You are on page 1of 3

AppLike - where everything is all worth it! applike.educa:on@gmail.

com
Letter of Recommendation
A. TỔNG QUAN VỀ THƯ GIỚI THIỆU
1. Thư giới thiệu là gì?
Ngoài những yếu tố quan trọng của bộ hồ sơ học thuật như điểm trung bình, điểm chuẩn hoá, các giải thưởng
học thuật, bài luận cá nhân… thì thư giới thiệu cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc “khắc hoạ chân
dung” của ứng viên. Nếu như những phần khác trong bộ hồ sơ là không gian để các bạn tự do thể hiện bản thân
mình ở những điểm tích cực thì thư giới thiệu sẽ là nơi để nhà tuyển sinh có cái nhìn khách quan hơn về các ứng
viên, nhằm tránh trường hợp các ứng viên cố tình “phóng đại” về khả năng thật sử của bản thân mình.
Tuy nhiên với thực trạng hiện nay của hầu hết các bạn học sinh, các giáo viên trường Trung học Phổ thông
thường không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị thư giới thiệu cho các học sinh của mình. Vậy nên
thông thường các bạn học sinh Việt Nam sẽ chuẩn bị một bản nháp, qua đó các thầy cô sẽ duyệt qua và ký cho
các bạn. Do đó, việc hiểu được cấu trúc của thư giới thiệu sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị được một bản nháp chuyên
nghiệp, chỉnh chu trước khi gửi đến các giáo viên của mình.

2. Nên nhờ ai viết thư giới thiệu?


Tuỳ vào số lượng thư giới thiệu và yêu cầu của các trường mà bạn có thể cân nhắc nhờ các giáo viên hay cố
vấn học thuật của mình hoàn thành thư giới thiệu. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trường Đại học Việt Nam, các
bạn hãy chọn người giới thiệu là các thầy cô dạy mình tại trường Trung học Phổ thông để thư giới thiệu có được
sự khách quan cũng như uy tín.
Điều quan trọng nhất ở đây chính là xem xét mức độ thân thiết của bạn đối với giáo viên đó. Một giáo viên
có mối quan hệ thân thiết với bạn sẽ là người có thể hỗ trợ bạn tốt nhất trong việc viết thư giới thiệu. Bởi khi đó,
họ sẽ có đủ nhiều thời gian để hiểu rõ về năng lực và tính cách của bạn, từ đó sẽ viết nên được thư giới thiệu có
chiều sâu.
Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên các giáo viên dạy môn bạn học tốt nhất, hay giáo viên đồng hành cùng bạn trong
các cuộc thi (Học sinh giỏi, Khoa học kĩ thuật…) và các dự án khác nhau. Bởi khi đó, giáo viên sẽ có thêm nhiều
ý tưởng tích cực để nói về bạn cũng như tăng độ uy tín cho thư giới thiệu bởi mối quan hệ thân thiết của bạn đối
với giáo viên.

3. Lỗi sai khi viết thư giới thiệu?


Lỗi sai phổ biến nhất ở thư giới thiệu chính là hầu hết các bức thư đều chứa những lời khen mang tính “xáo
rỗng” và khá chung chung cho tất cả các bạn học sinh. Vậy nên, hãy khắc phục điều này bằng những câu chuyện
ý nghĩa hay một vài kỉ niệm đẹp giữa bạn và thầy cô, qua đó bộc lộ được đặc điểm, tính cách và khả năng của
bạn. Đó sẽ là câu chuyện độc bản và quý giá đó chính là thứ mà ban tuyển sinh trong những bức thư giới thiệu.
Dẫu cho những câu chuyện đó thể hiện rằng bạn không là một người hoàn hảo, nhưng qua đó bạn đã có những
nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện bản thân sẽ tạo nên một điểm sáng giữa hàng ngàn chiếc thư giới thiệu khác.
AppLike - where everything is all worth it! applike.educa:on@gmail.com
B. CẤU TRÚC THƯ GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu ngắn gọn về mối quan hệ giữa người viết và ứng viên
• Thời gian biết nhau
• Quen biết nhau dưới vai trò như thế nào - giáo viên, bạn cùng lớp, đồng nghiệp, mentor…
• Hai bên có làm việc, tương tác với nhau trực tiếp hay không hay chỉ làm việc từ xa?

2. Đánh giá về ứng viên


• Nên đi từ các kĩ năng cứng (khả năng liên quan đến nghề nghiệp, trình độ so với bạn bè đồng trang lứa,
các thành tựu nổi bật…) cho đến các kĩ năng mềm (khả năng lãnh đạo, tư duy đa chiều, đàm phán…) và
lồng ghép các yếu tố về mặt tính cách
• Không nên đề cập đến điểm số hay những giải thưởng đã có trên resume. Thay vào đó, hãy nêu những
điểm nổi bật về học thuật mà ít được đề cập trên đơn xét tuyển hay resume hoặc sự so sánh tương quan
với các bạn bè đồng trang lứa. Ví dụ: Tuy A là học sinh cấp 3 nhưng em ấy đã tự học được các kiến thức
toán đại học. So với các bạn cùng lớp, A là một học sinh có năng lực vượt trội khi em luôn cầu toàn và
có ý thức tự học cao. Việc sở hữu thành tựu trải dài từ các hoạt động ngoài giờ cho đến các giải thưởng
học thuật là minh chứng cho thấy A đã rất nỗ lực, bởi chương trình học XYZ rất nặng và áp lực.

3. Kỳ vọng tương lai


• Hiện tại ứng viên đó đã có những đóng góp nào cho dự án/ tổ chức/ trường học nơi hai bên đang công
tác?
• Bạn kì vọng ứng viên đó sẽ tiếp tục cống hiến cho trường như thế nào trong tương lai dựa trên những kĩ
năng và tính cách hiện tại của ứng viên đó?

4. Khẳng định và cam kết


Người viết cần tóm lại những đánh giá của bản thân về ứng viên, từ đó khẳng định năng lực của ứng viên đó
và cam kết rằng ứng viên hoàn toàn phù hợp với vị trí đó. Lời khẳng định cần được viết gãy gọn nhưng cần tạo
ấn tượng mạnh với người đọc, cho thấy sự tin tưởng và đánh giá cao của người viết với ứng viên được nhắc
đến.
AppLike - where everything is all worth it! applike.educa:on@gmail.com
C. CÁC CỤM TỪ QUEN THUỘC CHO THƯ GIỚI THIỆU
1. Mở đầu
• I have no hesitancy in writing a letter of recommendation for A …
• I am delighted to be called upon as a reference for A …
• I am honored to support him as a candidate …
• I am pleased to provide a reference for …
• I can offer only the highest recommendation for …
• I have known A for …
• We first became acquainted when …
• A has worked directly under my supervision …
• I have been her/ his supervision since …

2. Đánh giá ứng viên


• A’s persistence and diligence, sometimes even range with obsession with work
• to grasp new concepts quickly and accept constructive criticism and instruction concerning A’s work
• to pay attention to details and have no dread of routine work
• to analyze problems and outline essential courses of action
• to defend A’s ideas while paying careful attention to the opponent’s remarks
• completely loyal and trustworthy
• to be mature beyond A’s years
• willing to go beyond what is required
• to work independently and efficiently
• demonstrate particular strengths in
• a broad range of skills
• always cheerful and dependable
• work well wth little supervision

3. Kì vọng tương lai


• to be confident that A will continue to be very productive
• to believe A can develop and apply his bright talents at your school
• will be successful in any enterprise he/ she undertakes
• will be a credit to your school
• will be an asset to your program
• will be a valuable addition to
• will measure up your high standards

4. Khẳng định và cam kết


• Seldom have I been able to recommend someone without reservation. It is a pleasure to do so in the case
of A.
• A has my strong recommendation.
• to request your favorable consideration
• to give my unqualified recommendation
• to recommend A without any reservation
• recommend A very highly

You might also like