You are on page 1of 2

Giảng viên Nguyễn Hồng Sơn, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng

BÀI TẬP CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT

Bài 1: Xác định nhiệt lượng của từng lưu thể và nhiệt lượng trao đổi giữa 2 lưu thể
Trong 1 thiết bị làm nguội gián tiếp benzen, nhiệt độ của benzen khi vào thiết bị là
80°C, khi ra khỏi thiết bị là 35°C. Biết lưu lượng benzen là 2000kg/h, nhiệt dung riêng
của benzen là 3500 j/kg/°C. Dùng nước để làm nguội với nhiệt độ khi vào là 10°C, và
nhiệt độ khi ra là 30 oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4186 j/kg/°C.
1. Hãy xác định nhiệt lượng Q của benzen ở các giá trị nhiệt độ khi vào và ra khỏi
thiết bị.
2. Xác định nhiệt lượng mà benzen tỏa ra cho nước.
3. Xác định lượng nước cần thiết để làm nguội benzen.
4. Hãy xác định nhiệt lượng Q của nước ở các giá trị nhiệt độ khi vào và ra khỏi
thiết bị.

Bài 2: Ảnh hưởng vật liệu làm ống có hệ số dẫn nhiệt  đến K khi đun nóng lưu thể ở
2 trạng thái khác nhau (khí và lỏng)
Hệ số truyền nhiệt K thay đổi như thế nào nếu thay ống thép bằng ống đồng có
cùng đường kính d=38*2,5 mm trong hai trường hợp sau (bỏ qua nhiệt trở của lớp cặn và
coi tường ống như tường phẳng).
a. Dùng hơi nước đun nóng không khí α1=9300, α2=35 W/m2/°C
b. Dùng hơi nước đun sôi dung dịch α1=9300, α2=2000 W/m2/°C.

Bài 3: Ảnh hưởng của hệ số cấp nhiệt α1, α2, của vật liệu làm ống  và của hiệu số
nhiệt độ trung bình đến hệ số truyền nhiệt
Một thiết bị truyền nhiệt bằng thép dày δ=3mm, λ=46,5 W/m/°C. Hệ số cấp nhiệt ở
hai phía là: α1=1000, α2=78 W/m²/°C, hiệu số nhiệt độ trung bình Δttb=54°C. Để tăng
nhiệt tải riêng q (tức năng suất của thiết bị), người ta đề ra những biện pháp sau:
a. Tăng α1 lên 60%
b. Tăng α2 lên 20%
c. Thay thành thép bằng đồng đỏ dày 4mm, có λcu=384 W/m/°C
d. Tăng Δttb lên 15%
Hãy khảo sát 4 biện pháp nêu trên và đánh giá biện pháp nào đạt hiệu quả nhất khi
sử dụng công thức tính cho tường phẳng.

Bài 4: So sánh bề mặt truyền nhiệt F và lượng nước đun nóng G1 trong 2 trường hợp
xuôi chiều và ngược chiều
Một dung dịch có nhiệt dung riêng C=3352 j/kg/°C được đun nóng từ 20 đến 80°C
trong một thiết bị trao đổi nhiệt với lưu lượng 1000 kg/h. Người ta dùng nước để đun
nóng, nhiệt độ đầu của nước là 120°C, nhiệt dung riêng là 4186 j/kg/°C, hệ số truyền
nhiệt của thiết bị là 557 W/m²/°C.
Hãy so sánh bề mặt truyền nhiệt F và lượng nước đun nóng G1 cần thiết trong một
giờ trong cả 2 trường hợp xuôi chiều và ngược chiều. Bỏ qua nhiệt tổn thất, biết rằng
hiệu số nhiệt độ giữa nước và dung dịch khi ra khỏi thiết bị trong trường hợp xuôi chiều,
và hiệu số nhiệt độ giữa nước đi ra với dung dịch đi vào thiết bị trong trường hợp ngược
chiều cũng là 20°C.

1
Giảng viên Nguyễn Hồng Sơn, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng
Bài 5: Xác định hiệu số nhiệt độ trung bình, bề mặt truyền nhiệt F và lượng nước làm
lạnh G2 trong 2 trường hợp xuôi chiều và ngược chiều
Trong 1 thiết bị làm nguội gián tiếp benzen, nhiệt độ của benzen khi vào thiết bị là
80°C, khi ra khỏi thiết bị là 25°C. Dùng nước để làm nguội với nhiệt độ ban đầu là 10°C.
Hãy xác định hiệu số nhiệt độ trung bình (Δttb) giữa nước và benzen cho cả 2 trường hợp
ngược chiều và xuôi chiều, biết trong trường hợp xuôi chiều hiệu số nhiệt độ giữa
benzen và nước khi ra khỏi thiết bị là 5°C và trường hợp ngược chiều giữa benzen vào
thiết bị và nước ra khỏi thiết bị cũng là 5°C. Hãy xác định bề mặt truyền nhiệt F và
lượng nước làm lạnh trong cả 2 trường hợp khi biết lưu lượng benzen là 2000kg/h, nhiệt
dung riêng của benzen là 3500 j/kg/°C và hệ số truyền nhiệt của thiết bị là 700 w/m2/độ.

Bài 6: Tính hệ số truyền nhiệt và nhiệt độ cuối của ddịch cần đun nóng
Một dung dịch có lưu lượng 1500 kg/h, nhiệt dung riêng trung bình Ctb=3500
j/kg/°C, được đun nóng từ nhiệt độ ban đầu là 30oC trong một thiết bị trao đổi nhiệt loại
vỏ bọc ngoài làm bằng thép, dày δ=3mm, λFe=46,5 W/m/°C có hệ số cấp nhiệt phía hơi
đốt là: α1=10000 và phía dung dịch là α2=2000 W/m²/°C, hiệu số nhiệt độ trung bình
Δttb=20°C và bề mặt truyền nhiệt là 2 m2. Hãy tính hệ số truyền nhiệt, w/m2/oC và nhiệt
độ mà dung dịch sẽ đạt được khi ra khỏi thiết bị là bao nhiêu? (Chấp nhận là tường
phẳng)

Bài 7: Tính nhiệt độ cuối của ddịch cần đun nóng và hiệu số t trung bình
Cần đun nóng 1 dung dịch với lưu lượng 500 kg/h, có nhiệt dung riêng C=2500
j/kg/°C, từ nhiệt độ ban đầu là 25°C trong một thiết bị trao đổi nhiệt. Dùng hơi nước bão
hoà làm chất tải nhiệt, với lưu lượng hơi là 20 kg/h, có nhiệt độ 110°C (ẩn nhiệt ngưng tụ
là 2234000 j/kg). Hãy xác định nhiệt độ cuối của dung dịch và từ đó xác định hiệu số
nhiệt độ trung bình (Δttb) giữa hơi nước bão hoà và dung dịch.

Bài 8: Xác định hiệu số nhiệt độ trung bình trong trhợp ngược chiều
Một dung dịch có lưu lượng 1000 kg/h, nhiệt dung riêng trung bình Ctb=3000
j/kg/°C, được làm nguội từ nhiệt độ ban đầu là 90oC và khi ra khỏi thiết bị là 35°C trong
một thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp loại ống lồng ống. Dùng nước để làm nguội với lưu
lượng 3000 kg/h, nhiệt độ ban đầu của nước là 25°C, nhiệt dung riêng trung bình của
nước là CH2O=4186 j/kg/°C. Hãy xác định hiệu số nhiệt độ trung bình (Δt tb) giữa nước và
dung dịch, biết 2 lưu thể chuyển động ngược chiều.

Bài 9: Tính lượng các loại nhiên liệu cần có để đun nóng chất lỏng
Cần đun nóng 200 kg/h nước, có nhiệt dung riêng C=4186 j/kg/°C, từ nhiệt độ ban
đầu là 25°C đến nhiệt độ cuối là 100oC trong một thiết bị trao đổi nhiệt. Hãy xác định
lượng các loại nhiên liệu G, kg/h, để thực hiện QT đun nóng trên khi biết nhiệt trị của
CH4=11964 kcal/kg, C3H8=11080, xăng=10000, dầu lửa=8700, than=6500 và ẩn nhiệt
ngưng tụ của hơi nước bão hoà=534 kcal/kg. Hướng dẫn sử dụng phương trình cân bằng
nhiệt lượng sau:
Q=G(H2O)*C(H2O)*(Tc-Tđ)=G(nhiên liệu)*I(nhiên liệu)=
=G(hơi nước)*r(hơi nước)

You might also like