You are on page 1of 13

Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

CHƯƠNG 1: CÁC TÍNH CHẤT CHUNG


BÀI 2: CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC, THÀNH PHẦN
I. KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH:
I.1 Khái niệm: là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái tự nhiên.
𝑚
I.2 Công thức xác định: 𝜌𝑣 = 𝑉 (𝑚𝑘𝑔3 , 𝑐𝑚𝑔 3 …) trong đó: 𝜌𝑣 : khối lượng thể tích của vật liệu
𝑜
m: khối lượng mẫu tự nhiên
Vo: thể tích tự nhiên của mẫu
I.3 Phương pháp xác định: (luôn xác định bằng pp thực nghiệm)
a. Xác định m: pp cân, sai số 0.1%
b. Xác định Vo: tùy thuộc hình dạng vật liệu
+. Dạng hình học xác định: pp đo.
+. Dạng hình học không xác định: pp chất lỏng rời chỗ.
(nếu vật liệu hút nước thì phải bọc mẫu bằng vật liệu kị nước).
Bước 1: Sấy khô mẫu, cân mẫu được m1.
Bước 2: Nhúng mẫu vào paraphin nóng chảy, để nguội, cân mẫu sau khi nhúng được m2.
Bước 3: Cho nước vào ống nghiệm đến vạch V1, nhúng mẫu vào ống nghiệm mực nước dâng
đến vạch V2.
𝑚 𝑚2 −𝑚1
Bước 4: Tính toán: 𝜌𝑣 = 𝑉 −𝑉 1−𝑉 với 𝑉𝑝 = 0.93
2 1 𝑝
+. Dạng rời rạc: pp đong với các dụng cụ biết trước thể tích.
I.4 Các yếu tố ảnh hưởng:
- Cấu trúc vật liệu: (đặc hay rỗng) vật liệu càng rỗng thì khi Vo cố định, m càng giảm => KLTT của nó càng
nhỏ.
- Thành phần vật liệu: (tp hóa, tp khoáng) vật liệu cấu tạo từ các tp khác nhau thì có KLTT khác nhau.
- Các yếu tố khác từ môi trường tự nhiên:
+. Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, Vo tăng (dãn nở vì nhiệt) trong khi m giảm (do bay hơi nước trong các lỗ
rỗng hở) => KLTT của vật liệu giảm.
+. Độ ẩm: khi độ ẩm tăng, nước chiếm chỗ của không khí trong các lỗ rỗng hở (để cân bằng nồng độ hơi
nước trong vật liệu và ngoài môi trường); mặt khác, cùng một thể tích thì nước nặng hơn không khí; do đó,
KLTT của vật liệu tăng.
+. Áp suất: khi áp suất tăng, Vo giảm do vật liệu phải chịu sức ép lớn hơn trên toàn bộ diện tích tiếp xúc
với môi trường; mặt khác, áp suất tăng khiến lượng vật chất ngoài môi trường (bao gồm cả không khí, hơi
nước, bụi...) chui vào trong các lỗ rỗng hở của vật liệu ngày càng nhiều, m sẽ tăng lên; do đó, KLTT của vật
liệu tăng.
- So sánh các vật liệu bằng cách đưa KLTT về KLTT tiêu chuẩn (là KLTT tại W=0%):
𝜌 𝑊
+. Vật liệu vô cơ: 𝜌𝑣 𝑡𝑐 = 1+0.01𝑊
𝑣
(𝑚𝑘𝑔3 , 𝑐𝑚𝑔 3 …)
+. Vật liệu hữu cơ: tùy từng vật liệu.
I.5 Ý nghĩa:
- Chuyển đổi từ khối lượng tự nhiên sang thể tích tự nhiên => giúp tính toán kho chứa, vận chuyển, dự trù
vật liệu khi thi công; giúp tính khối lượng của một bộ phận kết cấu vật liệu lớn.
- Đánh giá sơ bộ tính chất vật liệu.
- Tính toán một số đại lượng khác: hệ số truyền nhiệt, độ rỗng, độ đặc.

II. KHỐI LƯỢNG RIÊNG:


II.1 Khái niệm: là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái đặc hoàn toàn.
𝑚𝑘
II.2 Công thức xác định: 𝜌 = (𝑚𝑘𝑔3 , 𝑐𝑚𝑔 3 …) trong đó: 𝜌: khối lượng riêng của vật liệu
𝑉𝑎
mk: khối lượng mẫu ở trạng thái đặc hoàn toàn
Va: thể tích đặc của vật liệu

-Page 1-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

II.3 Phương pháp xác định: (pp thực nghiệm)


a. Vật liệu đặc hoàn toàn: xác định như xác định KLTT
- Xác định m: pp cân, sai số 0.1%
- Xác định Vo: tùy thuộc hình dạng vật liệu
+. Dạng hình học xác định: pp đo.
+. Dạng hình học không xác định: pp chiếm chỗ trong chất lỏng
(nếu vật liệu hút nước thì phải bọc mẫu bằng vật liệu kị nước).
Bước 1: Sấy khô mẫu, cân mẫu được m1.
Bước 2: Nhúng mẫu vào paraphin nóng chảy, để nguội, cân mẫu sau khi nhúng được m2.
Bước 3: Cho nước vào ống nghiệm đến vạch V1, nhúng mẫu vào ống nghiệm mực nước dâng
đến vạch V2.
𝑚 𝑚2 −𝑚1
Bước 4: Tính toán: 𝜌 = 𝜌𝑣 = 𝑉 −𝑉 1−𝑉 (do VL đặc hoàn toàn) với 𝑉𝑝 = 0.93
2 1 𝑝
+. Dạng rời rạc: pp đong với các dụng cụ biết trước thể tích.
b. Vật liệu có rỗng:
- Bước 1: Sấy khô, nghiền mẫu vật liệu, dùng sàng 0.15mm để chọn những hạt qua sàng có
d<0.15mm.
- Bước 2: Cân (cốc + mẫu hạt vừa sàng), được m1.
- Bước 3: Xác định thể tích bằng pp chiếm chỗ chất lỏng:
+ Dụng cụ: bình tỷ trọng.
+ Điều kiện: dung môi không phản ứng với vật liệu cần đo, dung môi có khối lượng
riêng nhỏ hơn vật liệu.
Mực chất lỏng (nước) trong bình tỷ trọng ban đầu là V1, đổ mẫu hạt vừa sàng vào đến khi
mặt nước dâng qua vạch 20 trên cổ bình thì dừng lại. Chờ đến khi bột trong bình lắng hết xuống đọc mức
nước trong bình, được V2.
- Bước 4: Cân (cốc + bột còn lại trong cốc), được m2.
𝑚 −𝑚
- Bước 5: Tính KLR: 𝜌 = 𝑉1 −𝑉 2
2 1
II.4 Các yếu tố ảnh hưởng:
- Thành phần vật liệu:
+. Khối lượng riêng của vật liệu hỗn hợp phụ thuộc vào hàm lượng và khối lượng riêng của các thành
phần khoáng trong hỗn hợp đó.
+. Vật liệu cấu tạo từ nhiều nguyên tố có nguyên tử khối M khác nhau, do đó KLR của vật liệu phụ
thuộc vào những nguyên tố tham gia cấu tạo nên vật liệu và hàm lượng của chúng.
II.5 Ý nghĩa:
- Nhận biết các loại vật liệu, so sánh các vật liệu trong cùng một nhóm.
- Đánh giá sơ bộ tính chất vật liệu.
- Tính toán một số đại lượng khác:
+. Độ rỗng, độ đặc.
+. Tính toán khối lượng riêng của vật liệu hỗn hợp.
+. Tính toán cấp phối vật liệu (ví dụ: bê tông).

III. ĐỘ ĐẶC, ĐỘ RỖNG:


III.1 Khái niệm: - Độ rỗng: là tỷ lệ phần trăm của thể tích rỗng so với thể tích tự nhiên.
- Độ đặc: là tỷ lệ phần trăm của thể tích đặc so với thể tích tự nhiên.
𝑉
III.2 Công thức xác định: 𝑟 = 𝑉𝑟 × 100% trong đó: r: độ rỗng của vật liệu
𝑜
Vr: thể tích rỗng của mẫu vật liệu
Vo: thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu
𝑉
đ = 𝑉𝑎 × 100% trong đó: đ: độ đặc của vật liệu
𝑜
Va: thể tích đặc của mẫu vật liệu
Vo: thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu

-Page 2-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

III.3 Phương pháp xác định:


𝑚𝑘
- Gián tiếp: xác định KLR 𝜌 và KLTT của vật liệu ở trạng thái khô 𝜌𝑣 𝑘 = 𝑉𝑜
𝑘
𝑉𝑟 𝑉𝑎 𝜌𝑣
→𝑟= × 100% = (1 − ) × 100% = (1 − ) × 100%
𝑉𝑜 𝑉𝑜 𝜌
𝑉 𝜌𝑣 𝑘
→ đ = 𝑉𝑎 × 100% = × 100%
𝑜 𝜌
- Trực tiếp:
+. Thấm thủy ngân.
+. PP bão hòa chất lỏng: ngâm mẫu vật liệu đến bão hòa trong khí Hê-li lỏng.
+. PP thống kê kết hợp dụng cụ quang học.
III.4 Cấu trúc rỗng:
a. Nguyên nhân hình thành các lỗ rỗng trong vật liệu:
Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan
- Là những lỗ rỗng được tạo ra không mong - Là những lỗ rỗng được nhà sản xuất cố tình tạo ra
muốn; có hại. để lợi dụng một vài tính chất đặc trưng của từng loại
- Hình thành cùng sự hình thành vật liệu xây dựng lỗ rỗng; có lợi.
trên vỏ Trái Đất (đá thiên nhiên...). - Bỏ các loại vật liệu dễ cháy vào trong vật liệu cần
- Do sự thoát nước thừa trong quá trình sản xuất sản xuất. Quá trình gia công nhiệt sẽ đốt cháy chúng
vật liệu (quá trình nung gạch; sau khi đổ bê tông, và tạo ra các lỗ rỗng.
bê tông giữ nước để tăng cường độ, trong quá - Bỏ khí vào vật liệu trong quá trình sản xuất (bê tông
trình này nếu bảo dưỡng không kĩ, một lượng nhỏ khí chưng áp...)
nước sẽ bay hơi ra ngoài môi trường và để lại lỗ
rỗng...)
- Do sự tồn tại không khí, chất khí trong lòng vật
liệu do điều kiện sản xuất gây ra (quá trình đầm
bê tông không kĩ nên không thoát hết khí...)
b. Phân loại lỗ rỗng, ảnh hưởng của độ rỗng và đặc tính các lỗ rỗng đến các tính chất khác của VL
- VL có độ rỗng càng lớn thì khả năng truyền nhiệt càng giảm (do pha khí truyền nhiệt kém hơn pha rắn),
cường độ giảm (do ứng suất giảm tại các mặt cắt đi qua vị trí có rỗng), khả năng hút nước tăng (khi tăng các
lỗ rỗng hở)…
- Kích thước: lớn, bé.
Hai vật liệu có cùng độ rỗng, vật liệu nào có đường kính các lỗ rỗng lớn hơn thì khả năng truyền nhiệt và hút
nước sẽ tốt hơn; ngược lại, cường độ sẽ kém hơn.
- Hình dáng: cầu /elip, méo /tròn.
Vật liệu với đa số các lỗ rỗng ở dạng hình cầu sẽ có cường độ cao hơn là ở dạng elip, tương tự các lỗ rỗng
tròn sẽ giúp vật liệu chịu được tải trọng tốt hơn các lỗ rỗng méo.
- Phân bố lỗ rỗng: đều, không đều.
Hai vật liệu cùng một độ rỗng, vật liệu có các lỗ rỗng phân bố đều (1) sẽ có cường độ cao hơn vật liệu có các
lỗ rỗng phân bố tập trung (2) (do VL1 có các thành phần ứng suất gần như là giống nhau tại mọi điểm và cao
hơn so với thành phần ứng suất tại mặt cắt đi qua điểm tập trung các lỗ rỗng trên VL2).
- Tính chất lỗ rỗng: kín /hở.
Lỗ rỗng hở Lỗ rỗng kín
+ Thường phân bố đều trên bề mặt. + Nằm sâu trong vật liệu.
+ Lỗ rỗng thông với nhau và thông với bên ngoài. + Lỗ rỗng riêng biệt, không thông với nhau và không
+ Độ hút nước lớn, dễ bị ăn mòn, tính chất cơ lý thông với bên ngoài.
không tốt. + Không hút nước, ngăn xâm thực, tính chất cơ lý tốt
+ Hút âm tốt. hơn.
+ Cách âm, cách nhiệt tốt
III.5 Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng tới tính chất cách âm, cách nhiệt, chịu lực.
- Phán đoán, đánh giá chất lượng vật liệu:
+. Vật liệu cách nhiệt thì độ rỗng lớn.
-Page 3-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

+. Nhưng độ rỗng lớn thì cường độ không cao.


- Làm cơ sở thiết kế vật liệu hỗn hợp như: tính toán cấp phối bê tông.
- Nguyên lý chế tạo vật liệu cách nhiệt:
+. Tăng độ rỗng.
+. Tính chất lỗ rỗng: kín, kích thước nhỏ, hình cầu, phân bố đều.

-Page 4-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 3: CÁC TÍNH CHẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
I.1 Điều kiện cần và đủ để vật liệu trao đổi nước với môi trường:
- Điều kiện cần: vật liệu tồn tại lỗ rỗng hở.
- Điều kiện đủ: Áp suất riêng phần của hơi nước bên ngoài lớn hơn bên trong vật liệu.
I.2 Các loại nước có trong vật liệu: (xét về mặt liên kết với môi trường)
- Nước tự do (nước lk vật lý): tồn tại trong các khoảng trống vật liệu, không lk hoặc lk rất yếu với vật liệu.
Khi mất đi nước tự do, các tính chất của vật liệu không bị ảnh hưởng.
- Nước hấp phụ (nước bán lk hay nước hóa lý): là nước bám trên bề mặt vật liệu.
Lực lk tăng dần tính đến bề mặt vật liệu, khi mất đi ảnh hưởng lớn đến các tính chất của vật liệu.
- Nước liên kết (nước hóa học): nằm trong công thức hóa học hình thành lên vật liệu.
Lực lk rất lớn, khi mất đi sẽ tạo thành công thức hóa học mới dẫn tới 2 khả năng: hình thành vật liệu mới
hoặc vật liệu bị phá hủy.

II. ĐỘ ẨM:
II.1 Khái niệm: là đại lượng đánh giá lượng nước có thực trong vật liệu tại thời điểm xét, thông số luôn thay
đổi, phụ thuộc vào điều kiện môi trường: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm tương đối.
𝑚𝑛 𝑚𝑎 −𝑚𝑘
II.2 Công thức xác định: W = × 100 = × 100 ; %
𝑚𝑘 𝑚𝑘
trong đó: 𝑚𝑎 : khối lượng vật liệu khi có ẩm tại thời điểm thí nghiệm (g)
𝑚𝑘 : khối lượng vật liệu khô hoàn toàn (g)
II.3 Phương pháp xác định: “Sấy tách nước tự do”
- Bước 1: tại thời điểm xét, cân mẫu VL được 𝑚𝑎 .
- Bước 2: sấy khô hoàn toàn sao cho mất hết nước lk vật lý (đảm bảo sấy mẫu đến khối lượng không đổi
∆𝑚 < 0.1%), cân lại mẫu được 𝑚𝑘 .
𝑚 −𝑚
- Bước 3: Tính toán: W = 𝑎𝑚 𝑘 × 100%
𝑘

II.4 Các yếu tố ảnh hưởng:


- Bản chất vật liệu: vật liệu kỵ nước sẽ có độ ẩm thấp hơn vật liệu ưa nước khi đặt trong cùng một điều kiện
môi trường.
- Cấu trúc vật liệu: khi đặt trong cùng một điều kiện môi trường, vật liệu đặc có độ ẩm thấp hơn vật liệu
rỗng. Hai vật liệu cùng độ rỗng, đặt trong cùng một điều kiện môi trường, vật liệu chứa nhiều lỗ rỗng hở sẽ
có độ ẩm cao hơn vật liệu chứa nhiều lỗ rỗng kín.
- Các yếu tố môi trường:
Nhiệt độ môi trường: càng tăng, lượng hơi nước bên ngoài môi trường tiếp xúc với bề mặt vật liệu càng
giảm, hơi nước bên trong vật liệu có xu hướng di chuyển ngược ra ngoài để cân bằng nồng độ hơi nước với
môi trường, độ ẩm vật liệu từ đó cũng giảm theo.
Áp suất môi trường: càng tăng thì chênh lệch áp suất giữa hai bên bề mặt vật liệu ngày càng lớn; do đó,
hơi nước sẽ chui vào vật liệu qua các lỗ rỗng hở ngày càng nhiều (để cân bằng áp suất), độ ẩm vật liệu sẽ
tăng lên.
Độ ẩm môi trường: càng tăng, lượng hơi nước bên ngoài môi trường tiếp xúc với bề mặt vật liệu càng
tăng, hơi nước bên ngoài môi trường có xu hướng di chuyển vào vật liệu qua các lỗ rỗng hở để cân bằng
nồng độ hơi nước với bên trong vật liệu, độ ẩm vật liệu từ đó cũng giảm theo.
II.5 Ý nghĩa:
- Giúp phán đoán một số tính chất của vật liệu.
- Giúp điều chỉnh cấp phối trước khi thi công (ví dụ: như đối với bê tông).
- Quyết định công nghệ tạo hình và chế độ gia công nhiệt.
- Chuyển đổi KLTT ẩm với KLTT tiêu chuẩn (W=0%): 𝜌𝑣 𝑊 = 𝜌𝑣 𝑘 (1 + 0.01𝑊)
(điều kiện áp dụng: Vo=const, biến đổi độ ẩm không làm thay đổi thể tích).

-Page 5-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

Chứng minh:
𝑚𝑎 𝑚𝑘 + 𝑚𝑛 𝑚𝑛 𝑚𝑘 𝑚𝑛
𝜌𝑣 𝑊 = × 100 = × 100 = 𝜌𝑣 𝑘 + × 100 = 𝜌𝑣 𝑘 + × 100 = 𝜌𝑣 𝑘 (1 + 0.01𝑊)
𝑉𝑜 𝑉𝑜 𝑉𝑜 𝑉𝑜 𝑚𝑘

III. ĐỘ HÚT NƯỚC:


III.1 Khái niệm: là đại lượng đánh giá khả năng hút và giữ nước tối đa của vật liệu ở điều kiện nhiệt độ
thường và áp suất thường (𝑡 𝑜 = 27 ± 2℃, 𝑝 = 1𝑎𝑡). (vật liệu tiếp xúc trực tiếp với nước).
III.2 Công thức xác định:
𝑚𝑛
- Độ hút nước theo khối lượng: 𝐻𝑝 = × 100, %
𝑚𝑘
trong đó: 𝑚𝑛 : khối lượng nước tối đa có trong mẫu vật liệu tại điều kiện thường (g)
𝑚𝑘 : khối lượng mẫu vật liệu khi sấy khô hoàn toàn (g)
𝑉
- Độ hút nước theo thể tích: 𝐻𝑣 = 𝑉𝑛 × 100, %
𝑜
trong đó: 𝑉𝑛 : thể tích nước tối đa có trong mẫu vật liệu tại điều kiện thường (cm3)
𝑉𝑜 : thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu (cm3)
𝜌𝑣 𝑘
- Công thức chuyển đổi: 𝐻𝑣 = 𝐻𝑝 × 𝜌𝑛

III.3 Phương pháp xác định: “Ngâm mẫu từ từ trong nước”


- Bước 1: Ngâm mẫu VL ngập nước (mặt nước cách mặt trên mẫu ≥ 2 cm, thời gian ≥ 24h), rồi nhấc mẫu
ra, lau nhanh bề mặt, đem cân được 𝑚𝑎 .
- Bước 2: sấy khô hoàn toàn sao cho mất hết nước lk vật lý (đảm bảo sấy mẫu đến khối lượng không đổi
∆𝑚 < 0.1%), cân lại mẫu được 𝑚𝑘 .
𝑚
- Bước 3: Tính toán: 𝑚𝑛 = 𝑚𝑎 − 𝑚𝑘 , từ đó suy ra: 𝐻𝑝 = 𝑚𝑛 × 100%
𝑘

III.4 Các yếu tố ảnh hưởng:


- Bản chất vật liệu: vật liệu kỵ nước sẽ có độ hút nước thấp hơn vật liệu ưa nước.
- Cấu trúc vật liệu: vật liệu đặc có độ hút nước thấp hơn vật liệu rỗng. Hai vật liệu cùng độ rỗng, vật liệu
chứa nhiều lỗ rỗng hở sẽ có độ hút nước cao hơn vật liệu chứa nhiều lỗ rỗng kín.
- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.
III.5 Ý nghĩa:
- Giúp phán đoán một số tính chất của vật liệu.
- Giúp điều chỉnh cấp phối trước khi thi công (ví dụ: như đối với bê tông).
- Quyết định công nghệ tạo hình và chế độ gia công nhiệt.

IV. ĐỘ BÃO HÒA NƯỚC:


IV.1 Khái niệm: là đại lượng đánh giá khả năng hút và giữ nước tối đa của vật liệu ở điều kiện cưỡng bức
về nhiệt độ và áp suất.
IV.2 Công thức xác định:
𝑚𝑛 𝑏ℎ
- Độ bão hòa nước theo khối lượng: 𝐻𝑝 𝑏ℎ = × 100, %
𝑚𝑘
trong đó: 𝑚𝑛 𝑏ℎ : khối lượng nước tối đa có trong mẫu vật liệu tại điều kiện cưỡng bức (g)
𝑚𝑘 : khối lượng mẫu vật liệu khi sấy khô hoàn toàn (g)
𝑉𝑛 𝑏ℎ
- Độ bão hòa nước theo thể tích: 𝐻𝑣 𝑏ℎ = × 100, %
𝑉𝑜
trong đó: 𝑉𝑛 𝑏ℎ : thể tích nước tối đa có trong mẫu vật liệu tại điều kiện cưỡng bức (cm3)
𝑉𝑜 : thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu (cm3)
𝑉𝑛 𝑏ℎ 𝐻𝑣 𝑏ℎ
- Mức độ bão hòa: 𝐶𝑏ℎ = =
𝑉𝑟 𝑟
trong đó: 𝑉𝑟 : tổng thể tích rỗng của vật liệu (cm3)
r : độ rỗng của vật liệu (%)
+. Khi 𝐶𝑏ℎ = 1 (hay 𝑉𝑛 𝑏ℎ = 𝑉𝑟 ), vật liệu bão hòa tuyệt đối, 𝑉𝑟 = 𝑉𝑟(ℎở) , 𝑉𝑟(𝑘í𝑛) = 0.
-Page 6-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

+. Khi 𝐶𝑏ℎ = 0, xảy ra 2 khả năng:


vật liệu là đặc hoàn toàn hoặc nếu vật liệu có rỗng thì: 𝑉𝑟 = 𝑉𝑟(𝑘í𝑛), 𝑉𝑟(ℎở) = 0.
+. Thực tế, 𝐶𝑏ℎ = 0.8 ÷ 0.9
IV.3 Phương pháp xác định: “Ngâm mẫu trong nước ở điều kiện cưỡng bức”
(mục đích: xđ 𝑚𝑏ℎ là khối lượng mẫu vật liệu ở trạng thái bão hòa nước).
- Phương pháp dùng nhiệt: ngâm mẫu trong nước ở nhiệt độ thường (27oC) và áp suất thường (760mmHg),
sau đó đun sôi nước tới 100oC trong gần 4h, rồi hạ xuống nhiệt độ thường. Sau đó vớt mẫu ra, đem cân được
𝑚𝑏ℎ .
- Phương pháp dùng áp suất: ngâm mẫu trong nước ở nhiệt độ thường (27oC) và áp suất thường
(760mmHg), sau đó hạ áp suất xuống 20mmHg, duy trì trong vài giờ đến khi đảm bảo bọt khí đã thoát hết. Sau
đó nâng áp suất trở về điều kiện thường, để trong 2h rồi nhấc mẫu ra, đem cân được 𝑚𝑏ℎ .
- Tính toán: 𝑚𝑛 𝑏ℎ = 𝑚𝑏ℎ − 𝑚𝑘 .
IV.4 Các yếu tố ảnh hưởng:
- Bản chất vật liệu: vật liệu kỵ nước sẽ có độ bão hòa nước thấp hơn vật liệu ưa nước.
- Cấu trúc vật liệu: vật liệu đặc có độ bão hòa nước thấp hơn vật liệu rỗng. Hai vật liệu cùng độ rỗng, vật
liệu chứa nhiều lỗ rỗng hở sẽ có độ bão hòa nước cao hơn vật liệu chứa nhiều lỗ rỗng kín.
- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.
IV.5 Ý nghĩa:
- Giúp đánh giá sơ bộ các tính chất liên quan đến môi trường nước của vật liệu.
- Giúp đánh giá tính chất lỗ rỗng của vật liệu.
- Ảnh hưởng của trạng thái bão hòa:
+. Sự bão hòa nước ảnh hưởng tới các tính chất của vật liệu (nguy hiểm nhất là gây giảm cường độ).
𝑅
+. Hệ số mềm: 𝐾𝑚 = 𝑏ℎ , trong đó: 𝑅𝑏ℎ : cường độ của mẫu bão hòa nước
𝑅𝑘
𝑅𝑘 : cường độ của mẫu khô
𝐾𝑚 ≥ 0.75: vật liệu bền nước; 𝐾𝑚 < 0.75: vật liệu không bền nước.

V. TÍNH THẤM NƯỚC:


V.1 Khái niệm: biểu thị khả năng cho nước thấm qua từ nơi có áp suất cột nước cao hơn sang nơi có áp suất
cột nước thấp hơn.
𝐹.𝜏.∆ℎ
V.2 Công thức xác định: 𝑄 = 𝐾𝑇 𝑎 ; m
trong đó: Q: lưu lượng nước thấm qua (m)
𝐾𝑇 : hệ số thấm (m/h)
F: diện tích bề mặt tiếp xúc với nước (m2)
𝜏: thời gian thấm (h)
∆ℎ: độ chênh áp lực (m)
𝑎: chiều dày của vật liệu (m)
V.3 Đánh giá chống thấm: (tùy từng vật liệu)
a. Vật liệu bê tông:
- Thí nghiệm chống thấm của bê tông:
+. Bước 1: đặt mẫu bê tông có chiều dày 𝐷 = 150𝑚𝑚 tiếp xúc với môi trường nước có áp suất 2atm.
+. Bước 2: cứ sau mỗi 16h, lại tăng thêm 2atm cho đến khi mẫu bê tông bắt đầu đọng lại giọt nước ở bề
mặt còn lại.
+. Bước 3: tùy vào áp suất môi trường nước trước khi mẫu bị thấm mà ta đặt mác chống thấm cho bê
tông: B2 (2atm), B4 (4atm), B6 (6atm)…
b. Vật liệu lợp:
- Thí nghiệm xuyên nước của ngói lợp:
+. Bước 1: dựng một cột nước có đường kính ∅25𝑚𝑚, chiều cao ℎ = 150𝑚𝑚 vào chính giữa mặt trên
viên ngói (đây là điều kiện tương ứng với trận mưa to nhất và kéo dài nhất trong năm).

-Page 7-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

+. Bước 2: để trong 2h, nếu không thấy đọng lại giọt nước phía dưới bề mặt ngói thì kết luận ngói đạt
điều kiện về khả năng chống thấm, có thể làm vật liệu lợp. Ngược lại, sau 2h nếu thấy xuất hiện giọt nước phía
dưới bề mặt ngói thì kết luận ngói không đạt yêu cầu chống thấm, không thể làm vật liệu lợp.
V.4 Các biện pháp chống thấm:
- Điều kiện để nước thấm qua:
+. Vật liệu có lỗ rỗng hở, mao quản (thông nhau về 2 phía).
+. Có sự chênh lệch cột nước giữa 2 bề mặt.
- Các biện pháp chống thấm:
+. Hạn chế lượng nước dùng.
+. Tăng cường lèn chặt đối với vật liệu bê tông.
+. Bảo dưỡng thích hợp, tránh co ngót gây nứt.
+. Sử dụng các phụ gia: PG giảm nước, PG khoáng nghiền mịn, PG tạo màng…
+. Sơn quét phủ bề mặt.

-Page 8-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 4: CÁC TÍNH CHẤT LIÊN QUAN ĐẾN NHIỆT


I. GIỚI THIỆU CHUNG:
I.1 Các hình thức truyền nhiệt:
- Có 3 phương thức trao đổi nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ.
I.2 Tính dẫn nhiệt của vật liệu xây dựng:
- Khái niệm: là khả năng của vật liệu cho nhiệt truyền qua từ phía có nhiệt độ cao sang phía có nhiệt độ thấp.
- Bản chất: chính là truyền nhiệt qua vật rắn thông qua liên kết cứng giữa các phần tử vật chất cấu thành vật
liệu (truyền nhiệt bằng tiếp xúc), và truyền nhiệt bằng đối lưu vì trong vật liệu có thể có lỗ rỗng.

II. HỆ SỐ DẪN NHIỆT:


II.1 Khái niệm: là đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật liệu.
𝑄.𝛿
II.2 Công thức xác định: 𝜆 𝑇 = 𝐹.Δ𝑡.𝜏; (kCal/m.o.h)
trong đó: Q : lưu lượng nhiệt trao đổi (𝑘𝐶𝑎𝑙)
𝛿 : chiều dày vật liệu (m)
F : diện tích bề mặt trao đổi (m2)
Δ𝑡: độ chênh nhiệt độ 2 phía (o)
𝜏 : thời gian trao đổi nhiệt (h)
II.3 Các yếu tố ảnh hưởng:
- Thành phần vật liệu: mỗi vật liệu đơn chất có khả năng dẫn nhiệt khác nhau; do đó, tính dẫn nhiệt của vật
liệu hỗn hợp phụ thuộc vào tính dẫn nhiệt của các vật liệu thành phần.
- Cấu trúc vi mô:
+. Cấu trúc kết tinh lan truyền nhiệt tốt hơn cấu trúc vô định hình, truyền nhiệt tốt nhất theo hướng các
trục của mạng tinh thể.
+. Tinh thể mịn truyền nhiệt tốt hơn tinh thể thô.
- Cấu trúc vĩ mô:
+. Vật liệu có cấu trúc dạng hạt, sự truyền nhiệt theo các phương là như nhau (bê tông, vữa…).
Vật liệu có cấu trúc dạng sợi, sự truyền nhiệt theo phương dọc các sợi là tốt hơn theo phương ngang
sợi (do giữa các sợi có lỗ rỗng thuộc pha khí truyền nhiệt kém hơn pha rắn). Ví dụ: gỗ…
+. Vật liệu càng đặc truyền nhiệt càng tốt (do pha rắn truyền nhiệt tốt hơn pha khí).
Công thức Nercracov: 𝜆 𝑇 = √0.0196 + 0.22𝜌𝑣 2 − 0.14 (kCal/m.oC.h)
(áp dụng khi: 𝑡 𝑜 = 20 ÷ 25℃, 𝑊 = 1 ÷ 7%)
𝜆25 = √0.0196 + 0.22(𝜌𝑣 𝑘 )2 − 0.14 (kCal/m.oC.h)
(áp dụng khi: 𝑡 𝑜 = 25℃, 𝑊 = 0%)
Lưu ý: với cả 2 công thức, đơn vị của 𝜌𝑣 và 𝜌𝑣 𝑘 đều phải là (𝑔⁄𝑐𝑚3 ).
- Đặc tính lỗ rỗng:
+. Với cùng độ rỗng, vật liệu có đường kính các lỗ rỗng lớn hơn thì truyền nhiệt tốt hơn (do được tăng
cường khả năng truyền nhiệt bằng đối lưu dọc theo mao quản).
+. Với cùng độ rỗng, nếu lượng lỗ rỗng kín tăng, hệ số dẫn nhiệt giảm.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ trung bình 2 phía: 𝜆 𝑇 = 𝜆0℃ (1 + 0.002𝑇𝑡𝑏 ); (kCal/m.oC.h)
𝑇1 +𝑇2 o
trong đó: 𝑇𝑡𝑏 = ( C); 𝑇1 , 𝑇2 là nhiệt độ 2 phía bề mặt vật liệu.
2
Lý do: khi nhiệt độ cao, năng lượng nhiệt của các phần tử trong vật liệu càng lớn, dao động càng mạnh.
- Ảnh hưởng của độ ẩm: khi độ ẩm tăng, hệ số dẫn nhiệt tăng do 𝜆𝐻2 𝑂 = 25. 𝜆𝑘𝑘
II.4 Ý nghĩa:
- Giúp lựa chọn các kết cấu, thiết bị phù hợp với nhiệt độ cũng như sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
- Giúp tính toán các bài toán về nhiệt.
- Giúp đánh giá các tính chất của vật liệu.
-Page 9-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

III. NHIỆT DUNG VÀ NHIỆT DUNG RIÊNG:


III.1 Khái niệm:
- Nhiệt dung: là nhiệt lượng mà vật liệu thu vào khi nung nóng hoặc nhả ra khi làm nguội.
- Nhiệt dung riêng: là nhiệt lượng cần thiết để nung nóng vật liệu có khối lượng 1kg lên 1oC.
III.2 Công thức xác định: 𝐶 = 𝑚.Δ𝑡; (𝑘𝐶𝑎𝑙⁄𝑘𝑔. ℃)
𝑄

trong đó: 𝑄: nhiệt dung (kCal)


𝑚: khối lượng của vật liệu (kg)
Δ𝑡: độ chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong vật liệu và bên ngoài môi trường (oC)
𝐶: nhiệt dung riêng (𝑘𝐶𝑎𝑙⁄𝑘𝑔. ℃)
III.3 Các yếu tố ảnh hưởng:
- Đối với vật liệu đơn chất, khả năng thu hay tỏa nhiệt là khác nhau, do mỗi loại vật liệu có cấu trúc và các
thành phần nguyên tố khác nhau.
- Đối với vật liệu hỗn hợp: Nhiệt dung riêng của loại VL này phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của từng vật
𝐶 𝑚 +𝐶2 𝑚2 +⋯+𝐶𝑛 𝑚𝑛
liệu thành phần và tỷ lệ phối hợp: 𝐶ℎℎ = 1 𝑚1 +𝑚
1 +⋯+𝑚
2 𝑛
𝐶𝑜 +0.01𝑊𝐶𝑛
- Môi trường, chủ yếu là độ ẩm vật liệu: 𝐶𝑊 = 1+0.01𝑊 ;
trong đó: 𝐶𝑊 : nhiệt dung riêng của vật liệu khi có độ ẩm W
𝐶𝑜 : nhiệt dung riêng của vật liệu khô
𝐶𝑛 : nhiệt dung riêng của nước.
Chứng minh: Xét cho vật liệu có 𝑚𝑘 = 1𝑘𝑔 => 𝑚𝑛 = 0.01𝑊 × 1. Áp dụng công thức 𝐶ℎℎ ta được:
𝐶𝑜 𝑚𝑘 +𝐶𝑛 𝑚𝑛 𝐶𝑜 1+𝐶𝑛 0.01𝑊
𝐶𝑊 = =
𝑚𝑘 +𝑚𝑛 1+0.01𝑊
III.4 Ý nghĩa:
- Giúp chọn vật liệu có nhiệt dung riêng cao để làm vật liệu cách nhiệt.
- Tính toán nhiệt lượng khi gia công nhiệt vật liệu xây dựng.

IV. TÍNH CHỊU NHIỆT:


IV.1 Khái niệm: là chỉ tiêu đặc trưng thể hiện khả năng vật liệu chịu được tác dụng lâu dài của nhiệt độ cao
mà không thay đổi tính chất xây dựng cơ bản.
IV.2 Phân loại:
- < 900℃: (Vật liệu thường) không bền nhiệt.
- 900 − 1350℃: (Samốt) bền nhiệt kém.
- 1350 − 1580℃: (Dinat) bền nhiệt trung bình.
- 1580 − 1700℃: (cao Alumin) bền nhiệt.
- > 1700℃: (cao Manhezit) rất bền nhiệt.

V. TÍNH CHỐNG CHÁY:


V.1 Khái niệm: là khả năng VL giữ được tính chất khi chịu tác dụng của ngọn lửa ở một thời gian nhất định.
V.2 Phân loại:
- Không cháy: khi gặp ngọn lửa, vật liệu không bị cháy, không biến hình nhiều. Thường là các vật liệu vô cơ.
Ví dụ: gạch, ngói, bê tông…
(Chú ý: vật liệu có thể không cháy nhưng bị biến hình nhiều hoặc bị phá hoại).
Ví dụ: thép tại t° > 600℃ bị biến dạng.
- Khó cháy: vật liệu bị cháy dưới tác dụng của ngọn lửa, khi ngừng tác nhân gây cháy thì vật liệu cũng ngừng
cháy. (cả vật liệu vô cơ và hửu cơ)
Ví dụ: bê tông atphan, gỗ tẩm chất chống cháy…
- Dễ cháy: vật liệu bị cháy dưới tác dụng của ngọn lửa, khi ngừng tác nhân gây cháy thì vật liệu vẫn tiếp tục
cháy. (chủ yếu là các vật liệu hữu cơ)
Ví dụ: các vật liệu hữu cơ (cao su, polime…), vật liệu gốc sinh vật (gỗ, tre…)
-Page 10-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

BÀI 5: CÁC TÍNH CHẤT CƠ HỌC


I. TÍNH BIẾN DẠNG:
I.1 Khái niệm: là tính chất biểu thị khả năng thay đổi hình dạng, kích thước của vật liệu khi có tác dụng của
tải trọng bên ngoài (ngoại lực) lên vật liệu.
I.2 Bản chất:
- Ngoại lực tác dụng: sinh công cơ học gây dịch chuyển các phần tử trong cấu trúc.
- Khi ngắt bỏ ngoại lực:
+. Công được bảo toàn: “Biến dạng đàn hồi” là biến dạng hoàn toàn mất đi khi ngắt bỏ ngoại lực.
+. Công không bảo toàn: “Biến dạng dư” là biến dạng vẫn giữ nguyên khi ngắt bỏ ngoại lực.
I.3 Các hình thức biến dạng:
Biến dạng đàn hồi Biến dạng dư
- Khái niệm: là biến dạng hoàn toàn mất đi khi loại bỏ - Khái niệm: là biến dạng không mất đi khi loại bỏ
nguyên nhân gây ra biến dạng. nguyên nhân gây ra biến dạng.
- Điều kiện: - Điều kiện:
+. 𝑓 ≤ 𝑓𝑙𝑘 +. 𝑓 > 𝑓𝑙𝑘
+. Thời gian tác dụng lực đủ ngắn. +. Thời gian tác dụng lực dài.
- Nguyên nhân: công của ngoại lực chuyển thành nội - Nguyên nhân: do liên kết giữa các phần tử bị đứt
năng; khi bỏ tác dụng của ngoại lực, nội năng chuyển gãy, nội năng chuyển thành nhiệt năng; và khi bỏ
thành công đưa phần tử về vị trí ban đầu. ngoại lực tác dụng, nội năng không thể sinh công
để đưa phần tử về vị trí ban đầu.
𝜎 𝜎 .𝜏
- Đánh giá (Định luật Hook): 𝐸 = 𝜀 - Đánh giá (Định luật Newton): 𝜀 = 𝑡𝑟ượ𝑡𝜂
trong đó: E: môđun đàn hồi (𝑘𝐺/𝑐𝑚2 ) ∆𝑙
trong đó: 𝜀 = 𝑙 : biến dạng dài tương đối
𝜎: ứng suất pháp (𝑘𝐺/𝑐𝑚2 ) 𝑜
∆𝑙 𝜎𝑡𝑟ượ𝑡 : ứng suất trượt (𝑘𝐺/𝑐𝑚2 )
𝜀 = 𝑙 : biến dạng dài tương đối.
𝑜 𝜏 : thời gian tác dụng lực (s)
𝜂: độ nhớt vật liệu (𝑘𝐺. 𝑠/𝑐𝑚2 )
I.4 Phân loại vật liệu theo biến dạng:
- Vật liệu giòn: không có biến dạng rõ rệt so với trước khi bị phá hoại: 𝜀𝑜 rất nhỏ.
𝜎
- Vật liệu đàn hồi tuyệt đối: tuân theo định luật Hook: 𝐸 = 𝜀
𝜎𝑡𝑟ượ𝑡 .𝜏
- Vật liệu dẻo tuyệt đối: tuân theo định luật Newton: 𝜀 = 𝜂
𝜎 𝜎𝑡𝑟ượ𝑡 .𝜏
- Vật liệu thông thường: 𝜀 = 𝐸 + 𝜂

I.5 Từ biến và Chùng ứng suất:


Từ biến Chùng ứng suất
- Khái niệm: là hiện tượng BD tăng theo thời gian - Khái niệm: hiện tượng giảm ứng suất khi biến
khi ngoại lực không đổi tác dụng lâu dài lên VL. dạng của vật thể được giữ không đổi trong một thời
- Nguyên nhân: gian dài.
+. Bộ phận chảy dẻo. - Nguyên nhân:
+. Khuyết tật trong cấu trúc, xảy ra hiện tượng từ +. Các dây được căng với ứng suất không cao, nó
biến để đi tới hoàn thiện cấu trúc, tạo nên sự hao tổn ứng suất trước trong bê tông cốt
+. Từ trạng thái phi kết tinh dưới tác dụng của lực thép ứng lực trước.
để chuyển sang trạng thái kết tinh. - Đặc điểm: tắt dần theo thời gian.
- Đặc điểm: tắt dần theo thời gian. - Ảnh hưởng: làm giảm độ cứng và khả năng chống
- Ảnh hưởng: ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu… nứt của bê tông cốt thép ứng lực trước.
Để khắc phục hiện tượng này, lý thuyết về bê tông
dự ứng lực được ra đời.

-Page 11-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

II. ĐỘ CỨNG:
II.1 Khái niệm: là khả năng chống lại sự khắc sâu và đâm xuyên của vật liệu khác lên vật liệu cần thử.
II.2 Phương pháp xác định:
- Phương pháp định tính theo thang Morh:
+. Mài phẳng vật liệu cần thử; thử lần lượt các khoáng vật trên bảng Morh vạch lên vật liệu cần thử.
+. Vật liệu cần thử sẽ có độ cứng nằm trong khoảng từ khoáng vật chưa để lại vết vạch đến khoáng vật để lại
vết vạch.
- Phương pháp định lượng:
+. Có nhiều phương pháp khác nhau đặc thù cho từng loại vật liệu (để kết quả được chính xác).
+. Có thang chuyển đổi giữa các phương pháp nhưng sẽ làm giảm tính chính xác của kết quả.

III. CƯỜNG ĐỘ:


Lưu ý: 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 𝑅; trong đó 𝜎𝑚𝑎𝑥 : phụ thuộc ngoại lực P
R : phụ thuộc bản thân vật liệu.
III.1 Khái niệm:
a. Khái niệm: là khả năng của vật liệu chống lại sự phá hoại của ứng suất xuất hiện trong vật liệu do tác
dụng của tải trọng hoặc những nguyên nhân khác (chuyển vị, nhiệt độ…).
b. Trạng thái ứng suất: (nén, kéo, uốn, xoắn, cắt)
Phải thử tất cả các trạng thái này với các loại vật liệu mới để ứng dụng phù hợp và tối ưu nhất vào thực tế.
III.2 Công thức xác định:
𝑃
a. Cường độ chịu nén: 𝑅𝑛 = 𝑚𝑎𝑥 ; (𝑘𝐺 ⁄𝑐𝑚2 , 𝑀𝑃𝑎 … )
𝐹 𝑛
trong đó: 𝑃𝑚𝑎𝑥 : tải trọng phá hoại (𝑘𝐺, 𝑁)
𝐹𝑛 : diện tích chịu nén (𝑐𝑚2 , 𝑚𝑚2 )
𝑃𝑚𝑎𝑥
b. Cường độ chịu kéo: 𝑅𝑘 = ; (𝑘𝐺 ⁄𝑐𝑚2 , 𝑀𝑃𝑎 … )
𝐹𝑘
trong đó: 𝑃𝑚𝑎𝑥 : tải trọng phá hoại (𝑘𝐺, 𝑁)
𝐹𝑘 : diện tích chịu kéo (𝑐𝑚2 , 𝑚𝑚2 )
𝑀
c. Cường độ chịu uốn: 𝑅𝑢 = 𝑚𝑎𝑥 ; (𝑘𝐺 ⁄𝑐𝑚2 , 𝑀𝑃𝑎 … )
𝑊
trong đó: 𝑀𝑚𝑎𝑥 : moment uốn phá hoại (𝑘𝐺. 𝑚, 𝑁. 𝑚𝑚)
W: moment kháng uốn (𝑐𝑚3 , 𝑚𝑚3 )
III.3 Phương pháp xác định:
a. Phương pháp phá hoại mẫu:
- Chế tạo mẫu (bê tông, vữa…)
- Gia công mẫu (gạch, đá…)
- Lấy mẫu (bê tông, thép…)
Sau đóm đặt vào ứng suất tương ứng, tăng dần đến khi phá hoại mẫu. Từ đó tính được cường độ của vật liệu
khi mẫu bị phá hủy. “Cường độ là ứng suất lớn nhất tại thời điểm phá hoại mẫu”.
Trường hợp này chỉ áp dụng cho công trình sắp sửa thi công hoặc đang thi công. Không xác định được đối
với công trình đang sử dụng.
b. Phương pháp không phá hoại mẫu:
- Nguyên tắc: xác định cường độ gián tiếp thông qua các yếu tố khác mà không phá hoại vật liệu.
Ví dụ: xác định cường độ bê tông dựa trên 2 phương pháp thông dụng:
+. Độ cứng bề mặt vật liệu (pp cơ học).
+. Dựa trên khả năng truyền sóng (pp vật lý).
Từ đó làm cơ sở cho phép xác định cường độ trực tiếp trên kết cấu – phương pháp hiện trường.
- Nhóm nguyên tắc cơ học:
+. Tác dụng tải trọng vào bề mặt vật liệu.
+. Thông số đo: độ cứng, biến dạng cục bộ, trị số bật nẩy.
+. Tra đồ thị chuẩn để xác định cường độ.
-Page 12-
Written by Nguyễn Đăng Quỳnh “Genius is 1% Inspiration & 99% Perspiration”

- Nhóm nguyên tắc vật lý:


+. Dựa vào quy luật lan truyền xung điện, sóng siêu âm.
+. Thông số đo: tần số dao động, thời gian, vận tốc truyền sóng.
+. Tra đồ thị chuẩn để xác định cường độ.
- Súng bật nẩy Schmidt: xác định bằng thực nghiệm giá trị của n (độ nẩy của súng), rồi tra biểu đồ [R-n] để
tìm ra cường độ tương ứng.
- Sóng siêu âm:
+. Thông số đầu vào: l (m) là quãng đường truyền sóng.
+. Thông số đo đạc: t (s) là thời gian truyền sóng.
𝑙
+. Tính toán: vân tốc truyền sóng 𝑣 = 𝑡
+. Tra biểu đồ [R- 𝑣] để tìm ra cường độ tương ứng.
c. So sánh hai phương pháp:
Phương pháp Phá hoại mẫu Không phá hoại mẫu
- Cho kết quả nhanh.
- Độ chính xác cao - Không tốn thời gian, tiết kiệm nguyên VL
Ưu điểm
(kết quả tin tưởng được). - Cho phép xác định cường độ trực tiếp trên
kết cấu.
- Tốn thời gian, nguyên vật liệu, nhân
- Độ chính xác không cao.
công thí nghiệm.
Nhược điểm - Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (môi
- Không xác định được cường độ trực
trường thí nghiệm, vị trí thí nghiệm…).
tiếp trên kết cấu.
III.4 Các yếu tố ảnh hưởng:
a. Yếu tố chủ quan:
- Bản chất vật liệu: 𝑅𝑏ê 𝑡ô𝑛𝑔 = 20 ÷ 200 𝑀𝑃𝑎, 𝑅𝑔ạ𝑐ℎ = 3.5 ÷ 20 𝑀𝑃𝑎
- Cấu trúc của vật liệu:
Cấu trúc vĩ mô:
+. Vật liệu cấu trúc rỗng có cường độ thấp hơn vật liệu cấu trúc đặc. Trên cơ sở diện tích chịu
lực tính toán là như nhau, vật liệu có cấu trúc đặc thì ứng suất phân bố đều còn vật liệu có cấu trúc rỗng thì
ứng suất phân bố không đều (ứng suất trên thành lỗ rỗng là lớn nhất).
+. Vật liệu có cấu trúc hạt: cường độ phụ thuộc vào kích thước và thành phần hạt. Kích thước
hạt càng lớn thì xác suất khuyết tật càng lớn và diện tích tiếp xúc giữa các hạt càng nhỏ; do đó, cường độ
càng nhỏ. Vật liệu cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau nên có cường độ khác nhau.
+. Vật liệu cấu trúc sợi: cường độ phụ thuộc vào phương tác dụng lực. Cường độ theo phương
dọc sợi sẽ cao hơn theo phương ngang sợi (do liên kết giữa các sợi kém hơn liên kết trong cùng một sợi).
Cấu trúc vi mô: vật liệu cấu trúc vô định hình có cường độ thấp hơn vật liệu cấu trúc kết tinh (do liên
kết giữa các phân tử trong cấu trúc vô định hình thấp hơn so với trong cấu trúc kết tinh).
b. Yếu tố khách quan:
- Hình dạng tiết diện: hai mẫu vật liệu cùng chiều cao, cùng diện tích chịu lực thì vật liệu với tiết diện hình
vuông sẽ có cường độ nhỏ hơn vật liệu có tiết diện hình tròn.
- Đặc trưng bề mặt: vật liệu với bề mặt chịu lực nhẵn, giáp có cường độ thấp hơn bề mặt trơn.
- Kích thước mẫu: mẫu có kích thước nhỏ cường độ cao hơn mẫu có kích thước lớn.
- Tốc độ tăng tải: tăng tải càng nhanh, cường độ càng cao.
- Nhiệt độ, độ ẩm môi trường: đặc biệt chú ý với những loại vật liệu nhạy cảm với nhiệt (Bitum), nhạy cảm
với độ ẩm (tạo từ đất sét).
- Thời gian và điều kiện bảo quản mẫu thí nghiệm.
- Điều kiện thi công: quá trình trộn với năng lượng khác nhau sẽ cho vật liệu với cường độ khác nhau.
Nói tóm lại, để khắc phục các yếu tố ảnh hưởng, trong thực tế dựa vào các tiêu chuẩn:
Ví dụ: Xác định cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi 28 ngày:
+. Chế tạo 3 mẫu lập phương cạnh 15cm, bảo dưỡng 28 ngày ở 27℃, 𝜑 ≥ 95%.
+. Bảo dưỡng xong, thí nghiệm trong 30 phút, tốc độ gia tải 0.5(𝑁⁄𝑚𝑚2 . 𝑠)
+. Phụ thuộc vào hình dáng và kích thước mẫu mà ta nhân cường độ với hệ số điều chỉnh K.
-Page 13-

You might also like