You are on page 1of 10

Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

CHƯƠNG 4: CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ


BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG
- Xi măng là CKDVC đóng rắn cả trong nước và không khí.
- Vôi là CKDVC chỉ đóng rắn được trong không khí.
I. KHÁI NIỆM:
I.1 Định nghĩa: là các vật liệu có khả năng kết dính các vật liệu rời rạc có nguồn gốc từ vô cơ. Khi nhào trộn
với một lượng dung môi thích hợp thì tạo thành hỗn hợp có tính dẻo, có khả năng tạo hình, theo thời gian (qua
quá trình biến đổi hóa lý phức tạp) có khả năng tự rắn chắc và phát triển cường độ.
I.2 Phân loại: dựa vào môi trường rắn chắc mà phân làm 3 hệ:
- CKDVC rắn chắc trong không khí.
- CKDVC rắn chắc trong nước.
- CKDVC rắn chắc trong môi trường chưng áp (nhiệt độ cao, áp suất cao).
a. CKDVC rắn chắc trong không khí: là các CKDVC có khả năng tự rắn chắc và phát triển cường độ lâu
dài trong môi trường không khí.
- Vôi rắn trong không khí (vôi canxi):
+. Nguyên vật liệu: 𝐶𝑎𝐶𝑂3(đá vôi), san hô, vỏ sò.
Phản ứng: 𝐶𝑎𝐶𝑂3 ⇄ 𝐶𝑎𝑂 + 𝐶𝑂2
+. Tính chất sản phẩm: cường độ tương đối thấp.
+. Ứng dụng: xây, trát, trang trí.
- CKD Magiê:
+. Nguyên vật liệu: Đôlômit 𝐶𝑎𝐶𝑂3 . 𝑀𝑔𝐶𝑂3
Phản ứng: 𝑀𝑔𝐶𝑂3 ⇄ 𝑀𝑔𝑂 + 𝐶𝑂2
Đóng rắn lâu nên dùng dung môi 𝑀𝑔𝐶𝑙2 /𝑀𝑔𝑆𝑂4 thay vì nước.
+. Tính chất sản phẩm: có khả năng chịu được môi trường xâm thực, ăn mòn sunfat.
+. Ứng dụng: các công trình trong môi trường biển có tính chất xâm thực.
- Thạch cao xây dựng:
+. Nguyên vật liệu: 𝐶𝑎𝑆𝑂4 . 2𝐻2 𝑂
𝑡𝑜 1 3
Phản ứng: 𝐶𝑎𝑆𝑂4 . 2𝐻2 𝑂 → 𝐶𝑎𝑆𝑂4 . 2 𝐻2 𝑂 + 2 𝐻2 𝑂
+. Tính chất sản phẩm: đóng rắn nhanh nhưng cường độ thấp.
+. Ứng dụng: vật liệu trang trí.
- Thủy tinh lỏng:
+. Sản phẩm: 𝐾2 𝑂. 𝑆𝑖𝑂2 hoặc 𝑁𝑎2 𝑂. 𝑆𝑖𝑂2
Phản ứng: 𝑆𝑖𝑂2 + 𝑁𝑎2 𝐶𝑂3 → 𝑁𝑎2 𝑂. 𝑆𝑖𝑂2 + 𝐶𝑂2
+. Tính chất sản phẩm: chống thấm, chịu nhiệt.
+. Ứng dụng:
b. CKDVC rắn trong nước: là các CKDVC có khả năng tự rắn chắc và giữ được cường độ lâu dài cả trong
môi trường không khí và môi trường nước.
- Chủ yếu là liên kết của 4 oxit: 𝐶𝑎𝑂 − 𝑆𝑖𝑂2 − 𝐴𝑙2 𝑂3 − 𝐹𝑒2 𝑂3 .
- Vôi thủy: (CaO)
+. Sản xuất: nung đá Mác nơ (6 ÷ 20% sét) ở 𝑡 𝑜 = 900 ÷ 1100℃.
+. Đặc tính: Rvôi thủy > Rvôi canxi, thời gian rắn chắc ngắn hơn, nhanh đạt cường độ hơn.
+. Ứng dụng:
- Xi măng La Mã:
+. Sản xuất: nung đá Mác nơ (20 ÷ 25% sét) ở 𝑡 𝑜 = 1200 ÷ 1300℃.
+. Đặc tính: rắn nhanh hơn và cường độ cao hơn vôi thủy.
+. Ứng dụng: các nhà thờ La Mã.

-Page 1-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

- Xi măng Pooc lăng:


+. Sản xuất: nung đá vôi canxi và 25% đất sét ở 𝑡 𝑜 = 1400 ÷ 1500℃.
+. Đặc tính: rắn nhanh hơn và cường độ cao hơn XM La Mã.
+. Ứng dụng: rất nhiều trong các công trình dân dụng hiện nay.
- Xi măng Alumin:
+. Sản xuất: Nung đá vôi + đất sét giàu nhôm (bôxit) ở 𝑡 𝑜 = 1400 ÷ 1450℃.
+. Đặc tính: rắn chắc nhanh, cường độ cao hơn xi măng Pooc lăng, nở thể tích trong quá trình rắn chắc,
chống xâm thực tốt.
+. Ứng dụng: ít sử dụng trong các công trình dân dụng do quặng nhôm hiếm. Là vật liệu chiến lược. Sử
dụng năng lượng điện để sản xuất.
c. CKDVC rắn trong điều kiện chưng áp: (autoclave) bao gồm những chất có khả năng rắn chắc và phát
triển cường độ trong môi trường hơi nước bão hòa (𝑡 𝑜 = 170 ÷ 200℃, 𝑝 = 10 − 14𝑎𝑡).
- Thành phần chủ yếu: 𝐶𝑎𝑂 và 𝑆𝑖𝑂2.
- Điều kiện thường chỉ có 𝐶𝑎𝑂 đóng vai trò kết dính.
𝑡 𝑜 ,𝑝 𝑐𝑎𝑜
- Điều kiện autoclave: 𝑆𝑖𝑂2(trơ) → 𝑆𝑖𝑂2 vô định hình (hoạt tính cao)
(cát nghiền – quắc)
𝐶𝑎𝑂 + 𝑆𝑖𝑂2 + 𝐻2 𝑂 → 𝐶 − 𝑆 − 𝐻 (bền nước, cường độ cao).
- CKDVC rắn trong nước nếu được rắn trong môi trường autoclave thì cường độ đạt được sẽ cao hơn và tốc
độ rắn chắc sẽ nhanh hơn.

-Page 2-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 2: VÔI RẮN TRONG KHÔNG KHÍ (VÔI CANXI)


I. KHÁI NIỆM:
Là CKDVC được sản xuất ra bằng cách nung đá vôi (𝐶𝑎𝐶𝑂3 ) ở nhiệt độ thích hợp (900 − 1100℃).
900−1100℃
𝐶𝑎𝐶𝑂3 → 𝐶𝑎𝑂 + 𝐶𝑂2
(đá vôi)
II. NGUYÊN VẬT LIỆU:
II.1 Nguyên liệu:
- Các loại đá giàu khoáng canxit 𝐶𝑎𝐶𝑂3 (≥ 90%): đá phấn, đá vôi, đá vôi – đôlômit,
đá đolômit 𝑀𝑔𝐶𝑂3 . 𝐶𝑎𝐶𝑂3 .
- Điều kiện: hàm lượng sét ≤ 6%.
II.2 Nhiên liệu: than đá, 𝑁𝑆 = 6000 ÷ 6500 𝑘𝐶𝑎𝑙⁄𝑘𝑔.
III. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT:
- Gồm 3 giai đoạn:
+. Khai thác: tại các núi đá vôi bằng phương pháp khoan nổ mìn.
+. Gia công: kích thước đá vôi yêu cầu tùy dạng lò nung: 8 ÷ 12𝑐𝑚.
+. Nung vôi: Nung gián đoạn (công suất thấp) hoặc Nung liên tục (lò đứng nung vôi).
900−1100℃
- Phản ứng nung vôi: 𝐶𝑎𝐶𝑂3 → 𝐶𝑎𝑂 + 𝐶𝑂2 − 𝑄1
(đá vôi)
+. Phản ứng thu nhiệt: 𝑄1 = 42.5 (𝑘𝐶𝑎𝑙⁄1𝑚𝑜𝑙 𝐶𝑎𝐶𝑂3 ).
𝑃𝐶𝑂 .𝑃𝐶𝑎𝑂
+. Phản ứng thuận nghịch: 𝐾𝑝ư = 𝑃 2 = 𝑃𝐶𝑂2 = 𝑓(𝐶𝑂2 ) (do 𝐶𝑎𝐶𝑂3 và 𝐶𝑎𝑂 ở dạng rắn).
𝐶𝑎𝐶𝑂3
+. Phản ứng bề mặt: 600℃: bắt đầu phản ứng, 800℃: 2𝑚𝑚 /1ℎ, 1000℃: 15𝑚𝑚 /1ℎ. Tốc độ lý tưởng
đạt được tại 900℃.
Nếu < 900℃, tồn tại 𝐶𝑎𝐶𝑂3 (hạt non lửa). Nếu > 1100℃, tồn tại 𝐶𝑎𝑂 + 𝑆𝑖𝑂2 𝑠é𝑡 (hạt già lửa), tạo
màng silicat bao phủ hạt.
+. Tuy nhiên, pư giải phóng 𝐶𝑂2 (làm mất 44% trọng lượng), sản phẩm xốp nhẹ, có tính cách nhiệt.
Do đó, thực tế cần tăng nhiệt độ tối ưu lên 1100℃ thay vì 900℃.
- Biện pháp nâng cao chất lượng của vôi khi nung:
+. Vì phản ứng thu nhiệt nên cần cung cấp nhiệt đầy đủ và liên tục. Nhiệt độ hợp lý: 900 − 1100℃.
+. Vì phản ứng thuận nghịch, cần tránh phản ứng nghịch, chỉ để phản ứng thuận xảy ra. Do đó, kích
thước và cách sắp xếp các hạt phải hợp lý. Đồng thời dùng quạt cưỡng bức đẩy 𝐶𝑂2 ra khỏi lò.
IV. QUÁ TRÌNH TÔI VÔI:
𝐶𝑎𝑂 + 𝐻2 𝑂 ⇄ 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 + 𝑄2
+. Phản ứng tỏa nhiệt: 𝑄2 = 211(𝑘𝐶𝑎𝑙⁄100𝑔 𝐶𝑎𝑂).
+. Phản ứng thuận nghịch: 𝑡 𝑜 𝑝ư (thuận) = 500℃.
+. Phản ứng bề mặt.
+. Phản ứng gây nở thể tích: từ 2 ÷ 2.5 lần, vôi vỡ ra thúc đẩy quá trình thủy hóa.
Biện pháp nâng cao chất lượng vôi nung trong quá trình tôi vôi:
- Giảm nhiệt độ tôi.
- Lượng vôi ít: vôi trước, nước sau. Lượng vôi nhiều: nước trước, vôi sau.
V. QUÁ TRÌNH RẮN CHẮC CỦA VÔI:
- Khi vôi phản ứng với nước tạo 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2: Quá trình hòa tan. Lượng nước giảm theo thời gian do: tham gia
phản ứng và bay hơi vào môi trường.
- Sản phẩm thủy hóa 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 sinh ra càng nhiều tạo thể keo (gồm các hạt 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 phân tán trong nước),
hệ này nhanh chóng bão hòa.
- Sau đó, 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 kết tinh thành dạng tinh thể ngày càng lớn dần, xuất hiện liên kết chéo giữa các tinh thể
này. Xuất hiện không gian pha rắn, hệ có khả năng chịu lực.
- Theo thời gian, khung không gian pha rắn ngày càng hoàn thiện (khả năng chịu lực ngày càng tăng).
-Page 3-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

- Nếu vôi tiếp xúc với không khí, xảy ra quá trình cacbonat hóa: 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 + 𝐶𝑂2 → 𝐶𝑎𝐶𝑂3 + 𝐻2 𝑂 làm tăng
độ rắn chắc của vôi khi tôi.
Trường hợp trộn vôi với phụ gia khoáng hoạt tính (𝑆𝑖𝑂2 ), xảy ra quá trình silicat hóa:
𝑚𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 + 𝑛𝑆𝑖𝑂2 (𝑣ô đị𝑛ℎ ℎì𝑛ℎ) + 𝑝𝐻2 𝑂 → 𝑚𝐶𝑎𝑂. 𝑛𝑆𝑖𝑂2 . 𝑝𝐻2 𝑂 (𝐶 − 𝑆 − 𝐻)
- Chú ý: trong môi trường nước, 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 không thực hiện được quá trình kết tinh, nghĩa là “Vôi không thể
đóng rắn trong môi trường nước được”.
VI. CÁC TÍNH CHẤT KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÔI:
VI.1 Độ hoạt tính của vôi:
a. Khái niệm: là đại lượng tính bằng phần trăm theo hàm lượng CaO có trong vôi.
b. Phương pháp xác định: “Phương pháp chuẩn độ” (phản ứng trung hòa)
- 𝐶𝑎𝑂 + 𝐻2 𝑂 ⇄ 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2
- 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 + 2𝐻𝐶𝑙 → 𝐶𝑎𝐶𝑙2 + 𝐻2 𝑂
- Cho phenol phtanein từ 3 ÷ 4 giọt, dung dịch chuyển sang màu hồng.
Cho axit đặc đến khi hỗn hợp trong toàn bộ, đo lượng Vaxit cho vào.
2,804.𝐾.𝑉𝑎𝑥𝑖𝑡
- Độ hoạt tính: 𝑋 = ;% trong đó: K: nồng độ đương lượng của 𝐻𝐶𝑙 (K=1)
𝑚
Vaxit: thể tích 𝐻𝐶𝑙 đã dùng để chuẩn độ (ml)
m: khối lượng vôi sống thí nghiệm (g).
- Đánh giá: vôi có độ hoạt tính cao khi 𝑋 > 80%.
VI.2 Hàm lượng hạt sượng:
a. Khái niệm: là chỉ tiêu đánh giá hàm lượng phần trăm những hạt không phản ứng với nước.
Hạt không tôi (những hạt sau khi tôi có d>0.63mm) chia làm 3 loai: hạt non lửa (đá 𝐶𝑎𝐶𝑂3 ), hạt già lửa
(𝐶𝑎𝑂 cháy tạo thành màng thủy tinh), và tạp chất không phản ứng với nước.
b. Phương pháp xác định:
𝑚
- Cách xác định: tôi vôi và lọc ra những hạt trên sàng N0063 (124 𝑙ỗ⁄𝑐𝑚2 ): 𝐻𝑠 = 𝑚 𝑠 × 100%
𝑣𝑠
trong đó: 𝑚𝑠 : khối lượng hạt sượng
𝑚𝑣𝑠 : khối lượng vôi sống.
- Đánh giá: Vôi đạt yêu cầu về hàm lượng hạt sượng cho phép khi 𝐻𝑠 < 15%.
VI.3 Nhiệt độ tôi và tốc độ tôi:
a. Khái niệm:
- Nhiệt độ tôi: là nhiệt độ cao nhất mà phản ứng tôi vôi tiêu chuẩn đạt được.
- Tốc độ tôi: là khoảng thời gian kể từ khi cho nước vào vôi cho đến khi phản ứng tôi vôi tiêu chuẩn đạt
được nhiệt độ cao nhất.
b. Phương pháp xác định: “Phản ứng tôi vôi tiêu chuẩn”
- Thực hiện trong bình tôi vôi tiêu chuẩn: 10g vôi với độ mịn theo quy định + 20ml nước.
- Theo dõi nhiệt độ phản ứng. Xác định nhiệt độ cao nhất và thời gian đạt được.
c. Đánh giá:
- Nhiệt độ tôi tốt khi > 70℃. - Thời gian tôi nhanh khi < 10 phút.
VI.4 Thể tích vôi nhuyễn: (hay sản lượng vôi nhuyễn)
a. Khái niệm: là thể tích vôi nhuyễn (lit) sinh ra sau phản ứng tôi 1kg vôi sống.
Vôi nhuyễn: ~50% 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 ; ~50% 𝐻2 𝑂.
b. Phương pháp xác định: “Phương pháp tôi vôi sống thành vôi nhuyễn”
- Cho 200g vôi vào ca (khối lượng 𝑚1 ), đổ ngập nước để tôi.
- Đun nóng đền khi bề mặt hỗn hợp xuất hiện vết nứt chân
chim thì dừng, cân (ca+vôi) được 𝑚2 .
- Đổ ngập nước đầy ca, cân (ca+vôi+nước) được 𝑚3 .
- Rửa sạch ca, cân ca chứa đầy nước được 𝑚4 .
(𝑚 −𝑚 )−(𝑚 −𝑚 )
- Tính toán: 𝑉𝑣𝑛 = 4 1 𝜌 3 2 × 5 (lit)
𝑛
-Page 4-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

c. Đánh giá:

VII. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:


VII.1 Vôi chín:
a. Phân loại:
- Bột vôi chín: 100% 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2, tạo được bằng cách tôi một lượng nước vừa đủ với vôi sống, sử dụng trong
y tế, nông nghiệp.
- Vôi nhuyễn: ~50% 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 ; ~50% 𝐻2 𝑂.
- Vôi sữa: < 50% 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 ; > 50% 𝐻2 𝑂, dùng để quét ve.
b. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: sử dụng an toàn, đơn giản; không tốn nhiên liệu nghiền.
- Nhược điểm: tốn thời gian; không tận dụng được lượng nhiệt thủy hóa; hàm lượng hạt sượng làm giảm chất
lượng vôi; ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe.
c. Bảo quản: ngâm trong hồ.
VII.2 Vôi sống:
- Bột vôi sống được nghiền mịn đến độ mịn vừa đủ: 90% lọt sàng N0008 (4900 𝑙ỗ⁄𝑐𝑚2 ), 𝐷𝑙ỗ = 80𝜇𝑚.
- Ưu điểm:
+. Không tốn thời gian tôi vôi.
+. Tận dụng hạt già lửa (được nghiền mịn nên khi gặp nước dễ thủy hóa, sản phẩm thủy hóa lại có
cường độ cao hơn CaO).
+. Lượng nước sử dụng ít, vữa nhanh khô, đẩy nhanh thi công. Cường độ vữa cao hơn.
+. Khi dùng chung với xi măng, lượng nhiệt tỏa ra sẽ kích thích các phản ứng thủy hóa xi măng.
- Nhược điểm:
+. Bảo quản khó vì dễ hút ẩm, chi phí bảo quản lớn.

-Page 5-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 3: XI MĂNG PORTLAND (PC-PCB)


I. GIỚI THIỆU CHUNG:
I.1 Khái niệm: Xi măng portland là CKDVC rắn trong nước được chế tạo từ hỗn hợp đá vôi và đất sét theo
một tỷ lệ thích hợp (75% đá vôi, 25% đất sét), nung ở nhiệt độ cao (1400 − 1500℃) tạo thành clanke sau đó
đem nghiền với 3-5% thạch cao và các loại phụ gia khoáng (nếu có) thành dạng bột mịn.
- 75% Đá vôi + 25% đất sét: cung cấp 𝐶𝑎𝑂, 𝑆𝑖𝑂2 , 𝐴𝑙2 𝑂3 , 𝐹𝑒2 𝑂3 với một tỷ lệ thích hợp.
- Nhiệt độ nung 1400 − 1500℃:
+. > 1400℃: tạo khoáng 𝐶3 𝑆, khoáng quan trọng nhất trong xi măng.
+. < 1500℃: không thể hình thành pha lỏng gây bám dính.
- Clanke:
+. Sản phẩm sau quá trình nung: 𝑑 = 10 − 40𝑚𝑚.
+. Dạng đá, không có khả năng phản ứng.
- 3 − 5% thạch cao: giảm thời gian ninh kết, giúp kịp thời gian thi công.
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT:
II.1 Thành phần hóa học của xi măng: gồm 4 oxit chính 𝐶𝑎𝑂, 𝑆𝑖𝑂2 , 𝐴𝑙2 𝑂3 , 𝐹𝑒2 𝑂3 chủ yếu lấy trong hai
vật liệu chính là đá vôi và đất sét.
II.2 Nguyên liệu:
- Cung cấp 𝐶𝑎𝑂: đá vôi, đá phấn…
- Cung cấp 𝑆𝑖𝑂2 (và một lượng nhỏ 𝐴𝑙2 𝑂3 , 𝐹𝑒2 𝑂3): đất sét hoàng thổ, phiến thạch sét.
- Dùng phụ gia:
+. Phụ gia điều chỉnh hoạt tính 𝑆𝑖𝑂2 , 𝐴𝑙2 𝑂3 , 𝐹𝑒2 𝑂3.
+. Phụ gia trợ nghiền bằng cách hạ độ cứng của clanke.
+. Phụ gia khoáng: do kích thước nhỏ hơn clanke nên có thể bịt kín các lỗ rỗng, tăng độ đặc chắc.
Gồm: PG khoáng hoạt tính (silicafume, tro xỉ), PG khoáng trơ (bột đá vôi).
II.3 Quá trình sản xuất:
1. Khai thác:
a. Yêu cầu: đảm bảo thành phần, trữ lượng và thuận tiện cho khai thác, vận chuyển.
b. Chuẩn bị phối liệu:
- Loại bỏ tạp chất.
- Trộn đều các nguyên liệu tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Phương pháp:
+. Phương pháp ướt: hồ phối liệu 𝑊 = 30 ÷ 40%.
+. Phương pháp khô: hỗn hợp phối liệu 𝑊 = 1 ÷ 2%.
+. Phương pháp kết hợp: hồ phối liệu, sấy => hỗn hợp phối liệu.
c. Nung phối liệu:
- Mục đích: làm hóa lỏng các nguyên liệu thành phần (phản ứng pha rắn), hình thành các khoáng theo
yêu cầu.
- Các quá trình xảy ra khi nung: PP ướt (1-7), PP khô (3-7)

- Xi măng lò đứng:
Trộn hỗn hợp nguyên liệu với than.
+. Ưu điểm: vốn đầu tư thấp.
+. Nhược điểm:
Năng suất thấp: < 1.5 triệu tấn/năm.
Chất lượng thấp (nhược điểm lớn nhất).
Hay xảy ra sự cố.
Công nhân lao động nặng nhọc.

-Page 6-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

- Xi măng lò quay:
+. Nghiêng: 𝜑 = 3 ÷ 4%, quay với 𝜔 = 1 ÷ 2 vòng/phút.
+. Lò quay pp ướt: 𝐷 = 3 ÷ 5 𝑚, 𝐿 = 95 ÷ 185 𝑚.
Lò quay pp khô: 𝐷 = 2 ÷ 7 𝑚, 𝐿 = 20 ÷ 120 𝑚.
+. Ưu điểm:
Năng suất cao.
Cho xi măng chất lượng tốt.
Có khả năng cơ giới hóa cao.
Lao động điều kiện tốt.
+. Nhược điểm:
Vốn đầu tư cao hơn.
Diện tích mặt bằng lớn hơn.
d. Nghiền clanke:
- Mục đích: tạo độ mịn, tăng độ hoạt tính cho xi măng.
- Clanke xi măng sau khi ra lò phải lưu kho 1-2 tuần, rồi đem nghiền để loại 𝐶𝑎𝑂, 𝑀𝑔𝑂 già lửa.
- Nghiền clanke với 𝐶𝑎𝑆𝑂4 . 2𝐻2 𝑂: để điều chỉnh thời gian đông kết.
- Trộn thềm phụ gia hoạt tính, phụ gia trơ: mục đích cải thiện một số tính chất của xi măng
portland và tăng sản lượng, hạ giá thành.
- Phương pháp nghiền:
Phương pháp Nghiền khô Nghiền ướt
- Năng suất cao.
- Có thể lưu kho bảo quản.
Ưu điểm - Độ mịn cao.
- Thuận tiện cho quá trình vận chuyển.
- Không gây bụi.
- Buộc phải sử dụng ngay sau khi
- Năng suất không cao.
nghiền.
Nhược điểm - Độ mịn không cao.
- Ứng dụng: xây dựng thủy điện, bố trí
- Gây bụi.
các máy nghiền tại chỗ.
III. THÀNH PHẦN KHOÁNG:
III.1 Hàm lượng khoáng vật có trong clanke xi măng:
Tricanxi silicat 𝐶3 𝑆 45 ÷ 60%
Bicanxi silicat 𝐶2 𝑆 20 ÷ 30%
Tricanxi aluminat 𝐶3 𝐴 4 ÷ 12%
Tetracanxi aluminat fero 𝐶4 𝐴𝐹 10 ÷ 12%
III.2 Vai trò của các khoáng vật trong xi măng:
Khoáng vật Đặc điểm quá trình thủy hóa
- Là khoáng quan trọng nhất trong xi măng.
- Cho tốc độ thủy hóa rắn chắc nhanh.
𝑪𝟑 𝑺
- Cho cường độ cao, tỏa nhiều nhiệt.
- Kém bền trong môi trường xâm thực.
- Là khoáng quan trọng thứ hai trong xi măng.
- Tốc độ thủy hóa rắn chắc chậm ở giai đoạn đầu, nhanh dần về sau.
𝑪𝟐 𝑺 - Cho cường độ thấp ở giai đoạn đầu, cho cường độ cuối cùng cao.
- Tỏa ít nhiệt.
- Bền hơn trong môi trường xâm thực.
- Tốc độ thủy hóa rắn chắc rất nhanh.
- Cho cường độ cao ở tuổi sớm ngày, nhưng cường độ rất thấp ở cuối cùng.
𝑪𝟑 𝑨
- Đây là khoáng tỏa nhiều nhiệt nhất.
- Rất kém bền trong môi trường xâm thực.

-Page 7-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

- Tốc độ thủy hóa rắn chắc trung bình.


- Cho cường độ trung bình.
- Tỏa nhiệt trung bình.
𝑪𝟒 𝑨𝑭
- Tính bền trung bình trong môi trường xâm thực.
- Là khoáng có khối lượng riêng lớn nhất, quyết định khối lượng riêng của xi
măng. (xi măng trắng thì không có khoáng này)
- Nhận xét về nhiệt thủy hóa: 𝑄𝑪𝟑 𝑨 > 𝑄𝑪𝟑 𝑺 > 𝑄𝑪𝟒𝑨𝑭 > 𝑄𝑪𝟐 𝑺
- Phương trình thủy hóa:
2𝐶3 𝑆 + 6𝐻 → 𝐶3 𝑆2 𝐻3 + 3𝐶𝐻 + 𝑄1
2𝐶2 𝑆 + 4𝐻 → 𝐶3 𝑆2 𝐻3 + 𝐶𝐻 + 𝑄2
𝐶3 𝐴 + 6𝐻 → 𝐶3 𝐴𝐻6 + 𝑄3
3𝐶4 𝐴𝐹 + 𝑚𝐻 → 4𝐶3 𝐴𝐻6 + 2𝐶𝐹𝐻𝑛 + 𝑄4
𝐶3 𝐴 + 3𝐶𝑆𝐻2 + 26𝐻 = 𝑪𝟔 𝑨𝑺𝟑 𝑯𝟑𝟐
(khoáng này bao bọc các hạt làm chậm quá trình phản ứng)
- Nhận xét về phản ứng thủy hóa xi măng:
+. Phản ứng tỏa nhiệt: 𝑄𝟑 > 𝑄𝟏 > 𝑄4 > 𝑄𝟐
+. Phản ứng bề mặt: mà kích thước hạt xi măng 𝑑𝑋 > 40𝜇𝑚. Do đó, phản ứng không hoàn toàn. Trong
thực tế độ thủy hóa từ 60-70%.
+. Các sản phẩm thủy hóa: [𝐶3 𝑆2 𝐻3 , 𝐶6 𝐴𝑆3 𝐻32] không tan; [𝐶3 𝐴𝐻6 , 𝐶𝐻] tan.
IV. QUÁ TRÌNH THỦY HÓA VÀ RẮN CHẮC CỦA XI MĂNG PORTLAND:
IV.1 Giai đoạn hòa tan:
- Phản ứng xi măng với nước tạo ra các sản phẩm thủy hóa, trong đó có các khoáng tan 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2, 𝐶3 𝐴𝐻6 tạo
thành thể dịch bao quanh xi măng, gọi là “Thể keo”.
- Các khoáng không tan (CSH, ettringit) tạo thành các hạt keo phân tán.
- Sau đó dung dịch chuyển thành trạng thái quá bão hòa. Nguyên nhân: các khoáng không tan, đồng thời
nước mất đi từ phản ứng thủy hóa, và do nhiệt.
IV.2 Giai đoạn hóa keo:
- Do dung dịch quá bão hòa nên các khoáng 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 , 𝐶3 𝐴𝐻6 không tan được nữa, tồn tại ở thể keo.
- Các khoáng CSH, ettringit không tan tách ra ở dạng phân tán nhỏ, tạo thành thể keo phân tán. Lượng chất
keo sinh ra ngày càng nhiều do nước mất đi trong quá trình thủy hóa.
- Xi măng sẽ mất tính dẻo, đông kết lại nhưng chưa có cường độ.
IV.3 Giai đoạn kết tinh:
- 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 và 𝐶3 𝐴𝐻6 chuyển từ thể keo sang dạng kết tinh, có các tinh thể đan xen lại với nhau.
- Xi măng bắt đầu có cường độ.
- CSH vẫn tồn tại ở thể keo, sau đó một bộ phận chuyển sang dạng tinh thể.
- Do lượng nước mất đi ngày càng nhiều, các thể keo và các hạt keo dần khô lại, kết chặt làm cho cả hệ
thống hóa cứng và tăng cường độ.
Nhận xét về quá trình thủy hóa và rắn chắc của xi măng Portland:
Các giai đoạn tuy tách làm 3 nhưng không phải là riêng lẻ mà xen kẽ, nối tiếp lẫn nhau.
V. CÁC TÍNH CHẤT KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XI MĂNG:
V.1 Độ mịn:
a. Khái niệm: là đại lượng đánh giá kích thước hạt xi măng (hoặc tổng diện tích bề mặt hạt xi măng).
- Ưu điểm: Xi măng có độ mịn cao sẽ tác dụng với nước càng cao, triệt để và rắn chắc nhanh, phát triển
cường độ tuổi sớm ngày tốt hơn.
- Nhược điểm: nhiệt sinh ra càng lớn.
b. Phương pháp xác định:
- 2 phương pháp:
+. Sàng trên sàng N0008.
+. Đo tỷ diện tích bề mặt hạt xi măng bằng dụng cụ Blaine.
-Page 8-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

- Với xi măng:
+. Lượng sót sàng: ≤ 15%.
+. Tỷ diện tích: ≥ 2700 𝑐𝑚2 ⁄𝑔
V.2 Lượng nước tiêu chuẩn:
a. Khái niệm: là lượng nước cần thiết tính bằng phần trăm theo khối lượng của xi măng để hồ xi măng đạt
độ dẻo tiêu chuẩn. Thông thường: 25-30%.
b. Phương pháp xác định: “Phương pháp thử dần bằng dụng cụ Vica”
c. Cách xác định:
- Trộn một lượng nước dự kiến với xi măng tạo hồ xi măng.
- Dùng dụng cụ Vica để thử độ cắm sâu của kim Vica (đường kính 10mm) vào khối hồ xi măng.
- Khi độ cắm sâu cách đáy 5 ÷ 7 mm thì lượng nước dự kiến chính là lượng nước tiêu chuẩn.
d. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Thành phần khoáng: 𝐶3 𝐴, 𝐶3 𝑆 phản ứng rất nhanh với nước, làm tăng Ntc.
- Độ mịn: tăng thì Ntc tăng. Phản ứng nhanh và tăng nước hấp phụ.
- Phụ gia: PG trơ giảm Ntc, PG hoạt tính làm tăng Ntc.
- Điều kiện môi trường: nhiệt độ, áp suất.
V.3 Thời gian đông kết:
a. Khái niệm:
- Thời gian bắt đầu đông kết: khoảng thời gian từ khi xi măng trộn với nước cho tới khi hồ xi măng có độ
dẻo tiêu chuẩn bắt đầu mất tính dẻo (T1).
- Thời gian kết thúc đông kết: khoảng thời gian từ khi xi măng trộn với nước cho tới khi hồ xi măng có độ
dẻo tiêu chuẩn mất tính dẻo hoàn toàn (T2).
b. Phương pháp xác định: “Phương pháp thử dần bằng dụng cụ Vica”
c. Cách xác định:
- Trộn xi măng với lượng nước tiêu chuẩn tạo thành hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn.
- Thử dần bằng dụng cụ Vica có kim Vica đường kính 1mm.
- Hồ xi măng bắt đầu mất tính dẻo khi kim Vica cách đáy 3 ÷ 5𝑚𝑚.
- Hồ xi măng mất tính dẻo hoàn toàn khi kim Vica cách mặt <0.5mm.
d. Các yếu tố ảnh hưởng: (tương đối giống Ntc)
- Thành phần khoáng: 𝐶3 𝐴, 𝐶3 𝑆 nhiều làm giảm T1, T2.
- Độ mịn: tăng thì giảm T1, T2. Phản ứng nhanh và tăng nước hấp phụ.
- Phụ gia: PG trơ tăng T1, T2, PG hoạt tính làm giảm T1, T2.
- Điều kiện môi trường: nhiệt độ, áp suất.
e. Đánh giá: theo tiêu chuẩn 𝑇1 ≥ 45 phút; 𝑇2 ≤ 375 phút.
f. Ý nghĩa: quy định thời gian thi công.
V.4 Độ ổn định thể tích:
a. Khái niệm: đại lượng đánh giá sự thay đổi về kích thước hay thể tích của hồ XM trong quá trình rắn chắc.
b. Phương pháp xác định:
- Phương pháp định tính: (pp trọng tài) tạo các mẫu hình bánh đa xi măng.
- Phương pháp định lượng: (pp Le Chatelier).
c. Cách xác định: (theo pp trọng tài)
- Tạo các mẫu hình bánh đa XM (6 mẫu).
- Sau đó, bão dưỡng tiêu chuẩn trong 24h, chia 6 mẫu thành 3 tổ, mỗi tổ 2 mẫu, thử ở 3 điều kiện khác nhau:
hấp mẫu, luộc mẫu (đun sôi 100℃, 𝜑 ≥ 98%), bảo dưỡng tự nhiên.
- Quan sát và đánh giá: nếu 2 trên 6 mẫu bị nứt, xi măng không ổn định thể tích.
d. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Thành phần khoáng: 𝐶𝑎𝑂 𝑡ự 𝑑𝑜, 𝐶3 𝐴 càng nhiều, xi măng càng kém ổn định.
- Độ mịn: càng tăng, diện tích bề mặt càng cao, xi măng càng kém ổn định.
- Phụ gia: hàm lượng tăng, xi măng ổn định hơn.
- Điều kiện bảo dưỡng: bảo đảm độ ổn định thể tích của xi măng.

-Page 9-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

VI. ĂN MÒN ĐÁ XI MĂNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NÂNG CAO:
VI.1 Hiện tượng ăn mòn:
- Khái niệm: dưới sự tác động của các yếu tố môi trường, các chất có hại ở môi trường thực hiện phản ứng
với các sản phẩm thủy hóa của xi măng, có thể gây hòa tan, trương nở; từ đó làm kết cấu bị nứt tách, làm giảm
các tính chất (cường độ, tính chống thấm) của đá xi măng.
VI.2 Nguyên nhân:
- Điều kiện cần: trong kết cấu tồn tại các lỗ rỗng hở.
- Điều kiện đủ: tồn tại các sản phẩm thủy hóa có khả năng phản ứng với các chất của môi trường, gây hại
cho kết cấu.
VI.3 Các hình thức ăn mòn:
a. Ăn mòn hòa tan:
- Nước hòa tan 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2, sản phẩm thủy hóa của 𝐶3 𝑆, 𝐶2 𝑆, 𝐶𝑎𝑂 tự do. Dòng nước này cuốn trôi các sản
phẩm sau hòa tan (mố cầu, đập).
- Khi 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 giảm xuống làm biến đổi các sản phẩm ban đầu của xi măng (CSH) thành các sản phẩm
không bền và cuốn trôi đi.
b. Ăn mòn trao đổi:
- Trong môi trường, tồn tại một số ion có hại có thể thực hiện các phản ứng trao đổi tạo ra các chất mới có
khả năng tan mạnh hơn hoặc kết tủa như ở dạng phân tán và bị cuốn trôi đi.
- Ví dụ: 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 + 𝑀𝑔𝐶𝑙2 → 𝐶𝑎𝐶𝑙2 + 𝑀𝑔(𝑂𝐻)2 ↓
𝑀𝑔(𝑂𝐻)2 kết tủa phân tán, bị nước cuốn trôi.
𝐶𝑎𝐶𝑙2 tan nhanh, mạnh trong nước và có thể phân ly các ion 𝐶𝑙 − , 𝐶𝑎2+ .
- Chú ý: đối với xi măng: ăn mòn sunfat nguy hiểm. Với cốt thép, ăn mòn clo nguy hiểm.
c. Ăn mòn trương nở:
- Các chất ở môi trường có thể thực hiện phản ứng với sản phẩm thủy hóa của xi măng, tạo sản phẩm có tính
chất nở thể tích, gây ảnh hưởng đến tính chất của đá xi măng.
3𝐶𝑎𝑆𝑂4 + 3𝐶3 𝐴𝐻6 + 26𝐻2 𝑂 → 3𝐶𝑎𝑂. 𝐴𝑙2 𝑂3 . 3𝐶𝑎𝑆𝑂4 . 32𝐻2 𝑂
VI.4 Các biện pháp hạn chế ăn mòn:
- Hạn chế sự hình thành 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 và 𝐶3 𝐴𝐻6 :
+. Giảm CaO tự do.
+. Hạn chế hàm lượng 𝐶3 𝐴, 𝐶3 𝑆.
- Làm cho bê tông đặc chắc:
+. Cấp phối bê tông hợp lý.
+. Tăng cường đầm chặt.
+. Chế độ bảo dưỡng thích hợp.
- Sử dụng các loại phụ gia khoáng: tăng độ đặc chắc, giảm 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2.
- Sơn quét phủ bề mặt.
- Giảm nồng độ các chất gây hại từ môi trường trước khi tiếp xúc với kết cấu.
- Tăng tiết diện của kết cấu.

-Page 10-

You might also like