You are on page 1of 35

MỞ ĐẦU

Năng lương nhiệt được con người sử dụng rất sớm và phổ biến nhất.Cho
tới ngày nay,trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và xã hội,nhu cầu
về năng lượng trong sản xuất và đời sống là rất lớn và ngày càng tăng,và
trong số năng lượng được sử dụng chủ yếu chính là năng lượng nhiệt.
Ngày nay,khoảng hơn 90% năng lượng được cung cấp trên toàn cầu
là năng lượng nhiệt.
Trong cuộc sống hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phục vụ
cho sinh hoạt của con người, nhiệt năng ngày càng trở nên thông dụng và gần
như không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày. Các nhu cầu về nhiệt
thông thường như: dùng nhiệt để đun nước lạnh thành nước nóng phục vụ cho
sinh hoạt ( như tắm giặt, đun nấu...), các nhu cầu cao cấp hơn như dùng nhiệt
để tạo ra hơi phục vụ cho tắm hơi, vật lý trị liệu, dùng nhiệt để sấy không khí
dùng cho thông gió và điều tiết không khí, tạo điều kiện sống thích nghi hơn
với con người, làm cho con người khoẻ mạnh, tăng hiệu quả làm việc và phục
vụ cuộc sống tốt hơn.
Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống em xin trình bày
phần tính toán, thiết kế các thiết bị và hệ thống cung cấp nhiệt phục vụ cho
nhà máy dệt may.

Lê Văn Chiến Page 1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NHIỆT VÀ THIẾT BỊ NGUỒN
CẤP NHIỆT.....................................................................................................................3
1.1 Tổng quan về hệ thống cấp nhiệt............................................................................3
1.2 Tổng quan về thiết bị nguồn cấp nhiệt...................................................................4
1.3 So sánh lựa chọn phương án sử dụng nhiên liệu..................................................5
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT – NĂNG LƯỢNG
CHO SƠ ĐỒ NHIỆT NGUYÊN LÝ..............................................................................8
2.1- Cấp hơi...................................................................................................................8
2.2- Gia nhiệt cho nước................................................................................................ 8
2.3- Cấp nước nóng cho 5 nhà tắm..............................................................................9
2.4- Hệ thống đường ống hồi........................................................................................9
2.5- Hệ thống tự động.................................................................................................10
2.6- Các đường ống nhánh.........................................................................................10
CHƯƠNG 3. TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH.................................................12
3.1 Tính chọn thiết bị trao đổi nhiệt...........................................................................12
3.2 Tính chọn bơm cấp nước.....................................................................................20
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN MẠNG NHIỆT................................................................20
4.1-Tính toán thủy lực ống dẫn cấp nước nóng.........................................................21
4.2-Tính toán thủy lực ống dẫn cấp đường hơi..........................................................23
4.3-Tính toán thủy lực ống dẫn cấp đường nước hồi................................................26
4.4 Tính bảo ôn các thiết bị và đường ống dẫn..........................................................27
CHƯƠNG 5. TỔNG HỢP KẾT QUẢ..........................................................................32
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 34

Lê Văn Chiến Page 2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NHIỆT VÀ THIẾT
BỊ NGUỒN CẤP NHIỆT
Dữ liệu về nhà máy dệt may:

-Cấp hơi bão hòa ở áp suất 6 bar cho 3 phân xưởng (A,B,C) với lượng hơi lần
lượt là 150,200,350 kg/h.

-Cấp nước nóng cho 5 phòng tắm cho cán bộ nhân viên.

-Cấp hơi cho nhà ăn với lượng hơi 100 kg/h ở áp suất 3 bar.

-3 phân xưởng song song cách nhau 25m.phân xưởng A gần nguồn nhiệt nhất
cách 10m.

-Nhà tắm cách nguồn nhiệt 20m.

-Nhà ăn cách nguồn nhiệt 30m.

1.1 Tổng quan về hệ thống cấp nhiệt


1.1.1 Thông số:

- Hệ thống cung cấp nước nóng :


Số điểm sử dụng n điểm : 5 phòng.

Hhiệt độ nước lạnh (t1) : 20oC.

Hhiệt độ nước nóng sử dụng (t2) : 35oC.

Hhiệt độ nước nóng cấp đến các phòng (t3) : 70oC.

Hượng nước sử dụng của một điểm trong giờ cao điểm (G35) 250 (l/h)

Hệ số sử dụng của nhà câu lạc bộ (K1) 0.85

Hệ số sử dụng nước trong một thời điểm (K2) 0.8

- Hệ thống cung cấp hơi :


Cấp hơi bão hòa ở áp suất 6 bar cho 3 phân xưởng (A,B,C) với lượng hơi lần
lượt là 150,200,350 kg/h.

Cấp hơi cho nhà ăn với lượng hơi 100 kg/h ở áp suất 3 bar.
Lê Văn Chiến Page 3
1.1.2 Phương án cấp nhiệt: Hơi từ lò hơi đi gia nhiệt cho nước lạnh đến
nhiệt độ nước nóng t3 = 700C ở trong bể nước nóng có dung tích 5 m 3. Nước
nóng được dẫn đến các điểm sử dụng, tại đây nước nóng được hoà trộn lẫn với
nước lạnh t1 = 200C để thành nước tắm có nhiệt độ t2 = 350C.

- Lượng nước sử dụng ở 350C tiêu thụ trong giờ cao điểm của 5 nhà tắm:

G35 = K1.K2 .n.G35 = 0,8. 0,85. 5. 250 = 850 (l/giờ ).

Ta có hệ phương trình cân bằng nhiệt và chất như sau:

G20.(35 – 20) = G70 (70 – 35)

G20 +G70 = G35

Giải hệ phương trình trên ta được : G35 = 850(l/ giờ)

G70 = 283 (l/giờ )

G20 = 567 (l/giờ )

Vậy trong một giờ cao điểm nhà tắm tiêu thụ lượng nước nóng ở 70 0C
là: 283 lít/giờ.

1.2 Tổng quan về thiết bị nguồn cấp nhiệt

1.2.1 Chọn thiết bị lò hơi:

Lượng nhiệt mà hơi truyền cho nước lạnh để 283 lít từ t 1 = 20C để trở
thành nước nóng t3 = 700C :

Q1 = mc (t3 –t1) = 283.4,2.(70 – 20 ) = 59430 (kJ )

- Công suất nhiệt yêu cầu của lò

+ Công suất hơi phục vụ cho gia nhiệt cho nước nóng để tắm giặt:

D1 = Q1/(q.) =59430 /(2086 . 0,98) = 29,1 (kg hơi / giờ)

Lê Văn Chiến Page 4


Trong đó:

q = 2086 kJ/kg: nhiệt lượng của 1 kg nước toả ra ở áp suất P = 6 bar


= 6 kG/cm2.

 = 0,98 : Hiệu suất thiết bị gia nhiệt.

Vậy tổng công suất yêu cầu của lò hơi cấp nhiệt cho toàn hệ thống:

DT = D1 + D2 + D3 + D4 + D5

Trong đó :

D1 là lượng hơi cấp cho bể gia nhiệt nước nóng để sử dụng cho nhà tắm.

D2 là lượng hơi cấp cho xưởng A.

D3 là lượng hơi cấp cho xưởng B.

D4 là lượng hơi cấp cho xưởng C.

D5 là lượng hơi cấp cho nhà ăn.

Vậy DT = 29,1 + 150 + 200 + 350 + 100 = 829,1 kg hơi/h

1.2.2 Nhận xét:

- Để đảm bảo cung cấp nhiệt cho nhà máy dệt may ta chọn trạm cấp nhiệt
trung tâm gồm 2 lò hơi kiểu ống nước đặt đứng đốt, bao gồm: 2 lò hơI đốt
gas công suất 500 kg hơi/h.

- Trên đây là chúng ta tính tải lớn nhất xảy ra ở giờ cao điểm, còn trong các
giờ khác, tuỳ theo công suất yêu cầu có thể chỉ cần chạy một lò hơI công
suất 500 kg hơi/h là đủ.
1.3 So sánh lựa chọn phương án sử dụng nhiên liệu

Hiện nay nguồn nhiên liệu sử dụng trong các trung tâm cấp nhiệt bằng
lò hơi ở nước ta chủ yếu là 2 loại nhiên liệu chính: đó là than và dầu. Việc lựa
chọn nguồn nhiên liệu sử dụng trong các trung tâm cấp nhiệt là một bài toán

Lê Văn Chiến Page 5


tối ưu kinh tế kỹ thuật. Để lựa chọn phương án cấp nhiệt thì ta dựa vào các
tiêu chí sau:

- Chi phí đầu tư: Hệ thống cấp nhiệt sử dụng nhiên liệu dầu có chi phí
ban đầu cao hơn so với hệ thống sử dụng nhiên liệu than do giá thành các thiết
bị cao hơn.

- Chi phí vận hành: Do than rẻ hơn dầu rất nhiều và sẵn có ở nước ta nên
chi phí vận hành của hệ thống cấp nhiệt dùng nhiên liệu than thấp hơn so với
phương án sử dụng dầu. Tuy nhiên, hệ thống cấp nhiên dùng dầu có khả năng
tự động hóa rất cao nên hệ thống vận hành đơn giản và an toàn hơn so với
phương án dùng than.

Ta tính chi phí nhiên liệu để đun 100 kg nước từ 200C lên 800C

1.3.1 Các thông số: - Nhiệt độ nước lạnh: t1 = 200C

- Nhiệt độ nước nóng: t2 = 800C

- Nhiệt trị của dầu D.O: Qtlv = 40.000 kJ/kg

- Nhiệt trị của than xấu: Qtlv = 20310 kJ/kg

- Tính toán gia nhiệt cho: 100 kg nước.

1.3.2 Tính nhiệt và chi phí để sản xuất nước nóng:


¿ Lượng nhiệt cần thiết cung cấp cho 100 kg nước để tăng nhiệt độ từ
Q=G . C p ( t 1−t 2 )
200C đến 800C:

trong đó: - Q (kJ): nhiệt lượng cần cung cấp cho nước.

- G (kg): khối lượng nước cần gia nhiệt; G = 100 kg

- Cp (kJ/kg.K): nhiệt dung riêng của nước; Cp = 4,2 kJ/kg.K

- t2( 0C): nhiệt độ nước nóng yêu cầu; t2 = 800C

Lê Văn Chiến Page 6


- t1(0C): nhiệt độ nước lạnh ban đầu; t1 = 200C

Thay số vào phương trình ta được:

Q = 100.4,2.(80 - 20) = 25200 (kJ)


¿ Chi phí khi gia nhiệt cho 100 kg nước bằng lò hơi đốt than.

- Lượng than cần thiết để gia nhiệt cho 100 kg nước là:
Q 25200
Gthan = = =2
Qlvt . ηth 20310. 0 , 60
(kg)

trong đó: η d = 0,60 - tích hiệu suất của lò hơi đốt than và thiết bị gia nhiệt cho
nước.

- Vậy giá thành của việc gia nhiệt cho 100 kg nước bằng lò hơi đốt than
là: T1 = 2.1500 = 3000 (đ/100 kg nước)

trong đó: giá thành của than trên thị trường hiện nay là 1500 vnđ/kg
¿ Chi phí khi gia nhiệt cho 100 kg nước bằng lò hơi đốt dầu:

- Lượng dầu cần thiết để gia nhiệt cho 100 kg nước là:
Q 25200
G dau = = =0 , 77
Qlvt . ηd 40000 .0 , 82
(kg) = 0,88 lít

trong đó:η d = 0,82 - tích hiệu suất của lò hơi đốt dầu và thiết bị gia nhiệt cho
nước.

Vậy chi phí khi gia nhiệt cho 100 kg nước bằng lò hơi đốt dầu là:

T2 = 0,88.21500 = 18920 (đ/100 kg nước)

trong đó: giá thành của dầu trên thị trường hiện nay là 21500 vnđ/lít

1.3.3 Kết luận

Lê Văn Chiến Page 7


- Từ tính toán ở trên ta thấy: Để đun nóng 100 lít nước từ 200C đến 800C
thì chi phí là: + Khi gia nhiệt bằng lò hơi đốt than: 3000 (đ/100 kg)

+ Khi gia nhiệt bằng lò hơi đốt dầu: 18920 (đ/100 kg)

Vậy chi phí vận hành khi cấp nhiệt bằng dầu lớn gấp 6,3 lần so với khi
cấp nhiệt bằng than.Với những ưu điểm trên kết hợp với điều kiện cụ thể của
nhà máy dệt may ta chọn phương án sử dụng nhiên liệu là than.

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT –


NĂNG LƯỢNG CHO SƠ ĐỒ NHIỆT NGUYÊN LÝ

Dựa vào nhu cầu phụ tải và kết cấu của khách sạn cũng như phần chọn
sơ đồ đã nói ở chương 1 ta lựa chọn phương án kỹ thuật trạm cấp nhiệt bằng lò
hơi như sau:

2.1- Cấp hơi

Hơi bão hòa từ 2 lò hơi cấp vào ống góp phân phối hơi. Từ ống góp
phân phối hơi cấp hơi cho các hộ tiêu thụ nhiệt bằng ống thép đen. Có 1
đường cấp hơi chính từ ống góp hơi, được chia làm 5 đường nhỏ cấp hơi đi.3
đường cấp hơi đến 3 phân xưởng (A,B,C),đường thứ 4 cấp hơi tới bình gia
nhiệt bề mặt (kiểu bình ngưng ống vỏ) ở tầng mái để gia nhiệt cho nước lạnh
cấp đến các phòng tắm và đường thứ 5 cấp hơi tới khu nhà ăn.

2.2- Gia nhiệt cho nước

Nước lạnh từ nguồn cấp bổ sung vào bể nước hồi, tại đây nước được hòa
trộn với nước hồi và được gia nhiệt lên 1 chút bởi nước hồi có nhiệt độ cao
hơn. Khi bắt đầu chạy lò, nguồn nước dự trữ và nước hồi không có thì nhiệt độ
nước tại bể hồi chính bằng nhiệt độ nước lạnh, sau đó nước được dẫn qua bình
trao đổi nhiệt kiểu ống vỏ. Tại đây, nước nhận nhiệt của hơi để chuyển thành

Lê Văn Chiến Page 8


nước nóng có nhiệt độ 800C, nước này sẽ được dẫn đi cấp cho các phòng tắm
nước nóng.

2.3- Cấp nước nóng cho 5 nhà tắm

Để lợi dụng trọng lượng của cột nước ta áp dụng phương pháp cấp nước
nóng ở trên cao bằng cách đặt bể nước nóng ở trên mái các nhà tắm. Nước
nóng sau khi qua bình gia nhiệt mạng đặt tại trên mái được đưa tới bể dự trữ
nước nóng. Tại đây, nước nóng theo đường nước nóng chính đi tới ống phân
phối nước nóng chia ra các đường nước cấp nước nóng theo các hộp kỹ thuật
dẫn xuống các phòng tắm sử dụng nước nóng ở dưới. Từ các đường ống cấp
nước nóng đi trong các hộp kỹ thuật đó ta chia làm nhiều nhánh nhỏ đến các
phòng.Tại mỗi đường nước nóng đi trong hộp kỹ thuật ở độ cao của tầng kỹ
thuật, ta cho đặt một cụm van từ điều khiển theo nhiệt độ để hồi nước về bể
nước nóng trên cao.

2.4- Hệ thống đường ống hồi

Hơi sau khi gia nhiệt cho nước ở bình trao đổi nhiệt bề mặt (bình ngưng
ống vỏ) ngưng tụ lại thành nước. Nước ngưng được hồi cùng với nước bổ
sung đã được xử lí ở bể nước mềm cấp cho lò hơi. Chúng ta phải bổ sung
nước mềm cho lò hơi là do: nước ngưng trở về lò bị tổn thất do rò rỉ hoặc do
hơi thoát khi xả khí không ngưng trong hệ thống đường ống hơi.

Do tổn thất nhiệt nên khi ta để nước quá lâu thì nhiệt độ nước nóng trong
hệ thống giảm. Khi nhiệt độ nước nóng xuống thấp quá không đủ đảm bảo
sinh hoạt thì cần phải hồi về bể hồi đặt ở trên cao. Sở dĩ ta hồi về bể nước hồi
mà không hồi về bể nước nóng tổng là vì để nhiệt độ của nước nóng tại bể
tổng vẫn đảm bảo nhiệt độ yêu cầu cấp cho các phòng, không bị giảm đi bởi
lượng nước hồi hòa trộn vào. ở cuối mỗi nhánh chính, tại tầng kỹ thuật, ta bố

Lê Văn Chiến Page 9


trí đường hồi khi nhiệt độ t < 500C. Để thực hiện việc hồi nước, sử dụng một
cụm van từ: Lấy tín hiệu nhiệt độ nước nóng ở cuối mỗi đường ống cấp nước
nóng chính, đưa tín hiệu về điều khiển trung tâm, khi nhiệt độ nước nóng
trong ống nhỏ hơn nhiệt độ chỉ định thì van từ mở cho nước hồi về. Còn một
lượng nước nóng cung cấp cho điểm sử dụng ở tầng dưới, chúng ta có thể xả
bỏ khi nhiệt độ quá thấp vì nếu lắp đặt đường hồi thì sẽ không kinh tế vì
đường ống hồi quá dài, trong khi đó lượng hồi về lại rất nhỏ.

2.5- Hệ thống tự động

Lò hơi được trang bị hoàn toàn tự động:

- Tự động hóa quá trình đốt.

- Tự động cấp nước.

- Khống chế nhiệt độ vách lò.

- Khống chế áp suất trong lò hơi, van an toàn.

- Bộ khống chế nhiệt độ nước nóng trong hệ thống: Khi nhiệt độ trong
hệ thống lớn hơn 800C thì van từ cấp hơi đóng, ngừng cấp hơi gia nhiệt và lò
hơi tự động ngừng đốt, khi nhiệt độ trong hệ thống nhỏ hơn 800C thì van từ
cấp hơi mở cấp hơi gia nhiệt để gia nhiệt cho nước và lò hơi tự động đốt trở
lại.

Khống chế mức nước trong bể nước nóng: Khi mực nước trong bể giảm
nhỏ hơn mức cho phép thì bơm cấp tự hoạt động cấp nước cho bể, khi mực
nước cao hơn mức cho phép thì bơm cấp tự ngừng cấp nước cho bể.

2.6- Các đường ống nhánh

Lê Văn Chiến Page 10


Các đường ống nhánh dẫn tới từng buồng trong từng đơn nguyên sẽ đi
trong hộp kỹ thuật (ống có bảo ôn cách nhiệt) hoặc đi ngầm trong tường ( với
đoạn ngắn tới từng vòi nước nóng)
¿ Ưu nhược điểm của hệ thống:

ưu điểm:

- Lò không phải hoạt động liên tục và luôn hoạt động ở phụ tải kinh tế
nên hiệu suất lò cao.

- Dung tích két nước nóng và công suất lò nhỏ vì ta có thể chạy lò bù
nhiệt liên tục cho thiết bị trao đổi nhiệt và cấp nước cho bình trao đổi nhiệt
những lúc có phụ tải.

- Do ta sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu liên tục nên có thể đáp ứng
nhu cầu nước nóng và hơi cho nhà máy một cách nhanh nhất.

- Hệ thống này có khả năng khống chế nhiệt độ nước nóng tốt, khả năng
tự động hóa cao. Có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu nước nóng và hơi của nhà
máy.

- Hệ số an toàn của hệ thống cao.

Nhược điểm:

- Quản lí và vận hành tương đối phức tạp.

- Chi phí đầu tư khá cao do lắp đặt bình gia nhiệt, các thiết bị tự động.

Lê Văn Chiến Page 11


CHƯƠNG 3 TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH

3.1 Tính chọn thiết bị trao đổi nhiệt

Trong sơ đồ nhiệt ta thấy rằng môi chất truyền nhiệt ở đây là hơi, còn
môi chất nhận nhiệt là nước lạnh. Vì vậy ta chọn thiết bị trao đổi nhiệt kiểu
bình ngưng ống vỏ. Ta tính trong trường hợp hoạt động của 1 bình đủ cung
cấp cho nhu cầu dùng nước nóng của 5 nhà tắm trong thời gian cao điểm.

Bình gia nhiệt phải thỏa mãn điều kiện làm việc trong trường hợp xấu
nhất đó là: vào giờ cao điểm hoặc khi bắt đầu đốt lò, lượng nước hồi coi như
bằng không, nhiệt độ đầu vào của nước lạnh cần gia nhiệt bằng nhiệt độ nước
thấp nhất do đó cần độ gia nhiệt lớn. Còn trong trường hợp có nước hồi và
không phải giờ cao điểm thì chỉ cần giảm công suất lò hoặc tắt một lò.

Nước lạnh cần gia nhiệt có nhiệt độ đầu vào t = 200C và nhiệt độ đầu ra
là 700C đảm bảo nhiệt độ yêu cầu dùng nhiệt.

Các thông số cần thiết khi tính chọn bình ngưng ống vỏ:

Bình ngưng hơi nước kiểu ống vỏ nằm ngang, ở nhiệt độ ngưng tụ
158,190C. Hơi ngưng bên ngoài các ống không có cánh, với đường kính d2/d1
= 19/16 mm , ống bằng thép có λ = 45 W/m.0K, bước ống s = 1,5d2. Nước
'
được gia nhiệt chảy trong ống với tốc độ ω 1 = 0,4 m/s , nhiệt độ nước vào t 1 =
''
200C, nhiệt độ nước ra t 1 = 700C. Nhiệt tỏa ra môi trường Qt = 2%.Qk, số hành
trình N = 4.

Cân bằng nhiệt bình ngưng với nhiệt do nước lạnh nhận được Q1:
Lê Văn Chiến Page 12
Q2 =Q1 +Qt

Q1 =Q2 −Qt =98 %Q2 =0 , 98 . Q2

→Q2 =1, 02 .Q 1

- Lượng nhiệt mà nước lạnh cần nhận được từ hơi nước bão hòa sinh ra

từ lò hơi: Q1 =G1 .C p 1 . ( t1 −t 1 )=V 1 . ρ1 .C p 1 (t 1 −t1 )


'' ' '' '

- Nhiệt độ trung bình t1 của nước lạnh: t 1 =0,5(70 + 20) = 450C

Từ nhiệt độ 450C tra bảng các thông số vật lí của nước trên đường bão

hòa ta có:C p1 = 4,174 kJ/kg.K ρ1 = 990,05 kg/m3

ν 1 = 0,605.10-6 m2/s λ 1 = 64,15.10-2 W/m.K Prf = 3,925

Vậy lượng nhiệt mà nước lạnh cần nhận được là:

Q1 = 283.10-3.990,05.4,174.(70-20)/3600= 16,243 (kW)

- Lượng nhiệt mà hơi nước cần tỏa ra là:

Q2 = 1,02.16,243 = 16,568 (kW)

Tiêu chuẩn Re của nước trong ống:

ω1 . d 1 0 , 65. 16 . 10−3
Re f = = −6
=17190≈1 , 72. 104 >1 .10 4
ν1 0 ,605 . 10

Như vậy nước chảy rối trong ống. Theo công thức(2-18.TBTĐN) khi giả

thiết l>50.d2, ta có: Nuf =0 ,021 . Re0f , 8 . Pr 0,f 43 . A

Coi như hơi nước ngưng bên ngoài ống có nhiệt độ không đổi, nghĩa là
không có sự quá lạnh của nước ngưng bên ngoài không gian giữa các chùm
ống nên sơ đồ cùng chiều và ngược chiều như nhau.

Vậy độ chênh nhiệt độ trung bình Δ t bằng:


Lê Văn Chiến Page 13
Δt 1− Δt 2 ( t k −t '1 )−( t k −t''1 ) ( 158 ,19−20 ) −( 158 ,19−70 )
Δt = = = =
Δt 1 t k−t '1 ln
158 , 19−20
ln ln 158 , 19−70
Δt 2 t k−t ''1 1110C

( )
0 , 25
Pr f
A=
Pr w
Vì , muốn tìm Prw phải biết nhiệt độ bề mặt trong ống tw1.
Ta có thể chọn nhiệt độ tw1 như sau (sau này sẽ kiểm tra lại việc chọn này).

Δt 105
t w 1=t k − =158−
2 2 = 105,50C

Tra bảng thông số vật lí của nước trên đường bão hòa ta có: Prw = 1,675
và tính được: A = (0,283/1,675)0,25 = 0,641

Từ đó: Nuf =0 ,021 ( 17190 )0 , 8 . ( 0 ,283 )0 , 43 . 0 , 641 = 19,12

Hệ số tỏa nhiệt α 1 của nước:

λ1 64 , 15 .10−2
α 1=Nu f =19 , 12.
d1 16 .10−3 = 766,73 W/m2.K

Để xác định hệ số tỏa nhiệt khi ngưng hơi nước bên ngoài ống nằm

ngang ta dùng công thức(2-31.TBTĐN): α 2 =1, 2 . α N . ε i

( λ 3 . ρ 2 . g . r )0 , 25
α N =0 , 728 .
Theo(2-31a), ta có: ( μ . Δt . d )0 ,25

- Với nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước tk = 1580C, tra bảng thông số vật lí
của nước ta có: ρ2 = 907 kg/m3 r = 2088,9.103 J/kg
λ 2 = 68,3.10-2 W/m.0K μ = 173,6.10-6 N.s/m2

ở đây ta chọn nhiệt độ tw2 = tw1 = 105,50C;

Δt = tk - tw2 = 158 - 105,5 = 52,50C

Lê Văn Chiến Page 14


( 0 , 6833 . 907 2 . 2088 , 9 .10 3 . 9 ,81 ) 0, 25
α N =0 , 728 .
Vậy: ( 173 , 6 .10−6 .52 , 5 .19 . 10−3 ) 0, 25 = 9661,2 (W/m2.0K)

- Số ống trong một hành trình m theo(2-98):


4 .G1 4 . 0 ,07861
m= =
π . d 21 . ρ1 . ω1 π .0 , 016 2 .990 , 05 . 0 , 4 = 0,9873 ¿ 1

Sau khi đã tính được số ống trong một hành trình m = 1, ta kiểm tra lại
tốc độ nước chảy trong ống xem có thỏa mãn giá trị chọn lúc đầu ω 1 = 0,4 m/s
không?

- Tiết diện của các ống trong một hành trình f1:

π . d21 π . 0 , 0162
f 1=m. =1. =2 , 011. 10−4
4 4 (m2)
'
- Tốc độ nước trong ống lúc này ω 1 :

Gn 0 , 07861 .10−3
ω '1= = =
f 1 2 , 011. 10−4 0,391 (m/s)

Ta nhận thấy rằng 1 = 0,4 m/s có thể coi bằng ω 1 = 0,391 m/s nghĩa là
'

ta không phải tính lại hệ số tỏa nhiệt của nước α 1 .

- Tổng số ống theo(2-99)" Thiết bị trao đổi nhiệt":

n = m.N = 1.4 = 4 (ống)

với tổng số ống n = 16 ống ta có thể chọn số hàng ống z = 5 và hệ số ε i


−1/6 −1/6
theo (2-32) bằng: ε i=z =5 =0 , 77

Hệ số tỏa nhiệt khi ngưng hơi bên ngoài chùm ống:

α 2 =1, 2 . α N . ε i = 1,2.9661,2.0,77 = 8926,9 (W/m2.K)

Lê Văn Chiến Page 15


d 2 19
= =1 ,1875< 1 , 4
ở đây d 1 16 . Vậy ta có thể dùng công thức cho vách
phẳng để tính hệ số truyền nhiệt với chiều dày δ = 0,5(d2 - d1) = 0,5(19-16) =
1,5 mm như sau:

1 1
k= =
1 δ 1 1 1 , 5 .10−3 1
+ + R+ + +0 , 0002+
α1 λ α2 766 , 73 45 8926 , 9 = 606,21 (W/m2.K)

trong đó: R = 0,0002 m2.K/W- nhiệt trở của lớp cáu cặn phía nước lạnh.

Q1 16 ,243 . 103
F= = =0 ,2552
- Tổng diện tích bề mặt ống: k . Δt 606 ,21 . 105 (m2)

Chiều dài l của ống theo(2-100), với dtb = 0,5(19 + 16) = 17,5 (mm), ta
F 0 , 2552
l= =
có: n . π . d tb 4 . π .17 , 5 .10−3 = 1,16 (m)

Kiểm tra lại việc chọn nhiệt độ bề mặt ống:

q Δt 105
t w 1=t k − =t k−k . =158−606 ,21 .
α1 α1 766 ,73 = 75 (0C)

q 105
t w 2=t k − =158−606 ,21 =
α2 8926 , 9 151 (0C)

Như vậy so với giá trị đã chọn tw1 = tw2 = 105,50C với giá trị tính toán, sai
số đáng kể và ta phải chọn lại nhiệt độ để tính lại.

Chọn tw1 = 750C, tra bảng thông số vật lí của nước trên đường bão hòa ta
được: Prw = 2,38

Vậy: A = (0,283/2,38)0,25 = 0,5872

Từ đó: Nuf =0 ,021 ( 17190 )0 , 8 . ( 0 ,283 )0 , 43 . 0 ,5872 = 17,52

Lê Văn Chiến Page 16


Hệ số tỏa nhiệt α 1 của nước:

λ1 67 , 1. 10−2
α 1=Nu f . =17 , 52.
d1 16 .10−3 = 734,75 (W/m2.K)

Chọn nhiệt độ tw2 = 1510C, ta có Δt = 158 - 151 = 70C

( 0 , 684 3 .916 2 .2088 ,9 . 103 . 9 , 81 )0 , 25


α N =0 , 728 .
( 186 , 3. 10−6 .7 . 19. 10−3 )0 , 25 = 15803,44 (W/m2.K)

Hệ số tỏa nhiệt khi ngưng bên ngoài chùm ống:

α 2 =1, 2 . α N . ε i = 1,2.15803,44.0,77 = 14602,38 (W/m2.K)

Vậy hệ số truyền nhiệt k:

1 1
k= =
1 δ 1 1 1 ,5 . 10 −3
1
+ + R+ + +0 , 0002+
α1 λ α2 734 , 75 45 14602 ,38 = 601,39 (W/m2.K)

Q1 16 ,243 . 103
F= = =0 , 2572
Tổng diện tích bề mặt ống: k . Δt 601, 39 .105 (m2)

F 0 , 2572
l= =
Chiều dài l của ống: n . π . d tb 4 . π .17 , 5 .10−3 = 1,17 (m)

Kiểm tra lại việc chọn nhiệt độ bề mặt ống:

q Δt 105
t w 1=t k − =t k−k . =158−601, 39 .
α1 α1 734 ,75 = 72,1 (0C)

q 105
t w 2=t k − =158−601 , 39 . =
α2 14602 , 38 153,7 (0C )

Vậy so với giá trị đã chọn với giá trị tính toán khi tính lặp, sai số không
đáng kể và ta không phải tính lại nữa.

Lê Văn Chiến Page 17


Khi chọn hệ số điền đầy ống của mặt sàng η = 0,6 theo công thức (2-93)
đường kính trong của vỏ thiết bị bằng:

D=1,1.s.d 2 .
√ n
η √
=1,1.1,5.19.
4
0,6 = 80,95 mm

Vậy sau khi tính toán chúng ta sẽ chọn thiết bị trao đổi nhiệt thỏa mãn
những điều kiện trên.

- Chọn hệ thống xử lí nước

Đối với lò hơi ống nước thì chất lượng nước cấp cho lò có một vai trò
rất quan trọng đối với việc vận hành an toàn và kinh tế của lò hơi.

Mục đích xử lí nước là ngăn ngừa hiện tượng tạo thành cáu bám trên tất
cả các bề mặt đốt, duy trì độ sạch của hơi ở một mức độ cần thiết, ngăn ngừa
quá trình ăn mòn trong đường nước và đường hơi.

Nguyên lí làm việc: Cho nước đi qua một lớp vật chất có khả năng nhả
vào nước cation, đồng thời hấp thụ những cation Ca2+ và Mg2+ có trong nước.

- Đối với nhà máy, lò hơi có công suất không cao, thông số hơi thấp vì
vậy để đảm bảo kinh tế ta chọn hệ thống xử lí nước bằng phương pháp trao
đổi cation Na+. Khi trao đổi cation Na+ toàn bộ độ cứng được khử, nhưng độ
kiềm và các thành phần muối không thay đổi.

- Các phản ứng xảy ra khi xử lí nước:

Ca(HCO3)2 + 2NaR = CaR2 + 2NaHCO3

Mg(HCO3)2 + 2NaR = MgR2 + 2NaHCO3

CaCl2 + 2NaR = CaR2 + 2NaCl

MgCl2 + 2NaR = MgR2 + 2NaCl

Lê Văn Chiến Page 18


CaSO4 + 2NaR = CaR2 +Na2SO4

MgSO4 + 2NaR = MgR2 + Na2SO4

- Trong quá trình làm việc lâu dài, khi các cationit dần bị kiệt hết các
cation thì chất lượng nước xử lí giảm. Do đó để đảm bảo cho hệ thống làm
việc tiếp tục thì bắt buộc phải tiến hành hoàn nguyên cationit. Nguyên lí làm
việc hoàn nguyên là cho dung dịch muối NaCl có nồng độ từ 6%-8% đi qua
cationit đã bị làm yếu. Trong thực tế NaCl cần cho quá trình hoàn nguyên
thường là từ 2,5 đến 3,5 lượng NaCl theo lí thuyết.

- Các phản ứng hoàn nguyên xảy ra như sau:

CaR2 + 2NaCl = 2NaR + CaCl2

MgR2 + 2NaCl = 2NaR + MgC2

Sơ đồ hệ thống xử lý nước dùng bình cation natri

1-bể dung dịch muối; 2- bình lọc dung dịch muối;


3-thùng chứa dung dịch muối đã lọc; 4- bình cationit natri
5- Bơm dung dịch muối; 6- bơm nước qua bình cationit natri
7- đường nước để rửa bình lọc hay để chuẩn độ dung dịch muối

Lê Văn Chiến Page 19


8- đường tái tuần hoàn của bơm muối;9- đường dung dịch muối hoàn
nguyên; 10- đường nước chưa xử lý; 11- đường nước mềm; 12-đường
nước rửa ngược; 13- xả.
3.2 Tính chọn bơm cấp nước

- Để đảm bảo cho lò hơi làm việc một cách đầy đủ và liên tục ta chọn 2
bơm ly tâm cho 1 lò, mỗi bơm có công suất 100% công suất yêu cầu (1 bơm
hoạt động và 1 bơm dự phòng).

- Mỗi bơm có thông số tối thiểu như sau:

+ Năng suất bơm cấp:

Q = .D kg/h
trong đó:  = 1,25 là hệ số dự phòng.
D - lưu lượng hơi của mỗi lò; D = 500 kg/h
Vậy: Q = 1,25.500 = 625 (kg/h )

+ Cột áp làm việc của bơm:

H = 1,2.Plv = 1,2.6 = 7,2 (at) = 7,056 bar

1,2 - hệ số dự trữ

Plv - áp suất làm việc của lò hơi; Plv = 6 at

+ Công suất điện của động cơ:

100 . H .Q 100 .7 , 056 . 625


N= =
ηb 0 ,75 . 3600 .988 =0,1653 (kW)

trong đó: Q - năng suất của bơm, m3/s

H - cột áp của bơm, bar.

 = 0,75 - hiệu suất của bơm.

Lê Văn Chiến Page 20


CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN MẠNG NHIỆT

Mục đích đảm bảo cấp nước,hơi một cách đầy đủ cho toàn bộ các cơ sở
trong nhà máy tại mọi thời điểm.

Tổn thất áp suất toàn phần bao gồm 2 phần: tổn thất do ma sát dọc
đường ống và tổn thất áp suất cục bộ do các trở lực khác trên đường ống.

Tổn thất áp suất toàn phần được tính theo công thức sau:

Δp tp =Δp ( l+l td )= Δp. l tt

ở đây: Δp - tổn thất áp suất tính trên một đơn vị chiều dài

λ . ω2
Δp= .γ
2 . d . g , Pa

ltt - chiều dài tính toán của đường ống, m

- Khi tính toán tìm áp suất tại điểm cuối, ta sử dụng công thức đối với
chất lỏng không chịu nén chuyển động trong ống dẫn như sau(viết cho 1 kg):

ω 21 P1 ω 22 P2 δP
Z1 g+ + =Z 2 g+ + +
2 ρ 2 ρ ρ
trong đó: z1 và z2 - chiều cao hình học của ống dẫn ở tiết diện 1 và 2 so với
mặt ngang, m;
1 và 2 - tốc độ chuyển động của chất lỏng ở tiết diện 1 và 2, m/s;
P1 và P2 - áp suất chất lỏng ở tiết diện 1 và 2, m/s;
 - khối lượng riêng của chất lỏng ở tiết diện 1 và 2, Pa;
g = 9,81 m2/s – gia tốc rơi tự do;
2
2 - động năng của 1 kg chất lỏng ở tiết diện đã cho;

P
ρ - thế năng của 1 kg chất lỏng ở tiết diện đã cho, J/kg;

Lê Văn Chiến Page 21


δP
ρ - tổn thất thế năng của 1 kg chất lỏng do ma sát và trở kháng
cục bộ trên đoạn ống 1-2, J/kg.
4.1-Tính toán thủy lực ống dẫn cấp nước nóng

- Theo yêu cầu của nhà máy mà ta đã tính ở phần xác định phụ tải nhiệt
ta có lượng nước nóng ở 700C cho mỗi phòng trong giờ cao điểm là 56,6 lít.
Nhưng trong thực tế khi tắm người ta chỉ lấy nước nóng vào bồn trong khoảng
10 phút trước khi tắm. Vì vậy lượng nước yêu cầu trong giờ cao điểm phải đáp
ứng trong khoảng 10 phút. Lưu lượng nước nóng cho mỗi phòng trong 1 phút
là: G70 = 5,66 l/phút.

- Trong thực tế vào các giờ cao điểm không phải 100% các phòng đều
sử dụng và không phải tất cả các phòng đều mở vòi tắm cùng vào một thời
điểm vì thế lưu lượng lớn nhất trên các đoạn ống được xác định theo công
thức: Gij = K1.K2.m.G1, lít/s;
trong đó : Gi-j - lưu lượng nước qua đoạn i-j.
K1- hệ số không đồng thời về số phòng.
K2 - hệ số không đồng thời về thời gian.
m – số phòng cần cung cấp trên đoạn i-j.
G1- lưu lượng nước lớn nhất qua một phòng sử dụng, lít/s;
- Lượng nước nóng sử dụng trong 1 thời điểm của khách sạn là:

G70 = 0,9.0,8.5.5,66 = 20,02 (l/phút) = 0,000334 m3/s

- Sơ bộ xác định đường kính của các đoạn ống dẫn theo công thức:

d=
√ 4.G
π . ω kt ω kt - vận tốc kinh tế của nước chảy trong ống.

Chọn sơ bộ vận tốc nước chảy ω kt = 1,1 m/s

Lê Văn Chiến Page 22


Do đó:
d=
√ 4 .0 , 000334
π .1 , 1 = 0,0197 (m) = 19,7 mm

- Để đảm bảo tính kinh tế, thuận tiện trong việc mua sắm vật tư, thiết bị
và thuận tiện trong việc lắp đặt sửa chữa, thay thế, chúng ta chọn đường kính
tiêu chuẩn d = 20 mm.

- Xác định lại vận tốc nước đi trong ống:

4 . G 4 . 0 , 000334
ω= =
π . d 2 π .(20 . 10−3 )2 =1,063 (m/s)

4.2-Tính toán thủy lực ống dẫn cấp đường hơi

Ta biết hơi ra là hơi bão hòa khô nhưng trong quá trình chuyển động nó có
thể chuyển thành hơi bão hòa ẩm, do đó việc tính toán sẽ trở lên phức tạp.Để
đơn giản ta coi hơi chuyển động trong ống vẫn là hơi bão hòa khô.

Đường kính quy ước Dq Hơi quá nhiệt Hơi bão hòa
Đến 200mm 50 35
Lớn hơn 200mm 80 60
P
-Áp suất làm việc của lò hơi: LH = 6bar

-Nhiệt độ hơi ra khỏi lò: : t 1 = 158 , 64 oC

-Khối lượng riêng của hơi khi ra khỏi lò hơi: ρ1= 3,16 kg/m3

-Độ nhám tương đương của ống dẫn hơi : k t đ = 0,2 mm

-Lưu lượng hơi chuyển động trong ống: G = 1000 kghơi/h = 0,2778 kghơi/s

-Tốc độ lớn nhất của ống dẫn hơi trong ống dẫn hơi là : ω max = 35 m/s

-Gia tốc trọng trường : g = 9,81 m/ s2

-Chiều dài ống dẫn hơi (tính sơ bộ): l = 10m

-Chênh lệch độ cao điểm đầu và điểm cuối: H = Z 2 - Z1 = 4m

-Đường kính ống dẫn hơi ứng với tốc độ lớn nhất:

Lê Văn Chiến Page 23


d=
√ 4.G
π .ω. ρ
=
√ 4.0,2778
3 , 14.35 .3 ,16
= 0,05657 m = 56,57 mm

-Phương trình Bernuli :


2 2
ω1 p ω p δp
Z1 g + + 1 = Z2 g + 2 + 2 + ρ
2 ρ 2 ρ

Áp suất hơi ở đầu ra của lò hơi : p1=¿¿ p LH = 600000 Pa

Giả thiết áp suất hơi cuối của ống dẫn hơi : p2=¿¿ 585000 Pa

Các thông số ứng với áp suất hơi giả thuyết là :

+ Khối lượng riêng ρ2=¿¿ 3,082 kg/m3

+ Nhiệt độ hơi bão hòa t 2 = 157 , 79oC


ρ 1+ ρ 2 3 ,16+ 3,082
Khối lượng riêng trung bình : ρtb = = 2
= 3,121 kg/m3
2

Tốc độ hơi trung bình trong ống dẫn hơi:


4.G 4.0,2778
ω= 2 = = 35,432 m/s
π . d . ρ tb 3 ,14. 0,056572 .3,121

Tra bảng ta có độ nhớt động học của hơi : ν = 6,174.10−7 m2/s

Theo bảng chọn đường kính ống ta chọn d = 57 mm,dày 3mm,đường kính
ngoài 63 mm

Xác định lại tốc độ hơi trung bình trong ống dẫn hơi:
4.G 4.0,2778
ω= 2 = = 34,9 m/s
π . d . ρ tb 3 ,14. 0,0572 .3,121

Tiêu chuẩn Reynolds:


ω.d 34 , 9.0,057
Re = ν = −7 = 3222060.3
6,174..10

d
Nhận thấy Re ¿ 568. k = 184600 do đó λ được tính theo công thức sau:

Lê Văn Chiến Page 24


k t đ 0 ,25 0 ,2 0 , 25
λ = 0,11.( ¿ ¿ = 0,11.( ¿ ¿ = 0,026772
d 57

Suất giáng áp đường dài :


2 2
ρ 3,121
Rdd = λ . ω . = 0,026772. 34 , 9 . = 892,73 Pa/m
2 d 2 0,057

δpdd = Rdd.10 = 892,73.10 = 8927,3 Pa

-Chiều dài tương đương của các trở lực cục bộ (4 khủy cong r = 2d):

Tra thông số,ta có : ltđ = 4.1,88 = 7,52m

-Chiều dài quy dẫn :

lqd = l + ltđ = 10 + 7,52 = 17,52 m

-Giáng áp tổng trên đường ống dẫn hơi:

δp = Rdd.lqd =892,73.17,52 = 15640,63 Pa

-Áp suất ở cuối ống dẫn hơi:

p2 = p1 – δp – (Z1 – Z2)gρ = 584237,03 Pa

-Sai số của phép tính:


585000−584237 , 03
Δ= 585000
= 0,13%

Như vậy ta chấp nhận kết quả áp suất cuối 584237,03 Pa

+ khối lượng riêng: ρ2 = 3,944 kg/m3

+ nhiệt độ hơi bão hòa: t2 = 157,74 oC

-Khối lượng riêng trung bình của hơi: ρtb = 3,121

-nhiệt độ trung bình của hơi : ttb = 158,19 oC

Bảng kết quả tính toán thủy lực tuyến ống hơi nước.

Đoạn Lưu Đường Chiều dài Tốc độ Tổn thất áp suất


Lê Văn Chiến Page 25
lượng kính (m) hơi

(kg/s) ống l ltd ltt nước δPdd δP

(mm) (m/s)

OA 0,1389 40 5 7,52 12,5 35 14150 17717


2

AB 0,2778 59 10 7,52 17,5 32,2 735,74 12889


2

BH 0,2361 71 20 7,52 27,5 18,88 2010,4 5532,6


2

HC 0,228 71 5 2,5 7,5 18,23 1874,8 1406,1

CX 0,1724 71 5 2,5 7,5 13,8 1071,9 803,94

XD 0,1446 71 20 2,7 22,7 11,56 754,1 1711,8

BE 0,0417 40 20 2,7 22,7 10,51 1275,4 2869,7

CF 0,0556 40 20 2,5 22,5 14,01 2267,4 5101,7

DG 0,0972 59 20 2,5 22,5 11,23 900,6 2026,4

XY 0,0278 26 35 2,7 37,7 16,58 5440,9 20512

HK 0,0081 15 10 2,7 12,7 14,51 8292,5 10531,5

4.3-Tính toán thủy lực ống dẫn cấp đường nước hồi

Bảng kết quả tính toán thủy lực tuyến ống nước hồi.

Giả sử % lượng nước hồi của tất cả các điểm là 50% ta có :

Đoạn Lưu Đường Chiều dài Tốc độ Tổn thất áp


lượng kính (m) nước suất

(˟103 ống l ltd ltt (m/s) δPdd δP

Lê Văn Chiến Page 26


m3/s) (mm)

EP 0,0209 71 30 2,7 32,7 1,51 19 62

FQ 0,0278 71 30 2,7 32,7 1,47 14,74 48

GR 0,0486 105 30 2,7 32,7 1,48 10,67 34,88

PR 0,0973 153 50 2,7 52,7 1,354 5,5 28,8

RW 0,1112 162 100 2,5 102,5 1,43 5,8 28,8

TS 0,0139 53 60 2,5 62,5 1,304 16,7 104,63

IW 0,004 40 5 2,7 7,7 1,574 34,7 165,4

4.4 Tính bảo ôn các thiết bị và đường ống dẫn

4.4.1 Yêu cầu của vật liệu cách nhiệt:


+ hệ số dẫn nhiệt  , W/mK nhỏ.
+ khối lượng riêng , kg/m3 nhỏ.
+ Độ thấm ướt, háo nước và độ thấm hơi không quá cao.
+ Có độ bền cơ học, bền nhiệt và tính rẻo. Khó bắt lửa, khó cháy
+ Có cấu trúc bọc mịn đồng nhất, không bắt mùi.
+ Không ăn mòn kim loại, bề mặt ốp cách nhiệt( đường ống, thiết bị)
+ Không độc hại với sức khẻo trong quá trình lắp ráp cũng như trong quá
trình thao tác sau này.
+ Không tạo điều kiện phát triển vi sinh trùng không bị loại gặm nhấm
phá hoại.
+ Rẻ tiền, thuận tiện chuyên trở lắp ráp, sửa chữa, có tuổi thọ cao.
4.4.2 Chọn loại vật liệu cách nhiệt:
Với công trình này và phương pháp lắp đặt đường ống đã lựa chọn ta sử
dụng vật liệu cách nhiệt là:
Lê Văn Chiến Page 27
-Bông thuỷ tinh bọc cách nhiệt đường hơi.
-Xốp polyurethan bọc cách nhiệt đường nước nóng.

Hình 1 Hình 2
Chi tiết bọc cách nhiệt đường hơi. Chi tiết bọc cách nhiệt ống
nước nóng
1 - ống thép đen 1- ống thép tráng kẽm.
2- lớp cách nhiệt bông thuỷ tinh. 2- xốp polyurethan
3- lớp inox bọc ngoài. 3- ống nhựa PVC.

Xác định bề dầy lớp cách nhiệt theo công thức:


Vì các ống có (d2/d1< 1,4 ) nên ta sử dụng công thức của vách phẳng để
tính chiều dầy các nhiệt:

[ ( )]
n
1 1 δi 1
δ cn = λcn − +∑ +
k α 1 i=1 λ i α 2
,m
cn - độ dầy yêu cầu của lớp cách nhiệt, m;
cn - hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, W/mK;
k- hệ số truyền nhiệt, W/m2K;
1- hệ số toả nhiệt của môi chất trong ống đến vách ống; W/m2K;

Lê Văn Chiến Page 28


2- hệ số toả nhiệt của vách ngoài ra môi trường xung quanh
W/m2K;
i - bề dày của lớp vật liệu thứ i, m
i - hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK;
Mật độ dòng nhiệt truyền ra môi trường là:
q = k(t1 – txq) = 2(tw2- txq) W/m2
Chọn nhiệt độ môi trường trung bình ở Hải Phòng là txq = 20 0C.
Hệ số toả nhiệt của vách ngoài ra môi trường xung quanh khi xây dựng
ống trong nhà là: 2 = 12 W/m2K.
Nhiệt độ bề ngoài lớp cách nhiệt, theo điều kiện đảm bảo an toàn ta lấy
Với ống dẫn hơi t2 = 35 0 C
Với ống dẫn nước t2 = 300 C
4.4.3 Bảo ôn đường ống nước nóng

Tính chiều dầy lớp cách nhiệt polyurethan đối với loại ống kẽm của
chiều dầy 3,5 mm

Chiều dầy và hệ số dẫn nhiệt của ống: 1 = 3,5 mm, 1 = 50 W/m.K


Chiều dầy và hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt polyurethan rót ngập:
cn = ? mm, cn = 0,047 W/m.K
Nhiệt độ nước trong ống là t1= 800C
Chiều dầy và hệ số dẫn nhiệt của ống nhựa PVC bên ngoài :
2 = 2,5 mm,  = 0,047 W/m.K
Mật độ dòng nhiệt từ bề mặt cách nhiệt ra môi trường xung quanh là:
q1 = 12(30 – 20) = 120 (W/m2)
Hệ số truyền nhiệt là:
qq 120
= =2
k = ( t 1−t xq ) ( 80−20 )
(W/m2K)
Lê Văn Chiến Page 29
Chiều dầy lớp cách nhiệt là:

[ (2 50 )]
1 3 ,5 . 10−3 2 ,5 . 10−3 1
δ cn =0 , 047 − + +
0 , 047 12
=0 ,017 ( m)
= 17 mm
Tính toán tương tự đối với các đường ốc kẽm có chiều dầy 2,5 mm và
1,5 mm ta cũng có chiều dầy lớp cách nhiệt xấp xỉ 17mm.
Với đường nước nóng, do đường ống nhựa PVC bên ngoài đã được qui
chuẩn và để tiện lợi cho việc thi công ta bọc nhiệt như sau:

Đường kính ống Đường kính ống Bề dày cách nhiệt

d1 d2 ¿ s nhựa PVC s (mm)


dPVC (mm)

115 114¿ 3,5 160 26,5

71 82¿ 3,5 110 14

68 71¿ 3,5 110 19

57 57¿ 3,5 90 16,5

40 45  2,5 90 22,5

35 38¿ 2,5 75 18,5

26 29  1,5 63 17

20 23¿ 1,5 63 20

15 18¿ 1,5 50 16

4.4.4 Tính chiều dầy cách nhiệt ống dẫn hơi.


Tính chiều dầy lớp cách nhiệt polyurethan đối với loại ống kẽm của
chiều dầy 3,5 mm

Lê Văn Chiến Page 30


Chiều dầy và hệ số dẫn nhiệt của ống: 1 = 3,5 mm, 1 = 50 W/m.K
Chiều dầy và hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt bông thuỷ tinh:
cn = ? mm, cn = 0,055 W/m.K
Nhiệt độ hơi bão hoà ở áp suất là 6 at là t1 = 158 0C
Bỏ qua nhiệt trở của lớp inox bọc ngoài ta.
Mật độ dòng nhiệt từ bề mặt cách nhiệt ra môi trường xung quanh là:
q1 = 12(35 – 20) = 180 W/m2
qq 180
= =1, 3
Hệ số truyền nhiệt là: k = ( t 1−t xq ) ( 158−20 )
(W/m2K)

Chiều dầy lớp cách nhiệt là:


δ cn =0 , 055
[ (
1

3 , 5 .10−3 1
1 , 3 50
+ )]
12
=0 , 038 (m)

Tính toán tương tự đối với các đường ốc kẽm có chiều dầy 2,5 mm và
1,5 mm ta cũng có chiều dầy lớp cách nhiệt là 0,038m.
Vậy các loại ống hơi được bọc bảo ôn bằng bông thuỷ tinh có độ dầy
40 (mm)
4.4.5 Tính bề dầy lớp cách nhiệt thiết bị gia nhiệt:
Chiều dầy và hệ số dẫn nhiệt của vỏ: 1 = 3 mm, 1 = 50 W/m.K
Chiều dầy và hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt polyurethan rót ngập:
cn = ? mm, cn = 0,047 W/m.K
Nhiệt độ nước ngưng là t1= 1580C
Bỏ qua nhiệt trở của lớp inox bọc ngoài ta.
Mật độ dòng nhiệt từ bề mặt cách nhiệt ra môi trường xung quanh là:
q1 = 12.(35 – 20) = 180 (W/m2)
Hệ số truyền nhiệt là:
qq 180
= =1, 3
k = ( t 1−t xq ) ( 158−20 )
W/m2K

Lê Văn Chiến Page 31


Chiều dầy lớp cách nhiệt là:
δ cn =0 , 047
[ (
1

3 . 10−3 1
1 , 3 50
+ )]
12
= 0 ,032 m

Chọn bề dầy cách nhiệt polyurethan cho thiết bị gia nhiệt là 40 mm

CHƯƠNG 5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ

Kết quả tính toán:


2 lò hơi Công suất 1 lò 500 kg/h
Số hành trình N 4
Số ống trong mỗi hành trình m 1
Tiết diện của ống trong mỗi hành trình f1 1,60085.10-3 m2
Thiết bị Vận tốc trong ống w1 0,64 m/s
trao đổi Tổng diện tích bề mặt ống F 0,2572 m2
nhiệt Chiều dài ống l 0,2924 m
Đường kính trong của vỏ thiết bị D 162 mm
Đường kính ống d2/d1 19/16 mm
Bơm Năng suất của bơm Q 1,76.10-4 m3/s
cấp Công suất điện của động cơ N 0,1653 kW
nước

- Bảng kết quả tính toán thủy lực tuyến ống hơi nước.
Đoạn Lưu Đường Chiều dài Tốc độ Tổn thất áp suất
lượng kính (m) hơi

(kg/s) ống nước


l ltd ltt δPdd δP
(mm) (m/s)

OA 0,1389 40 5 7,52 12,5 35 14150 17717


2

AB 0,2778 59 10 7,52 17,5 32,2 736 12889


2

BH 0,2361 71 20 7,52 27,5 18,88 2010 5533

Lê Văn Chiến Page 32


2

HC 0,228 71 5 2,5 7,5 18,23 1875 1406

CX 0,1724 71 5 2,5 7,5 13,8 1072 804

XD 0,1446 71 20 2,7 22,7 11,56 754 1712

BE 0,0417 40 20 2,7 22,7 10,51 1275 2870

CF 0,0556 40 20 2,5 22,5 14,01 2267 5102

DG 0,0972 59 20 2,5 22,5 11,23 901 2026

XY 0,0278 26 35 2,7 37,7 16,58 5441 20512

HK 0,0081 15 10 2,7 12,7 14,51 8293 10532

- Bảng kết quả tính toán thủy lực tuyến ống nước hồi.
Giả sử % lượng nước hồi của tất cả các điểm là 50% ta có :

Đoạn Lưu Đường Chiều dài Tốc độ Tổn thất áp


lượng kính (m) nước suất

(kg/s) ống l ltd ltt (m/s) δPdd δP


(mm)

EP 0,0209 65 30 2,7 32,7 1,51 19 62

FQ 0,0278 76 30 2,7 32,7 1,47 14,74 48

GR 0,0486 100 30 2,7 32,7 1,48 10,67 34,88

PR 0,0973 142 50 2,7 52,7 1,354 5,5 28,8

RW 0,1112 157 100 2,5 102, 1,43 5,8 28,8


5

TS 0,0139 57 60 2,5 62,5 1,304 16,7 104,6

IW 0,004 32 5 2,7 7,7 1,574 34,7 165,4

Lê Văn Chiến Page 33


- Thủy lực nước nóng :
+ Đường kính ống d = 20 mm;

+ Vận tốc nước đi trong ống w = 1,063 m/s.

KẾT LUẬN
Từ các kinh nghiệm thực tế trong việc tính toán, thiết kế vận hành mạng
nhiệt, kết hợp với các tài liệu tham khảo được đúc kết từ thực nghiệm, quá
trính tính toán thiết kế các thiết bị và đường ống dẫn nước nóng đã trình bày
trong đề tài là hoàn toàn hợp lí và có khả năng ứng dụng trong thực tế. Trong
quá trình tính toán, hệ thống được tính ở điều kiện làm việc với phụ tải lớn
nhất, do đó hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về nhiệt của nhà máy tại mọi thời
điểm.

Việc phân tích, lựa chọn lò hơi và các thiết bị nhiệt cần thiết đã nêu ra
trong đề tài là hoàn toàn hợp lí, làm tăng tính thực tiễn của đề tài, đặc biệt
thuận tiện trong quá trình lắp đặt, sửa chữa và thay thế các thiết bị nhiệt, phù
hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

Việc bố trí các thiết bị và đường ống cấp dẫn trong hệ thống cung cấp
nhiệt hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nhiệt trong nhà máy dệt may, đặc
biệt thuận tiện trong việc sửa chữa, bão dưỡng các thiết bị.

Khi vận hành thực tế nếu các thiết bị phụ tải nhiệt cấp cho các nhu cầu
về nhiệt trong khách sạn thay đổi, tùy theo điều kiện cụ thể, nhờ sự điều chỉnh
của hệ thống van, khóa từ đó có thể điều chỉnh được lượng nước nóng, lượng
hơi cấp cho hệ thống và các thiết bị, tương ứng có thể điều chỉnh được lượng
hơi cấp từ lò, đảm bảo tính kinh tế trong vận hành.

Lê Văn Chiến Page 34


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Hải. Exergi và phương pháp phân tích Exergi. Nhà xuất bản Bách Khoa
Hà Nội. Hà Nội 2008.
2. Bành Tiến Long, Nguyễn Thế Tranh. Ứng dụng phương trình khuyếch tán –
truyền chất phân tích mài mòn mặt sau trong cắt kim loại. Tạp chí KH&CN
các trường đại học kỹ thuật, số 36+37, Hà Nội 2002, trang 1-8.

3. Nguyễn Sĩ Mão, Đỗ Văn Thắng, Mai Thanh Hà Huế, Nguyễn Tuấn


Nghiêm, Đinh Anh Hoán và Đoàn Thế Vinh. Nghiên cứu quá trình cháy than
Antraxit trong các nhà máy nhiệt điện ở Việt nam. Báo cáo tổng kết Đề tài cấp
Bộ mã số B98-28-27, nộp cho Bộ GD&ĐT (Việt Nam). Tháng 12/2000.

4. Phạm Văn Trí, Dương Đức Hồng, Nguyễn Công Cẩn. Lò công nghiệp. Đại
học Bách khoa Hà Nội. Hà Nội 1996.
Tài liệu tiếng Anh
5. S. C. Bhattacharya and Ram M. Shrestha. “CO2 Emission due to Fossil /
Traditional Fuels, Residues and Wastes in Asia”, Proceeding of the Workshop
on Global Warming Issues in Asia, ed. S.C. Bhattacharya, A. B. Pittock and N. J
.D. Lucas. Asian Institute of Technology, Thailand, 8-10 September, 1993. pp.
69-90.

6. J.H. Harker and J.R. Backhurst. Fuel and Energy (2nd Edition). Academic
Press Ltd., London, 1988.

7. Pham Hoang-Luong, Jean Claude Mora and Jean Claude Kita. “Expansion of
Multi-Jet Bed with Large Particles”, International Journal of Energy Research,
Vol. 20, 1995, pp. 1-10.

Lê Văn Chiến Page 35

You might also like