You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


_oOo_

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ GIA PHẢ


BẰNG MÔ HÌNH 3 LỚP

Giảng viên hướng dẫn : XXXXX


Sinh viên thực hiện : YYYYY
Mã số sinh viên : ZZZZZ

TÀI LIỆU NÀY


ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ MINH HỌA
TRONG MÔN
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh, 2014


Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3 lớp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại Học Quốc Tế Hồng
Bàng và thầy XXXXX.

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy XXXXX đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Quốc Tế Hồng
Bàng, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho em suốt thời gian học tập tại
trường.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Quốc Tế Hồng
Bàng cùng quý thầy cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin đã tạo rất nhiều điều kiện để
em học tập và hoàn thành tốt khóa học.

Em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn tốt nghiệp bằng tất cả năng lực của
mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những đóng
góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.

TP.HCM, Tháng 8 Năm 2014

Sinh viên thực hiện

YYYYY

i
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3 lớp

TRANG CAM KẾT


Tôi xin cam kết báo cáo này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ báo cáo cùng cấp
nào khác.

TP.HCM, ngày ….. tháng ….. năm …..

Người thực hiện

i
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3 lớp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP.HCM, Ngày Tháng Năm 2014

Chữ ký giảng viên

i
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3 lớp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ

Hình 1.1. Cấu trúc chung và đầy đủ nhất của một cuốn gia phả. Tuy nhiên không
phải cuốn gia phả nào cũng phải có cấu trúc như thế này....................7
Hình 1.2. Kiến trúc mô hình 3 lớp..........................................................................9

Hình 2.1. Sơ đồ chức năng...................................................................................11


Hình 2.2. DFD mức 1..........................................................................................11
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình thực thể.........................................................................12
Hình 2.4. Mô hình lược đồ quan hệ......................................................................13

Hình 3.1. Giao diện chính chương trình...............................................................18


Hình 3.2. Giao diện thông tin thành viên.............................................................18
Hình 3.3. Giao diện tra cứu xưng hô....................................................................19

i
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3 lớp

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


STT Tiếng Anh Tiếng Việt Viết tắt
1 Database Cơ sở dữ liệu CSDL
2 Integrity Constraint Ràng buộc toàn vẹn RBTV
3 Entity Relation Diagram Mô hình thực thể kết hợp ERD

v
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3 lớp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TRANG CAM KẾT........................................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ................................................................................iv
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT........................................................................v
MỤC LỤC......................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIA PHẢ VÀ MÔ HÌNH 3 LỚP............................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIA PHẢ VÀ GIA TỘC.....................................................5
1.1.1. Cơ cấu tổ chức của gia phả........................................................................5
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của gia tộc.........................................................................7
1.1.3. Chức năng của các thành viên...................................................................8
1.2. MÔ HÌNH 3 LỚP (THREE LAYERS)..............................................................9
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................................................10
2.1. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG............................................................................10
2.1.1. Các chức năng chính của hệ thống..........................................................10
2.1.2. Sơ đồ chức năng (BFD)...........................................................................11
2.1.3. Mô hình dòng dữ liệu..............................................................................11
2.1.4. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH THỰC THỂ - KẾT HỢP (ERD)..............................12
2.2. THIẾT KẾ........................................................................................................12
2.2.1. Ánh xạ từ ERD quản lý gia phả sang mô hình quan hệ...........................12
2.2.2. Mô tả các thực thể....................................................................................13
2.2.3. Bảng mô tả các ràng buộc toàn vẹn.........................................................16
2.2.4. Bảng tổng hợp tầm ảnh hưởng các ràng buộc toàn vẹn...........................17
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG..................................................................18
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN...........................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................21

v
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3

MỞ ĐẦU1,2

 Tính cấp thiết của đề tài


Nước có nguồn, cây có gốc, người có tổ tiên. Ta đã có tổ tiên ta cần phải biết
gốc tích công đức và sự nghiệp của tổ tiên. Nhưng làm thế nào mà biết được và con
cháu sau này cũng có thể biết được. Tất phải có một quyển ghi chép tinh tường gốc
tích, công đức, sự trạng, tiểu sử của tổ tiên để lưu đời này sang đời khác. Quyển ấy tức
là gia phải
. Một nhà có gia phả cũng như một nước có quốc sử.
Gia phả là lịch sử của một dòng họ, một gia đình lớn. Đành rằng cái ăn, cái mặc
để nuôi sống gia đình và bản thân là việc hàng đầu. Nhưng có thấy nỗi day dứt của
những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết đời cha mình do ai sinh ra,
từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt vì gia phả đã mất; có thấy được nỗi niềm của
những người trú ngụ ở phương xa không được cha ông truyền cho biết gốc gác của
mình từ đâu, họ hàng là ai, khi đó mới thấy đầy đủ ý nghĩa của chữ "Gia phả". Giọt
nước rất quý đối với người sống trên sa mạc, còn đối với người sống ven sông, dễ gì
mỗi lần "Uống nước" lại phải "Nhớ nguồn".
Thời trước họ nào cũng có gia phả, có họ từng nhà còn có gia phả. Nếu vì thuỷ,
hỏa, đạo tặc để mất vàng bạc - của cải gì thì mất, chứ không để mất gia phả. Ngặt vì
gia phả ngày xưa viết bằng chữ Hán, hơn nữa từng chi từng nhà chỉ nối phần trực hệ
của chi mình, nhà mình, hiếm lắm mới có một cuốn gia phả ghi đời tiếp nối của chi
anh, chi em, đến đời hai đời ba là cùng, do đó nếu một chi mất gia phả thì chi khác
không thể bổ sung vào. Hiện nay, do mất gia phả nên nhiều họ tuy cùng ở với nhau
trong một địa phương vẫn không biết nhau, không nhận được quan hệ họ hàng.
Về một ý nghĩa khác, gia phả còn gọi là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều
đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Bất cứ họ nào, bất cứ con
người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đến đâu, cá nhân cũng không thể viết được toàn
bộ gia phả mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau.
Gia phả các họ là các nguồn bổ sung tư liệu rất quý, rất dồi dào cho quốc sử,
nếu các nhà sử học biết khai thác cũng có khả năng từ gia bảo trở thành quốc bảo.

i
Gia phả còn được gọi là Gia phổ, Phổ ký, Phổ truyền hay Ngọc phả, Thế
phả...(đối với dòng dõi vua quan)

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
Tổ tiên lấy việc ghi chép gia phả làm hai mục đích:
- Một là, giúp con cháu nhớ giỗ kỵ.
- Hai là, giúp con cháu biết được nguồn gốc họ hàng, trên dưới gần xa, làm
gạch nối liên kết ràng buộc đời sống tinh thần của những người cùng chung
huyết thống với nhau.
Tiền thân có quan niệm rằng trong một nhà hay trong một họ mà cội nguồn
không biết tận tường thì trên dưới hàm hồ, hỗn độn, thiếu sự giáo dục của gia đình,
thiếu sự quan tâm của xã hội, thì con cháu không tránh khỏi được những chuyện đi
ngược lại luân thường đạo lý.
Việc lập gia phả là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi gia đình trong xã hội. Ta
không nên phân biệt dù con trưởng hay con thứ, điều nhất thiết là ai có tâm huyết,
không kể giàu sang hay nghèo khó. Nếu muốn con cháu giữ gìn truyền thống gia tộc
thì nên bắt tay vào việc xây dựng gia phả.

 Nhận định chung


Đang hình thành một lớp người già về hưu có học thức cao và càng có ý thức
cao hơn trong câu chuyện giữ gia phả ở nước mình. Nhưng vấn đề ở đây cách lập mới
hay viết tiếp một cuốn gia phả ngày nay nên như thế nào. Không ít người cho rằng gia
phả là phải lưu trên giấy, trên gỗ, trên đá, trên lụa.. thì mới truyền cho con cháu đời
sau cảm giác linh thiêng mỗi khi tìm về xem lại. Phải bảo tồn những gia phả cũ, không
chỉ với tư cách là gia bảo của một dòng họ mà còn là tài sản tinh thần của một đất
nước.
Nhưng ngoài những cuốn gia phả họ tộc truyền thống bằng giấy dễ ố vàng, mối
mọt, hiện nhiều gia đình thì không thể và không nên bỏ qua sự tiện lợi của máy tính và
mạng trong việc lập những cây phả hệ một cách nhanh nhất, chính xác, rõ ràng và có
thể truyền đi rộng rãi, bảo quản được một cách tốt nhất, lâu nhất. Trong xu hướng và
trào lưu về nguồn rộng rãi hiện nay, đó là một cách tốt nhất cho lớp trẻ bây giờ.
Hiện nay dịch vụ làm gia phả “Công nghệ cao” đang khá phát triển. Trước hết
là hình thức lập gia phả bằng phần mềm. Hiện tại Việt Nam có một số phần mềm được
các doanh nghiệp tin học, cá nhân trong nước xây dựng như Softpackvn, GreatFamily,
Intelligent, GiaPhaHoToc… Sử dụng những phần mềm gia phả loại này, các gia đình
có thể dễ dàng xem được danh sách thành viên trong họ tộc qua các đời, cập nhật
thường xuyên thông tin cho từng người ở cây phả hệ, đồng thời có thể in ra giấy để
xem… Đặc biệt, rất tiện lợi để theo dõi thông tin về ngày lễ, ngày cưới, ngày giỗ của
ông bà, cha mẹ, hoặc những ngày trọng đại khác của gia đình… Với những phần mềm
nói trên, có loại cho phép người dùng tải về miễn phí từ trên mạng phiên bản tiêu
chuẩn, còn muốn sử dụng loại có nhiều tính năng hơn thì phải mua bản thương mại với
giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng.

2
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
Cùng đó, bên cạnh sự xuất hiện của các phần mềm gia phả, thì hình thức
website với khả năng cho phép truy cập tại bất kỳ nơi đâu, hoặc dễ dàng chia sẻ đường
liên kết cho người thân, cũng được rất nhiều doanh nghiệp tin học, thậm chí là cá nhân
nhận làm. Và giữa buổi “bùng nổ website giá rẻ” như hiện nay, không khó để tìm được
nơi cung cấp dịch vụ này với giá cả phải chăng. Nếu các gia đình có nhu cầu, chỉ cần
truy cập vào các công cụ tìm kiếm trên mạng Internet như Google là có thể tìm được
địa chỉ cần thiết với giá dịch vụ chi cho việc thiết kế chỉ từ hơn 1 triệu đồng trở lên,
các gia đình đã có thể làm chủ một website gia phả. Và điều quan trọng nữa là do các
thao tác nhập liệu không quá phức tạp, nên khi đã quen các gia chủ có thể tự làm theo
ý muốn.
Khoảng vài năm trở lại đây việc thiết kế gia phả theo hình thức website đã
không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, đa số trong đó là của những họ tộc lớn (như họ
Văn tại địa chỉ www.giaphatocvan.com, của họ Phạm tại địa chỉ www.hopham.org…),
còn với những gia đình nhỏ thì gần đây mới thấy xuất hiện. Cùng đó, đáng chú ý là
hiện nay cũng có trang web như vietnamgiapha.com, phahe.vn cho phép các gia đình
có thể lưu trữ gia phả miễn phí, tuy nhiên do muốn có một “không gian riêng tư” nên
nhiều gia đình vẫn quyết định làm web riêng.

 Các vấn đề đặt ra


Quản lý gia phả trong các dòng họ ở Việt Nam từ trước tới nay đều được thực
hiện rất thủ công. Các dòng họ đều phải ghi chép tất cả các thông tin liên quan đến
dòng họ để đời sau có thể biết gốc tích họ hàng nên có rất nhiều vấn đề bất cập khi
phải xây dựng gia phả của tổ tiên dòng họ như:
- Bảo quản gia phả khó khăn vì có thể bị mối mọt làm hỏng.
- Khó khăn và mất thời gian trong việc sao chép sang các bản phụ khác.
- Cập nhật thông tin làm xấu đi quyển gia phả hoặc phải làm lại cái mới nên rất bất
tiện.
- Việc tìm kiếm phải dò bằng mắt gây tốn thời gian.
- Thông tin dễ sai sót vì là giấy nên hình ảnh đính kèm vẽ bằng tay hoặc không có.
- Thiếu không gian lưu trữ gây khó khăn cho việc mở rộng gia phả về sau.
- Không phổ biến được cho họ hàng con cháu ở xa gặp trở ngại địa lý.

 Mục tiêu của ứng dụng quản lý gia phả


- Ứng dụng cho phép cập nhật thông tin cá thể một cách dễ dàng, với số lượng lớn.
- Hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin thành viên.
- Hiển thị gia phả theo dạng cây để dễ xem.
- Hỗ trợ tra cứu cách xưng hô giữa hai người trong họ tộc.
- Xây dựng ứng dụng quản lý gia phả chạy ổn định, xử lý nhanh, không phát sinh
lỗi, giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

3
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
 Phạm vi dự án
- Về dữ liệu:
 Hệ thống cho phép lưu trữ số lượng thành viên lớn.
 Một thành viên có thể có 1 hình ảnh đính kèm về người đó.
- Về giao diện:
 Hệ thống hoạt động trong môi trường giao diện đẹp, dễ sử dụng.
- Về xử lý:
 Hệ thống cho phép tìm kiếm thành viên nhanh chóng.
 Hệ thống cho phép cập nhật thông tin các thành viên.
- Về hệ thống:
 Dữ liệu lưu trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005.
 Ứng dụng được thiết kế trên nền .Net, lập trình bằng ngôn ngữ C#, viết theo
mô hình 3 lớp, sử dụng chương trình Visual Studio 2008.

4
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ GIA PHẢ
VÀ MÔ HÌNH 3 LỚP
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIA PHẢ VÀ GIA TỘC

1.1.1. Cơ cấu tổ chức của gia phả


Nội dung của một cuốn gia phả gồm có ba phần sau: Phần chính phả, Phần ngoại
phả và Phần phụ khảo.
1.1.1.1. Phần chính phả
1.1.1.1.1. Phả ký
Là lời trần thuật tiểu sử của ông thuỷ tổ (cũng thường gọi là sơ tiên tổ,
hoặc khởi tổ) đã có công gầy dựng nên dòng họ. Trong bài Phả ký thường thường
người ta nhấn mạnh đến sự nghiệp công đức đối với làng nước. Về tiểu sử thì
người ta kể rõ tông tích lai lịch ông bà tổ tiên trước kia ở đâu di cư đến đây, di cư
từ năm nào hoặc đời nào (đời ông tổ thứ mấy…) ông bà tổ sinh được mấy ngành
(chi, gia đình), những ngành nào, với phần mộ, giỗ tết …
Nói tóm lại Phả ký thường là một bài văn sách thuật tóm tắt hoặc tỉ mỉ
tông tích và công cuộc dựng nghiệp của ông tổ đầu tiên của một dòng họ, hoặc
của một ông tổ trong ngành (thường là ngành thứ) tách ra đứng riêng thành một
chi phái khác.
1.1.1.1.2. Tộc hệ
Là mục chép tên tuổi. Trong các mục của gia phả thì có mục Tộc hệ là
tương đối đơn giản hơn, mục này mô tả thông tin về tên tuổi của người trong họ.
Đây là phần chủ chốt trong cuốn gia phả, bao gồm hết thảy tên tuổi danh tính các
người trong họ từ ông thuỷ tổ trở xuống cho đến hàng con cháu. Khi xem phần
Tộc hệ người ta có thể biết rõ các đời, hiểu hết được tông ti của một dòng họ
cùng với sự liên hệ xa gần giữa các ngành (chi, gia đình) và con cháu của họ ấy.
1.1.1.1.3. Kỷ sự
Trong các tập gia phả ta thường gặp những bài có thể văn khác nhau mà
người xưa phân tách ra, gọi đó là “Phả ký” hoặc “Kỷ sự”.
Kỷ sự kể về tiểu sử của một người hay kể sự việc riêng tư của một ngành
hoặc cũng có khi kể tiểu sử nhiều người trong một ngành nào đó mà trong đó đặc
biệt người ta chú trọng nhiều đến đời tư của những người ấy.

5
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
Còn ngược lại, Phả ký thường chú trọng đến “nguồn gốc lai lịch của dòng
họ” với một số hàng tiểu sử tóm tắt sơ lược tông tích tổ tiên. Do đó khi mở một
cuốn gia phả ra xem thì người ta chú ý ngay đến bài Phả ký trần thuật ông thuỷ tổ
của họ, tức là người đầu tiên lập ra họ ấy để coi họ phát tích từ đâu, ông thuỷ tổ
khởi đầu lập nghiệp ra sao vv…
1.1.1.2. Phần ngoại phả
1.1.1.2.1. Về cúng giỗ
Bao gồm giỗ chính và giỗ phụ. Giỗ chính là giỗ cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, giỗ phụ như là giỗ các ông chú bà cô chết yểu ta thường gọi là giỗ dại hay
giỗ mọn. Ngoài ra hàng năm còn có thêm các ngày cúng giỗ khác như thanh
minh, tuần tiết … Tuy nhiên trong gia phả chỉ ghi các ngày giỗ chính.
1.1.1.2.2. Về nhà thờ
Bao gồm nhà thờ họ (Đại tôn) và nhà thờ riêng của các phân chi. Thường
thường thì họ nào càng đông con cháu thì càng có nhiều nhà thờ, chẳng hạn nhà
thờ Ngũ chi, Thất chi, Bát chi vv… (ta thường gọi là nhà thờ bản chi ).
Để chép về nhà thờ thì trước hết nên để ý đến vị trí phương hướng, rồi tới
kích thước rộng hẹp bao nhiêu, nhà thờ có mấy gian, gian nào thờ tổ, gian nào
thờ ông bà, chỗ nào thờ ông dại chỗ nào thờ thổ công …, cũng nên kể thêm nhà
thờ lợp tranh hay lợp ngói, cách kiến trúc cách bài trí bên trong nhà thờ ra sao và
kèm sơ đồ (nếu có)
1.1.1.2.3. Về mồ mả
Nếu như họ nào còn nhớ được mộ phần, lăng tẩm của tổ tiên cụ kỵ … thì
cũng nên ghi chép lại để cho con cháu đời sau biết.
1.1.1.2.4. Về văn khấn
Như ta đã biết dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc rất sùng việc lễ bái.
Có thể nói hầu hết các gia đình Việt Nam còn theo tục cúng lễ nên việc thờ cúng
thần phật, tổ tiên luôn luôn được đặt lên hàng đầu.Các bài văn khấn có 5 mục sau
đây :
- Niên hiệu (Duy Tân năm thứ mấy )…
- Tên họ, sinh quán, địa chỉ người dâng lễ, tức gia chủ.
- Lễ vật: gồm cổ bàn, hoa quả …
- Duệ hiệu: Gồm tên tuổi, sinh quán, ngày mất, chức phận gia tiên (Gia tiên
chỉ chung cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng).
- Chính văn: lời khấn trong buổi lễ.
- Về kỵ điền (ruộng giỗ)
Ở nhà quê xưa kia, những họ khá giả thường có giành riêng một số ruộng

6
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
đất gọi là ruộng hương hoả để lấy hoa lợi dành vào việc cúng giỗ hàng năm.

7
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
1.1.1.3. Phần phụ khảo
Ghi rõ làng mình ở về hướng nào, thuộc tỉnh, phủ, huyện nào, diện tích ruộng
bao nhiêu sào …

GIA PHẢ

Chi thứ N Chi thứ 1 Chi trưởng

Gia đình N Gia đình 1 Gia đình 1

Thành viên ngoài họ Gia đình N

Thành viên trong họ

Hình 1.1. Cấu trúc chung và đầy đủ nhất của một cuốn gia phả. Tuy nhiên
không phải cuốn gia phả nào cũng phải có cấu trúc như thế này.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của gia tộc
Gia tộc Việt Nam xưa và nay thường có hai bậc:
- Nhà hay còn gọi là tiểu gia đình gồm cha, mẹ, vợ, chồng và con cái.
- Họ hay còn gọi là chi, ngành, đại gia đình gồm tất cả mọi người cùng chung
một ông tổ sinh ra.
Gia tộc thì có nhiều chi gồm một chi trưởng và nhiều chi thứ. Trong mỗi chi thì
có nhiều gia đình, trong mỗi gia đình thì có nhiều thành viên.
Trong một gia đình thì thường có cha mẹ, trên ba mẹ là ông bà nội, trên ông bà
nội có cụ nội, trên cụ nội có kỵ rồi đến các ông bà tổ xa ở bên trên cho đến thuỷ tổ. Ở
dưới thì có con, có cháu rồi đến chắt, dưới chắt là chút, còn ở dưới nữa gọi chung là
viễn tôn.
Đồng hàng với mình là anh, chị, em ruột. Anh em trai của cha gọi là bác chú
hoặc bá phụ và thúc phụ. Chị em gái của cha là cô hoặc cô mẫu. Con bác và chú đối
với mình là anh em con chú hay con bác, con cô đối với mình là anh chị em con cô con
cậu.
Trong gia đình thì gồm có thành viên trong họ (anh, chị, em, ba, chú, bác…) và
thành viên ngoài họ (dâu, rể, cháu ngoại …).
Trong một gia đình thì người gia trưởng là người đứng đầu (tức người cha), khi
người gia trưởng chết đi thì các con trai, từ con trưởng đến con thứ, nếu có vợ con rồi
thì mỗi người thành gia trưởng của một gia đình riêng, cũng có đủ quyền hành như cha
8
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
thuở trước, trong phạm vi của gia đình ấy. Còn người con trai trưởng, tức là con cả, thì
vừa làm chủ gia đình riêng vừa làm trưởng chi họ gồm gia đình của mình và các gia
đình của những em trai.
Riêng các em trai thì làm gia trưởng của các gia đình nhỏ của mình, mỗi người
có thể có nhiều con trai, thì những con trai ấy lại lập gia đình riêng, và cứ thế mãi, chi
họ ngày càng lớn rồi chia làm nhiều phân chi.
Con gái khi lấy chồng cũng được tách thành gia đình riêng nhưng chỉ ghi đến
đời con, đời cháu của người con gái đó không được tính vào gia phả. Con nuôi vẫn
tính như con ruột bình thường.
Qua sự sinh sôi nảy nở, mỗi người đàn ông có thể làm chủ một nhà và làm
trưởng một chi họ. Tất cả các chi họ gộp lại thành họ lớn, tức là gia tộc, người đứng
đầu chi trưởng (nghĩa là chi đàn anh lớn nhất) gọi là tộc trưởng hay trưởng tộc.
1.1.3. Chức năng của các thành viên
1.1.3.1. Thành viên ngoài họ
Là những người có thể khác họ, không cùng huyết thống nhưng có thể có
quan hệ với các thành viên trong họ như: dâu, rể, cháu ngoại… Họ là một phần
không thể thiếu trong dòng họ nhưng hoàn toàn không có quyền xử lý những vấn đề
xảy ra trong họ. Thành viên ngoài họ được phép tra cứu thông tin chung của dòng
họ.
1.1.3.2. Thành viên trong họ
Là những người mang cùng một họ cùng xuất phát từ một nguồn gốc và có
quan hệ huyết thống với nhau qua các đời. Đây là các đối tượng mà gia phả quản lý.
Thành viên trong họ có quyền đóng góp ý kiến với những thành viên khác để giải
quyết vấn đề nảy sinh trong họ.
1.1.3.3. Gia trưởng
Cũng là thành viên trong họ nhưng đồng thời cũng là người đứng đầu của gia
đình (đây thường là người cha, trong trường hợp còn ông nội thì ông nội là gia trưởng)
nên có quyền ghi chép gia phả của gia đình, và có quyền yêu cầu tộc trưởng thêm
thành viên của gia đình vào gia phả của dòng họ và thờ phụng cha mẹ.
1.1.3.4. Tộc trưởng hay trưởng tộc
Cũng là thành viên trong họ và cũng là người đứng đầu của cả họ nên có
thêm quyền ghi chép gia phả của cả họ và thờ cúng tổ tiên của cả họ, có quyền dự
tất cả mọi cuộc họp liên quan đến gia tộc của các chi họ, có quyền phân xử những
việc tranh chấp trong họ …

9
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
1.2. MÔ HÌNH 3 LỚP (THREE LAYERS)3

Khi các lập trình viên tiếp xúc với Windows Form và ADO.NET, việc lập trình
bắt đầu trở nên phức tạp khi dự án lớn dần. Bởi vậy để dễ quản lý các thành phần của
hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành
phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công
việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Một trong những mô hình lập trình
như vậy đó là Mô hình 3 lớp (Three Layers).

Presentation Layers

Business Layers

Data Layers

Data

Hình 1.2. Kiến trúc mô hình 3 lớp


Mô hình 3 lớp được cấu thành từ: Presentation Layers, Business Layers, và
Data Layers. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà
mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia
làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi.
Các thành phần của mô hình 3 lớp:
- Presentation Layers: Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để
thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao
diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic
cung cấp. Trong .NET, có thể dùng Windows Forms, ASP.NET hay Mobile
Forms để hiện thực lớp này.
- Business Logic Layer: Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử
dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho
lớp Presentation.
- Data Layers: Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy
xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle,… để thực hiện nhiệm vụ của
mình.

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
CHƯƠNG 2.
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG

2.1.1. Các chức năng chính của hệ thống


Qua tìm hiểu thực tế bài toán quản lý gia phả, hệ thống có 4 chức năng
chính sau:
2.1.1.1. Chức năng quản trị
Chức năng này phân quyền cho người dùng. Người dùng nào quyền Admin
thì được phép cập nhật (thêm mới, sửa, xóa...) các thông tin về thành viên. Còn lại
những quyền User thì chỉ được phép xem gia phả, tìm kiếm.
2.1.1.2. Chức năng quản lý danh mục
- Thành viên
- Trình độ
- Nghề nghiệp
- Dân tộc
- Tôn giáo
- Xưng hô
2.1.1.3. Chức năng tìm kiếm
Trong chức năng này người dùng có thể tìm kiếm thành viên hay bất kỳ một
thông tin nào đó liên quan đến thành viên đó. Tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau,
như theo họ tên, theo đời.
2.1.1.4. Chức năng báo cáo
Chức năng báo cáo có nhiệm vụ kết xuất thông tin về từng cá nhân thành viên.

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
2.1.2. Mô hình chức năng (BFD)

QUẢN LÝ GIA PHẢ

Quản Trị Quản Lý Danh Mục Tìm Kiếm Báo cáo

Đăng Nhập Thành Viên Theo Đời Thông Tin Thành Viên

Đăng Xuất Trình Độ Họ Tên

Thoát Nghề Nghiệp

Tôn Giáo

Dân Tộc

Xưng Hô

Hình 2.1. Sơ đồ chức năng


2.1.3. Mô hình dòng dữ liệu mức 1(DFD)
Yêu cầu đăng nhập
Yêu cầu đăng ký thông tin
Quản Trị

Thông tin về Trình độ

Thông tin về Nghề nghiệp Quản Lý


Thông tin về Tôn giáo Thông tinDanh
về Dân
Mụctộc

Tìm Kiếm
Người sử dụng Yêu cầu tìm kiếm
Thông tin tìm kiếm

Báo Cáo

Hình 2.2. DFD mức 1

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
2.1.4. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH THỰC THỂ - KẾT HỢP (ERD)

Hình 2.3. Sơ đồ mô hình thực thể

2.2. THIẾT KẾ

2.2.1. Ánh xạ từ ERD quản lý gia phả sang mô hình quan hệ


2.2.1.1. Ánh xạ mỗi loại thực thể thành 1 table:
(i) Thành viên (Mã Thành Viên, Số thứ tự, Họ tên, Giới tính, Đời, Ngày
sinh, Ngày mất, Nguyên quán, Phần mộ, Mã trình độ, Mã tôn giáo, Mã
dân tộc, Mã nghề, Là dâu rể, Hình ảnh, Ghi chú, Vị trí).
(ii) Hôn nhân (Số thứ tự, Mã thành viên cha, Mã thành viên mẹ).
(iii) Trình độ (Mã trình độ, Trình độ).
(iv) Tôn giáo (Mã tôn giáo, Tên tôn giáo).
(v) Dân tộc (Mã dân tộc, Tên dân tộc).
(vi) Nghề nghiệp (Mã nghề, Tên nghề).
(vii) Xưng hô (Tên quan hệ, Miền, Xưng hô 12, Xưng hô 21, Ghi chú,
Khoảng cách đời).
(viii) Tài khoản (Tên tài khoản, Mật khẩu, Quyền).

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
2.2.1.2. Mô hình lược đồ quan hệ

Hình 2.4. Mô hình lược đồ quan hệ


2.2.2. Mô tả các thực thể
2.2.2.1. Thực thể: dbo.DanToc
- Khóa: MaDanToc
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 MaDanToc Mã dân tộc Int
2 TenDanToc Tên dân tộc Nvarchar(30)
2.2.2.2. Thực thể: dbo.HonNhan
- Khóa: STT
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 STT Số thứ tự Int
2 MaThanhVienCha Mã thành viên cha Int
3 MaThanhVienMe Mã thành viên mẹ Int

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
2.2.2.3. Thực thể: dbo.NgheNghiep
- Khóa: MaNghe
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 MaNghe Mã nghề Int
2 TenNghe Tên nghề Nvarchar(30)

2.2.2.4. Thực thể: dbo.TaiKhoan


- Khóa: TenTaiKhoan
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 TenTaiKhoan Tên tài khoản Nvarchar(30)
2 MatKhau Mật khẩu Nvarchar(30)
3 Quyen Quyền Nvarchar(30)
2.2.2.5. Thực thể: dbo.ThanhVien
- Khóa: MaThanhVien
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Kiểu Dữ liệu
1 MaThanhVien Mã thành viên Int
2 STT Số thứ tự Int
3 HoTen Họ tên Nvarchar(30)
4 GioiTinh Giới tính Int
5 Doi Đời Int
6 NgaySinh Ngày sinh Nvarchar(30)
7 NgayMat Ngày mất Nvarchar(30)
8 NguyenQuan Nguyên quán Nvarchar(30)
9 PhanMo Phần mộ Nvarchar(30)
10 MaTrinhDo Mã trình độ Int
11 MaTonGiao Mã tôn giáo Int
12 MaDanToc Mã dân tộc Int

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
13 MaNghe Mã nghề Int
14 LaDauRe Là dâu rể Int
15 GhiChu Ghi chú Nvarchar(30)
2.2.2.6. Thực thể: dbo.TonGiao
- Khóa: MaTonGiao
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Kiểu Dữ liệu
1 MaTonGiao Mã tôn giáo Int
2 TenTonGiao Tên tôn giáo Nvarchar(30)
2.2.2.7. Thực thể: dbo.TrinhDo
- Khóa: MaTrinhDo
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Kiểu Dữ liệu
1 MaTrinhDo Mã trình độ Int
2 TrinhDo Trình độ Nvarchar(30)
2.2.2.8. Thực thể: dbo.XungHo
- Khóa: TenQuanHe, Mien
- Các thuộc tính
STT Tên trường Diễn giải Dữ liệu
1 TenQuanHe Tên quan hệ Varchar(200)
2 Mien Miền Int
3 Xungho12 Xưng hô 1 2 Nvarchar(200)
4 Xungho21 Xưng hô 2 1 Nvarchar(200)
5 Ghichu Ghi chú Nvarchar(200)
6 KhoangCachDoi Khoảng cách đời Int

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
2.2.3. Bảng mô tả các ràng buộc toàn vẹn
Bối Thanh Hon Dan Nghe Trinh Ton Xung
Loại RBTV
cảnh Vien Nhan Toc Nghiep Do Giao Ho
Miền giá trị R1 R2
Một
quan Liên thuộc tính R3
hệ Liên bộ R4 R5 R8 R9 R6 R7 R10
Phụ thuộc tồn tại R11, R12, R15, R11 R12 R14 R13
Nhiều R13, R14, R16
quan R15, R16
hệ Liên bộ - Liên
quan hệ
Các ô gạch chéo cho biết table đó không có RBTV thuộc loại tương ứng.
- R1: Quy định thuộc tính GioiTinh có 2 giá trị: True – Nam, False – Nữ, LaDauRe
có 2 giá trị: True – Ngoài dòng họ, False – Trong dòng họ là một ràng buộc miền
giá trị.
Biểu diễn ngôn ngữ hình thức:
∀ tv ∊ ThanhVien, tv.GioiTinh ∊ [True, False], tv.LaDauRe ∊ [True, False]
Bối cảnh: ThanhVien
Bảng tầm ảnh hưởng
R1 Thêm Xóa Sửa
ThanhVien + - + (GioiTinh, LaDauRe)
- R2: Quy định thuộc tính Mien có 3 giá trị: 1 – Bắc, 2 – Trung, 3 – Nam, là một
ràng buộc miền giá trị.
Biểu diễn ngôn ngữ hình thức:
∀ xh ∊ XungHo, xh.Mien ∊ [1,2,3]
Bối cảnh: XungHo
Bảng tầm ảnh hưởng
R2 Thêm Xóa Sửa
XungHo + - + (Mien)
Bối cảnh: HonNhan (không có miền giá trị)
Bối cảnh: DanToc (không có miền giá trị)

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
Bối cảnh: NgheNghiep (không có miền giá trị)
Bối cảnh: TonGiao (không có miền giá trị)
Bối cảnh: TrinhDo (không có miền giá trị)
- R3: Thuộc tính MaThanhVien là duy nhất trong quan hệ ThanhVien là một ràng
buộc liên bộ.
Biểu diễn ngôn ngữ hình thức:
∀ tv1, tv2 ∊ ThanhVien
tv1 # tv2 => tv1.MaThanhVien # tv2.MaThanhVien
Bối cảnh: ThanhVien
Bảng tầm ảnh hưởng
R4 Thêm Xóa Sửa
ThanhVien + - + (MaThanhVien)
2.2.4. Bảng tổng hợp tầm ảnh hưởng các ràng buộc toàn vẹn
Thanh Hon Dan Nghe Trinh Ton Xung
Vien Nhan Toc Nghiep Do Giao Ho
T X S T X S T X S T X S T X S T X S T X S
R1 + - +
R2 + - +
R3 + - +

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
- Giao diện chính

Hình 3.1. Giao diện chính chương trình


- Giao diện thông tin thành viên

Hình 3.2. Giao diện thông tin thành viên

1
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3
- Giao diện tra cứu xưng hô

Hình 3.3. Giao diện tra cứu xưng hô

2
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN


Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, nhóm em đã hoàn thành
các yêu cầu chính của đề tài, xây dựng ứng dụng với giao diện trực quan và dễ sử
dụng, hiểu được cách thức tạo lập Gia Phả và có cái nhìn tổng quan hơn về Mô hình 3
lớp trong lập trình để có thể vận dụng vào chuyên môn sau này.
Song song đó đề tài có thể còn hạn chế như chưa tối ưu hóa thuật toán nâng cao
hiệu suất ứng dụng.
Hướng phát triển đề tài trong tương lai là nghiên cứu và lập trình để có thể quản
lý và tra cứu được nhiều dòng họ.
Trên đây là các kết quả đạt được cũng như một số mặt còn tồn tại hạn chế và
hướng phát triển đề tài trong tương lai.
Một lần nữa, nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Hạnh đã hướng dẫn
nhóm em rất nhiệt tình, cụ thể trong quá trình thực hiện đề tài này. Cảm ơn quý thầy
cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin đã cho nhóm em những ý kiến đóng góp quý báu
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhóm em học hỏi, nghiên cứu và thực hiện đề
tài này. Mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất nhưng do
còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính
mong thầy, cô và các bạn tiếp tục đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện hơn.

2
Xây dựng ứng dụng Quản lý gia phả bằng mô hình 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
[1] Việt Nam Gia Phả – http://vietnamgiapha.com
2
[2] Gia Phả – Wikipedia – http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_ph%E1%BA%A3
3
[3] Mô Hình 3 Lớp – http://msdn.microsoft.com; http://csharpvn.com

You might also like