You are on page 1of 2

Từ quy trình sản xuất có thể đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn để sử dụng

hiệu quả nguồn nguyên liệu và bảo vệ môi trường:

- Doanh nghiệp sử dụng lò hơi có công suất 2000 kg/h để cung cấp hơi cho các thiết
bị có trong quy trình sản xuất H 3 P O 4 kỹ thuật bao gồm thiết bị hóa lỏng photpho, thùng
tinh chế photpho, thùng nén photpho, đốt bằng dầu FO. Vì vậy có thể tận dụng nước
ngưng tuần hoàn về hệ thống lò hơi, tùy vào mức độ tuần hoàn do doanh nghiệp quyết
định lượng nhiên liệu tiết kiệm có thể được tính toán như sau :

Giả sử tuần hoàn nước ngưng về lò hơi để hòa trộn với nước cấp thông thường nâng
nhiệt độ từ 30 lên 70℃ trong lò hơi :

Lượng nhiệt hữu ích = 2.000(kg/h)*1(kcal/kg℃ )*(70-30℃ ) = 80.000 (kcal/h)

Hiệu suất lò hơi đạt 75% → Lượng nhiệt tiết kiệm = 106.667 (kcal/h)

Nhiệt trị của dầu FO = 10.200 (kcal/kg)

→ Lượng dầu FO tiết kiệm được là 10,5 kg/h = 12 l/h

Hiện tại giá dầu FO là 15.000 đ/l → Tiết kiệm được 180.000 đ/h

- Có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng dầu F.O bằng cách giảm lượng xả đáy, cần
thu thập các số liệu liên quan bao gồm tổng lượng chất rắn hòa tan của nước cấp vào và
nước bên trong lò hơi, tuần hoàn lại bao nhiêu % nước ngưng. Từ đó có nhiều giải pháp
xử lý nước cấp trước khi đưa vào lò hơi để giảm hàm lượng chất rắn hòa tan như :

+Xử lí nước bằng phương pháp lắng cặn: Đây là phương pháp xử lí nước bằng hóa chất,
chủ yếu phổ biến trong các lò hơi nhỏ dùng trong công nghiệp, hoặc là biện pháp xử lí sơ
bộ nước được lấy từ nguồn có độ cứng cao, tùy vào từng loại phương pháp xử lí mà ta sử
dụng các loại hóa chất tương ứng.
+Xử lí nước bằng phương pháp trao đổi cation: Thông qua việc trao đổi cation của các vật
chất hòa tan trong nước có khả năng sinh ra cáu cặn trong lò với cation của vật chất không
tan trong nước tạo nên muối mới tan trong nước và không tạo cáu trong lò. Trong đó sử
dụng ba loại cationit như sau: Na+, H+, NH4+. Kí hiệu là NaR, NH4R, HR. Trong đó R
là gốc của cationic không hòa tan trong nước, đóng vai trò của anion.

Ví dụ : Doanh nghiệp dùng lò hơi có năng suất 2000 kg/h, đun nước từ 30-150 ℃ ,
đo được TDS của nước cấp vào là 500 ppm, TDS của nước trong lò hơi là 3000 ppm.
Tuần hoàn 60% nước ngưng, sau quá trình xử lý nước cấp TDS nước cấp còn 200 ppm.

TDS nước cấp∗%Bổ sung 500∗4 0


%Xả đáy= = =8 %
TDS nồihơi−TDS nước cấp 3 0 00−500

Năng suất nồi hơi là 2000 kg/h → Lượng xã đáy =¿ 160 kg/h

Chọn nhiệt độ nước ở điều kiện thường là 30℃

kJ
Nhiệt dung riêng của nước là 4,2
kg ℃

kJ
Lượng nhiệt tổn thất = (160 kg/h) * (4,2 ¿* (150-30) = 80.640 (kJ/h)
kg ℃

80.64 0
Nhiệt trị của dầy F.O = 40.000 (kJ/kg) → Tiêutốn ≈ =2kg dầu F . O/h
40.000

Trong 1h tốn chi phí ≈ 15.000*2 = 30.000 đ

Xử lý triệt để hơn nước cấp có TDS = 200ppm

TDS nước cấp∗%Bổ sung 200∗4 0


%Xả đáy= = =2 , 86 %
TDS nồihơi−TDS nước cấp 3 0 00−200

→ Lượng xã đáy =57 , 2 kg/h

Tương tự như tính toán như trên :

kJ
Lượng nhiệt tổn thất = (57,2 kg/h) * (4,2 ¿* (150-30) = 28828,8 (kJ/h)
kg ℃

28828 , 8
→ Tiêutốn ≈ =0 , 72 kg dầu F . O/h
40.000

Chi phí tổn thất trong 1h ≈ 15.000*0,72 = 11.000đ

Vậy ta tiết kiệm được ≈ 19 .000 đ trong 1h nếu xử lý nước cấp hiệu quả.

You might also like