You are on page 1of 27

BÀI GiẢNG MÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

CHƯƠNG 1 – CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN


CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1-1. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC VẬT LIỆU

1-2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1-3. TÍNH CHẤT CƠ HỌC

1
1-1. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC VẬT LIỆU

I. THÀNH PHẦN VẬT LIỆU


II. CẤU TRÚC VẬT LIỆU
III. PHÂN LOẠI CÁC TÍNH CHẤT VẬT LIỆU

I. THÀNH PHẦN VẬT LIỆU

1. Thành phần hóa học: Biểu thị % các ôxit có trong VL (kim
loại và hợp kim thì TPHH biểu thị % các nguyên tố HH).
 TPHH được xác định bằng phân tích hoá học.
 TPHH cho phép dự đoán sơ bộ một số tính chất của vật liệu
như tính chất cơ học, tính chịu lửa, tính bền của VL.
 Đối với VL nhân tạo, từ TPHH có thể lựa chọn nguyên liệu sản
xuất.
2. Thành phần khoáng vật: Biểu thị % các muối kép (khoáng
vật) có trong VL.
 Các ôxít trong vật liệu kết hợp với nhau tạo thành các muối
kép hay còn gọi là các khoáng vật.

2
I. THÀNH PHẦN VẬT LIỆU

 Xác định thành phần khoáng vật khá phức tạp (đặc biệt về mặt định
lượng) vì vậy phải dùng nhiều phương pháp để bổ trợ nhau như
phân tích nhiệt vi sai, kính hiển vi điện tử,…
 Thành phần khoáng vật cho phép phán đoán tương đối chính xác
các tính chất vật liệu.
3. Thành phần pha: Biểu thị thành phần rắn, lỏng, và khí trong VL
 Vật liệu thường ở dạng pha rắn, nhưng luôn chứa lỗ rỗng, nên có
chứa pha khí (khí khô) và pha lỏng (khí ẩm).
 Tỷ lệ các pha trong vật liệu ảnh hưởng đến tính chất về âm, nhiệt,
tính chống ăn mòn, cường độ,.....
4. Thành phần hạt (Dùng cho vật liệu hạt rời): Biểu thị % các cỡ hạt có
kích thước khác nhau trong vật liệu.
Thành phần hạt của các loại vật liệu hạt rời ảnh hưởng đến độ chặt,
rỗng, từ đó ảnh hưởng đến cường độ và ảnh hưởng đến yêu cầu về
lượng vật liệu trộn chung.

1. Cấu trúc vĩ mô: Bằng mắt thường có thể phân biệt được dạng cấu trúc này
• Vật liệu có cấu trúc đặc chắc như các loại bê tông, VL gốm thường có
cường độ, khả năng chống thấm, tính chống ăn mòn tốt hơn, nhưng nặng
nề và khả năng cách âm, cách nhiệt kém.
• VL rỗng như bê tông khí, BT bọt có cường độ và độ chống ăn mòn kém
hơn nhưng cách âm , cách nhiệt tốt hơn.
• Vật liệu có cấu tạo dạng sợi như gỗ, sản phẩm từ bông khoáng có các tính
chất rất khác nhau theo phương dọc và ngang thớ.
• VL có cấu tạo dạng lớp là VL có tính dị hướng thì các tính chất khác nhau
theo các phương.
• VL có tính đẳng hướng thì có tính chất giống nhau theo các phương.

3
 Dạng rắn
 Liền khối (Phân lớp hay không phân lớp)
 Hạt rời
 Dạng lỏng
 Dạng vữa dẻo

2. Cấu trúc vi mô: Chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi để thấy vật liệu
có cấu tạo kết tinh hay vô định hình (thực chất là sự sắp xếp của các
nguyên tử).
• Dạng kết tinh thì các hạt nguyên tử sắp xếp theo trật tự nhất định và
VL ở dạng VĐH thì các hạt sắp xếp không theo trật tự.
 VD: SiO2 có thể ở dạng tinh thể là thạch anh có độ bền và độ ổn định
lớn, không tác dụng với Ca(OH)2 ở điều kiện thường nhưng ở dạng
VĐH là opan có thể tác dụng với Ca(OH)2.
 Cùng một chất nhưng có thể tồn tại ở các dạng tinh thể khác nhau.
 Các chất có cấu tạo tinh thể có to nóng chảy (ở áp suất không đổi) và
dạng hình học của tinh thể nhất định.
 Tính chất của tinh thể không giống nhau theo các phương
8

4
Example of a crystalline atomic Example of an amorphous
structure. Four grains are structure. The atoms are
illustrated. In each grain, the arranged in a random fashion,
atoms form an orderly similar to their arrangement in the
lattice. The grain boundaries are liquid state.
one example of a crystalline
defect.

3. Cấu trúc siêu vi mô (CT trong): Phải dùng thiết bị hiện đại
để quan sát và nghiên cứu như kính hiển vi điện tử, phân
tích rơn ghen để nghiên cứu cấu tạo nguyên tử và liên kết
nội bộ giữa chúng (LK ion, LK cộng hóa trị hay LK kim loại).

10

5
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và sử dụng VL trong CTXD, có thể
phân các tính chất của VL thành các nhóm như sau:
 Nhóm tính chất vật lý: Đặc trưng cho trạng thái, cấu trúc và
xác định mối quan hệ của vật liệu với môi trường;
 Nhóm tính chất cơ học: Xác định quan hệ của vật liệu với
biến dạng và sự phá huỷ của nó dưới tác dụng của tải trọng;
 Nhóm tính chất hoá học: Liên quan đến những biến đổi hoá
học và độ bền vững của vật liệu đối với tác dụng ăn mòn hoá
học;
 Tính chất của vật liệu khi chịu tác dụng của nhiệt.
 Chương trình tập trung vào hai nhóm tính chất vật lý và tính chất
cơ học.
11

Ngo¹i lùc
Tc c¬ häc

Tc VẬT LÝ
Thµnh phÇn,
CÊu tróc->
Lo¹i vËt liÖu

NhiÖt Hãa häc


Tc VL khi chÞu
Tc VL khi chÞu
T¸c ®éng hãa häc
T¸c dông nhiÖt

12

6
1-2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG (a)


II. KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH (KL ĐƠN VỊ) (o)
III. ĐỘ ĐẶC (đ%)
IV. ĐỘ RỖNG (r%)
V. NHỮNG CHỈ TIÊU VẬT LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC
VI. TÍNH THẤM NƯỚC
VII.TÍNH BỀN

KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ

Khối lượng: m (g, kg, tấn)


Thể tích: V (cm3=ml, dm3=l, m3)
mk: Khối lượng vật liệu ở trạng thái khô
mâ: Khối lượng vật liệu ở trạng thái ẩm
mbh: Khối lượng vật liệu ở trạng thái bão hòa
mnâ: Khối lượng nước chứa trong vật ở trạng thái ẩm
mnbh: Khối lượng nước chứa trong vật ở trạng thái bão hòa
Va: Thể tích tuyệt đối của vật
Vr: Thể tích rỗng trong vật liệu (Vr=VrKHÍ+VrLỎNG;Vr=VrKÍN+VrHỞ)
Vok: Thể tích tự nhiên của vật ở trạng thái khô
Voâ: Thể tích tự nhiên của vật ở trạng thái ẩm
Vobh: Thể tích tự nhiên của vật ở trạng thái bão hòa

7
I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG - a

Khối lượng riêng - Specific Mass; Trọng lượng riêng - Specific weight hoặc
Specific gravity
1. Định nghĩa: KLR là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái
hoàn toàn đặc (bên trong không có lỗ rỗng).
2. Công thức: mk
ρa 
Va
Trong đó: a: Khối lượng riêng (g/cm3=kg/dm3=Tấn/m3)
mk: Khối lượng mẫu vật liệu ở trạng thái khô (g; kg; T)
Va: Thể tích tuyệt đối của vật liệu (cm3; dm3; m3)

3. Ứng dụng: KLR dùng để xác định độ đặc, rỗng, và tính TPVL
VD: a của gạch đất sét: 2,5; cát và đá: 2,6; ...(Bảng 1-1,Trang 11)

I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG - a

8
II. KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH (KL ĐƠN VỊ) -o
Khối lượng thể tích - Unit Mass hoặc Unit weight
1. Định nghĩa: là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng
thái tự nhiên (bên trong có lỗ rỗng).
m
ρo 
2. Công thức: V o

Trong đó: o: Khối lượng thể tích (g/cm3=kg/dm3=Tấn/m3)


m: Khối lượng mẫu vật liệu (g; kg;T)
Vo: Thể tích tự nhiên của vật liệu (cm3; dm3; m3)
3. Ứng dụng: KLTT dùng để xác định độ đặc, rỗng, và tính toán phương
tiện vận chuyển, khối lượng cấu kiện, phân loại và phán đoán cường
độ vật liệu

II. KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH (KL ĐƠN VỊ) -o


* Chú ý:  Trạng thái khối lượng và thể • Nếu vật liệu có thể tích không
tích phải phù hợp với nhau
đổi khi độ ẩm thay đổi: Vok =
Khối lượng thể tích (đơn vị) khô:
mk Voâ = Vobh
k
ρ  o
V ok • Nếu vật liệu có thể tích thay
Khối lượng thể tích (đơn vị) ẩm: đổi khi độ ẩm thay đổi: Vok ≠
Voâ ≠ Vobh
â

ρ  o
V oâ  Độ tăng trung bình về thể tích
Khối lượng thể tích bão hòa: (Độ tăng thể tích tương đối) -
V
bh
m bh
ρ o  V=(Voâ-Vok)/Vok
bh
V o
Vbh=(Vobh-Vok)/Vok

9
II. KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH (KL ĐƠN VỊ) -o
 Đối với vật liệu hạt rời: Có 3 chỉ tiêu 

Khối lượng riêng a (ah):  m hk


ρ a (ρ ah )
 V ah

 mh
Khối lượng thể tích hạt oh: ρ oh 
 V oh

 mh
Khối lượng thể tích xốp ox: ρ ox 
V ox

II. KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH (KL ĐƠN VỊ) -o

10
Cách xác định khối lượng riêng và khối lượng thể tích

Khối lượng: Dùng cân (Cân điện tử, cân đồng hồ, cân đĩa với quả
cân,...)
Thể tích: Tùy từng loại thể tích và dạng vật liệu mà có cách xác
định thể tích khác nhau dựa trên 3 nguyên tắc
+ Đo, rồi dùng công thức toán học tính
+ Đong với ống lường hay dụng cụ biết thể tích
+ Dùng nguyên tắc vật chiếm chỗ trong chất lỏng bằng cách dùng
ống lường hay cân thủy tĩnh
 Chú ý: Với VL hạt rời, xác định khối lượng thể tích xốp thì đổ mẫu
vật liệu vào một thùng đong có dung tích biết trước ở một độ cao
nhất định. Cân khối lượng vật liệu có trong thùng.

III. ĐỘ ĐẶC – đ%

1.Định nghĩa: Là tỷ số giữa thể tích phần đặc so với thể tích tự
nhiên của vật liệu ở trạng thái khô.
2.Công thức: Va ρ ok
đ%  k  100 %   100 %
Vo ρa

Trong đó: đ%: Độ đặc của vật liệu (%)


Va: Thể tích tuyệt đối của vật liệu
Vok: Thể tích tự nhiên của vật liệu ở trạng thái khô
3.Ứng dụng: Dùng để phân loại và phán đoán cường độ vật liệu

11
IV. ĐỘ RỖNG – r%

1.Định nghĩa: Là tỷ số giữa thể tích rỗng so với thể tích tự nhiên của vật
liệu ở trạng thái khô.
2.Công thức: Vr Vok  V a  ρok 
r%  k  100 %   100 %   1    100 %
Vo Vok  ρ a 
Trong đó: r%: Độ rỗng của vật liệu (%)
Vr: Thể tích rỗng của vật liệu
Vok: Thể tích tự nhiên của vật liệu ở trạng thái khô
Va: Thể tích tuyệt đối của vật liệu
3.Ứng dụng: Dùng để phân loại và phán đoán cường độ vật liệu
* Chú ý: Với vật liệu hạt rời có hai độ rỗng, độ rỗng trong hạt rh và độ
rỗng giữa các hạt (Độ rỗng xốp) - rx

V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

* Các dạng nước có trong vật liệu rắn: Nước tồn tại trong vật liệu rắn dưới 3
dạng: Nước kết tinh, nước hấp phụ, và nước cơ học.
 Nước kết tinh (Nước hóa học): Là loại nước có liên kết với mạng lưới tinh thể
của VL, sắp xếp có qui luật và tồn tại ổn định. Nước kết tinh chỉ bay hơi ở điều
kiện nhiệt độ cao.
Cao lanh: Al2O3.2SiO2.2H2O  Al2O3.2SiO2 + 2H2O ở 700-800oC
Thạch cao: CaSO4.2H2O  CaSO4 + 2H2O ở 700oC
Khi nước kết tinh mất đi thì tính chất vật liệu thay đổi lớn.
 Nước hấp phụ (nước hóa lý): Là màng nước rất mỏng (10-4 ÷ 10-6 mm) bao
chặt mặt ngoài các hạt vật liệu, lực liên kết đó giảm dần theo chiều dày của
màng nước.

12
V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

Nước hấp phụ thay đổi dưới sự tác động của môi trường (To, độ ẩm),
và sự biến đổi của loại nước này ở mức độ nào đó cũng làm thay đổi
tính chất của vật liệu.
 Nước tự do (nước cơ học): Phía ngoài của lớp nước hấp phụ là nước cơ học,
không có lực liên kết với VL mà xâm nhập vào VL do tác dụng của lực mao dẫn
(nước mao quản) hay lực trọng trường (nước tự do). Nước cơ học có thể dễ
dàng thay đổi ngay trong điều kiện thường.

V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

1. Độ ẩm - Moisture Content W(%)


 Định nghĩa: Là tỷ số % giữa khối lượng nước có trong vật liệu ở trạng thái ẩm so
với khối lượng của vật liệu ở trạng thái khô.

 Công thức: mâ  mk
m nâ
W %  k  100 %   100 %
m mk

- W%: Độ ẩm (%)
Trong đó: - mnâ: Khối lượng nước có trong VL ở trạng thái ẩm
- mk: Khối lượng mẫu VL ở trạng thái khô

- mâ: Khối lượng mẫu VL ở trạng thái ẩm

13
V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

* Vật bão hoà nước (Saturated Materials): Biểu thị trạng thái hút nước
tối đa của VL ở điều kiện cưỡng bức hoặc điều kiện thường.
 Ở đk thường: Ngâm vật liệu trong nước ở to = 27 ± 2oC tới khi khối lượng
không đổi.
 Ở đk cưỡng bức (PP đun sôi hoặc chân không):
 PP Đun sôi: Đun sôi VL trong 4 giờ, để nguội, vớt mẫu.
 Đối với PP chân không: Ngâm mẫu vật liệu trong bình kín đựng nước,
hạ áp suất xuống 20mm Hg cho đến khi không còn bọt khí thoát ra, trả
lại áp suất bình thường, giữ thêm 2h, vớt mẫu
* Mức hút nước của vật liệu: Biểu thị khả năng hút và giữ nước tối
đa trong các lỗ rỗng của vật liệu dưới áp lực bình thường

V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

2. Mức hút nước theo khối lượng – Hp (%)


 Định nghĩa: Là tỷ số giữa khối lượng nước chứa trong vật liệu
ở trạng thái bão hoà so với khối lượng vật liệu ở trạng thái
khô.
 Công thức: m nbh m bh  m k
H p (%)  k x100 (%)  x100 (%)
m mk

Trong đó: Hp%: Mức hút nước theo khối lượng (%)
mnbh: Khối lượng nước có trong vật liệu ở
trạng thái bão hòa

14
V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

3. Mức hút nước theo thể tích – Hv(%)


 Định nghĩa: Là tỷ số giữa thể tích nước chứa trong vật liệu ở trạng
thái bão hoà so với thể tích vật liệu ở trạng thái khô.
 Công thức:
V nbh m nbh m bh  m k
Hv%  x100 (%)  x100 (%)  x100 (%)
V ok ρ n .V ok ρ n .V 0k
Trong đó: Hv%: Mức hút nước theo thể tích (%)
Vnbh: Thể tích nước có trong VL ở trạng thái BH
V0k: Thể tích tự nhiên của VL ở trạng thái khô
 Mối quan hệ giữa Hp và Hv:
Hv*n=Hp* ok

V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

4. Hệ số bão hòa nước – B(%)


 Định nghĩa: Là tỷ số giữa thể tích nước chứa trong vật liệu ở trạng
thái bão hoà so với thể tích rỗng của vật liệu.
 Công thức: Vnbh
B%   100 %
Vr
Trong đó: B%: Hệ số bão hòa nước (%)
Vnbh: Thể tích nước có trong VL ở trạng thái BH
Vr: Thể tích lỗ rỗng có trong VL
 Vnbh = 0  B = 0: Vật không thấm nước
 Vnbh < Vr  B < 1: Vật bão hoà nước không hoàn toàn
 Vnbh = Vr  B = 1: Vật bão hoà nước hoàn toàn

15
V. NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

5. Hệ số mềm hóa Mh: Khi VL thấm nước (khi BH nước) thể tích, tính dẫn
điện, dẫn nhiệt tăng nhưng cường độ giảm. Mức độ giảm cường độ nhiều
hay ít được biểu thị bằng hệ số mềm hoá.
 Định nghĩa: Hệ số mềm hoá là tỷ số giữa cường độ vật liệu ở trạng thái
bão hoà nước so với cường độ của nó ở trạng thái khô.
 Công thức: R bh
Mh
Rk
Trong đó: Mh: Hệ số mềm hóa
Rbh, Rk: Cường độ VL ở trạng thái bão hòa, khô
+ Mh càng cao VL chịu nước càng tốt
+ Mh > 0,8 gọi là VL chịu nước
+ Đối với CTTL yêu cầu Mh ≥ 0,85

31

VI. TÍNH THẤM NƯỚC CỦA VẬT LiỆU

• Khái niệm: Là tính chất để cho nước thấm qua khi có độ chênh lệch về áp
lực.
• Mức độ thấm nước phụ thuộc vào độ rỗng, đặc trưng của lỗ rỗng, áp lực
nước, và nhiệt độ môi trường.
• Tính thấm nước của VL được đặc trưng bằng hệ số thấm K hoặc mác chống
thấm W.
 Hệ số thấm K: Qd
K ( cm / s ; m / ngàyðêm )
F H t
Trong đó: Q: Lượng nước thấm qua vật liệu; d: Chiều dày VL chịu thấm; F:
Diện tích bề mặt chịu thấm; H: Cột nước thấm; t: Thời gian thấm.
 Mác chống thấm W: Trị số áp lực lớn nhất (at) mà mẫu thử tiêu chuẩn không
để nước thấm qua. Mác chống thấm thường là W-2, W-4, W-6, W-8, …

16
VII. TÍNH BỀN CỦA VẬT LIỆU

• Trong quá trình làm việc, ngoài chịu tác dụng của tải trọng
VL còn chịu ảnh hưởng lâu dài của điều kiện môi trường
(như sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tác dụng của các hoá
chất và các chất khí trong không khí) làm cho chất lượng
của nó giảm sút do đó vật liệu cần có tính bền nhất định.
• Các VL có tính bền tốt như đá thiên nhiên, sành sứ,…. Các
vật liệu có tính bền kém như gỗ (chất lượng mau giảm khi
nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên).

2-3. TÍNH CHẤT CƠ HỌC

I. TÍNH BIẾN DẠNG


II. CƯỜNG ĐỘ
III. ĐỘ CỨNG
IV. ĐỘ MÀI MÒN
V. ĐỘ HAO MÒN
VI. ĐỘ CHỐNG VA CHẠM

17
I. TÍNH BIẾN DẠNG

• Khái niệm: Là hiện tượng thay đổi hình dạng và kích thước
của vật liệu khi chịu tác dụng của ngoại lực.
• Bản chất của biến dạng là sự dịch chuyển tương đối các
phần tử trong cấu trúc VL.
• Các loại biến dạng của vật liệu gồm:
- Biến dạng đàn hồi
- Biến dạng dẻo
- Biến dạng dư
- Từ biến
- Chùng ứng suất

I. TÍNH BIẾN DẠNG

1. Biến dạng đàn hồi


• Khái niệm: Là loại biến dạng sẽ bị mất đi sau khi loại bỏ lực tác dụng.
• Nguyên nhân: Do ngoại lực tác dụng nhỏ hơn lực tương tác giữa các phần tử
VL.
• Biến dạng đàn hồi thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi ngoại lực tác dụng bé và
ngắn hạn.
• Tính đàn hồi được đặc trưng bằng mô đun đàn hồi E:

- E : Mô đun đàn hồi (KG/cm2)


Công thức : -  : Ứng suất (KG/cm2)
-  : Biến dạng tương đối

18
I. TÍNH BIẾN DẠNG
2. Biến dạng dẻo
 K/n: Là loại biến dạng giữ nguyên sau khi loại bỏ lực tác dụng
 Nguyên nhân: Do ngoại lực tác dụng lớn hơn lực tác dụng tương tác giữa các phần tử
VL, phá vỡ cấu trúc của vật liệu làm các phần tử bên trong vật liệu không thể khôi phục
lại vị trí cân bằng.
3. Biến dạng dư
 Khái niệm: Là loại biến dạng không hoàn toàn hồi phục sau khi loại bỏ lực tác dụng.
* Dựa vào quan hệ giữa ứng suất và biến dạng người ta chia vật liệu thành các loại: Vật
liệu đàn hồi; Vật liệu dẻo và vật liệu giòn.
- VL dẻo: Là loại VL trước khi phá hoại có hiện tượng biến hình dẻo rõ nét.
- VL giòn: Là loại VL trước khi phá hoại không có hiện tượng biến hình dẻo rõ rệt.
* Tính dẻo và tính giòn của vật liệu biến đổi tùy thuộc vào nhiệt độ, lượng ngậm nước, tốc
độ tăng lực ..

I. TÍNH BIẾN DẠNG


4. Từ biến
 Khái niệm: Là loại biến dạng tăng theo thời gian khi ngoại lực không đổi tác
dụng lên vật liệu.
 Nguyên nhân: Trong vật liệu rắn có một số phần tử có cấu tạo phi tinh thể, có
tính keo nhớt linh động, khi chịu tác dụng của ngoại lực chúng dễ dàng dịch
chuyển và trượt lên nhau gây ra từ biến. Ngoài ra có thể do cấu tạo mạng lưới
tinh thể của VL chưa hoàn chỉnh.
5. Chùng ứng suất
 Khái niệm: Là hiện tượng ứng suất trong giai đoạn đàn hồi giảm dần theo thời
gian nếu giữ cho biến dạng không đổi.
 Nguyên nhân: Do một bộ phận vật liệu có biến hình đàn hồi dần dần chuyển
sang biến hình dẻo, năng lượng đàn hồi chuyển thành nhiệt và mất đi.

19
II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU

1. Các khái niệm và phân loại cường độ:


 Định nghĩa: Cường độ của vật liệu biểu thị khả năng chống lại sự phá
hoại của ứng suất xuất hiện trong vật liệu do ngoại lực tác dụng gây
ra.
 Ký hiệu và đơn vị: R (KG/cm2 = daN/cm2; MPa = 1N/mm2
=10daN/cm2; psi=0,07daN/cm2=0,007MPa; 1MPa=143psi)
 Phân loại: Tùy theo hình thức chịu lực của KC mà người ta phân ra
các loại cường độ khác nhau: Rn, Rk, Ru, Rx, Rc,….
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của vật liệu: Gồm i) thành
phần và cấu trúc vật liệu; ii) độ đặc, độ rỗng của VL; iii) nhiệt độ và độ
ẩm môi trường; iv) hướng chịu tải; và v) thời gian chịu tải;

II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU


 Hiện tượng khả năng chịu lực của vật liệu giảm dần theo
thời gian là do 2 nguyên nhân:
 Hiện tượng lão hoá: Do trong quá trình làm việc VL chịu tác động
của các yếu tố luôn thay đổi của môi trường như To, độ ẩm, gió,
mưa,...... làm khả năng làm việc giảm dần.
 Hiện tượng mỏi: Là do tác động của các tải trọng lâu dài, trùng
lặp, có chu kỳ
 Do đó khi vật liệu làm việc, chỉ cho phép một giá trị nhỏ
hơn cường độ giới hạn Rgh, và gọi đó là cường độ cho phép
[R]. Từ đó có khái niệm về hệ số an toàn K:
K = Rgh/[R] > 1

20
II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU
3. Phương pháp xác định cường độ vật liệu:
a. Phương pháp phá hoại (mẫu):
 Khái niệm: Cường độ của vật liệu được xác định trên những mẫu thử tiêu
chuẩn; Giá trị cường độ của VL được xác định theo công thức :
 Lấy mẫu:
 Đúc mẫu (CT đang thi công)

 Khoan mẫu (Công trình đã thi công xong)

 Gia công mẫu (VD Gạch xây)

II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU


 Cường độ nén, kéo:
R : Cường độ kéo hay nén kG/cm2
P : Tải trọng phá hoại kéo hay nén (kG)
F : diện tích mặt cắt ngang ban đầu (cm2)

P
P P
F

21
II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU

 Cường độ uốn:
Trường hợp tải đặt chính giữa :

P b
h
L/2 L/2
(MPa, kG/cm2)
Trường hợp 2 tải đặt đối xứng:
P/2 P/2 b
h
L

Mu : Mô men uốn, kG.cm Wu : Mô men chống uốn của tiết diện ngang dầm , cm3

II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU


 Hình dạng kích thước mẫu tiêu chuẩn:
+ Rn (Cường độ nén - Compressive Strength): Rn = Pn/F
 Mẫu lập phương: Rn = Pn/a2
Đối với bê tông: a = 15cm (Dmax = 40); vữa: a = 7,07cm
(Nếu dùng mẫu BT a =10  K<1; a = 20  K>1,05)
 Mẫu trụ tròn: Rn = 4Pn/d2
Đối với bê tông: d = 15cm; h = 30cm (Dmax = 40)
(Do Rtrụ < RLP nên phải nhân hệ số chuyển đổi K > 1)
+ Rk (Cường độ kéo - Tensile Strength): Rk = Pk/F
 Mẫu lăng trụ: Rk = Pk/a2
 Mẫu trụ tròn: Rk = 4Pk/ d2
 Mẫu số 8: Làm với xi măng theo tiêu chuẩn cũ
+ Ru (Cường độ chịu uốn - Flexural Strenght):
TH một lực tập trung ở giữa (Gạch, XM): Ru = 3PuL/2bh2
TH hai lực tập trung (Bê tông): Ru = PuL/bh2

22
II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU
 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
chịu nén:
+ Hình dạng và kích thước mẫu: Rlăng trụ < Rlập
phương cùng tiết diện, mẫu lập phương nhỏ có R >
mẫu lập phương kích thước lớn  Phải nhân hệ
số hiệu chỉnh.
+ Tốc độ tăng tải: Tốc độ tăng tải nhanh  R lớn
và ngược lại do biến dạng dẻo không tăng kịp với
sự tăng của tải trọng.
+ Ma sát giữa mặt mẫu và mâm nén: Cùng loại
VL, cùng kích thước thì mẫu nào có ma sát mặt
ngoài lớn hơn thì R lớn hơn (vì có khả năng giữ
cho mẫu không bị nở ngang), còn ma sát nhỏ thì
R nhỏ (vì mẫu dễ bị nở ngang).

45

Bảng 1.10- Hệ số hiệu chỉnh cường độ giữa các loại khuôn mẫu của bê tông

KÝch thước mẫu thí Mác bê tông (KG/cm2)


nghiệm (cm)
100 200 300 400

20  20  20 1,06 1,05 1,05 1,04

15 15  15 1,00 1,00 1,00 1,00

10  10  10 0,96 0,94 0,92 0,90

7,07  7,07  7,07 0,91 0,88 0,86 0,84

d = 15; h = 30 1,19 1,20 1,24 1,25

23
II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU
b. Phương pháp không phá hoại (NDT- Non Destructive Testing):
 Khi CT đã hoàn thành, đang làm vịêc, không thể khoan lấy mẫu được hoặc có yêu
cầu kiểm tra cường độ nhanh thì có thể dùng phương pháp không phá hoại để kiểm
tra cường độ. Phương pháp này cho phép xác định cường độ mà không làm phá hoại
kết cấu.
 Các phương pháp: Chia làm hai nhóm
Nhóm theo nguyên tắc cơ học:
Tác dụng tải trọng va chạm vào bề mặt VL, đo trị số phản lực từ mặt VL tạo ra khi có tác
dụng cơ học. Đem thông số trên đối chiếu với đồ thị chuẩn tương ứng của dụng cụ để
suy ra cường độ của VL.
Nhóm theo nguyên tắc vật lý:
Dựa vào quy luật lan truyền của xung điện, tia phóng xạ hay sóng siêu âm khi đi qua
vật liệu để xác định mật độ, tần số dao động riêng hay vận tốc truyền sóng. Đem đối
chiếu thông số đo được với đồ thị chuẩn để xác định cường độ của VL.

II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU


 Các phương pháp thường dùng:
 Dùng máy siêu âm: Xác định vận tốc truyền sóng siêu âm (v), từ đó tra biểu đồ tìm
cường độ vật liệu. Tốc độ này phụ thuộc vào độ đặc, độ cứng và khả năng đàn hồi
của VL.
 Dùng súng bật nảy: Xác định số vạch (n), từ đó tra ra cường độ
 Kết hợp súng siêu âm và súng bật nẩy.
 Các tiêu chuẩn tham khảo:
 TCVN 9335-2012: BT nặng – PP thử không phá hủy – XĐ cường độ nén sử dụng kết
hợp máy đo siêu âm và sung bật nẩy.
 TCVN 9334-2012: PP xác định cường độ nén bằng súng bật nảy
 TCVN 9357-2012: PP thử không phá hủy – Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận
tốc siêu âm.
 TCXDVN 239-2005: BT nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công
trình.

48

24
II. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU
4. Số hiệu (mác) của vật liệu:
Khái niệm:
- Là cường độ nén với vật liệu giòn, cường độ kéo với vật liệu dẻo.
- Là cường độ giới hạn trung bình (R ứng với tải trọng phá hoại của một tổ
mẫu với ít nhất 3 mẫu TN).
- Là cường độ xác định theo các điều kiện qui định tiêu chuẩn (khuôn mẫu,
cách chế tạo mẫu, cách bảo dưỡng mẫu và thời gian bảo dưỡng).
Ví dụ:
 Đối với VL giòn (là VL không có hiện tượng biến hình dẻo rõ rệt trước khi
bị phá hoại) như bê tông, gạch, đá,...: Mác là giá trị cường độ nén giới
hạn.
 Đối với VL dẻo (là loại vật liệu có hiện tượng biến hình dẻo rõ rệt trước
khi bị phá hoại) như sắt, thép,...: Mác là cường độ kéo giới hạn.

49

III. Độ cứng

 Khái niệm: là tính chất của VL chống lại tác dụng đâm xuyên của VL khác
cứng lên tác dụng lên nó.
 Đối với vật liệu khoáng: Dùng thang độ cứng Mohr. Phương pháp xác định là
phương pháp vạch. Các xác định này chỉ có tính chất định tính chứ không định
lượng.
 Ví dụ độ cứng một số chất:

25
III. Độ cứng

 Đối với vật liệu gỗ, kim loại, bê tông: dùng phương pháp Brinen
Dùng viên bi thép có đường kính D(mm) đem ấn vào VL với một lực P, dựa vào
kích thước vết cầu lõm trên bề mặt VL xác định độ cứng.

Công thức : P 2P
H BR   (daN/mm2)
F .D.(D  D 2  d 2 )

Trong đó : 2
P  K .D (daN)
K là hệ số, phụ thuộc vào tính chất vật liệu

IV. Độ mài mòn

 Khái niệm: Là sự hao mòn thể tích hay khối lượng của VL khi chịu tác dụng
mài mòn. Độ mài mòn phụ thuộc vào độ cứng, cường độ và cấu tạo của VL.
 Độ mài mòn thường được xác định bằng máy quay mài mòn. Mẫu TN hình
trụ d=2,5cm, h=5cm. Cho máy quay 1000 vòng và rắc vào 2,5l cát thạch anh cỡ
0,3 – 0,6mmm, độ mài mòn được tính theo công thức :

Mm : độ mài mòn của VL (g/cm2)


G1 : khối lượng mẫu VL trước TN (g)
G1  G 2
Mm  G2 : khối lượng mẫu VL sau TN (g)
F
F : diện tích chịu tác dụng mài mòn (cm2)

26
V. Độ hao mòn

 Khái niệm: Đặc trưng cho VL vừa bị mài mòn vừa bị va chạm.
 Độ mài mòn thường được xác định bằng máy quay mài mòn. Mẫu TN hình
trụ d=2,5cm, h=5cm. Cho máy quay 1000 vòng và rắc vào 2,5l cát thạch anh cỡ
0,3 – 0,6mmm, độ mài mòn được tính theo công thức :
Q%: độ hao mòn (%)
G  G2
Q%  1 .100% G1: khối lượng mẫu VL trước TN (g)
G1 G2: KL mẫu VL sót lại trên sàng 2mm (g)
 Dựa vào độ hao mòn VL được chia làm các loại:
 Chống hao mòn rất khỏe (Q<4%); Khỏe (Q=4-6%)
 Trung bình (Q=6-10%); Yếu (Q=10-15%)
 Rất yếu (Q>15%).

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG


1. Các cách biểu thị thành phần, cấu trúc vật liệu?
2. Các chỉ tiêu vật lý của vật liệu?
3. Tính hút nước (bão hòa): Khái niệm, các đại lượng đặc trưng cho tính hút
nước của vật liệu?
4. Tính thấm nước của vật liệu: Khái niệm, các đại lượng đặc trưng cho tính
thấm nước?
5. Tính bền của vật liệu?
6. Các loại biến dạng của vật liệu?
7. Cường độ vật liệu: Định nghĩa, ký hiệu, đơn vị, phân loại; Các yếu tố ảnh
hưởng đến cường độ; Phân biệt cường độ giới hạn và cường độ cho phép;
Các phương pháp xác định cường độ; Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
thí nghiệm?
8. Mác (Số hiệu) vật liệu?

54

27

You might also like