝑆𝑖𝑂2 (mulit)
+. Nhiệt độ nung cao nhất mà một số bộ phận của sản phẩm chảy lỏng nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng
của sản phẩm là: “Nhiệt độ kết thúc kết khối”.
+. Khoáng Mulit tạo sản phẩm có cường độ cao, khối lượng thể tích lớn, độ hút nước nhỏ.
+. Khoảng nhiệt độ: ∆𝑇 = 𝑇𝑘ế𝑡 𝑡ℎú𝑐 𝑘ế𝑡 𝑘ℎố𝑖 − 𝑇𝑏ắ𝑡 đầ𝑢 𝑘ế𝑡 𝑘ℎố𝑖 gọi là “Khoảng kết khối”.
+. ∆𝑇 càng lớn, điều khiển nhiệt độ khi nung càng dễ dàng và càng dễ sử dụng trong các sản phẩm gốm.

-Page 4-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 4: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT


I. KHAI THÁC:
- Khai thác gần nơi sản xuất. (ở các mỏ đất)
- Đem về nhà máy, tiến hành gia công. Ngâm ủ từ 2 ÷ 3 ngày để độ ẩm được đồng đều, quá trình tạo hình
được dễ dàng.
II. CHUẨN BỊ PHỐI LIỆU:
- Mục đích: đảm bảo độ đồng đều về nguyên vật liêu (thành phần hạt, thành phần hóa, thành phần khoáng,
độ ẩm, tính chất cơ lý), từ đó dễ dàng tạo hình.
Nhào trộn tốt giúp gia công dễ dàng, chất lượng đồng đều.
- Hai phương pháp chuẩn bị phối liệu:
+. Phương pháp dẻo: đất được khai thác, sau đó trộn trong máy với độ ẩm 18 ÷ 25% tạo thành khối
đồng nhất.
+. Phương pháp khô: đất được nghiền mịn, sau đó trộn với đọ ẩm 8 ÷ 12% tạo thành khối đồng nhất.
III. TẠO HÌNH SẢN PHẨM:
- Mục đích: nhằm tạo ra cho sản phẩm một hình dáng nhất định và cường độ ban đầu.
- Tùy thuộc vào độ ẩm của đất sét mà có các phương pháp tạo hình khác nhau:
+. PP tạo hình dẻo: độ ẩm phối liệu từ 8 ÷ 25%, tạo hình trên máy ép lento với áp lực 30 𝑘𝐺 ⁄𝑐𝑚2.
Ưu điểm: dễ tạo hình, năng suất cao.
Nhược điểm: tốn nhiên liệu để phơi, sấy, nung.
+. PP tạo hình khô: độ ẩm phối liệu từ 8 ÷ 12%, dùng trong máy ép thủy lực với lực ép từ
200 ÷ 300 𝑘𝐺 ⁄𝑐𝑚2 .
Ưu điểm: kích thước chính xác, đặc chắc cao, ít tốn nhiên liệu.
Nhược điểm: khó tạo hình.
+. PP hồ đúc rót: 𝑊 > 40%, phối liệu được trộn với độ ẩm rất lớn tạo thành hồ. Dùng để sản xuất
những sản phẩm có hình dáng phức tạp.
IV. GIAI ĐOẠN SẤY:
- Mục đích: làm mất dần nước đến độ ẩm giới hạn, tạo cho sản phẩm mộc có cường độ ban đầu trước khi
nung, sao cho không biến dạng, tăng năng suất lò nung, giảm chi phí nhiên liệu.
- Sản phẩm gốm có thể được sấy theo 2 cách:
+. Sấy tự nhiên: tốn thời gian, diện tích lưu trữ. Tuy nhiên, ít tốn nhiên liệu.
+. Sấy nhân tạo: bằng đường hầm, buồng sấy hoặc phòng sấy. Nhiệt độ sấy từ 40 ÷ 90℃, thời gian từ
2 ÷ 3 ngày.
Ưu điểm: ít tốn thời gian, không phụ thuộc thời tiết.
Nhược điểm: tốn nhiên liệu, thiết bị, máy móc.
V. GIAI ĐOẠN NUNG:
Có 2 loại lò nung gạch:
- Lò nung gián đoạn: nung từng mẻ, công suất nhỏ, chất lượng gạch không đều. Do đó, chỉ sử dụng cho lò
thủ công địa phương.
- Lò nung liên tục:
+. Lò Hoffman: ngọn lửa chạy liên tục, xếp các lò gián đoạn với nhau theo một vòng tuần hoàn.
+. Lò Tuynel: gạch chạy tuần hoàn, khả năng cơ giới, hiệu quả cao.

-Page 5-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 5: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM GỐM XD


I. GẠCH ĐẤT SÉT NUNG:
Mục đích: truyền lực hoặc chịu lực dạng khối (hình hộp chữ nhật).
a. Ngoại hình:
- Hình dạng: hình hộp chữ nhật. - Âm thanh:
- Kích thước: 220(±5) × 105(±3) × 60(±2). +. Trong, vang: nung tốt.
- Màu sắc: +. Đục: nung non.
+. Đỏ tươi: nung tốt. +. Rè: quá lửa.
+. Vàng nhạt: nung non. - Cong vênh: <5mm.
+. Đen: quá lửa. - Nứt tách: đếm số lượng vết nứt, chiều dài, vị trí,
bề mặt xuất hiện vết nứt.
Ý nghĩa: Nếu gạch không đạt các chỉ tiêu về ngoại hình thì loại bỏ, trả về nhà máy, không cần thử các chỉ
tiêu tiếp theo. Nếu gạch đạt các chỉ tiêu về ngoại hình thì kiểm tra tiếp.
b. Chỉ tiêu vật lý: (đo với tiêu chuẩn)
- Khối lượng thể tích: 1.6 − 1.9 (𝑔⁄𝑐𝑚3 ): PP chất lỏng rời chỗ (bọc mẫu bằng paraphin).
- Khối lượng riêng: 2.65 (𝑔⁄𝑐𝑚3 ): PP chất lỏng rời chỗ (nghiền đến kích thước hạt <0.15mm).
- Độ hút nước: PP ngâm mẫu từ từ trong nước.
- Hệ số dẫn nhiệt.
c. Độ chịu lực: (Rnén, Ruốn)
- Cường độ chịu nén: PP phá hoại mẫu.
+. Chuẩn bị mẫu: đánh dấu 2 bên viên gạch cần cưa, cưa đôi viên gạch
thành hai nửa, ngâm vào nước.
Trộn hồ XM hoặc vữa xi măng cát. Vớt 2 nửa viên gạch ra, gắn chúng với
độ dày 3mm (hồ XM) hoặc 5mm (vừa xm cát) như hình bên. Chú ý đảo đầu.
Dưỡng hộ tự nhiên trong 3 ngày.
+. Thử nén: tăng lực với tốc độ 0.2 ÷ 0.3 𝑁⁄𝑚𝑚2 . 𝑠 đến khi mẫu bị phá
hoại đọc được lực P.
𝑃 𝐹 +𝐹
+. Tính toán: 𝑅𝑛 = 𝐹 trong đó 𝐹 = 1 2 2
- Cường độ chịu uốn: PP phá hoại mẫu.
+. Chuẩn bị mẫu: ngâm viên gạch vào nước, khoảng 5 phút vớt ra.
Trộn hồ XM hoặc vữa xi măng cát. Gắn 3 dải lên 2 mặt viên gạch với
độ dày 3mm (hồ XM) hoặc 5mm (vừa xm cát) như hình bên.
Dưỡng hộ tự nhiên trong 3 ngày.
+. Thử uốn: bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Tăng lực với tốc độ
0.5 𝑁⁄𝑚𝑚2 . 𝑠 đến khi mẫu bị phá hoại đọc được lực P.
3𝑃𝑙
+. Tính toán: 𝑅𝑢 = 2𝑏ℎ2 trong đó, l=180mm là chiều dài nhịp uốn.
II. NGÓI ĐẤT SÉT NUNG:
a. Ngoại hình:
- Kích thước: độ sai số nhỏ. - Nứt, tách: không được nứt, tách.
- Màu sắc, âm thanh: đánh giá kỹ hơn. - Thí nghiệm: Xuyên nước với ngói.
- Cong vênh: không được cong vênh.
+. Bước 1: dựng một cột nước có đường kính ∅25𝑚𝑚, chiều cao ℎ = 150𝑚𝑚 vào chính giữa mặt trên
viên ngói (đây là điều kiện tương ứng với trận mưa to nhất và kéo dài nhất trong năm).
+. Bước 2: để trong 2h, nếu không thấy đọng lại giọt nước phía dưới bề mặt ngói thì kết luận ngói đạt
điều kiện về khả năng chống thấm, có thể làm vật liệu lợp. Ngược lại, sau 2h nếu thấy xuất hiện giọt nước phía
dưới bề mặt ngói thì kết luận ngói không đạt yêu cầu chống thấm, không thể làm vật liệu lợp.
b. Các chỉ tiêu vật lý: KLTT: 1.7 − 2.1(𝑔⁄𝑐𝑚3 ), KLR: 2.65(𝑔⁄𝑐𝑚3 ), Hp.
c. Độ chịu lực: chỉ cần thử Ru với 𝑃 = 70𝑘𝐺 (tương ứng trọng lượng của một người trưởng thành).

-Page 6-

You might also like