You are on page 1of 2

Thứ năm, giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc

với tiếp thu có chọn lọc những


tinh hoa văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, tiếp xúc và đối thoại văn hóa trong xu thế toàn
cầu hóa.

Trước những tác động (cả tích cực và tiêu cực) của quá trình hội nhập quốc tế đặt ra cho sự phát triển
văn hóa Việt Nam, Đảng đã nhận thấy những yêu cầu mới về lý luận nhận thức, đó là: cần giải quyết tốt
mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của
nhân loại trong quá trình giao lưu, tiếp xúc và đối thoại văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa. Trong quá
trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn quán triệt trong khi phải chủ động thích ứng với yêu cầu hội nhập
quốc tế, nền văn hóa dân tộc phải khẳng định vị thế của mình trong giao lưu, tiếp xúc, đối thoại giữa các
nền văn hóa trên thế giới, bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp và bền vững của dân
tộc Việt Nam.

Thành tựu của Đảng về quốc phòng an ninh

Thành tựu cơ bản, bao trùm

Đó là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia -
dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật
tự, an toàn xã hội.

Thực hiện Cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng, quốc phòng, an ninh đã đạt nhiều thắng lợi quan
trọng. Đó là việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và môi
trường hòa bình để xây dựng đất nước. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối đối nội, đối ngoại hài hòa, chủ động triển khai lực lượng, phương
tiện, biện pháp đấu tranh và đấu tranh có hiệu quả đối với các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh
quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đã kịp thời ngăn chặn, vô hiệu
hóa nhiều âm mưu, hoạt động gây rối, gây bạo loạn, phá hoại, khủng bố. Đã chủ động, kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời. Bảo vệ tuyệt đối
an toàn các mục tiêu chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh, các sự kiện chính trị, văn hóa đất nước,
góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.

Ban hành nhiều chủ trương, chính sách để triển khai nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Thiết thực triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Cương lĩnh đề ra, tiếp theo là Nghị
quyết Trung ương 8 khóa IX và sau đó là Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới, trong đó xác định toàn diện các vấn đề cơ bản đáp ứng tình hình mới. Các nghị
quyết đã mở ra bước đột phá mới trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc. Cùng với hai nghị quyết rất quan trọng đó, một số chiến lược về quốc phòng, quân sự, chiến
lược an ninh, chiến lược bảo vệ biên giới và nhiều chủ trương, giải pháp trong các chiến lược tiếp tục
được cụ thể hóa và hoàn thiện. Đó là cơ sở quan trọng để các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự Đảng, đảng
đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng các chương trình hành động cụ thể để thực hiện nghị
quyết theo chức năng, nhiệm vụ gắn với các hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Về xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Đảng luôn xác định việc xây dựng lự

You might also like