You are on page 1of 3

Bài 1.

Tính lượng hơi thứ bốc ra khi cô đặc 1000 kg dung dịch muối NaCl từ nồng độ 12% đến
60% khối lượng.
Bài 2.
Khi tiến hành cô đặc 2000 kg dung dịch muối có nồng độ 10% khối lượng và thu được 800
kg hơi thứ. Tính nồng độ cuối (theo phần trăm khối lượng) của dung dịch thu được.
Bài 3.
Nồng độ ban đầu của dung dịch (DD) NaOH là 79g trong 1 lít nước. Sau khi cô đặc thu
được DD có khối lượng riêng 1.555g/cm3, tương đương với nồng độ 840g/lít. Xác đinh
lượng nước đã bốc hơi trên 1 tấn DD đầu.
Bài 4.
Năng suất của 1 nồi cô đặc là 2650 kg/h (tính theo nhập liệu). Nồng độ ban đầu của dung
dịch (DD) là 50g trong 1 lít nước, nồng độ cuối 295g/l dung dịch, tương ứng với khối lượng
riêng là 1189 kg/m3. Xác định năng suất của thiết bị (kg/s).
Bài 5
Khi tiến hành cô đặc 2700 kg dung dịch đường ở nồng độ 12% khối lượng người ta thu
được 1500 kg hơi nước. Tính nồng độ cuối của dung dịch thu được (theo % khối lượng).
Bài 6.
Tính lượng hơi thứ bốc ra khi cô đặc 1500 kg dung dịch muối KCl từ nồng độ 8% đến 30%
khối lượng.
Bài 7.
Tính lượng hơi thứ bốc ra khi cô đặc 1 m3 dung dịch H2SO4 có khối lượng riêng 1560
kg/m3 (nồng độ 65.2% khối lượng) để thu được acid có khối lượng riêng 1840 kg/m 3 (nồng
độ 98.7% khối lượng).
Bài 8.
Sử dụng hệ thống cô đặc 3 nồi để cô đặc dung dịch NaNO 3 từ nồng độ 12%wt lên 40%wt
với năng suất 5 tấn/giờ. Tính lượng hơi bay lên ở các nồi và nồng độ của dung dịch đi ra
từng nồi.
Bài tập 9
Một thiết bị cô đặc làm việc ở áp suất khí quyển có năng suất theo nhập liệu 3500 kg/h,
nồng độ ban đầu là 18% khối lượng, sau khi cô đặc nồng độ tăng lên 46% khối lượng, nhiệt
độ sôi trung bình của dung dịch trong thiết bị 105 oC, hơi đốt tiêu hao là 850 kg/h áp suất
dư của hơi đốt là 2 kg/cm2. Bề mặt truyền nhiệt của phòng đốt có hệ số truyền nhiệt k =
370 W/m2.độ. Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh bằng không. Hãy xác định:
a. Lượng nước tách ra khỏi dung dịch?
b. Diện tích truyền nhiệt của thiết bị?
Bài tập 10:
Một thiết bị cô đặc có áp suất tuyệt đối trong phòng bốc là 0,5at. Biết lượng nước lạnh đưa
vào thiết bị ngưng tụ baromet là 35 tấn/h. Nước vào nhiệt độ 20oC và đi ra có nhiệt độ
40oC. Dung dịch NaOH có nồng độ đầu 15% khối lượng. Sau khi cô đặc nồng độ tăng lên
35% khối lượng. Nhiệt dung riêng đẳng áp của nước không thay đổi Cn = 4,186 kJ/kg.độ.
Bỏ qua lượng khí không ngưng được hút về bơm chân không.
Xác định năng suất thiết bị cô đặc.
Bài tập 11:
Một thiết bị cô đặc dung dịch với năng suất 1,5 tấn/h. Nồng độ dung dịch tăng từ 20% lên
45% khối lượng. Cô đặc ở áp suất khí quyển. Hơi đốt đưa vào thiết bị có áp suất dư là 7at
độ ẩm 5%. Trong phòng đốt có 60 ống truyền nhiệt, đường kính trong của ống 80 mm,
chiều dày ống 2 mm và chiều dài mỗi ống 4 m. Dung dịch vào có nhiệt độ 25 oC và sản
phẩm ra có nhiệt độ là 90oC. nhiệt độ sôi trung bình của dung dịch 85oC, nhiệt dung riêng
trung bình của dung dịch là 0,75 Kcal/Kg.độ. Bỏ qua lượng nhiệt tổn thất và nhiệt cô đặc.
Xác định:
a. Lượng hơi thứ thoát ra khỏi thiết bị cô đặc
b. Lượng hơi đốt sử dụng
c. Hệ số truyền nhiệt của thiết bị
Bài 12.
Một thiết bị cô đặc 1 nồi làm việc liên tục dùng cô đặc dung dịch NaNO 3 từ nồng độ 12%
đến 40% khối lượng và năng suất theo vật liệu vào 5000 Kg/h. Dung dịch có nhiệt dung
riêng 0,88 Kcal/Kg.độ. Dung dịch vào có nhiệt độ 34°C và nhiệt độ dung dịch ra là 73°C,
nhiệt độ sôi trung bình của dung dịch là 70°C. Hơi đốt vào thiết bị có áp suất 4at, nhiệt độ
143°C và ẩn nhiệt hóa hơi r=511,1 Kcal/Kg. Thiết bị làm việc ở áp suất chân không với áp
suất tuyệt đối là 0,2 at, hàm nhiệt hơi thứ i=623Kcal/Kg. Cho nhiệt tổn thất Qtt=1500Kcal/h,
diện tích truyền nhiệt F=50m2.
Tính:
a. Lượng hơi thứ thoát ra khỏi thiết bị cô đặc
b. Lượng hơi đốt cần thiết để thực hiện cô đặc
c. Tính hệ số truyền nhiệt K
Bài tập 13:
Dung dịch xút nhập liệu vào thiết bị cô đặc làm việc ở áp suất chân không với độ chân
không bằng 0,6 at, nhiệt lượng riêng của hơi thứ là 629,2 kcal/kg. Với năng suất theo nhập
liệu là 2500 kg/h dung dịch NaOH, nồng độ từ 8% lên 35% khối lượng. Hơi đốt là hơi nước
bão hoà có áp suất tuyệt đối là 2 at, nhiệt độ của hơi đốt là 119,6 oC. Biết rằng nhiệt độ của
nhập liệu và sản phẩm là 25oC và 85oC. Ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi đốt là 2208 kJ/kg, dung
riêng của dung dịch đầu là 3,2 kJ/kg.độ. tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh là 120
kcal/h, và hệ số truyền nhiệt K = 220 kcal/m2 h.độ, nhiệt sôi trung bình của dung dịch trong
thiết bị bằng 80oC. Tính:
a. Tính lượng hơi thứ tách ra khỏi dung dịch?
b. Tính lượng hơi đốt cần thiết ?
c. Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt?

You might also like