You are on page 1of 2

Họ và tên: Phạm Trọng Nhân

MSSV: 19145277
HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU
Hệ thống tín hiệu:
1. Cách xác định chân công tắc Hazard:
Ở thiết bị thực hành ta sử dụng công tắc Hazrad 8 chân và chỉ sử dụng chân. Ta có thể xác
định chân của công tắc qua các bước như sau:
-Chỉnh công tắc ở chế độ OFF; đo thông mạch từng cặp dây => tìm được cặp dây thông nhau
đầu tiên. (vd: 1-3)
-Chỉnh công tắc ở chế độ ON; đo thông mạch từng cặp dây =>tìm được cặp dây thông nhau
tiếp theo (vd: 1-2) và bộ 3 dây thông nhau (vd: 6-7-8)
=> Từ đó ta có thể đưa ra kết luận:
+Dây chung 1 trong cả 2 chế độ ON và OFF là chân chung F.
+Dây 3 trong chế độ OFF là chân B1.
+Dây 2 trong chế độ ON là chân B2.
+Bộ 3 dây 6-7-8 là các chân chức năng (TR, TB, TL).

2. Mạch xi nhan – Hazard:


Ta có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình: Sơ đồ nguyên lý mạch tín hiệu xi nhan - Hazard


Qua thực hành trên lớp, dưới đây là mạch thực tế mà nhóm đã thực hiện được:

Hình: Mạch thực tế nhóm đã thực hiện trên lớp

Ta có thể lý giải ngắn gọn nguyên lý hoạt động của mạch này như sau:
- Khi công tắc chìa khóa switch tắt, tức là xe không hoạt động; tín hiệu Hazard vẫn hoạt
động khi ta bật công tắc Hazard, lúc này 2 đèn xi nhan sẽ cùng nháy với tần số có sẵn.
- Khi công tắc chìa khóa switch bật, tín hiệu xi nhan mới có thể hoạt động, 2 đèn xi nhan sẽ
được điều khiển riêng lẻ bằng công tắc tổng hợp, từ đó cho ra tín hiệu rẽ trái/phải theo ý
muốn của người lái. Bên cạnh đó tín hiệu Hazard trong trường hợp này vẫn hoạt động khi
bật công tắc Hazard.
- Cục chớp có vai trò làm cho các đèn nháy với một tần số không đổi. Ngoài ra cũng tạo ra
tiếng cạch cạch đặc trưng.

You might also like