You are on page 1of 16

NHỮNG BÀI HỌC TỪ BỘ PHIM “CẬU BÉ ĐẶC

BIỆT”
HTTPS://WWW.YOUTUBE.COM/WATCH?
V=QSUEAMFXMRG

Sep 29, 2016 | Blog, Cuộc Sống, Giải Trí, Kiến Thức, Tuần Này Có Gì - Ở đâu?

Điều tạo nên được sức sống của một bộ phim là một câu chuyện kể hấp
dẫn, diễn xuất tuyệt vời của diễn viên, âm nhạc du dương da diết,..
Ngoài những điều kể trên, những bài học nhân văn sâu sắc cũng là điều
đọng lại rất lâu trong tâm trí người xem. Bộ phim “Cậu Bé Đặc Biệt” là
bộ phim hội tụ rất nhiều điều như vậy !

SỰ THẤU HIỂU, QUAN TÂM HƠN VẠN LẦN


NHỮNG LỜI TRÁCH MÓC VÀ SO SÁNH

Người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa,
người thầy vỹ đại biết cách truyền cảm hứng.
Ngay từ lần đầu xuất hiện, nhân vật thầy giáo trẻ Shankar đã được khắc
họa như một sự đối lập hoàn toàn vói không gian ảm đạm toát ra từ ngôi
trường nội trú đầy nguyên tắc và hình phạt. Mang theo thông khí vui vẻ,
thầy là người đưa các học trò thoát khỏi tư duy mà những người đi trước
đã có sức ép các em phải bước vào. Thay vì yêu cầu các em vẽ một bức
tranh hình khối hay những đường nét có sẵn. Thầy Shankar cho rằng:
“một chiếc bảng không thể chứa hết trí tưởng tượng và cảm hứng nơi trẻ
nhỏ.”
Riêng với Ishaan, cậu bé tội nghiệp phải chịu hậu quả trực tiếp của một
nền giáo dục hà khắc và không hiệu quả. Cậu bé đã trở nên chai lỳ và
bàng quang với mọi thứ xung quanh. Thầy Shankar thầy điều đó trong
dáng vẻ sợ hãi, rụt rè của cậu. Thầy đến bên cậu, không trách phạt, la
mắng. Thầy cố tìm hiểu xem đứa bé này đang gặp vấn đề gì và nỗ lực
bằng mọi cách giúp cậu bé thoát ra khỏi mặc cảm tự ti.

MỖI CHÚNG TA ĐỀU LÀ MỘT CÁ THỂ ĐỘC LẬP


Có những viên ngọc quý trong số chúng ta. Những người đã làm thay đổi
hướng đi của thế giới. Bởi vì họ nhìn thế giới theo một cách khác biệt.
Suy nghĩ của họ vượt ra ngoài khuôn khổ. Không phải ai cũng được như
họ đâu.
Thầy giáo Shankar giúp cậu bé Ishaan tìm lại sự tự tin, sự ham học bằng
những mẩu chuyện về các danh nhân, những thiên tài cũng mắc chứng
khó đọc. Những người cũng đã có một tuổi thơ bất hạnh, giống như cậu,
và giống như cả thầy. Qua đó, người xem có thể thấy được mỗi người
trong chúng ta đều là những cá thể độc lập. Ai cũng đều có những mặt
mạnh, mặt yếu khác nhau. Quan trọng là hãy biết cách tôn trọng những
sự khác biệt ấy để giúp những người xung quanh, đặc biệt là con trẻ
phát huy tối đa những điểm tốt của mình.

GIA ĐÌNH HÃY LÀ CHỖ DỰA VỮNG CHẮC

Ông bố, bà mẹ nào cũng thương con, lo lắng cho con. Nhưng tình thương
ấy đôi khi lại khiến cho họ sai lầm. Hình ảnh bức tranh của bé Ishaan khi
cậu vẽ việc cậu chia tay gia đình của mình hẳn là cảnh phim gây xúc
động mạnh mẽ nhất.
Còn rất nhiều điều thú vị khác mà mỗi người sẽ có cảm nhận cho riêng
mình khi xem xong bộ phim và cùng thảo luận sau buổi chiếu. Hãy cùng
đến ADC Academy để cùng xem, cùng thảo luận với tụi mình vào thứ
bảy lúc sáu giờ chiều tuần này nhé !
=-=-=
Cậu bé đặc biệt (tiếng Hindi: Taare Zameen Par) là một bộ phim Ấn Độ, do Aamir Khan làm đạo
diễn. Bộ phim kể về một cậu bé 8 tuổi tên là Ishaan. Mặc dù cậu rất giỏi vẽ, nhưng thành tích học
tập thấp kém của cậu khiến ba mẹ cậu phải gửi cậu vào trường nội trú. Nikumbh - giáo viên dạy vẽ
mới của trường của Ishaan - phát hiện cậu bị chứng khó đọc, và anh đã giúp Ishaan vượt qua khỏi
tật này.
Bộ phim ra mắt vào ngày 21 Tháng 12 năm 2007 tại Ấn Độ, và UTV Home Entertainment phát hành
một DVD cho khán giả Ấn Độ trong năm 2008. Disney phát hành DVD quốc tế đầu tiên vào năm
2010, đánh dấu sự kiện đặt hàng đầu tiên của quyền phân phối cho một bộ phim Ấn Độ bởi một
công ty toàn cầu.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]


Ishaan Awasthi (Darsheel Safary) là một cậu bé tám tuổi, cạu không thích trường học và tất cả các
bài kiểm tra hay thi. Cậu thấy rằng các bài học, câu chữ và con toán đều rất khó khăn, và cậu bị coi
thường bởi các giáo viên và các bạn học của mình. Nhưng bên trong cậu là một thế giới đầy huyền
diệu và sắc màu mà cậu không thể chia sẻ cùng bất kỳ ai. Và cậu là một nghệ sĩ có tài năng không
được công nhận.
Cha của Ishaan, ông Nandkishore Awasthi (Vipin Sharma), là một giám đốc điều hành thành công,
luôn hy vọng con cái của ông sẽ vượt trội. Mẹ cậu, bà Maya Awasthi (Tisca Chopra), một bà nội trợ,
đã rất thất vọng bởi sự bất lực của mình trong việc giáo dục cậu con trai nhỏ. Trong khi đó, anh trai
Ishaan, Yohaan (Sachet Engineer), lại là một học sinh xuất sắc và một học trò gương mẫu. Và
Ishaan thường xuyên bị chê trắc và nhắc nhở.
Sau khi nhận được báo cáo học tập không tốt của cậu ở trường, cha mẹ của Ishaan quyết định gửi
cậu đến trường Kỷ Nguyên Mới, một trường nội trú. Ở đó, cậu chìm vào một trạng thái của sự sợ
hãi và trầm cảm, dù đã kết bạn với Rajan (Tanay Chheda), là một học sinh khuyết tật và là một
trong những học sinh đứng đầu trong lớp học của mình. Mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi khi Ram
Shankar Nikumbh (Aamir Khan), giáo viên dạy vẽ mới tới trường cậu dạy. Là một giáo viên có kinh
nghiệm tại trường chuyên biệt Tulips, Nikumbh có cách giảng dạy hoàn toàn khác biệt với của
người tiền nhiệm nghiêm khắc của lớp. Nikumbh phát hiện Ishaan thường không vui và tách biệt với
các hoạt động của lớp. Và anh nhận ra kết quả học tập thấp kém của Ishaan là dấu hiệu của chứng
khó đọc. Vào ngày nghỉ của mình, Nikumbh tới thăm cha mẹ Ishaan nói chuyện về kết quả học tập
của con trai họ và nguyên nhân có thể do chứng khó đọc. Và anh nhận ra trong các tác phẩm của
Ishaan có một sự tinh tế hiếm thấy. Nhưng cha của Ishaan nghi ngờ những điều Nikumbh nói và
ông cho rằng thật sự kết quả học tập của cậu bé kém là do cậu lười nhác và kém thông minh.
Nikumbh sau đó đã bắt cha của Ishaan đọc một dòng chữ tiếng Trung Quốc trên một chiếc hộp đồ
chơi và mắng ông khi ông không thể đọc, sau đó Nikumbh nói rằng đây chính là điều mà Ishaan
đang phải trải qua ở trường. Nikumbh mô tả chứng khó đọc với họ và giải thích rằng nó không phải
là một dấu hiệu của kém thông minh. Và anh đề nghị được dạy kèm Ishaan, làm nổi bật khả năng
nghệ thuật của cậu bé.
Ngày hôm sau khi đến lớp, Nikumbh đã kể những câu chuyện về những người nổi tiếng từng bị
chứng khó đọc. Khi tất cả học sinh rời khỏi lớp học, Nikumbh bảo Ishaan ở lại và nói rằng anh cũng
đã từng bị chứng khó đọc. Nikumbh sau đó tời gặp hiệu trưởng của trường và đã có được sự cho
phép để trở thành gia sư của Ishaan. Anh cố gắng cải thiện khả năng đọc và viết của Ishaan bằng
cách sử dụng các kỹ thuật khắc phục chứng khó đọc được phát triển bởi các chuyên gia chứng khó
đọc. Dần dần Ishaan đã quan tâm đến ngôn ngữ học và toán học, và điểm số của cậu được cải
thiện.
Đến cuối năm học, Nikumbh tổ chức một cuộc thi nghệ thuật cho toàn bộ giáo viên và học sinh.
Cuộc thi được đánh giá bởi nghệ sĩ Lalita Lajmi. Và Ishaan, nổi bật với phong cách sáng tạo của
mình, đã dành chiến thắng tuyệt đối và Nikumbh, người vẽ chân dung Ishaan, đoạt giải á quân. Qua
cuộc thi, ngài hiệu trưởng đã thông báo rằng Nikumbh đã trở thành giáo viên chính thức của trường.
Khi cha mẹ Ishaan gặp giáo viên của Ishaan vào ngày bế giảng của trường, họ không nói nên lời
bởi sự chuyển biến bất ngờ của Ishaan. Xúc động, cha của Ishaan cảm ơn Nikumbh. Khi Ishaan
chuẩn bị lên xe để trở về với ba mẹ, Ishaan quay ngược lại và chạy về phía Nikumbh. Bộ phim kết
thúc với cảnh Nikumbh tung Ishaan lên trời.
=-=-=

Xem phim "Cậu bé đặc biệt" của Ấn Độ


Xem phim vào buổi tối đáng lẽ được đi ph ượt đêm Hà N ội. Lúc đ ầu xem v ới c ảm
giác thất vọng và thật buồn vì chuyến đi bị hủy nhưng đến cuối, ý nghĩa của bộ phim
lộ diện và sự quan tâm (...) đã kéo nụ cười trở lại. Tuyệt.

~~~~~~~~

1. Trong cuộc sống này, có thật nhiều thứ đang bị võ đoán.

2. Ừ, cứ buông thả, xuề xòa với những thứ cuộc sống bày ra: kỷ luật, đám đông,…
cứ tự xoa dịu mình đi rồi sẽ có lúc nhận ra mình đã b ị t ổn th ương quá nhi ều, đ ến
mức nguy hiểm và khó có thể chữa lành. Đó là khi ng ười ta ch ỉ có th ể th ốt lên:
Làm sao để có thể như ngày xưa!

3. Mình cần đọc nhiều sách hơn. Cảm thấy nền kiến thức hiện t ại khó cho mình gi ải
thích những điều là lý tưởng, là chân lý, là lẽ sống mình th ấy là nhân v ăn. Mình
thiếu sống sâu và tỉnh táo. Không thể để sống và ngh ĩ theo b ản n ăng (ngh ĩ và s ống)
mà không nghĩ về những bài học cuộc sống thật kỹ càng, mà không g ọi tên đ ược
nó và nắm bắt được nó. Nó đến trong những bộ phim nhưng cũng r ất d ễ b ị m ờ nhòe
nếu ta không chịu lưu giữ nó lại làm thành vốn sống cho mình.
4. Cậu bé ấy đặc biệt hay là cá biệt là tùy cách nhìn nh ận c ủa m ỗi ng ười. B ản thân
cậu là một thế giới độc lập. Bản thân cậu có m ột câu chuy ện riêng. C ậu khác bi ệt
vì câu chuyện và thế giới của cậu khác với th ế gi ới m ọi ng ười đang chung nhau và
đang cố để giống nhau. Mỗi người là một câu chuyện, đừng vội phán xét . Như
những giọt mất tươi mới, nấp mình sau kẽ lá, quà tặng của thiên đường…

5. Mình muốn tổ chức những sự kiện như thế: sự kiện dành cho tr ẻ em khuy ết t ật
để cho chúng thể hiện bản thân, thể hiện phản ứng c ủa nó v ới th ế gi ới và đ ể cho
thế giới thể hiện tình yêu với chúng, cho chúng bi ết r ằng chúng có m ặt trên cu ộc
đời này là một điều đẹp đẽ và có ý nghĩa như một món quà tuy ệt v ời. Chúng sẽ
được múa hát trong tiếng nhạc, tôi sẽ mặc kệ người đến xem ngh ĩ gì, tôi ch ỉ quan
tâm các em đã thực sự có cơ hội thể hiện khả năng, có th ực s ự tho ải mái và đang
vui vẻ hay chưa. Đưa những đứa trẻ này hòa cùng dòng chảy.

6. Đến một lúc nào đó của cuộc đời và sự trưởng thành, con ng ười ch ỉ có th ể vui và
hạnh phúc rơi nước mắt vì có người đồng cảm với mình, di ễn đ ạt đ ược đi ều mình
vẫn đang nghĩ. Vinh quang của phu chữ và của những nghệ sĩ.

7. Tôi nghĩ nếu mình là diễn viên và mình được đóng vai Ishaan, ho ặc m ẹ Ishaan
hoặc thầy giáo Num, liệu tôi sẽ thế nào? Sẽ thế nào nếu tôi vẫn giữ suy nghĩ trẻ con
và nhí nhảnh khi vào vai Ishaan. Tôi cũng h ẳn s ống ch ưa đ ủ sâu đ ể th ể hi ện qua
từng ánh mắt sự quan tâm và đặc biệt là sự đồng cảm v ới c ậu bé đó nh ư di ễn viên
đóng mẹ và thầy giáo của Ishaan. Bộ phim ấy chinh phục ng ười xem vì s ự sâu s ắc.
Sự sâu sắc đó lại được thể hiện qua từng ánh mắt. Ánh m ắt bi ết nói và ánh m ắt nói
rất thật.

8. Có dụng ý gì chăng khi đạo diễn để Ishaan ngồi cạnh cậu bé khuy ết t ật Rajai
trong trường nội trú? Lúc thầy Num vào lớp với sự xuất hi ện ấn t ượng th ực s ự đã
khuấy động cả lớp và lôi tất cả ra khỏi chỗ ng ồi. Duy ch ỉ có Rajai và Ishaan ng ồi
đó, một nguời thì vì đôi chân không cho phép c ậu ch ạy nh ảy, nh ưng ánh m ắt c ậu
vẫn ánh lên nụ cười và tâm hồn vẫn đã đang nh ảy múa cùng các b ạn lành l ặn. Duy
chỉ có Ishaan ngồi lặng lẽ, ánh mắt lặng như mặt hồ, không thoáng chút c ảm xúc.
Khi xem cảnh này, tôi thấy thương và thực sự lo lắng cho cậu bé ấy.

9. Mình thấy đoạn đó các em nhảy rất tự nhiên. Ch ắc là không có s ự s ắp đ ặt gì đâu


nhỉ? Anh diễn viên tài năng tên gì mình quên mất r ồi, h ẳn đã nói v ới đ ạo di ễn r ằng
mình có thể lôi kéo các em nhảy theo mình một cách tự nhiên và đừng nên sắp đ ặt
hay cho các em tập luyện trước? Liệu có ph ải th ể không nh ỉ? Mình không đ ịnh vi ết
cái này ra đâu nhưng mình thấy mình rất hay th ế. C ứ nhìn m ột cái gì đ ấy là l ại liên
tưởng tới quá trình làm ra nó, người ta sẽ như thế nào, ki ểu: ch ắc là lúc ấy ng ười
ta… Khi đi đâu hay nói chuyện gì với các b ạn, mình c ũng hay có nh ững suy ngh ĩ
đó. Liệu có liên quan gì tới việc trong m ỗi l ần t ụ t ập, mình hay tr ầm? Vì nh ững suy
nghĩ của mình ko được mọi người hưởng ứng? Vì lối mình đưa suy ngh ĩ đi không
giống với số đông mọi người?

Hẳn những người làm bộ phim này đã gặp và đã nhìn nh ững đ ứa tr ẻ b ất th ường kia
không phải là những đứa trẻ cá biệt. Hẳn là họ đã tìm hi ểu r ất k ĩ v ề nh ững v ấn đ ề
thực sự, nguyên nhân khiến chúng có những biểu hiện, triệu ch ứng nh ư th ế này.
Hẳn là họ đã đi sâu vào vấn đề của chúng v ới tình th ương, t ấm lòng yêu m ến tr ẻ
chân thành và khát khao mang lại cho mọi người nhận th ức đúng đ ắn và cái nhìn
mới về những đứa trẻ bất thường này. Hẳn là đã có một nhà xã h ội h ọc đã ph ản ánh
với một nhà của UNICEF, rồi họ đã tìm đến với đoàn làm phim hay là v ị đ ạo di ễn đã
tới dự hội thảo đó và sẵn với vốn sống của mình, nảy ra ý tưởng làm bộ phim này.

Đây, mình biết mà: Cuối phim là dòng chữ “Thanks to all those children, parents
and teachers, who shared lives with us and open windows for us to see clearly”

10. Làm phim là đi nghe những câu chuyện cu ộc đ ời, c ảm thông nó và ch ắt l ọc


những chi tiết, sắp xếp lại thành phim. Thế thì, ở những quốc gia càng nhi ều v ấn đ ề
thì càng có tiềm năng có những bỗ phim xuất chúng và lay đ ộng lòng ng ười. t ất c ả
những vấn đề của cuộc sống cần đó là sự quan tâm, l ắng nghe, m ở lòng c ảm thông
của những người làm phim, những nghệ sĩ và của toàn thế giới.

11. Người làm nghệ thuật phải sống sâu hơn người khác ít nh ất m ột b ậc. Ngh ệ
thuật và giáo viên.
12. Một số nội dung hội thoại hay:

Tôi đang hỏi về vấn đề của nó, ông lại trả lời về triệu chứng của nó.

- Ông nói con tôi có vấn đề về thần kinh?

- Ông thật là kỳ cục. Nhìn đây, nó có tư duy rất sắc bén nên đã v ẽ đ ược nh ững
giấc mơ với hàng ngàn màu sắc

Lạy chúa hãy nghĩ. Mỗi đứa trẻ đều có khả năng riêng, ước mu ốn riêng và gi ấc m ơ
riêng của nó.

Nếu cô muốn chạy đua sao không nuôi ngựa mà l ại sinh con? Ép bu ộc tham v ọng
của mình lên bờ vai yếu đuối của con trẻ còn tồi tệ hơn là bắt trẻ lao động.

Có những viên ngọc quý trong số chúng ta đấy. những người đã làm thay đổi hướng
đi của thế giới, vì họ nhìn thế giới một cách khác bi ệt. suy ngh ĩ c ủa h ọ v ượt ra
ngoài khuôn khổ, không phải ai cũng hiểu họ đâu.

Nó có quyền học ở một trường chính thống, tất cả những gì nó c ần là s ự giúp đ ỡ t ừ


chúng ta.

Mục đích của nghệ thuật là gì? Để diễn đạt những suy nghĩ và cảm nhận bên trong.

Quan tâm, đó là điều hết sức quan trọng. nó có s ức m ạnh hàn g ắn, nh ư ni ềm an ủi
xoa dịu vết thương.
13. Thầy Num cũng cùng vấn đề với Ishaan khi thầy còn bé. Ừ, c ứ s ống tr ọn v ẹn v ới
bản thân mình trước đã. Thế nào là sống trọn vẹn với bản thân: yêu m ến và tôn
trọng bản thân, những giá trị mà mình đang có. Đừng bao gi ờ ph ủ đ ịnh b ản thân và
gò suy nghĩ mình vào khuôn khổ mà người khác t ạo ra. Đừng bao gi ờ thay mình vì
những lời đánh giá của người khác.

14. Túi xách, đồ đạc, đối với người biết làm ch ủ cu ộc s ống, chúng là ph ương ti ện
để họ sống và tiếp tục làm chủ cuộc sống.

15. Nghệ thuật (điện ảnh) là xã hội, là nhân văn, là tiên ti ến, hi ện đ ại (làm sao
những người nghệ sĩ ấy biết phương pháp học cho người mắc chứng khó đọc để đưa
vào phim nếu không hiểu về sự tiên tiến của thế giới)

16. Để chạm đến nghĩa là nghệ thuật, tác phẩm phải là cu ộc s ống. không ch ỉ là
cuộc sống mà phải là cuộc sống muôn màu, muôn m ặt và muôn c ảm xúc. Để khi
nhìn vào đó, dù trong hoàn cảnh nào cũng th ấy đ ược ý ngh ĩa nào đó. M ọi ý ngh ĩa
xoay tròn trong cuộc sống. ở góc độ nào ta cũng có thể nhận ra.

17. Xúc động và cảm giác yêu đời hơn bao nhiêu

18. Muốn Giang, những thầy cô giáo tương lai xem b ộ phim này: Xem đi các th ầy
cô giáo, đây là điều những người làm cha làm m ẹ mong ở các v ị. Đứa tr ẻ đ ược giúp
đỡ bằng tình yêu chân thành tìm được chính mình, ch ứ không ph ải b ảng đi ểm hay
vị trí nhất nhì trong lớp. Nói đúng hơn, mọi đ ứa tr ẻ đ ều có kh ả n ăng h ọc nh ưng
bảng điểm chỉ là kết quả kèm theo chứ không được là kết quả hướng đến.

=-=

[ PHIM CUỐI TUẦN ] - Cậu bé đặc biệt


Nếu bạn là fan của bộ phim "3 chàng ngốc" - thì đừng nên bỏ qua bộ phim này.
Hôm qua, mình nằm xem bộ phim "Cậu bé đặc biệt". Phim dài gần 3 tiếng, nhưng
xem xong thấy không hề uổng phí.
Phim rất đơn giản kể về một cậu bé đặc biệt, luôn bị bố mẹ và những người xung
quanh cho rằng ngu ngốc.
Nhưng cậu bé lại có một tâm hồn rất tự do, rất rộng mở và sáng tạo.
Bộ phim đã khắc họa những điều đối lập - thế giới của người lớn, tâm hồn của trẻ
nhỏ - câu chuyện giáo dục rập khuôn hay tư duy giáo dục sáng tạo - ý nghĩa th ật s ự
của hai từ "quan tâm"...
Bộ phim dành cho chúng ta, những người luôn nghĩ rằng mình lớn - nhưng đôi khi
lại chẳng hiểu gì về thế giới cả. Chúng ta đánh giá người khác qua những hệ quy
chuẩn mà đôi khi quên mất rằng "họ không ngốc, họ chỉ thông minh theo một cách
khác". Chúng ta cũng luôn nghĩ rằng, mình không thể thay đổi thế gi ới b ằng m ột
hành động nhỏ - (ví dụ như thay đổi chính mình).
Có phải thế không?
Tự nhiên xem phim xong thì mình nghĩ, nếu mỗi người chúng ta, ở bất cứ ngành
nghề nào, đều thay đổi mình 1 tý, sống vui vẻ, sáng tạo, nhìn cuộc đời tươi đẹp hơn
- thì thế giới sẽ như thế nào nhỉ?
Xem phim xong, bạn hãy thử trả lời câu hỏi đó, nhé <3

Cậu bé đặc biệt (Taare Zameen Par)

By: trongnguyen on Feb. 23, 2013

Ishaan (Darsheel Safary thủ vai) là mộ t cậ u bé 8 tuổ i phả i mắ c chứ ng bệnh khó đọ c, vì căn bệnh này cậ u
rấ t khó khăn khi đánh vầ n các ký tự và không thể phân biệt các chữ cái gầ n giố ng nhau. Cậ u không thể đọ c
và viết thành thạ o như các bạ n cùng lớ p và bị điểm kém ở tấ t cả các môn họ c. Ishaan bị lưu ban lớ p ba, ở
trườ ng em bị thầ y cô và các bạ n gọ i là kẻ trì độ n, ngu ngố c, bị bắ t nạ t… Trái ngượ c vớ i Ishaan, anh
trai Yohan củ a em lạ i là mộ t họ c sinh xuấ t sắ c và là niềm tự hào củ a gia đình. Bố củ a em, mộ t công chứ c
gia trưở ng đặ c trưng Ấ n Độ rấ t thấ t vọ ng về cậ u con trai thứ hai củ a mình, thườ ng đe nạ t và dọ a dẫ m
em. Ishaan luôn cả m thấ y cô đơn và xa cách ngay chính trong căn nhà củ a mình, em không nói chuyện vớ i
mọ i ngườ i. Niềm vui duy nhấ t và là sợ i dây kết nố i giữ a nộ i tâm xáo trộ n, đang bị bị tổ n thương
củ a Ishaan vớ i thế giớ i muôn màu bên ngoài là vẽ, em vẽ nhữ ng giấ c mơ, nhữ ng cả m xúc củ a mình lên
tườ ng, lên giấ y vớ i đủ thứ màu sắ c kỳ lạ . Em vẽ gia đình bố n thành viên củ a mình vào mỗ i trang trong mộ t
cuố n sổ lậ t, các hình ả nh giố ng nhau lặ p đi lặ p lạ i chỉ có Ishaan dầ n dầ n bị tách xa ra khỏ i bố mẹ và anh
trai củ a em, tớ i trang cuố i cùng thì chỉ còn hình ba ngườ i đứ ng trướ c ngôi nhà và Ishaan thì biến mấ t
hoàn toàn. Trướ c nguy cơ Ishaan bị lưu ban lớ p ba lầ n thứ hai, bố củ a em đã quyết định
chuyển Ishaan tớ i họ c trườ ng nộ i trú đặ c biệt. Ishaan rấ t hoả ng sợ trướ c quyết định này củ a bố , em
không muố n phả i số ng xa nhà, xa mẹ và đã cầ u xin đượ c ở lạ i nhà. Mẹ củ a Ishaan, ngườ i đã hy sinh công
việc và sự nghiệp riêng củ a mình để ở nhà chăm sóc các con đã không thể lay chuyển đượ c quyết định củ a
bố Ishaan, nhờ có quan hệ tố t vớ i hộ i đồ ng quả n trị nhà trườ ng ông Awasthi đã chuyển Ishaan tớ i đây
vào giữ a họ c kỳ hai bắ t đầ u cuộ c số ng tự lậ p ở ngộ i trườ ng mớ i.

http://nguyenhuutrong.com/wp-content/uploads/clip_image0022.jpg">
Cuộ c số ng củ a Ishaan tạ i trườ ng nộ i trú, nơi có kỷ luậ t nghiêm khắ c cùng nhữ ng thầ y cô vớ i phương pháp
giáo dụ c cứ ng nhắ c, nặ ng tính truyền thố ng thự c sự là cơn ác mộ ng dài ngày vớ i cậ u. Em tiếp tụ c phả i
nhậ n nhữ ng điểm kém, bị kỷ luậ t vì không tiếp thu đượ c bài, bị thầ y cô và bạ n bè chế giễu. Ishaan chán
nả n thự c sự , em bị trầ m cả m, cô đơn, bị tổ n thương và em cũng thôi không còn vẽ nữ a. Câu chuyện buồ n
về cuộ c đờ i cậ u bé kém may mắ n Ishaan tưở ng chừ ng như đã có hồ i kết thì có mộ t vị thầ n đã xuấ t hiện,
mở ra nhữ ng trang mớ i vớ i màu sắ c tươi tắ n, lạ c quan hơn. Vị thầ n đó là Nikumbh (Aamir Khan thủ vai –
nhân vật Rancho trong bộhttp://nguyenhuutrong.com/tag/phim/ - phim nổi tiếng 3 chàng
ngốc), Nikumbh là thầ y giáo dạ y mỹ thuậ t củ a trườ ng Tulips – mộ t trườ ng chuyên dạ y các em bị khuyết
tậ t vừ a đượ c mờ i về thỉnh giả ng tạ i trườ ng nộ i trú này. Cũng giố ng như Anhxtanh, Thomas Edison,
Picasso, Leonardo da Vinci… hay Ishaan, thầ y Nikumbh cũng là mộ t ngườ i bị bệnh khó đọ c và bị đánh
giá là trì độ n khi còn bé. Thầ y Nikumbh đã nhanh chóng nhậ n ra Ishaangiố ng như mộ t bả n sao củ a mình
hồ i bé, em cũng bị bệnh, cũng cô đơn, và cũng không có đủ sự quan tâm từ phía gia đình.
Thầ y Nikumbh đã quyết định tìm tớ i nhà Ishaan để giả i thích vớ i họ về căn bệnh khó đọ c mà em đang gặ p
phả i và mong muố n bố em hãy thay đổ i cách nhìn hà khắ c về em và quan tâm tớ i em nhiều hơn,
nhưng Nikumbh đã thấ t bạ i khi đố i mặ t vớ i ngườ i bả o thủ như bố củ a Ishaan. Trở về, thầ y quyết định sẽ
kèm cặ p riêng cho em bằ ng nhữ ng giáo án đặ c biệt vớ i phương pháp và không gian giả ng dạ y cũng hết sứ c
đặ c biệt; nhữ ng bài giả ng vừ a họ c vừ a chơi, tăng cườ ng tính tương tác thầ y – trò đã thự c sự mang lạ i hiệu
quả . Phương pháp củ a thầ y Nikumbh đặ c biệt nhấ n mạ nh tớ i yếu tố trự c quan và tăng cườ ng tính cả m
nhậ n trong việc tiếp nhậ n tri thứ c. Để dạ y Ishaan bả ng chữ cái thầ y cho em vẽ trên cát, nặ n tượ ng, liên
tưở ng vớ i con vậ t, hoa quả tương ứ ng vớ i mỗ i chữ cái, thầ y Nikumbh để Ishaan vẽ trong khi nhắ m mắ t để
kích thích sự liên tưở ng trong Ishaan cái mà thầ y coi là “viên ngọc quý trong mỗi chúng ta”, hay cũng
trong lúc Ishaan nhắ m mắ t thầ y Nikumbh vẽ lên cánh tay em để em cả m nhậ n đó là nhữ ng chữ cái gì.
Nhờ phương pháp giáo dụ c đặ c biệt củ a thầ y Nikumbh, Ishaan đã tiến bộ tích cự c trong họ c tậ p.

http://nguyenhuutrong.com/wp-content/uploads/clip_image003.jpg">

Nhằ m cổ độ ng phong trào vẽ trong trườ ng, thầ y Nikumbh xin phép thầ y hiệu trưở ng mở cuộ c thi mỹ
thuậ t toàn trườ ng mang tên “Sunday Painting”, kết thúc cuộ c thi có hai tấ m ả nh đượ c giám khả o đánh giá
cao nhấ t, mộ t tấ m là chân dung củ a Ishaan vớ i đôi mắ t rạ ng ngờ i và nụ cươi trong trẻo do
thầ y Nikumbh phác họ a, khi nhìn thấ y bứ c chân dung này Ishaan đã bậ t khóc. Trong bứ c tranh là
mộ t Ishaan tinh nghịch, thông minh vớ i nụ cườ i tươi tắ n và đôi mắ t sáng ngờ i, đó là hình ả nh mà
thầ y Nikumbh đã luôn nghĩ về cậ u họ c trò củ a mình, mộ t suy nghĩ khác hẳ n vớ i cái nhìn tiêu cự c, bả o thủ
và hà khắ c củ a các thầ y cô và bạ n bè khác. Khán giả sẽ cả m nhậ n đượ c Ishaan khóc vì em thấ y đượ c tình
thương và sự tin tưở ng mà thầ y Nikumbh dành cho em qua chân dung, nó hữ u hình và nhiều màu sắ c
hơn sự quan tâm thầ m lặ ng củ a mẹ em, nhưng nó đều giố ng nhau là khiến em khóc và xúc độ ng thự c sự vì
vui sướ ng. Tấ m ả nh đoạ t giả i còn lạ i là củ a Ishaan, em vẽ khu hồ nướ c sau trườ ng nộ i trú vớ i mộ t cậ u bé
ngồ i lặ ng lẽ quan sát bầ y cá dướ i hồ . Hai bứ c tranh sau đó đã đượ c in vào hai mặ t củ a cuố n kỷ yếu nhà
trườ ng và đượ c tặ ng lạ i cho bố mẹ củ a Ishaan khi họ tớ i đón em về nghỉ hè khi kết thúc năm họ c.
http://nguyenhuutrong.com/wp-content/uploads/clip_image005.jpg">

Cả m xúc xuyên xuố t bộ phim củ a Ishaan là tâm trạ ng buồ n rầ u, suy tư, ngườ i xem chỉ thấ y Ishaan cườ i
hai lầ n duy nhấ t, mộ t lầ n là trong nhữ ng đoạ n băng quay lúc em còn bé, mẹ em đã lấ y ra xem lạ i cho đỡ
nhớ lúc Ishaan đi họ c ở trườ ng nộ i trú, và lầ n thứ hai là trong nhữ ng cả nh cuố i củ a bộ phim khi em đang
vui đùa cùng anh trai Yohan trướ c khi đượ c đón về nhà nghỉ hè. Bộ phim là thông điệp về tình yêu thương
và sứ c mạ nh mà nó mang tớ i giúp hàn gắ n nhữ ng tâm hồ n bị tổ n thương, nhữ ng lờ i bài hát, nhữ ng câu
nói củ a thầ y Nikumbh giố ng như nhữ ng lờ i nhắ n gử i rấ t giá trị. Tình yêu thương cầ n cho muôn loài, như
câu truyện về đả o Solomon, khi cầ n phát quang mộ t cánh rừ ng để làm cánh đồ ng, ngườ i dân trên đả o đã
không chặ t cây mà đơn giả n chỉ đứ ng xung quanh gố c cây để nguyền rủ a chúng, mấ y ngày sau tấ t cả các
cây đó đều héo úa và tự chết đi. Ishaan đã từ ng bị giố ng như cái cây trên đả o Solomon nhưng may mắ n
thay Nikumbh đã xuấ t hiện, giúp cái cây đó từ héo úa vươn mình đứ ng dậ y cao hơn, xanh hơn và đón
nhiều ánh nắ ng hơn.

Có mộ t điều chúng ta dễ nhậ n thấ y trong các bộ phim Ấ n Độ là sự khát khao đổ i mớ i và thay đổ i số phậ n
con ngườ i. Có nhữ ng nhân vậ t như Ishaan là nạ n nhân củ a nhữ ng ràng buộ c mang nặ ng tính hệ thố ng và
máy móc. Nhữ ng con ngườ i đó đượ c kỳ vọ ng để số ng mộ t cuộ c đờ i như nhữ ng robot đượ c lậ p trình sẵ n,
họ phả i che dấ u cả m xúc thậ t và lao mình vào cuộ c số ng vớ i nhữ ng thờ i gian biểu kín mít để rồ i nhiều
ngườ i bị ném trả lạ i vớ i sự chán chườ ng, tổ n thương và vụ n vỡ , họ dừ ng lạ i và chịu đau khổ mộ t mình vì
nhữ ng chú robot khác vẫ n buộ c phả i lao đi. Nhưng sẽ luôn có nhữ ng vì sao mớ i xuấ t sắ c, và đôi khi là hơi
lậ p dị như thầ y Nikumbh xuấ t hiện giúp cho mọ i thứ trở nên sáng sủ a hơn, giúp nhữ ng chú robot có
nhữ ng đườ ng đi sáng tạ o và độ t phát hơn, như hình ả nh đầ y ẩ n dụ cuố i phim khi thầ y giáo Nikumbh bế
cậ u họ c trò cưng Ishaan tung lên cao, 2 cánh tay Ishaan dang rộ ng như mộ t cánh chim khao khát tự do,
muố n bay tớ i nhữ ng chân trờ i mớ i lạ .

Thông tin thêm về bộ phim:

BỐ MẸ HỌC CÁCH THẤU HIỂU CON TỪ BỘ


PHIM "CẬU BÉ ĐẶC BIỆT"

"Cậu bé đặc biệt" là bộ phim của Ấn Độ, xoay quay câu chuyện giáo dục trẻ em của các gia
đình ở Ấn Độ. Từ bộ phim này, các bậc phụ huynh sẽ có thể học cách thấu hiểu con mình thay
vì các biện pháp "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" từ xưa đến nay.
Bức tranh chân dung người thầy tuyệt vời dành tặng cậu bé đặc biệt
Bộ phim kể về một cậu bé 8 tuổi, học lớp 3 nhưng bị lưu ban 2 năm. Lý do tưởng chừng đơn
giản như theo cách ba mẹ của cậu nghĩ: lười biếng, nhác học nên điểm số khi nào cũng be bét
trong khi anh cậu luôn luôn đứng đầu lớp. Nhưng nguyên nhân sâu xa mà ba mẹ cậu không
chịu tìm hiểu, khi nào cũng la mắng cậu lại nằm ở cách họ giáo dục con cái và không hiểu vấn
đề con mình đang mắc phải là gì. Cậu bé có khiếu nghệ thuật, rất giỏi mĩ thuật với óc tưởng
tượng vô cùng phong phú, chỉ mới 8 tuổi nhưng có thể nhìn ra thế giới bên ngoài bao la, hùng
vĩ và có thể miêu tả những gì cậu nhìn thấy dưới mỗi nét vẽ đầy phóng khoáng tự do. Xem
thêm : TÌM HIỂU CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY SCAN VÂN TAY

Cậu bé rất giỏi hội hoạ, có thể vẽ hàng trăm bức tranh sống động và tràn đầy sức sống
Thế nhưng trên đời này chả có ai là hoàn hảo cả, là thiên tài trong hội họa nhưng cậu lại mắc
chứng bệnh "khó đọc và viết." Cậu bị nhầm lẫn giữa chữ "b" và "d", "q" và "p".. Ba mẹ không
nhìn ra vấn đề, không nhận ra cậu bé giỏi ở chỗ nào, yếu ở chỗ nào để mà khắc phục. Ông bố
thì luôn luôn nghiệm khắc và vũ phu, mỗi lần cậu bị điểm yếu, sẽ la: "Đồ ngu, sau này một
thằng ngu như mày có thể đối mặt với thế giới đầy khắc nghiệt ngoài kia chứ?" Câu nói vẫn cứ
lặp lại hàng ngày, hàng tuần mỗi lần cậu bị điểm kém.

Cậu bé bị trầm cảm khi bị quở trách học yếu toán và không biết đọc
Sự không cảm thông trong gia đình, mỗi lần đến lớp lại bị cười vào mặt, bị bạn đánh, ăn hiếp,
việc học không ai giúp đỡ, cậu bé dần dần mất tự tin, hư hỏng, rơi vào chứng trầm cảm, cô
giáo cho cậu bị vấn đề về thần kinh, ba mẹ cho là cứng đầu, bướng bỉnh, đành đem con đi học
nội trú. Bước vào môi trường mới không thích nghi được, cậu lại tiếp tục rơi vào chứng trầm
cảm, lần nào cũng đội sổ.... Cậu lại phải đấu tranh dữ dội với những con số, mặt chữ mà không
hề có giải pháp cho cái vấn đề kinh khủng ấy.
Người thầy tuyệt vời đã giúp bố mẹ của cậu bé đặc biệt hiểu được cách thấu hiểu con
Rồi cuối cùng, cậu bé tội nghiệp cũng đã được gặp một người thầy hết lòng tận tụy với học
sinh. Người thầy ấy có tuổi thơ cũng bất hạnh như cậu bé. Ông cũng mắc phải chứng khó đọc
và viết lúc nhỏ. Ba của ông cũng không hiểu con trai mình và hằng ngày thất vọng về ông.
Nhưng rồi ông cũng làm được những gì mà cha ông kì vọng và hơn thế nữa. Thấy một đứa trẻ
cũng lặp lại tuổi thơ như mình, Ông đã giúp đứa trẻ ấy bằng cách xua tan mọi rào cản giữa bọn
trẻ con với thằng bé bằng những ví dụ hết sức ý nghĩa. Albert Einstein, một con người vĩ đại đã
phát minh ra thuyết Tương đối khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, ngày nhỏ cũng mắc phải
chứng rối loạn đọc và viết. Leonardo De Vinci, thiên tài hội họa cũng mắc phải chứng đó.
Những vĩ nhân được người đời tôn thờ ngày trước cũng bị thế giới quay lưng, bị cho là đồ bỏ
đi, đồ vô dụng, đồ lố bịch, đi sau thời đại nhưng giờ họ lại tỏa sáng. Bởi bản thân chúng ta, là
những con người đặc biệt, đừng cười nhạo những con người khác suy nghĩ bạn, bởi họ có
cách nhìn thế giới khác chúng ta.

Cậu bé đặc biệt đã nở nụ cười thật tươi khi tài năng của mình được công nhận
Bộ phim không chỉ đơn giản kể về câu chuyện một cậu bé 9 tuổi học kém và được một người
thầy tận tình giúp đỡ mà còn khiến chúng ta phải suy nghĩ "một trong những sự sai lầm của
người lớn đó là kìm hãm sự phát triển những việc làm mà trẻ con thích, có thể đó là âm nhạc,
cũng có thể là hội họa hay văn chương.. người lớn họ luôn đè nén tư tưởng của chúng bằng
cách áp đặt tư tưởng cuả mình, vô tình vùi dập tâm hồn chúng. Họ luôn cho rằng cách giáo dục
của họ là đúng. họ chỉ bắt chúng làm theo ý mình muốn để chạy tới cái đích mang tên " sự
cạnh tranh", Họ thậm chí còn chẳng thèm bận tâm chúng thích gì và muốn được làm gì? Và tại
sao chúng lại phản ứng như vậy.. bởi họ chưa bao giờ đặt địa vị của mình vào chúng..." Xem
thêm thông tin tại website http://yag.vn/

Cậu Bé Đặc Biệt – Taare Zameen Par


Cau be dac biet
Một trong những bộ phim xúc động đến chảy nước mắt … cảm ơn bộ phim tràn đầy tính
nhân văn và coi đây là món quà tinh thần đầy ý nghĩa nhân ngày nhà giáo Việt Nam
(20/11). Kính chúc các thầy cô giáo đã và đang công tác những lời chúc tốt đẹp nhất !
www.thegioiBantin.com
Các bạn kích vào CC dưới video để chọn phụ đề nhé…
Like Stars on Earth (Cậu bé đặc biệt) là một trong những tuyệt tác của điện ảnh Ấn Độ.
Bộ phim do diễn viên nổi tiếng Aamir Khan làm đạo diễn đã được giới phê bình đánh giá
cao vào năm 2007.
Phim kể về một đứa trẻ mắc chứng khó đọc, nhưng không được sự quan tâm đúng mức
của gia đình cũng như nhà trường. Em bị chuyển vào trường nội trú, với kỉ luật và hình
phạt hà khắc, em dần biến thành một đứa trẻ cô độc và trầm tính.Một thầy giáo môn
hội họa dạy thay đã nhận ra, đồng cảm và giúp đứa bé “lười nhác, điên khùng, bét
bảng” thành một vì sao lấp lánh. Ở cuộc thi vẽ, khi Ishaan ôm chầm lấy người thầy
giáo, nước mắt rơi, mà miệng vẫn cười, rồi sụt sịt hết cả nửa tiếng sau đó. Diễn xuất
xuất sắc của diễn viên nhí Safary trong vai Ishaan cũng đem lại sự xúc động đáng kể
cho bộ phim.
Tình cảm thầy trò xúc động giữa họ đồng thời cũng đã chuyển tải thông điệp “Tất cả
những đứa trẻ đều đặc biệt và hết sức tuyệt vời. Mỗi đứa bé chính là một ngôi sao trên
trái đất” một cách rất nhẹ nhàng.
Like Stars on Earth là một bộ phim tuyệt vời về trẻ em nhưng tất cả những người lớn
đều nên xem để nhìn lại cách giáo dục sai lệch của mình. Thành công của cậu bé khiếm
khuyết đã gián tiếp phê phán cách giáo dục khiên cưỡng và sự thiếu quan tâm của gia
đình, có thể giết chết những tài năng tương lai.
=-=-=

Cậu bé đặc biệt


N
nhatbui8b

27/03/2012 14:27:47 -(#2722871)

Bộ phim Ấn Độ “Like stars on earth”, sau khi đến Việt nam được đổi tên
thành Cậu bé đặc biệt (Taare Zameen Par) đã làm cho khóe mắt tôi cay xòe, có
lẽ phim đã đánh động được những cung bậc cảm xúc của tôi. Bộ phim nói về 1
cậu bé 8 tuổi Ishaan mắc chứng khó đọc, khi học thì chỉ nhìn thấy những con chữ
cứ nhảy múa, bay nhảy ngay trước mắt nên thành tích luôn kém cỏi. Chính vì sự
yếu kém về thành tích học tập đã làm Bố mẹ Ishaan gửi cậu bé vào trường nội trú
nhằm mong cho cậu sẽ tự lập và học tập tốt hơn.

Ở môi trường mới, không có người thân bên cạnh. Cậu bé như bị cô lập với thế
giới xung quanh khi thầy cô và các bạn cứ chê bai và cười nhạo kết quả học tập
của cậu bé. Có những lúc nỗi đau đã chạm đến tột cùng...

Mẹ yêu ơi Mẹ có biết không?


Con sợ bóng tối biết dường nào.
Đừng bỏ con một mình ở chỗ đông người.
Đừng đưa con đến những nơi xa...nơi mà con không biết đường về nhà
Mẹ biết rõ mọi việc phải không, Mẹ của con?
Con hư lắm đúng không Mẹ?
Mẹ yêu ơi Mẹ có biết không?
Con yêu Mẹ và gia đình mình biết dường nào.
Con muốn được Bố ôm hôn con mỗi sáng đi học
Con muốn được chơi đùa với anh hai.
Và con muốn Mẹ đưa con đến trường....Nhưng...giờ đây...

Và rồi thầy giáo dạy mỹ thuật mới về trường, đã làm thay đổi cậu bé. Thầy đã
nhìn ra chứng bệnh của cậu, và thầy đã giúp cậu bé tự học và vượt qua được
bản thân bằng cách tiếp cận và dạy thật đặc biệt.

Bộ phim đã làm thay đổi của suy nghĩ của tất cả thầy cô giáo và các bậc phụ
huynh về cách tiếp cận trẻ nhỏ, giáo dục chúng theo hướng tích cực nhất. Tất cả
những đứa trẻ đều đặc biệt và hết sức tuyệt vời. Mỗi đứa bé chính là một ngôi
sao trên trái đất này.

Like star on earth: Xúc động và ý nghĩa

Like Stars on Earth (Cậu bé đặc biệt) là một trong những tuyệt tác của điện ảnh Ấn Độ. Bộ phim do diễn
viên nổi tiếng Aamir Khan làm đạo diễn đã được giới phê bình đánh giá cao vào năm 2007.

Phim kể về một đứa trẻ mắc chứng khó đọc, nhưng không được sự quan tâm đúng mức của gia đình
cũng như nhà trường. Em bị chuyển vào trường nội trú, với kỉ luật và hình phạt hà khắc, em dần biến
thành một đứa trẻ cô độc và trầm tính.
Một thầy giáo môn hội họa dạy thay đã nhận ra, đồng cảm và giúp đứa bé “lười nhác, điên khùng, bét
bảng” thành một vì sao lấp lánh. Ở cuộc thi vẽ, khi Ishaan ôm chầm lấy người thầy giáo, nước mắt rơi,
mà miệng vẫn cười, rồi sụt sịt hết cả nửa tiếng sau đó. Diễn xuất xuất sắc của diễn viên nhí Safary trong
vai Ishaan cũng đem lại sự xúc động đáng kể cho bộ phim.

Diễn xuất cực kỳ xuất sắc của diễn viên nhí Safary trong vai Ishaan cũng đem lại sự xúc động đáng kể

Tình cảm thầy trò xúc động giữa họ đồng thời cũng đã chuyển tải thông điệp “Tất cả những đứa trẻ đều
đặc biệt và hết sức tuyệt vời. Mỗi đứa bé chính là một ngôi sao trên trái đất” một cách rất nhẹ nhàng.

Like Stars on Earth là một bộ phim tuyệt vời về trẻ em nhưng tất cả những người lớn đều nên xem để
nhìn lại cách giáo dục sai lệch của mình. Thành công của cậu bé khiếm khuyết đã gián tiếp phê phán
cách giáo dục khiên cưỡng và sự thiếu quan tâm của gia đình, có thể giết chết những tài năng tương lai.

You might also like