You are on page 1of 6

MentorA+ Trần Quang Anh

Giữa kỳ thầy Vinh


Đề 1
Câu 1: Suy luận sau đây đúng hay sai logic ? Vì sao ?
Tử tù không là người vị thành niên.
Tử tù là kẻ phạm tội.
Vậy, người vị thành niên không phải là kẻ phạm tội.
Câu 2: Cho phán đoán “Doanh nghiệp trốn thuế hoặc là bị phạt tiền hoặc là bị xử lý hình sự”
a.Viết phán đoán trên dưới dạng công thức
b.Diễn đạt phán đoán đã cho theo 3 cách khác nhau sao cho nghĩa không đổi.
Câu 3:Cho các khái niệm sau:
Số chia hết cho 6 (A), Số chia hết cho 3 (B), Số chia hết cho 5 (C)
a.Xây dựng một tam đoạn luận sai, chỉ rõ các quy tắc chung và riêng đã bị vi phạm.
b.Xây dựng một tam đoạn luận đúng ở loại hình III.
c.Chọn tiền đề lớn ở ý b để thực hiện đối lập chủ từ, đối lập vị từ, đổi chỗ, đổi chất.
d.Chọn phán đoán kết luận ở ý b, thực hiện suy luận theo hình vuông logic.
Đề 2
Câu 1: Diễn đạt phán đoán đã cho theo 3 cách khác nhau sao cho nghĩa không đổi:
a.Doanh nghiệp trốn thuế hoặc là bị phạt tiền hoặc là bị xử lý hình sự.
b.Giá cả hàng hóa vừa phụ thuộc vào cung vừa phụ thuộc vào cầu.
Câu 2: Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau:
A-Hình bình hành, B-Hình chữ nhật, C-Hình thoi, D-Hình vuông, E-Tứ giác
Câu 3: Các định nghĩa sau đúng hay sai logic ? Tại sao?
a.Bác sĩ là người làm việc trong bệnh viện.
b.Logic học là khoa học nghiên cứu về tư duy.
Câu 4:Thực hiện phép đổi chỗ, đổi chất, đối lập vị từ, đối lập chủ từ đối với phán đoán “Mọi công
dân đều phải tuân thủ pháp luật”
Đề 3
Câu 1: Tính giá trị logic của các công thức sau:
a.{[a -> (b -> c)] ^ ( a ^ b)} -> c
b.[(a -> b)^ (a -> c) ^ a] -> (b ^ c)
Câu 2: Phân chia khái niệm sau đúng hay sai logic ? Vì sao ?
a.Phân chia khái niệm “nhà” được: trần nhà, sàn nhà, tường nhà.
b.Phân chia khái niệm “phương thức sản xuất” được: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
Câu 3:Cho các khái niệm sau:
A-hoa hậu Việt Nam, B-sinh viên, C-sinh viên đại học Ngoại thương
a.Xây dựng một tam đoạn luận sai, chỉ rõ các quy tắc chung và riêng đã bị vi phạm.
b.Xây dựng một tam đoạn luận đúng ở loại hình III.
c.Chọn kết luận ở ý b để thực hiện đổi chỗ, đổi chất, đối lập chủ từ, đối lập vị từ.

Fanpage: MentorA+ Email:quanganhtrank57ftu@gmail.com


MentorA+ Trần Quang Anh
Đáp án giữa kỳ thầy Vinh
Đề 1
Câu 1:
Suy luận trên là sai logic vì:
P – người vị thành niên
S – kẻ phạm tội
M – tử tù
Cấu trúc tam đoạn luận trên:
M–P
M–S
P–S
Tam đoạn luận trên sai cấu trúc P – S, phải là S – P.
Tam đoạn luận trên vi phạm quy tắc S- ở tiền đề nhỏ nhưng S+ ở kết luận.
Tam đoạn luận xây dựng theo hình III nhưng kết luận là phán đoán toàn thể, phải là phán đoán bộ
phận.
Câu 2:
a.Quy ước:
a – doanh nghiệp trốn thuế bị phạt tiền
b – doanh nghiệp trốn thuế bị xử lý hình sự
Công thức: a v b
b.
a v b = ~a -> b
Nếu doanh nghiệp trốn thuế không bị phạt tiền thì doanh nghiệp trốn thuế bị xử lý hình sự.
a v b = ~b -> a
Nếu doanh nghiệp trốn thuế không bị xử lý hình sự thì doanh nghiệp trốn thuế bị phạt tiền.
a v b = ~(~a ^ ~b)
Không thể có chuyện, doanh nghiệp trốn thuế không bị phạt tiền và doanh nghiệp trốn thuế không bị
xử lý hình sự.
Câu 3:
a.
Mọi số chia hết cho 6 là số chia hết cho 3.
Một số số chia hết cho 5 là số chia hết cho 6.
Một số số chia hết cho 5 không là số chia hết cho 3.
Hình I, loại AIO
P – số chia hết cho 3
S – số chia hết cho 5
M – số chia hết cho 6
Cấu trúc tam đoạn luận trên:
M–P
S–M
S–P
Quy tắc chung vi phạm:
P- ở tiền đề lớn nhưng P+ ở kết luận
Cả 2 tiền đề là phán đoán khẳng định nhưng kết luận là phán đoán phủ định, phải là phán đoán
khẳng định.
Không vi phạm quy tắc riêng của hình I.
b.
Mọi số chia hết cho 6 là số chia hết cho 3.
Một số số chia hết cho 6 là số chia hết cho 5.
Fanpage: MentorA+ Email:quanganhtrank57ftu@gmail.com
MentorA+ Trần Quang Anh
Một số số chia hết cho 5 là số chia hết cho 3.
Hình III, loại AII
c. Mọi số chia hết cho 6 là số chia hết cho 3.
Đổi chất: Mọi số chia hết cho 6 không là không phải số chia hết cho 3.
Đổi chỗ: Một số số chia hết cho 3 là số chia hết cho 6.
Đối lập vị từ: Mọi số không chia hết cho 3 không là số chia hết cho 6.
Đối lập chủ từ: Một số số chia hết cho 3 không là không phải số chia hết cho 6.
d. Một số số chia hết cho 5 là số chia hết cho 3. (I) đ
Mọi số chia hết cho 5 là số chia hết cho 3. (A) kxđ
Mọi số chia hết cho 5 không là số chia hết cho 3. (E) s
Một số số chia hết cho 5 không là số chia hết cho 3. (O) kxđ
Đề 2
Câu 1:
a.Quy ước:
a – doanh nghiệp trốn thuế bị phạt tiền
b – doanh nghiệp trốn thuế bị xử lý hình sự
Công thức: a v b
Phán đoán đẳng trị:
a v b = ~a -> b
Nếu doanh nghiệp trốn thuế không bị phạt tiền thì doanh nghiệp trốn thuế bị xử lý hình sự.
a v b = ~b -> a
Nếu doanh nghiệp trốn thuế không bị xử lý hình sự thì doanh nghiệp trốn thuế bị phạt tiền.
a v b = ~(~a ^ ~b)
Không thể có chuyện, doanh nghiệp trốn thuế không bị phạt tiền và doanh nghiệp trốn thuế không bị
xử lý hình sự.
b.Quy ước:
a – giá cả hàng hóa phụ thuộc vào cung
b – giá cả hàng hóa phụ thuộc vào cầu
Công thức: a ^ b
Phán đoán đẳng trị
a ^ b = ~ ( a -> ~b )
Không thể có chuyện, nếu giá cả hàng hóa phụ thuộc vào cung thì giá cả hàng hóa không phụ thuộc
vào cầu.
a ^ b = ~ ( b -> ~a )
Không thể có chuyện, nếu giá cả hàng hóa phụ thuộc vào cầu thì giá cả hàng hóa không phụ thuộc
vào cung.
a ^ b = ~ (~a v ~b)
Không thể có chuyện, hoặc giá cả hàng hóa không phụ thuộc vào cung hoặc giá cả hàng hóa không
phụ thuộc vào cầu.
Câu 2:
Mối quan hệ bao hàm:
E-A, E-B, E-C, E-D, A-B, A-C, A-D,B-D, C-D
Mối quan hệ giao nhau:
B-C
Mô hình hóa:

Fanpage: MentorA+ Email:quanganhtrank57ftu@gmail.com


MentorA+ Trần Quang Anh

E A B D C

Câu 3
a.
Dfd: bác sĩ
Dfn: người làm việc trong bệnh viện
Dfd=Dfn
Phép định nghĩa khái niệm trên là sai logic vì định nghĩa vừa rộng, vừa thiếu.
B
Dfd: logic học
Dfn: khoa học nghiên cứu về tư duy.
Dfd=Dfn.
Phép định nghĩa khái niệm trên là sai logic vì định nghĩa quá rộng, Dfd<Dfn.
Câu 4:
Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.
Đổi chất: Mọi công dân đều không là người không phải tuân thủ pháp luật.
Đổi chỗ: Mọi người phải tuân thủ pháp luật đều là công dân.
Đối lập vị từ: Mọi người không phải tuân thủ pháp luật đều không là công dân.
Đối lập chủ từ: Mọi người phải tuân thủ pháp luật đều không là không phải công dân.
Đề 3
Câu 1:
a.
Quy ước:
b -> c = (1)
a -> (1) = (2)
a ^ b = (3)
(2) ^ (3) = (4)
(4) -> c = (5)

Fanpage: MentorA+ Email:quanganhtrank57ftu@gmail.com


MentorA+ Trần Quang Anh

a b c (1) (2) (3) (4) (5)


1 1 1 1 1 1 1 1
1 1 0 0 0 1 0 1
1 0 1 1 1 0 0 1
1 0 0 1 1 0 0 1
0 1 1 1 1 0 0 1
0 1 0 0 1 0 0 1
0 0 1 1 1 0 0 1
0 0 0 1 1 0 0 1
Giá trị logic bằng 1 ( phán đoán đúng )
b.
a -> b = (1)
a -> c = (2)
(1)^(2) = (3)
(3)^a = (4)
b ^ c = (5)
(4) -> (5) = (6)
a b c (1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 1 1 1 1 1 1 1 1
1 1 0 1 0 0 0 0 1
1 0 1 0 1 0 0 0 1
1 0 0 0 0 0 0 0 1
0 1 1 1 1 1 0 1 1
0 1 0 1 1 1 0 0 1
0 0 1 1 1 1 0 0 1
0 0 0 1 1 1 0 0 1
Giá trị logic bằng 1 ( phán đoán đúng )
Câu 2:
a.
Phân chia sai logic bởi vì các khái niệm thành phần thu được sau phân chia không phải được chia ra
từ khái niệm “ nhà”, thực chất đây là sự phân chia đối tượng mà khái niệm “nhà” phản ánh.
b.
Phân chia sai logic bởi vì các khái niệm thành phần thu được sau phân chia không phải được chia ra
từ khái niệm “ phương thức sản xuất”, thực chất đây là sự phân chia đối tượng mà khái niệm “phương
thức sản xuất” phản ánh bởi “phương thức sản xuất” là tổ hợp hữu cơ cụ thể của giữa “lực lượng sản
xuất” và “quan hệ sản xuất”.
Câu 3:
a.
Mọi sinh viên đại học Ngoại thương là sinh viên.
Một số hoa hậu Việt Nam là sinh viên đại học Ngoại thương.
Một số hoa hậu Việt Nam không là sinh viên.
Hình I, loại AIO
P – sinh viên
S – hoa hậu Việt Nam
M – sinh viên đại học Ngoại thương
Cấu trúc tam đoạn luận trên:
M–P

Fanpage: MentorA+ Email:quanganhtrank57ftu@gmail.com


MentorA+ Trần Quang Anh
S–M
S–P
Quy tắc chung vi phạm:
P- ở tiền đề lớn nhưng P+ ở kết luận
Cả 2 tiền đề là phán đoán khẳng định nhưng kết luận là phán đoán phủ định, phải là phán đoán
khẳng định.
Không vi phạm quy tắc riêng của hình I.
b.
Mọi sinh viên đại học Ngoại thương là sinh viên.
Một sinh viên đại học Ngoại thương là hoa hậu Việt Nam.
Một số hoa hậu Việt Nam là sinh viên.
Hình III, loại AII
c. Một số hoa hậu Việt Nam là sinh viên.
Đổi chất: Một số hoa hậu Việt Nam không là không phải sinh viên.
Đổi chỗ: Một số sinh viên là hoa hậu Việt Nam.
Đối lập vị từ: Một số người không phải sinh viên không là hoa hậu Việt Nam.
Đối lập chủ từ: Một số sinh viên không là không phải hoa hậu Việt Nam.

Fanpage: MentorA+ Email:quanganhtrank57ftu@gmail.com

You might also like