You are on page 1of 123

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC ĐOAN THÙY

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU BẰNG ĐIỆN CHÂM


KẾT HỢP VIÊN NANG ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH
TRÊN NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC ĐOAN THÙY

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU BẰNG ĐIỆN CHÂM


KẾT HỢP VIÊN NANG ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH
TRÊN NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI

NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN


MÃ SỐ: 8720113

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN THỊ BAY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Ngọc Đoan Thùy học viên Thạc sỹ YHCT khóa 2019-2021, Đại học
Y dược TP.HCM, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.BS.Nguyễn Thị Bay.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố
tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
TP.HCM, ngày tháng năm 2022

NGUYỄN NGỌC ĐOAN THÙY


i

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ i

Danh mục các bảng ........................................................................................................ iii

Danh mục các biểu đồ ..................................................................................................... v

Danh mục các hình ......................................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

TỔNG QUAN ............................................................................................. 4

1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại .................................................................. 4

1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền .............................................................. 11

1.3. Các công trình nghiên cứu ...................................................................................... 28

1.4. Các phương pháp đánh giá đau và chức năng vận động khớp gối trên lâm sàng .. 30

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 34

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 34

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 36

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 37

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu...................................................................................... 37

2.5. Các biến số ............................................................................................................. 38

2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 41

2.7. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu .............................................................. 43

2.8. Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................... 43

2.9. Kỹ thuật châm cứu.................................................................................................. 46


ii

2.10. Tổ chức thực hiện ................................................................................................. 47

2.11. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 48

2.12. Sai số và cách khống chế sai số ............................................................................ 49

2.13. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 50

2.14. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................... 50

KẾT QUẢ.................................................................................................. 52

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 52

3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước khi điều trị của cả hai nhóm .................. 55

3.3. Kết quả sau điều trị của cả hai nhóm...................................................................... 58

BÀN LUẬN ............................................................................................... 73

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 73

4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước khi điều trị của cả hai nhóm .................. 76

4.3. Tác dụng giảm đau của điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh ....... 80

4.4. Tác dụng phụ không mong muốn ........................................................................... 91

4.5. Vấn đề mất mẫu ...................................................................................................... 91

4.6. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ........................................................................... 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh
American College of
ACR Hội thấp khớp học Hoa Kỳ
Rheumatology
BMI Chỉ số khối cơ thể Body mass index
BN Bệnh nhân
ĐHTKS Độc hoạt tang ký sinh
M Số trung bình Median
Numeric Rating Scale for
NRS Thang điểm đau số học
Pain
Nonsteroidal Anti-
NSAID Thuốc kháng viêm không steroid
inflammatory Drugs
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có Randomized controlled
RCT
nhóm chứng clinical trial
SD Độ lệch chuẩn Standard deviation
T0 Trước điều trị
T2 Sau 2 tuần điều trị
T4 Sau 4 tuần điều trị
THK Thoái hóa khớp
VAS Thang điểm đánh giá đau một chiều Visual Analog Scale
VRS Thang điểm đánh giá đau bằng lời Verbal Rating Scale
Western Ontario and
Chỉ số viêm khớp của trường đại học
WOMAC McMaster Universities
Western Ontario và McMaster
Osteoarthritis Index
ii

YHCT Y học cổ truyền


YHHĐ Y học hiện đại
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Phân tích cơ sở lý luận của công thức huyệt ................................................. 21
Bảng 1.2. Phân tích thành phần bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh ................................. 23
Bảng 1.3. Thành phần hoạt chất và tác dụng dược lý của bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh
............................................................................................................................ 25
Bảng 2.1. Bảng biến số nghiên cứu ............................................................................... 38
Bảng 2.2. Bảng phân loại các triệu chứng theo thể lâm sàng. ....................................... 42
Bảng 2.3. Thành phần viên nang Độc hoạt tang ký sinh Vphonte ................................ 45
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu ......................................... 52
Bảng 3.2. Bệnh lý kèm theo của bệnh nhân trước nghiên cứu ...................................... 54
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo các thể lâm sàng của Y học cổ truyền ................... 55
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS và thang điểm WOMAC trước khi
điều trị................................................................................................................. 55
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu lâm sàng trước khi điều trị ...................... 56
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo sinh hiệu trước điều trị........................................... 57
Bảng 3.7. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị ......................... 58
Bảng 3.8. Số điểm giảm trung bình và tỉ lệ giảm theo thang điểm VAS ...................... 59
Bảng 3.9. Cường độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị ..................... 60
Bảng 3.10. Mức độ cải thiện tình trạng đau khớp gối của hai nhóm sau 4 tuần ........... 62
Bảng 3.11. Mức độ cải thiện tình trạng cứng khớp gối của hai nhóm sau 4 tuần ......... 63
Bảng 3.12. Mức độ cải thiện tình trạng khó khăn khi vận động của hai nhóm sau 4 tuần
............................................................................................................................ 65
Bảng 3.13. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo tổng điểm WOMAC ................ 66
Bảng 3.14. Số điểm giảm và tỉ lệ giảm theo thang điểm WOMAC .............................. 68
iv

Bảng 3.15. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS ở hai bệnh cảnh lâm sàng Y học cổ
truyền .................................................................................................................. 69
Bảng 3.16. Mức độ cải thiện vận động theo thang điểm WOMAC ở hai bệnh cảnh lâm
sàng Y học cổ truyền .......................................................................................... 70
Bảng 3.17. Tác dụng phụ không mong muốn ............................................................... 72
v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị ..................... 59
Biểu đồ 3.2. Cường độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị ................. 61
Biểu đồ 3.3. Mức độ cải thiện tình trạng đau khớp gối của hai nhóm sau 4 tuần ......... 63
Biểu đồ 3.4. Mức độ cải thiện tình trạng cứng khớp gối hai nhóm sau 4 tuần ............. 64
Biểu đồ 3.5. Mức độ cải thiện tình trạng khó khăn khi vận động của hai nhóm ........... 66
Biểu đồ 3.6. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo tổng điểm WOMAC .............. 67
Biểu đồ 3.7. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS ở hai bệnh cảnh lâm sàng Y học cổ
truyền .................................................................................................................... 70
Biểu đồ 3.8. Mức độ cải thiện vận động theo thang điểm WOMAC phân theo thể lâm
sàng Y học cổ truyền ............................................................................................ 71
vi

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1 Máy châm cứu 6 giắc ..................................................................................... 44
Hình 2.2 Kim châm cứu ................................................................................................ 44
Hình 2.3 Viên nang Độc hoạt tang ký sinh Vphonte..................................................... 45
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................ 49
1

MỞ ĐẦU
Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến nhất trong tất cả các bệnh lý cơ xương khớp. Gánh
nặng kinh tế đối với bệnh thoái hóa khớp ước tính chiếm 1 – 2,5% tổng sản phẩm quốc
dân (Gross National Product) ở các nước phương Tây, gánh nặng này được dự đoán sẽ
tăng lên đáng kể khi tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng lên cùng với sự gia tăng tuổi thọ
của con người. Trong đó, thoái hóa khớp gối là nguy cơ dễ dẫn đến tàn tật cao nhất trong
các bệnh cảnh thoái hóa khớp. Tỉ lệ thoái hóa khớp gối trên toàn cầu ở mức cao từ năm
2000 đến năm 2020 và điều này có thể mang lại gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc
sức khỏe toàn cầu.1, 2, 3
Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại là hậu quả của sự mất cân bằng giữa tổng
hợp và hủy hoại, khởi đầu bởi tình trạng tổn thương sụn khớp lâu dài kéo theo sự tổn
thương của các thành phần khác trong khớp, bao gồm xương dưới sụn, dây chằng, các
cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Những tổn thương tại khớp khiến bệnh nhân đau, hạn
chế vận động và biến dạng khớp gối. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều
yếu tố như di truyền, quá trình phát triển, sự chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối
cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của
tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hoá xương
dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80%
các trường hợp thoái hóa khớp gối.4, 5, 6
Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối cũng được mô tả trong các chứng Tý
hoặc Hạc tất phong với các biểu hiện tại chỗ như đau mỏi khớp, tê nặng tức ở xương
khớp, vận động thì đau nhiều hơn và đỡ đau khi nghỉ ngơi.7
Trong điều trị thoái hóa khớp gối, điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên
hàng đầu. Sự can thiệp ngoại khoa chỉ được cân nhắc khi bệnh nhân không đáp ứng với
điều trị nội khoa hoặc có tình trạng thoái hóa nặng tiến triển, giảm nhiều chức năng vận
động và thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Theo Y học hiện đại, việc
2

điều trị chủ yếu dựa theo nguyên tắc điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng vận động
của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp; Trong đó, điều trị triệu chứng bao gồm
các thuốc giảm đau như Paracetamol, Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs (NSAID),
Opiat và dẫn xuất Opiat, Corticoid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh,… và kết
hợp thuốc chống thoái hóa tác dụng kéo dài như Glucosamine sulfat, Diacerin,
Piascledine, Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate,… Tương tự Y học hiện đại, Y
học cổ truyền phối hợp giữa sử dụng thuốc với các phương pháp khác như xoa bóp bấm
huyệt, châm cứu, thay đổi lối sống để cải thiện cơn đau, làm chậm quá trình thoái hóa và
nâng cao sức khỏe tổng thể; Các bài thuốc Y học cổ truyền không những có tác dụng
đẩy lùi tà khí, cải thiện triệu chứng mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. So với Y
học hiện đại, các bài thuốc của Y học cổ truyền có thời gian điều trị kéo dài hơn nhưng
ít để lại biến chứng do dùng thuốc như các biến chứng trên hệ tiêu hóa, thận niệu, tác
dụng gây nghiện của các thuốc giảm đau. Vì vậy, khuynh hướng ngày nay là trở về với
thiên nhiên trong điều trị bệnh.6, 8, 9
Điện châm là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả giảm đau cao
đã được chứng minh bằng những nghiên cứu lâm sàng trên thế giới 10, 11. Bên cạnh đó,
bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh cũng đã được chứng minh tính hiệu quả trong điều trị
thoái hóa khớp gối 12, 13, 14. Tuy nhiên, việc kết hợp cả hai phương pháp có đem lại hiệu
quả điều trị giảm đau cao hơn chỉ sử dụng một phương pháp hay không vẫn chưa được
trả lời rõ ràng. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc dạng chế phẩm mang lại sự tiện lợi cho bệnh
nhân hơn so với việc sắc thuốc thang. Do đó, để đánh giá hiệu quả của các phương pháp
này, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả điều trị giảm đau bằng điện châm
kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh trên người bệnh thoái hóa khớp gối” để
chứng minh hiệu quả điều trị của châm cứu kết hợp thuốc Y học cổ truyền trên bệnh
nhân thoái hóa khớp gối và sau đó đưa ra phác đồ tối ưu nhất cho người bệnh.
3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh có đem lại hiệu
quả giảm đau tốt hơn so với chỉ điều trị điện châm đơn thuần trên những bệnh nhân mắc
thoái hóa khớp gối hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt
tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định mức độ giảm đau của việc sử dụng điện châm kết hợp viên nang Độc
hoạt tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối bằng thang điểm VAS sau 2 tuần và
4 tuần điều trị.
2. Xác định mức độ giảm đau của việc sử dụng điện châm kết hợp viên nang Độc
hoạt tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối bằng thang điểm WOMAC sau 2
tuần và 4 tuần điều trị.
3. So sánh hiệu quả của điện châm đơn thuần với điện châm kết hợp viên nang Độc
hoạt tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
4. Xác định tác dụng phụ không mong muốn nếu có.
4

TỔNG QUAN
1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa
Thoái hóa khớp (THK) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý xương khớp,
đồng thời là nguyên nhân chính gây đau, hạn chế vận động và tàn tật ở người trung niên
và lớn tuổi2.
THK gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng
hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu
bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng
của THK là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất
cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo
gai xương và hốc xương dưới sụn.15
1.1.2. Giải phẫu khớp gối
Khớp gối là một khớp phức hợp gồm 2 khớp là khớp giữa xương chày-xương đùi
và khớp giữa xương đùi-xương bánh chè. Các mặt khớp tham gia vào khớp gối gồm lồi
cầu trong xương đùi, lồi cầu ngoài xương đùi; các diện khớp trên của xương chày; diện
khớp bánh chè ở mặt sau xương bánh chè; sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Các thành
phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng và bao khớp.16
Sụn chêm trong và sụn chêm ngoài là 2 mảnh sụn sợi nằm ở mặt trên 2 lồi cầu củ
xương chày. Sụn chêm ngoài hình gần giống chữ O, nằm quanh chu vi của diện khớp
trên xương chày. Sụn chêm trong hình chữ C nằm quanh phần ngoài diện khớp trên của
xương chày để các diện này tương thích với các lồi cầu xương đùi. Hai đầu của mỗi sụn
chêm bám vào vùng gian lồi cầu trước và sau. Sụn chêm trong và sụn chêm ngoài nối
với nhau ở phía trước bởi dây chằng ngang gối và dính vào các dây chằng nên chúng có
thể di chuyển một cách thuận lợi khi khớp hoạt động. Sự di động này tuy dễ dàng cho sự
vận động của khớp, nhưng nếu động tác sai tư thế và đột ngột thì có thể làm cho các sụn
chêm bị tổn thương.16
5

Khớp gối có 4 hệ thống dây chằng17: Dây chằng trước, dây chằng sau, dây chằng
bên và dây chằng chéo. Các dây chằng này có nhiệm vụ giữ khớp không bị trật ra ngoài.
Bao khớp gối mỏng, về phía xương đùi bao khớp bám trên diện ròng rọc, trên hai
lồi cầu và hố gian lồi cầu. Về phía xương chày, bao khớp bám ở phía dưới hai diện khớp.
Phía trước, bao khớp bám vào các bờ của xương bánh chè và được gân bánh chè đến
tăng cường. Phía ngoài, bao khớp bám vào sụn chêm.17
Bao hoạt dịch khớp gối khá phức tạp. Nó lót bên trong bao khớp và cũng như bao
khớp, bao hoạt dịch bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều nằm ngoài bao hoạt
dịch. Ở phía trên, bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè. Ngoài
ra, quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác. 17
1.1.3. Cơ chế bảo vệ tại khớp
Khớp được bảo vệ bởi bao khớp, dây chằng, cơ, dây thần kinh, sụn và xương18.
Bao khớp và dây chằng đóng vai trò bảo vệ khớp bằng cách giới hạn phạm vi di
chuyển của khớp18.
Chất hoạt dịch làm giảm sự ma sát giữa bề mặt các sụn khớp, vì vậy giúp sụn chống
lại sự mài mòn do ma sát. Chức năng bôi trơn này của dịch khớp phụ thuộc vào các phân
tử lubricin-một glycoprotein nhầy được tiết ra từ các nguyên bào sợi hoạt dịch, khi gặp
tình trạng chấn thương hoặc viêm bao hoạt dịch thì sự tiết dịch khớp sẽ giảm dần.18
Cơ và gân là những cơ quan chính bảo vệ khớp. Sự co thắt của cơ và gân giúp khớp
vận động dễ dàng.18
Khả năng đàn hồi của sụn khớp làm giảm mức độ nghiêm trọng của chấn thương
do va chạm vào khớp. Những tổn thương sớm của THK thường xảy ra ở sụn khớp và
đẩy nhanh tình trạng THK, vì vậy cơ chế sinh bệnh của THK thường được đánh giá qua
những bất thường xảy ra tại sụn khớp.18
6

1.1.4. Sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ


1.1.4.1. Sinh bệnh học thoái hóa khớp
THK là tình trạng suy giảm liên quan đến tất cả các cấu trúc tại khớp. Ban đầu sụn
xuất hiện những tổn thương nhỏ trên bề mặt. Khi bệnh tiến triển, sự ăn mòn sụn sâu đến
tận xương và lan rộng trên bề mặt sụn khớp.18
Sau những tổn thương ban đầu tại sụn, các tế bào chondrocytes bắt đầu được nhân
lên. Trong khi đó, hoạt động trao đổi chất của các tế bào chondrocyte này cao, dẫn đến
sự suy giảm proteoglycan trong chất nền. Khi bệnh tiến triển, các collagen nền bị phá
hủy, đầu ưa nước của các phân tử proteoglycan quay ra ngoài thu hút nước vào và khiến
sụn phình to ra. Lúc này, sụn mất khả năng đàn hồi, dẫn đến tình trạng dễ tổn thương
thêm.18
Cùng với sự mất sụn là sự thay đổi cấu trúc của xương dưới sụn. Sự thay đổi này
được biểu hiện thông qua sự kích hoạt các yếu tố tăng trưởng, các cytokine, hủy cốt bào
và tạo cốt bào. Quá trình tân tạo xương xảy ra ngay cả trước khi sụn khớp bị ăn mòn diện
rộng. Chấn thương xương xảy ra trong quá trình khớp chịu lực có thể là nguyên nhân
chính thúc đẩy quá trình tân tạo xương.18
Vùng rìa khớp – nơi sụn bị mài mòn sẽ hình thành nên các gai xương. Sự phát triển
quá mức của sụn mới cùng với sự xâm lấn của các mạch thần kinh khiến cho chúng bị
vôi hóa. Gai xương là dấu hiệu quan trọng trên phim X quang ở những BN THK.18
Bao hoạt dịch tiết ra chất hoạt dịch làm giảm ma sát giữa hai đầu sụn. Ở các khớp
khỏe mạnh, bao hoạt dịch bao gồm một lớp không liên tục chứa đầy chất béo và chứa
hai loại tế bào là đại thực bào và nguyên bào sợi. Trong THK, bao hoạt dịch đôi khi có
thể bị phù và viêm. Có sự di chuyển của các đại thực bào từ ngoại vi vào mô, và các tế
bào lót bao hoạt dịch tăng sinh. Các cytokine gây viêm và các chất báo động do màng
hoạt dịch tiết ra sẽ kích hoạt các tế bào chondrocytes để tạo ra các enzyme đẩy nhanh
quá trình phá hủy chất nền.18
7

Các tinh thể canxi photphat cơ bản và canxi pyrophosphat dihydrat hiện diện dưới
kính hiển vi ở hầu hết các khớp bị viêm trong giai đoạn cuối. Vai trò của chúng đối với
sụn xương không rõ ràng, nhưng sự phóng thích của chúng từ sụn vào không gian khớp
và dịch khớp có khả năng gây ra viêm hoạt dịch, tạo ra sự giải phóng các cytokine viêm
và kích thích cảm giác đau.18
1.1.4.2. Yếu tố nguy cơ
Sự quá tải và nguy cơ dễ tổn thương khớp là hai yếu tố chính dẫn đến THK. Với
một khớp ít chịu sự quá tải, các tổn thương do bất thường về cấu trúc giải phẫu gây ra sẽ
dẫn đến THK. Ngoài ra, với một khớp bình thường phải chịu một chấn thương cấp tính
hoặc chịu tải quá mức cũng sẽ dẫn đến THK.18
BN tuổi trung niên và cao tuổi là đối tượng dễ mắc THK và các bằng chứng THK
trên X quang thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên. Sự lão hóa làm chất nền sụn kém
tổng hợp tế bào sụn đẫn đến tình trạng sụn bị mài mòn dần theo độ tuổi, cơ yếu dần, thần
kinh hướng tâm dẫn truyền chậm hơn và các dây chằng dãn ra theo thời gian. Các yếu tố
này phối hợp với nhau dẫn đến tình trạng nhạy cảm với tổn thương của khớp.1, 2, 18, 19, 20
Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản gây ra các bất thường
về mặt giải phẫu tại khớp khiến khớp dễ bị thoái hóa.18, 21
Béo phì là nguy cơ tiềm ẩn của THK gối và thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Béo phì thúc đẩy nhanh sự hình thành và tiến triển của THK gối vì nó gây ra sự quá tải
tại khớp gối và quá trình viêm diễn ra trong toàn cơ thể.2, 18, 22, 23
Công việc sử dụng khớp quá nhiều hoặc vận động thể chất quá mức cũng làm gia
tăng nguy cơ xảy ra THK. Sử dụng khớp quá thường xuyên, đặc biệt là những hoạt động
với thời gian dài và cường độ mạnh là một trong những nguy cơ chính gây ra chấn thương
tại khớp. Điều này được giải thích như là một hậu quả của sự giảm khả năng bảo vệ của
các cơ nối khớp và dây chằng. Do đó, chấn thương khớp là một trong những yếu tố nguy
cơ chủ yếu đối với sự phát triển của viêm khớp.2, 18
8

Dị tật bẩm sinh: dị dạng kiểu Varus (chân vòng kiềng), dẫn đến nguy cơ mất sụn
cực kỳ cao ở khoang giữa hoặc bên trong khớp gối. Dị dạng kiểu Valgus dẫn đến sự mài
mòn sụn ở vị trí khoang bên ngoài khớp gối. Hai loại dị dạng bẩm sinh này gia tăng áp
lực lên vùng chịu tải nặng ở khớp gối, kết cục là sự mài mòn sụn quá mức.18
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tăng khi
vận động và giảm khi nghỉ ngơi, đau tại chỗ, tính chất đau âm ỉ. Một số trường hợp có
sưng, nóng, đỏ tại vị trí khớp bị thoái hóa.24
Hạn chế vận động chủ động và thụ động tại các khớp bị thoái hóa, mức độ hạn chế
không nhiều và có thể chỉ hạn chế ở một số động tác. Trường hợp hạn chế động tác nhiều
thường do các phản ứng co cơ kèm theo. Có thể có dấu hiệu “phá gỉ khớp” vào buổi
sáng, sau khi ngủ dậy hặc lúc bắt đầu hoạt động.24
Các khớp bị thoái hóa không biến dạng nhiều như các bệnh khớp khác (viêm khớp
dạng thấp, gout…). Hiện tượng biến dạng khớp trong THK là do mọc các gai xương,
lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.24
Teo cơ chi phối vận động khớp vì người bệnh ít hoạt động lâu ngày do đau24.
Tiếng lạo xạo khi cử động khớp24.
Có thể gặp tràn dịch khớp do phản ứng sung huyết và tiết dịch của màng hoạt dịch24.
1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Dấu hiệu X-quang24: Hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, chồi xương, gai xương.
Ngoài ra, một số phương pháp chụp đặc biệt có thể phát hiện sớm các tổn thương
của sụn khớp, đĩa đệm như: chụp cắt lớp, chụp cắt lớp vi tính, chụp X-quang có bơm
thuốc cản quang vào ổ khớp, đĩa đệm.24
Tuy nhiên, chụp X-quang không phải là yếu tố quyết định để chẩn đoán THK, vì
có thể có những trường hợp biểu hiện trên phim X-quang nhưng không có triệu chứng
lâm sàng hoặc phải một thời gian rất lâu sau đó mới biểu hiện các triệu chứng lâm sàng.
9

Công thức máu và sinh hóa máu không có sự thay đổi24.
Dịch khớp trong suốt, màu vàng chanh hoặc vàng rơm, độ nhớt cao, số lượng bạch
cầu dưới 3000 bạch cầu/mm3, không có tinh thể, vô khuẩn24.
Nội soi khớp thấy được các tổn thương thoái hóa của sụn khớp, phát hiện được các
mảnh gai xương rơi trong ổ khớp. Cần kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán
phân biệt với các bệnh khớp khác24.
Sinh thiết màng hoạt dịch, thường dùng để chẩn đoán phân biệt khi các dấu hiện
lâm sàng và X-quang không rõ ràng24.
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College
of Rheumatology), 1991.7
(1) Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).
(2) Dịch khớp là dịch thoái hoá.
(3) Tuổi trên 38.
(4) Cứng khớp dưới 30 phút.
(5) Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5.
Các dấu hiệu lâm sàng khác: Tràn dịch khớp do phản ứng viêm của màng hoạt dịch;
Biến dạng do gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.6
Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán:6
– Xquang quy ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và
Lawrence: Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương; Giai
đoạn 2: Mọc gai xương rõ; Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa; Giai đoạn 4:
Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.
– Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp,
đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa
bong vào trong ổ khớp.
10

– Chụp cộng hưởng từ: phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp
một cách đầy đủ trong không gian ba chiều, phát hiện được các tổn thương
sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
– Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn
thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia
bốn độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét
nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
Các xét nghiệm khác6: Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường;
Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/mm3.
1.1.7. Điều trị
1.1.7.1. Nguyên tắc điều trị
Giảm đau trong các đợt tiến triển.
Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh
kết hợp ở người cao tuổi.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1.1.7.2. Điều trị cụ thể
Điều trị Nội khoa6:
– Vật lý trị liệu: Các phương pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu
pháp suối khoáng, bùn có hiệu quả cao.
– Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Chỉ định khi có đau khớp: Thuốc
giảm đau: Paracetamol, Tramadol; Thuốc NSAID: Etoricoxia, Celecoxib,
Meloxicam, Diclofenac…; Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emugel… ;
Corticosteroid: Không có chỉ định cho đường toàn thân; Đường tiêm nội
khớp: Hydrocortison, Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate…
– Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (SYSADOA): Nên chỉ định sớm,
kéo dài, khi có đợt đau khớp, kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng tác
11

dụng nhanh nêu trên. Gồm cáo các loại thuốc: Piascledine, Glucosamine
sulfate, Acid hyaluronic, Chondroitin sulfate, Diacerein.
– Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (Platelet rich plasma).
– Cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation): tế bào gốc chiết xuất từ mô
mỡ tự thân (Adipose Derived Stemcell), tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương
tự thân.
Điều trị ngoại khoa6:
– Điều trị dưới nội soi khớp: Cắt lọc, bào, rửa khớp; Khoan kích thích tạo
xương (microfrature); Cấy ghép tế bào sụn.
– Phẫu thuật thay khớp nhân tạo, được chỉ định ở các thể nặng tiến triển, có
giảm nhiều chức năng vận động. Thường được áp dụng ở những BN trên 60
tuổi. Thay khớp gối một phần hay toàn bộ khớp
1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền (YHCT), THK gối không có bệnh danh riêng.
Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đến khám và điều trị THK gối thường có triệu
chứng đau, hạn chế vận động và khớp gối sưng hoặc biến dạng, nên THK gối
được quy vào chứng Tý, bệnh danh là Hạc tất phong.7
Tý đồng âm với Bí, tức bế tắc lại không thông. Tý vừa được dùng để diễn tả biểu
hiện bệnh như là tình trạng đau, tê, mỏi, nặng, sưng, nhức, buốt ở da thịt, khớp xương;
vừa được dùng để diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự vận hành bị bế tắc không thông của
khí huyết kinh lạc. Chứng Tý là bệnh do ba thứ khí Phong-Hàn-Thấp cùng phối hợp xâm
nhập vào cơ thể mà sinh ra đau, sưng, nặng, mỏi ở cơ nhục và khớp xương.15
1.2.1. Nguyên nhân
Khí huyết bất túc do bẩm sinh tinh huyết kém từ sự nuôi dưỡng của mẹ lúc mang
thai không tốt, hoặc do dinh dưỡng không đúng, hoặc do dị tật làm ảnh hưởng đến khí
huyết trong cơ thể, huyết hư khí trệ làm cho sự vận hành không thông, doanh vệ không
điều hòa, gây đau nhức, tê mỏi, nặng ở cơ, xương, khớp.21
12

Nội thương: Bệnh lâu ngày làm cho Can Thận hư, gây mất quân bình hoạt động
của sự nuôi dưỡng cân, mạch, xương – tủy. Can Thận âm hư ảnh hưởng đến huyết dịch,
cũng ảnh hưởng đến sự tưới nhuần thường xuyên các bộ phận này mà gây tắc, ứ và đau;
Sự lão hóa ảnh hưởng đến chức năng hoạt động ngũ tạng nói chung cũng là một nguyên
nhân gây nhức mỏi, tê nặng khớp xương và bắp thịt ở người lớn tuổi.21
Chấn thương: Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến xương, cân mạch, chấn thương
đụng giập ảnh hưởng đến huyết dịch, cơ nhục, gây ứ huyết và gây đau.21
Do ba thứ khí Phong-Hàn-Thấp thừa cơ xâm phạm gây ứ trệ ở kinh lạc, xương
khớp.15
1.2.2. Các thể lâm sàng
1.2.2.1. Phong hàn thấp
Chân tay mình mẩy thân thể đau nhức; Đau nhức nhiều các khớp xương cổ tay-
chân, bàn ngón tay-chân, khuỷu, gối; Các khớp không sưng, nóng, đỏ; Vận động thường
gây đau tăng hơn; Sợ gió, sợ lạnh, trời lạnh sưng đau tăng; Lưỡi thay đổi không rõ; Mạch
huyền nếu đau nhiều, hoặc khẩn nếu lạnh nhiều nhưng không sác.15
Khi có Phong khí thắng, ngoài các triệu chứng trên còn có thêm: sợ gió, nổi mẩn
ngứa, đau di chuyển.15
Khi có Hàn khí thắng: Sợ lạnh, gặp nóng thì dễ chịu; Đau tại chỗ cố định; Ấn tay
vào da thịt thấy lạnh; Rêu lưỡi trắng; BN có cảm giác lạnh buốt trong xương; Mạch
huyền khẩn, hoặc nhu khẩn.15
Khi có Thấp khí trội: Thân thể nặng nề, tê bì: Đau khớp tại chỗ nặng nề, cố định,
bắp thịt như trì nặng xuống, co rút lại, vận động khó khăn; Lưỡi có rêu trắng dính; Mạch
nhu hoãn.15
1.2.2.2. Phong thấp nhiệt
Da thịt nóng, có những vùng đỏ bầm; Sốt, khát nước, bồn chồn; Một hoặc nhiều
khớp xương sưng nóng đỏ đau; Ấn, sờ vào đau nhiều không chịu được; Vận động đau
13

tăng nhiều; Gặp lạnh hoặc mát thấy dễ chịu; Môi miệng lở, nứt nẻ; Rêu lưỡi vàng; Mạch
hoạt sác.15
1.2.2.3. Can Thận âm hư
Đau mỏi khớp gối, hạn chế vận động; Chân tay tê bì; Đau đầu âm ỉ, ù tai; Hoa mắt
chóng mặt; Ngủ ít; Lưỡi hồng, rêu lỡi mỏng; Mạch huyền tế sác.24
1.2.2.4. Khí trệ huyết ứ
Đau nhức khớp gối, không lan, hạn chế vận động; Chân tay tê bì; Sưng nóng một
số khớp ở tứ chi; Đau đầu; Hoa mắt, chóng mặt; Chất lưỡi hồng, lưỡi có điểm ứ huyết,
rêu lưỡi mỏng; Mạch trầm sáp.24
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán thể lâm sàng theo Y học cổ truyền
1.2.3.1. Phong hàn thấp25
Bệnh cảnh Phong hàn thấp có 7 triệu chứng chính và không có triệu chứng phụ.
Các triệu chứng chính là: đau khớp gối, khớp không nóng, khớp không đỏ, vận động đau
tăng, sợ gió, sợ lạnh, chất lưỡi hồng.
1.2.3.2. Phong thấp nhiệt25
Bệnh cảnh Phong thấp nhiệt có 11 triệu chứng. Trong đó có 3 triệu chứng chính và
8 triệu chứng phụ.
– Triệu chứng chính: đau khớp gối, tâm phiền, rêu khô.
– Triệu chứng phụ: khớp đỏ, sờ đau tăng, chườm lạnh dễ chịu, mình nóng,
khát nước, rêu vàng, mạch hoạt, mạch sác.
1.2.3.3. Can thận âm hư25
Bệnh cảnh Can thận âm hư có 11 triệu chứng. Trong đó có 8 triệu chứng chính và
3 triệu chứng phụ.
– Triệu chứng chính: đau khớp gối, khớp không sưng nóng đỏ, cứng khớp,
biến dạng khớp gối, lạo xạo khớp gối, hạn chế vận động khớp, lưng gối đau
mỏi, gầy.
14

– Triệu chứng phụ: teo cơ, cốt chưng lao nhiệt, di tinh.
1.2.4. Điều trị7
1.2.4.1. Phong hàn thấp
Pháp trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh (ĐHTKS).
Châm cứu
– Châm tả và cứu các huyệt:
• Tại chỗ: A thị huyệt, Độc tỵ, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Tất nhãn,
Âm lăng tuyền, Huyết hải, Ủy trung.
• Toàn thân: Phong long, Túc tam lý.
• Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.
• Nếu kèm Can Thận hư thì châm bổ thêm các huyệt: Thận du, Can du,
Tam âm giao, Thái khê, Thái xung, Quan nguyên. Lưu kim 20 - 30
phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
– Các kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.
1.2.4.2. Phong thấp nhiệt
Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong thông lạc.
Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang.
Châm cứu:
– Châm tả các huyệt:
• Tại chỗ: A thị huyệt, Độc tỵ, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Tất nhãn,
Âm lăng tuyền, Huyết hải, Ủy trung.
• Toàn thân: Phong long, Túc tam lý.
• Châm tả thêm huyệt Đại chùy, Nội đình.
• Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.
– Các kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.
15

– Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.


1.2.5. Điện châm trong điều trị thoái hóa khớp gối
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa tác dụng chữa bệnh của châm
cứu với kích thích bằng dòng điện. Hiện nay thường sử dụng máy phát ra xung điện có
tính năng ổn định, an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng, đơn giản. Kích thích của dòng
xung điện có tác dụng làm giảm đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức, tăng
cường dinh dưỡng các tổ chức, giảm viêm.26
Điện châm đã được chứng minh là có hiệu quả giảm đau rõ rệt trong điều trị THK
gối thông qua nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới, có thể kể đến như:
– Năm 2005, Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Bay nghiên cứu đánh giá tác
dụng giảm đau của bài thuốc nam PT5 phối hợp với châm cứu, xoa bóp tập
luyện trong điều trị THK gối cho kết quả: Dùng thuốc PT5 phối hợp với các
phương pháp không dùng thuốc YHCT có tác dụng giảm đau tốt, cải thiện
vận động khớp tốt sau 6 tuần điều trị, hiệu quả này tương đương với nhóm
chứng dùng thuốc Ibuprofen. Điều trị YHCT không có những tác dụng phụ
gây khó chịu như của YHHĐ và khi ngưng thuốc ghi nhận khả năng tái phát
ít hơn.27
– Năm 2016, Jae-Woo Shim và cộng sự phân tích ảnh hưởng của điện châm
trên BN THK gối từ 8 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng -
randomized controlled clinical trial (RCT) với tổng số 1200 người tham gia.
Nhóm nghiên cứu được điều trị bằng điện châm đơn thuần, hoặc điện châm
kết hợp với thuốc YHHĐ, hoặc điện châm kết hợp tập vật lý trị liệu; Nhóm
chứng được điều trị bằng châm cứu giả, hoặc thuốc YHHĐ đơn thuần. Kết
quả: nhóm điều trị bằng điện châm cải thiện triệu chứng đau, thang điểm
WOMAC hơn so với nhóm chứng.10
– Năm 2019, Juan Li và cộng sự tiến hành phân tích các đánh giá có hệ thống
về hiệu quả và sự an toàn của châm cứu chữa THK gối. 12 đánh giá có hệ
16

thống của các nghiên cứu RCT được đưa vào phân tích. Nhóm nghiên cứu
được điều trị bằng châm cứu (điện châm, ôn châm,…), nhóm chứng được
điều trị bằng châm cứu giả hoặc thuốc YHHĐ. Kết quả: châm cứu làm cải
thiện triệu chứng đau và chức năng khớp gối hơn so với nhóm chứng, bên
cạnh đó nó cũng ít tác dụng phụ hơn so với nhóm chứng.11
1.2.5.1. Vai trò của điện châm trong điều trị giảm đau
Điện châm có đặc điểm vừa sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc, vừa
sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện.28
Có 4 nhóm phương pháp điều trị điện là điện trường tĩnh điện và ion khí; dòng điện
một chiều đều; các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp; các dòng điện cao tần.
Trong đó chỉ có 2 phương pháp phối hợp được với châm cứu, gồm dòng điện một chiều
đều và các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp.28
Những tác dụng sinh lý của dòng điện một chiều đều được sử dụng trong điện
châm: giảm đau, giảm co thắt tại cực dương; gây hưng phấn, tăng trương lực cơ tại cực
âm; tăng tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng chuyển hóa của các cơ quan tổ chức nằm giữa
các điện cực; kéo dài tác dụng trị liệu do hiện tượng bỏng xảy ra dọc phần thân kim đâm
vào tổ chức, châm một lần có tác dụng 5-7 ngày; thường dùng điều trị bệnh mạn tính.28
Những tác dụng sinh lý của dòng điện xung được sử dụng trong điện châm: tác
dụng kích thích: độ dốc xung càng dựng đứng bao nhiêu thì kích thích càng mạnh; tác
dụng ức chế cảm giác và giảm trương lực cơ: liên quan đến yếu tố tần số xung, tần số
gây ức chế tốt nhất là 100-150 Hz; thường dùng điều trị đau nhức, phục hồi vận động,
viêm nhiễm. Các máy điện châm hiện nay chỉ sử dụng dòng điện xung.28
1.2.5.2. Các thông số cơ bản của dòng điện xung
Cực điện: trong điều trị điện châm hiện nay, dòng xung sử dụng có hai cực âm
(thường quy ước là dây màu đen) và cực dương (thường quy ước là dây màu đỏ). Cực
dương có tính ức chế hơn cực âm và ngược lại cực âm có tính kích thích hơn cực dương.
Do đó, Cực âm dùng để kích thích thần kinh cảm giác, tăng mẫn cảm, tăng trương lực
17

cơ và thần kinh, tăng hoạt động dinh dưỡng và chuyển hóa; cực dương dùng để ức chế
thần kinh cảm giác, giảm mẫn cảm, giảm trương lực cơ và thần kinh, giảm đau, giảm co
thắt.29
Pha: dòng xung có thể di chuyển theo một hướng hoặc hai hướng.29
Thời gian xung chỉ độ dài của một xung, đơn vị micro giây. Thời gian xung ngắn
thường được dùng để giảm đau và thời gian dài để kích thích co cơ.29
Tần số xung là số chu kỳ hoặc số xung trong mỗi giây, đơn vị tính bằng Hz.29
Kích thích xung liên tục tần số cao (50-100 Hz, có thể đến 1.500-2.000 Hz, thường
dùng từ 100 Hz đến 150 Hz) có tác dụng ức chế sự kích thích của các dây thần kinh cảm
giác và vận động. Nó có thể được sử dụng để giảm đau, thư giãn cơ bắp bị co thắt.29
Kích thích xung liên tục tần số thấp (2-5 Hz, thường không quá 20 Hz) có tác dụng
cải thiện sự co cơ và thường được sử dụng trong điều trị liệt cũng như tổn thương mô
mềm.29
Kích thích xung dày đặc – thưa thớt (ví dụ như sự xen kẽ 4 và 50 Hz mỗi lần kéo
dài 1.5 giây) có tác dụng giảm hện tượng “quen điện” (thích nghi cảm giác) thường gặp
kích thích với xung liên tục. Có thể được sử dụng cho mục đích giảm đau.29
Kích thích xung ngắt quãng (ví dụ như các chuỗi 1.5 giây của các xung tần số cao
cách nhau 1.5 giây nghỉ) cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ. Nó thường được sử dụng
cho các tình trạng liệt.29
Cường độ dòng xung là biên độ của xung, phụ thuộc vào cảm giác của người bệnh
và loại dây thần kinh bị hoạt hóa.29
1.2.5.3. Chỉ định của điện châm
Điều trị giảm đau, giảm viêm trong nhiều bệnh lý khác nhau như viêm khớp, THK,
đau căng cơ, đau thần kinh tọa, đau trong tổn thương đa dây thần kinh do đái tháo
đường,… Đây là ứng dụng rộng rãi và có nhiều bằng chứng khoa học nhất của điện
châm.29
18

Phục hồi liệt sau đột quỵ, tổn thương dây thần kinh như liệt dây thần kinh quay,
dây thần kinh mác, liệt dây thần kinh VII ngoại biên…29
Điều chỉnh các tình trạng bệnh lý hoặc rối loạn khác như mất ngủ, suy nhược mạn,
dị ứng…29
1.2.5.4. Chống chỉ định của điện châm
Vùng da đang viêm nhiễm, lở loét.26, 29
Người bệnh suy giảm miễn dịch, cơ thể quá suy kiệt.26, 29
Bệnh lý có chỉ định ngoại khoa.26, 29
Người bệnh đặt máy tạo nhịp tim.29
Tránh đặt các điện cực gần tim.29
1.2.6. Cơ sở chọn công thức huyệt
Phác đồ châm cứu của Bộ Y tế điều trị THK gối bao gồm các huyệt sau7: A thị
huyệt, Độc tỵ, Tất nhãn, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyết Hải, Lương khâu, Ủy
trung, Túc tam lý, Phong long.
Theo Châm cứu đại thành, bệnh đau gối châm các huyệt sau: Ủy trung, Dương lăng
tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao, Khâu khư, Hoàn khiêu, Khúc tuyền, Phong thị, Phong
long.30
Năm 2012, Fu Jiangqiang nghiên cứu sơ bộ về quy tắc châm cứu và châm cứu để
chọn huyệt điều trị THK gối. So sánh quy tắc châm cứu trong điều trị bệnh khớp gối
trong tài liệu cổ và quy tắc châm cứu trong điều trị THK gối trong y văn hiện đại. Sau
sàng lọc và phân tích, người ta thấy rằng các huyệt đạo cổ dùng để chữa bệnh khớp gối
có tỷ lệ ủng hộ cao nhất theo thứ tự như sau: Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Ủy trung,
Cực tuyền, Phong thị, Huyền chung, Khúc tuyền. Phần hiện đại tra cứu Cơ sở dữ liệu
xuất bản trực tuyến của Tạp chí Học thuật Trung Quốc, sau khi đối chiếu và phân tích
thống kê các tài liệu đạt tiêu chuẩn, thống kê các huyệt điều trị THK gối hiện đại là: Độc
tỵ, Tất nhãn, Dương lăng tuyền, Huyết hải, Túc tam lý, Lương khâu, Âm lăng tuyền. Sau
khi tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu của các y văn cổ đại và hiện đại và kết luận là:
19

Dương Lăng Tuyền và Túc tam lý là hai huyệt thường được sử dụng nhất trong điều trị
THK gối.31
Năm 2016, Chung Yi Zhen đã nghiên cứu tổng hợp tài liệu về châm cứu và điều trị
THK gối nhằm thống nhất các huyệt hiệu quả thường dùng trên lâm sàng, phân loại và
phân tích một cách có hệ thống các kết quả nghiên cứu, từ đó tìm ra phương pháp châm
cứu chữa THK gối. Sử dụng nguồn dữ liệu tải xuống máy tính từ Internet kết hợp với
các phương pháp tìm kiếm thủ công, cơ sở dữ liệu toàn văn trong Tạp chí Học thuật
Trung Quốc từ năm 2005 đến năm 2015. Sau khi chuẩn hóa tên của các huyệt khác nhau,
chúng được trình bày theo tỉ lệ phần trăm và tần suất xuất hiện, phân bố các huyệt điều
trị THK gối, các kinh mạch, các huyệt thường dùng, và độ tương thích của các huyệt cụ
thể được mô tả thống kê. Các huyệt thường được chọn là Độc tỵ, Tất nhãn, Huyết hải,
Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Hợp đỉnh, A thị.32
Năm 2016, Dwi R Helianth đã thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng 62 BN
bị THK được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm châm cứu bằng laser hoạt tính và
nhóm châm cứu bằng laser giả dược. Sử dụng thiết bị laze arsenide gali nhôm tại các
huyệt Độc tỵ, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền và Nội tất nhãn. BN được
đánh giá bằng thang điểm Visual Analog Scale (VAS) và chỉ số Lequesne. Kết quả, VAS
được cải thiện đáng kể ở nhóm châm cứu bằng laser tích cực so với nhóm dùng giả dược
sau can thiệp 2 tuần (chênh lệch trung bình: 39,15; p < 0,001). Đánh giá cũng cho thấy
sự cải thiện đáng kể của chỉ số Lequesne (chênh lệch trung bình: 6,48; p < 0,001).33
Theo nghiên cứu “Liệu pháp điều trị trong THK gối ở người cao tuổi: Phân tích
tổng hợp và đánh giá có hệ thống” của Zidan Gong năm 2019. Việc chọn huyệt hết sức
quan trọng để đạt được kết quả tốt trong điều trị. Các huyệt được sử dụng thường xuyên
nhất để giảm triệu chứng trong THK gối được tổng hợp từ 17 nghiên cứu ngẫu nhiên có
đối chứng bao gồm 4774 đối tượng tham gia: Tất nhãn, Độc tỵ, Âm lăng tuyền, Huyết
hải, Dương lăng tuyền và Túc tam lý.34
20

Năm 2020, Zhou Kaifeng quan sát hiệu quả lâm sàng của bài thuốc xông kết hợp
điện châm đối với bệnh THK gối do lạnh trên 72 BN THK gối do lạnh được chia ngẫu
nhiên thành nhóm quan sát và nhóm chứng. Các huyệt điện châm chính trong nhóm quan
sát là Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền, Độc tỵ, Tất nhãn, Huyết hải, Lương
khâu. Nhóm đối chứng được cho uống viên nang bao tan trong ruột diclofenac natri giải
phóng kép (75 mg/lần, 1 lần/ngày) và viên nang Fugui Gutong (6 viên/lần x 3 lần). So
với trước điều trị, điểm VAS, điểm WOMAC và điểm chỉ số Lequesne của hai nhóm
giảm rõ rệt sau điều trị và trong 4 tháng theo dõi sau điều trị (p < 0,05). So với nhóm
chứng, điểm VAS và điểm chỉ số Lequesne của nhóm quan sát giảm đáng kể sau điều trị
và trong 4 tháng theo dõi sau điều trị (p < 0,05), đồng thời giảm đáng kể tình trạng đau,
chức năng và tổng điểm trong thang điểm WOMAC (p < 0,05). Tỷ lệ hiệu quả của nhóm
quan sát là 97,1% (34/35) và tỷ lệ có hiệu quả của nhóm đối chứng là 78,8% (26/33).
Hiệu quả lâm sàng của nhóm quan sát tốt hơn đáng kể so với nhóm chứng (p < 0,05).35
Năm 2020, Wang Guoxian quan sát sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng giữa phương
pháp châm cứu và thuốc uống trong điều trị THK gối và tác động lên interleukin 6 và
yếu tố hoại tử khối u α trong dịch khớp. Trên 72 BN được chia ngẫu nhiên thành nhóm
châm cứu và nhóm dùng thuốc với 36 trường hợp mỗi nhóm. Trong nhóm huyệt, các
huyệt chính là Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Nội tất nhãn, Độc tỵ, Huyết
hải, Lương khâu , nhóm chứng dùng viên nang celecoxib bằng đường uống, 200
mg/lần/ngày. So với trước khi điều trị, điểm VAS, điểm chỉ số Lequesne, mức interleukin
6 và yếu tố hoại tử khối u α, của hai nhóm BN đều giảm đáng kể sau khi điều trị (p <
0,05). Các mức điểm VAS, điểm chỉ số Lequesne, interleukin 6 và yếu tố hoại tử khối u
α ở nhóm châm cứu thấp hơn đáng kể so với nhóm dùng thuốc (p < 0,05) không có sự
khác biệt về điểm phân thể YHCT giữa hai nhóm (p > 0,05). Không có tác dụng phụ ở
hai nhóm trong quá trình điều trị.36
Như vậy, theo phác đồ của Bộ Y tế, y văn cổ và qua nhiều nghiên cứu trên thế giới,
có thể thấy rằng các huyệt thường được dùng trong châm cứu điều trị THK gối là: A thị,
21

Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Lương khâu, Độc tỵ, Tất nhãn, Túc tam
lý. Vì vậy, chúng tôi chọn công thức này dùng để nghiên cứu.
Phân tích cơ sở lý luận của công thức huyệt28, 37, 38
Bảng 1.1. Phân tích cơ sở lý luận của công thức huyệt
Tên Nguyên tắc
Vị trí Đường kinh Công dụng
huyệt chọn huyệt
Hành khí hoạt huyết, giảm
A thị
Tại chỗ Tại chỗ đau, nuôi dưỡng cân mạch
huyệt
gân cốt.
Huyệt nằm sát
bờ sau trong
Âm
xương chày, Túc Thái âm
lăng Đặc hiệu Hóa thấp trừ đàm.
ngay dưới Tỳ
tuyền
mâm xương
chày.
Huyệt ở chỗ
hõm phía
Dương Đuổi phong tà ở gối, sơ thấp
trước chỗ thân Túc Thiếu
lăng Đặc hiệu trệ ở kinh lạc, thư cân mạch,
nối với đầu dương Đởm
tuyền mạnh gân cốt.
trên xương
mác.
Huyệt là chỗ
hõm dưới góc
Túc Dương Trị phong tà đau nhức, sưng
Độc tỵ dưới-ngoài Đặc hiệu
minh Vị đau khớp gối.
xương bánh
chè và ở ngoài
22

gân cơ tứ đầu


đùi.
Huyệt ở điểm
giữa bờ trên
Giúp hoạt huyết theo
Huyết xương bánh Túc Thái âm
Đặc hiệu nguyên tắc “trị phong tiên
hải chè đo lên 1 Tỳ
trị huyết”.
thốn và vào
trong 2 thốn.
Huyệt ở góc
trên ngoài
xương bánh
chè 2 thốn,
Lương trong khe giữa Túc Dương Khu phong hóa thấp, trị co
Đặc hiệu
khâu gân cơ thẳng minh Vị duỗi gối khó khăn.
trước và cơ
rộng ngoài
của cơ tứ đầu
đùi.
Huyệt ở dưới
xương bánh
chè, ở chính
Tất Chủ trị đau nhức lạnh đầu
giữa lỗ hõm Kỳ huyệt Đặc hiệu
nhãn gối.
hai bên xương
bánh chè (Nội
Tất nhãn và
23

Ngoại Tất
nhãn).
Hõm dưới
ngoài xương Sơ phong, hóa thấp. Thông
Túc bánh chè đo Túc Dương điều kinh lạc, khí huyết. Phò
Đặc hiệu
tam lý xuống 3 thốn, minh Vị chính bồi nguyên bổ hư
cách mào nhược. Đuổi tà khí.
chày 1 thốn.
1.2.7. Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối
Bài thuốc ĐHTKS xuất thân từ cuốn sách Bị cấp thiên kim yếu phương của Tôn
Tư Mạc đời Đường (Trung Quốc).
1.2.7.1. Phân tích bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh theo dược lý Y học cổ truyền39
Bảng 1.2. Phân tích thành phần bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh
Thành phần Tính vị Quy kinh Công năng
Độc hoạt Vị cay, tính ấm. Can, Thận. Khu phong hàn, trừ thấp.
Kiện cân cốt, trừ phong
Tang ký sinh Vị đắng, tính bình. Can, Thận.
thấp.
Bổ Can Thận, cường cân
Ngưu tất Vị chua, đắng. Tính bình. Can, Thận.
cốt, hoạt huyết, hành ứ.
Bổ Can Thận, cường cân
Đỗ Trọng Vị ngọt, tính ấm. Can, Thận.
cốt.
Bổ trung ích khí, chỉ khát,
Sinh địa Vị ngọt, đắng. Tính hàn. Vị, Phế, Tâm hoãn cấp chỉ thống, thanh
nhiệt giải độc.
Xuyên Can, Đởm,
Vị cay. Tính ấm. Khu phong, hoạt huyết.
khung Tâm bào
24

Can, Tâm, Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ


Đương quy Vị ngọt, cay. Tính ôn.
Tỳ huyết.
Bạch thược Vị đắng, chua. Tính hàn Can, Tỳ Dưỡng huyết.
Vị, Can,
Tần giao Vị cay, đắng. Tính hàn. Đởm, Đại Hoạt huyết, trấn thống.
trường
Bàng quang,
Trừ phong thấp, chỉ
Phòng phong Vị cay, ngọt. Tính ấm. Can, Phế, Tỳ,
thống.
Vị
Tâm, Phế,
Tế tân Vị cay. Tính ấm. Tán phong hàn.
Can, Thận
Trừ hàn, thông huyết
Nhục quế Vị cay, ngọt. Tính nóng. Can, Thận
mạch.
Đại bổ nguyên khí, ích
Nhân sâm Vị ngọt, đắng. Tính ấm. Tỳ, Phế
huyết sinh tân dịch.
Bổ trung ích khí, chỉ khát,
Cam thảo Vị ngọt. Tính bình Vị, Phế, Tâm hoãn cấp chỉ thống, thanh
nhiệt giải độc.
Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong, trừ thấp làm quân. Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục
địa bổ Can Thận, tương sử với hai vị trên nên làm thần. Xuyên khung, Đương quy, Bạch
thược bổ huyết, tương sử với Nhân sâm để ích khí nên cũng làm Thần. Tần giao, Phòng
phong phát tán phong hàn thấp, tương sử với Tế tân, Nhục quế để trừ phong thấp làm tá.
Chích thảo để hòa trung làm sứ.
Công dụng của bài thuốc: Khu phong thấp, bổ Can Thận.
25

1.2.7.2. Phân tích thành phần hoạt chất và tác dụng dược lý của bài thuốc Độc hoạt
tang ký sinh theo dược lý Y học hiện đại
Bảng 1.3. Thành phần hoạt chất và tác dụng dược lý của bài thuốc Độc hoạt
tang ký sinh
Thành phần Hoạt chất Tác dụng
Độc hoạt Coumarin, tinh dầu.40 Giảm đau, kháng viêm.40
Tang ký sinh Flavonoid.41 Kháng viêm.41
Flavonoid, alkaloid,
Ngưu tất Kháng viêm, giảm đau.42
42
saponin.
Flavonoid, alkaloid, Kháng viêm, giảm đau, tăng cường
Đỗ trọng
glycosid, saponin.43 sức đề kháng.43
Sinh địa Monoterpenoid glycosid.44 Tăng cường sức đề kháng.44
An thần, giảm đau, giãn mạch ngoại
Xuyên khung Alkaloid.45
vi, kháng sinh.45
Đương quy Tinh dầu.45 Kháng viêm, giảm đau.46
Albiflorin, paeoniflorin,
Bạch thược Kháng viêm, giảm đau.47
47
paeonol.
Tần giao Alkaloid.41 Giảm đau.41
Phòng phong Coumarin.48 Kháng viêm, giảm đau.48
Tế tân Tinh dầu, pinen.41 Kháng viêm, giảm đau.49
Nhục quế Tinh dầu.41 Kháng viêm, giảm đau.41
Giảm đau, tăng cường sức đề
Nhân sâm Saponin.50
kháng.50
An thần, tăng cường miễn dịch, lợi
Phục linh Triterpenoid.51
tiểu.51
26

Saponin, flavonoid, Kháng viêm, giảm đau, tăng cường


Cam thảo
coumarin.52, 53 hệ miễn dịch.52, 53
Thành phần các hoạt chất của những vị thuốc trong bài ĐHTKS đa dạng, bao gồm
alkaloid, coumarin, tinh dầu, saponin, glycosid, flavonoid. Các hoạt chất này tạo nên
chức năng kháng viêm, giảm đau và an thần là chủ yếu. Ngoài ra, những vị thuốc có
chứa saponin còn có công dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
1.2.7.3. Các công trình nghiên cứu về bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh trong điều trị
thoái hóa khớp gối
Năm 2011, Chao-Wei Chen và cộng nghiên cứu phân tích cơ chế sửa chữa sụn
khớp của bài thuốc ĐHTKS trên mô hình thỏ bị THK bằng cách cắt dây chằng chéo
trước. Cho kết quả: bài thuốc ĐHTKS có tác dụng giảm phá hủy sụn khớp trên thỏ bị
THK thông qua việc ức chế sự chết theo chương trình của tế bào chondrocytes và điều
chỉnh sự biểu hiện của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, Hypoxia Inducible Factor
1-Alpha trong tế bào chondrocytes.12
Năm 2015, Li Zhimin và Li Jianqiang nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả điều
trị THK gối bằng ĐHTKS kết hợp sóng siêu âm tần số thấp. Có 60 BN tham gia nghiên
cứu được chia ngẫu nhiên với 30 BN trong nhóm nghiên cứu được điều trị bằng ĐHTKS
kết hợp siêu âm tần số thấp và 30 BN trong nhóm chứng được điều trị bằng ibuprofen
kết hợp siêu âm tần số thấp. Kết quả như sau: nhóm nghiên cứu cải thiện triệu chứng đau
và chức năng vận động khớp gối nhiều hơn so với nhóm chứng.13
Năm 2017, Shun Lyu, Bin Ji, Wenwu Gao, Xianqi Chen, Xiaotao Xie và Junjie
Zhou đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của Độc hoạt và Tang ký sinh trên chuột
bị tổn thương sụn khớp gối. Cho kết quả Độc hoạt và Tang ký sinh có hiệu quả đối với
sự tăng sinh tế bào sụn và sửa chữa mô khớp gối bị tổn thương trên mô hình chuột nhắt
bị tổn thương sụn khớp gối. Bên cạnh đó, sự phục hồi tổn thương khớp gối ở nhóm chuột
được điều trị bằng Độc hoạt và Tang ký sinh có hiệu quả vượt trội có ý nghĩa thống kê
so với nhóm chuột được điều trị bằng Glucosamine Sulfat.14
27

1.2.8. Các chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh thường được sử dụng trên lâm sàng
1.2.8.1. Độc hoạt tang ký sinh f – Fito Pharma
Dạng bào chế: viên nang.
Hàm lượng: 253 mg.
Quy cách đóng gói: Hộp 40 viên nang, dán nhãn, kèm toa hướng dẫn sử dụng.
Liều dùng – Cách dùng: uống mỗi lần 4-6 viên, ngày 3-4 lần. Uống sau bữa ăn.
Chỉ định: đầu gối, thắt lưng đau nhức, cảm giác nặng nề, sợ lạnh, thích nóng, đau
khớp mạn tính do phong thấp (thiên về chi dưới).
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có
thai và trong thời kỳ kinh nguyệt, khi các khớp đang sưng nóng đỏ đau (đợt cấp).
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 300C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
1.2.8.2. Độc hoạt tang ký sinh V-phonte – Công ty dược Vạn Xuân
Dạng bào chế: viên nang.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên bao phim.
Liều dùng – Cách dùng: Người lớn 2-3 viên/lần, 2-3 lần/ngày. Uống sau khi ăn.
Chỉ định: Giảm đau và chống viêm trong các bệnh đau khớp do viêm khớp mạn
hay do THK, đau dây thần kinh, đau xương cơ.
Chống chỉ định: Dị ứng với các thành phần trong bài thuốc, phụ nữ có thai.
Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh sáng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn chế phẩm ĐHTKS Vphonte của công ty
dược Vạn Xuân vì đây là chế phẩm được sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện YHCT Long
An theo thống kê năm 2020.
1.2.9. Nghiên cứu về viên nang Độc hoạt tang ký sinh Vphonte
Nghiên cứu của các tác giả Tôn Chi Nhân và cộng sự thực hiện năm 2006, tại bệnh
viện YHCT thành phố Cần Thơ về hiệu quả của viên nang ĐHTKS Vphonte trong điều
trị bệnh khớp. Nghiên cứu thực hiện trên những BN mắc thoái hóa khớp và các bệnh lý
thấp ngoài khớp. Tất cả các BN được can thiệp bằng viên nang ĐHTKS Vphonte (liều
28

dùng là 4 viên × 2 lần/ngày) với thời gian theo dõi là 4 tuần. Kết quả thu được: Tác dụng
giảm đau của thuốc ngày càng tăng dần và rõ rệt sau 10 ngày điều trị; Sau 20 ngày điều
trị thì thấy được hiệu quả cải thiện chức năng vận động khớp gối; Số lượng bạch cầu và
tốc độ lắng máu giảm sau 4 tuần dùng thuốc, khác biệt có ý nghĩa thống kê; Vận động
gập khớp gối tăng, các chỉ số đo đạc thay đổi có ý nghĩa thống kê; Sau khi dùng thuốc
bệnh nhân thấy ngủ tốt hơn, thức dậy thấy sảng khoái hơn; Hiệu quả điều trị chung đạt
85% ở nhóm BN tốt và khá, 7,5% đạt trung bình và 7,5% không có hiệu quả. Ngoài ra,
không thấy tác dụng ngoại ý và tai biến nào xảy ra trên những BN tham gia nghiên cứu.54
Theo nghiên cứu của tác giả Dương Ngọc Bảo và Nguyễn Phương Dung năm 2016,
chế phẩm ĐHTKS Vphonte khi sử dụng bằng đường uống trên chuột ở liều tối đa có thể
bơm qua kim là 18,18 g bột thuốc/kg chuột (tương đương 120 viên Vphonte) không có
chuột chết trong 72 giờ. Trong thời gian 2 tuần quan sát, không ghi nhận được bất kỳ
dấu hiệu bất thường nào xảy ra trên chuột thử nghiệm. Tất cả các chuột đều ăn uống và
hoạt động bình thường và không có chuột chết.41
1.3. Các công trình nghiên cứu
Năm 2013, M S Corbett và cộng sự đã tiến hành phân tích tổng hợp các nghiên
cứu về hiệu quả điều trị giảm đau trên BN THK gối bằng châm cứu và các phương pháp
điều trị không dùng thuốc khác từ tháng 01/2013. Đã ghi nhận được châm cứu có thể
được coi là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc hiệu quả hơn để
giảm đau đầu gối THK trong thời gian ngắn.55
Năm 2016, Jae-Woo Shim và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá và phân
tích tổng hợp về hiệu quả của điện châm trên BN THK gối, phân tích tổng hợp được thực
hiện với tám nghiên cứu bao gồm tổng số 1.220 người tham gia. Cho kết quả: nhóm điều
trị bằng châm cứu cho thấy cải thiện đáng kể tình trạng đau do THK gối so với nhóm
chứng và tổng điểm WOMAC hơn nhóm chứng. So với nhóm chứng, nhóm điều trị bằng
điện châm cho thấy sự cải thiện đáng kể hơn về quy mô chất lượng cuộc sống.56
29

Năm 2019, Juan Li và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính
an toàn của điện châm trên BN THK gối. Cho kết quả: châm cứu có hiệu quả cao hơn và
ít phản ứng phụ hơn so với phương pháp điều trị THK gối bằng tây y. Xét về chỉ số
Lequesne và thang điểm đầu gối Lysholm, hiệu quả của phương pháp châm cứu bằng
điện châm tốt hơn so với phương pháp điều trị bằng tây y.11
Năm 2011, Chao-Wei Chen và cộng sự tiến hành nghiên cứu khảo sát cơ chế sửa
chữa sụn khớp của bài thuốc ĐHTKS trên mô hình thỏ bị THK. Cho kết quả: bài thuốc
ĐHTKS có tác dụng giảm phá hủy sụn khớp trên thỏ THK thông qua sự biểu hiện của
yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, Hypoxia Inducible Factor 1-Alpha sau 6 tuần điều
trị.12
Năm 2016, Yan Chen và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng làm
giảm viêm của bài thuốc ĐHTKS trên mô hình chuột nhắt chuyển gen TNF. Cho kết
quả: ĐHTKS có tác dụng ức chế viêm, giảm sự tiêu xương và sụn, thúc đẩy quá trình
tạo bạch huyết và chức năng dẫn lưu bạch huyết của chuột nhắt chuyển gen TNF sau 12
tuần điều trị.57
Năm 2017, Shun Lyu, Bin Ji, Wenwu Gao, Xianqi Chen, Xiaotao Xie và Junjie
Zhou đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của Độc hoạt và Tang ký sinh
trên chuột bị tổn thương sụn khớp gối. Cho kết quả Độc hoạt và Tang ký sinh có hiệu
quả đối với sự tăng sinh tế bào sụn và sửa chữa mô khớp gối bị tổn thương trên mô hình
chuột nhắt bị tổn thương sụn khớp gối. Bên cạnh đó, sự phục hồi tổn thương khớp gối ở
nhóm chuột được điều trị bằng Độc hoạt và Tang ký sinh có hiệu quả vượt trội có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chuột được điều trị bằng Glucosamine Sulfat.14
Năm 2016, Dương Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Sơn và Nguyễn Phương Dung đã tiến
hành nghiên cứu khảo sát tác dụng kháng viêm giảm đau và sự thay đổi trên dạ dày, tiểu
cầu chuột nhắt trắng khi sử dụng chế phẩm ĐHTKS trên thực nghiệm. Cho kết quả: Chế
phẩm Độc hoạt tang ký sinh liều 1,818 g bột thuốc/kg chuột và khi giảm nửa
liều 0,909 g bột thuốc/kg chuột có tác dụng kháng viêm cấp, mạn tính, có tác
30

dụng giảm đau, làm tăng tổn thương niêm mạc dạ dày và không ảnh hưởng số
lượng tiểu cầu chuột nhắt trắng.58
Năm 2019, Đỗ Thị Thuỳ Nhân, Lê Thị Lan Phương và Nguyễn Thị Sơn đã tiến
hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm đau của viên nang Độc hoạt ký sinh thang LĐ
trên chuột nhắt trắng. Cho kết quả Độc hoạt ký sinh thang LĐ có khả năng giảm đau
trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic và mô hình mâm nóng ở hai liều 560 mg/kg
và 750 mg/kg.59
1.4. Các phương pháp đánh giá đau và chức năng vận động khớp gối trên lâm sàng
1.4.1. Thang điểm đánh giá đau
Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế đã định nghĩa: Đau là một cảm giác khó chịu, xuất
hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Đau là nhận thức chủ quan từng
người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật. Như vậy đau vừa có tính
thực thể tại chỗ, lại vừa mang tính chủ quan tâm lý, bao gồm cả những chứng đau tưởng
tượng, đau không có căn nguyên hay gặp trên lâm sàng.60, 61
Hiện nay có nhiều thang điểm đánh giá đau ở người lớn được sử dụng trong lâm
sàng và nghiên cứu như Visual Analog Scale (VAS), Numeric Rating Scale for Pain
(NRS), McGill Pain Questionnaire (MPQ), Short-Form McGill Pain Questionnaire (SF-
MPQ), Chronic Pain Grade Scale (CPGS), Short Form-36 Bodily Pain Scale (SF-36
BPS) và Measure of Intermittent and Constant Osteoarthritis Pain (ICOAP). Tuy nhiên,
VAS và NRS là hai thang điểm thường được sử dụng vì tính đơn giản, dễ hiểu và tiết
kiệm thời gian; bên cạnh đó, hai thang điểm này cũng có độ nhạy cao với BN đau mạn
tính.61
1.4.1.1. Thang điểm NRS 61
Thang điểm cường độ đau dạng số 11 điểm (NS 11) với 0 đại diện cho một mức độ
đau (ví dụ: “không đau”) và 10 đại diện cho mức độ đau khác (ví dụ: “đau tồi tệ như bạn
có thể tưởng tượng” và “cơn đau tồi tệ nhất có thể tưởng tượng”. NRS có thể được thực
hiện bằng lời nói (do đó cũng có thể thực hiện qua điện thoại) hoặc bằng hình ảnh để tự
31

hoàn thành. Người trả lời được yêu cầu chỉ ra giá trị số trên thang phân đoạn mô tả chính
xác nhất cường độ đau của họ.
Ưu điểm: Biện pháp đo cường độ đau được chấp nhận hợp lệ và đáng tin cậy, phù
hợp để quản lý BN qua điện thoại.
Khuyết điểm: Không nắm bắt được bản chất phức tạp và đặc trưng của trải nghiệm
đau hoặc sự thay đổi cường độ đau trong quá trình điều trị.
1.4.1.2. Thang điểm VAS
Đây là thang điểm được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng. Thước VAS được
cấu tạo gồm hai mặt. Mặt dành cho BN đánh giá ở phía trái ghi chữ “không đau” và phía
phải ghi chữ “đau không chịu nổi”. Để BN có thể xác nhận dễ hơn mức độ đau, sau này
người ta đã gắn thêm vào mặt này hình ảnh thể hiện nét mặt tương ứng với các mức độ
đau khác nhau. BN tự đánh giá bằng cách di chuyển con trỏ đến vị trí tương ứng với mức
độ đau của mình. Mặt giành cho người đánh giá được chia thành 11 vạch đánh số từ 0
đến 10 (hoặc chia vạch từ 0 đến 100 mm). Sau khi BN chọn vị trí con trỏ trên thước
tương ứng với mức độ đau của họ người đánh giá xác nhận điểm đau VAS là khoảng
cách từ điểm 0 đến vị trí con trỏ.60, 61
Thang điểm này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu đối với BN, có thể thực hiện
nhanh, lặp lại nhiều lần để đánh giá mức độ đau và hiệu quả điều trị, BN chỉ nhìn vào
hình đồng dạng tương ứng là có thể diễn tả được mức đau của mình. Tuy nhiên, thang
điểm này cũng có hạn chế là gây khó khăn cho BN lớn tuổi bị suy giảm nhận thức, vì
vậy cần có bác sĩ giám sát trong quá trình đánh giá để tránh sai sót. So với các phương
pháp khác, cách đánh giá bằng thước này có độ nhạy, tin cậy cao hơn. Tuy nhiên, trong
khi đánh giá không được can thiệp hoặc giúp BN di chuyển con trỏ trên thước.61
Năm 2011, Marianne Jensen Hjermstad và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu so sánh 3
thang điểm là VAS, NRS và Verbal Rating Scale (VRS) để đánh giá cường độ đau ở
người lớn bằng một phân tích gộp từ 239 bài báo cho kết quả như sau: tính ứng dụng của
32

thang điểm VAS và NRS cao hơn VRS, thang điểm VAS và NRS nhìn có giá trị tương
đương nhau, tuy nhiên có vài nghiên cứu chỉ ra rằng VAS có giá trị cao hơn.62
Năm 2011, Gillian A. Hawker và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu so sánh các
thang đo mức độ đau được dùng ở người lớn cho kết quả: VAS và NRS là 2 thang đo
thường được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng vì sự đơn giản, dễ hiểu, độ nhạy và độ tin
cậy cao. Trong đó, VAS là thang điểm tuy gây khó hiểu cho BN nhưng lại có độ nhạy
cao hơn NRS, và có thể khắc phục sự khó hiểu của VAS bằng cách kiểm soát BN trong
quá trình đánh giá.61
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn thang điểm VAS để đánh giá mức độ đau
của BN vì nó là thang điểm được dùng phổ biến nhất trên lâm sàng và trong các nghiên
cứu. Bên cạnh đó, nó cũng là thang điểm có độ nhạy cao, dễ dàng sử dụng, dễ hiểu và
được chứng minh là có giá trị cao hơn những thang điểm khác thông qua các nghiên cứu
trên thế giới.
1.4.2. Thang điểm đánh giá chức năng vận động khớp gối
Việc đo lường chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm trong quá trình chăm
sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với các bệnh mạn tính khi mà BN phải chung sống lâu dài
với căn bệnh. Một vài thang điểm hiện nay dùng để đánh giá chức năng vận động khớp
gối trong bệnh THK gối chẳng hạn như Western Ontario and McMaster (WOMAC),
Lequesne, Knee injury and Osteoarthritis Outcome Score (KOOS). Trong đó, nhiều
nghiên cứu chứng minh rằng WOMAC và Lequesne là hai thang điểm có giá trị thường
được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng và trong nghiên cứu.63
1.4.2.1. Thang điểm Lequesne
Thang điểm Lequesne là một bảng câu hỏi dạng phỏng vấn, bao gồm 10 câu hỏi
được chia thành ba phần liên quan đến đau, quãng đường đi bộ tối đa và các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày. Điểm số dao động từ 0 (không đau, không tàn tật) đến 24 (đau và
tàn tật tối đa). Đây là một chỉ số khá đơn giản, thường không gây hiểu lầm và chỉ mất 3
33

đến 4 phút để hoàn thành. Chỉ số này đã được nghiên cứu, dịch và xác nhận ở các nước
khác nhau như Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Pháp.63
1.4.2.2. Thang điểm WOMAC
Là một bộ câu hỏi được chuẩn hoá bởi các chuyên gia y tế để đánh giá tình trạng
của BN THK. Chỉ số WOMAC đo năm yếu tố về giảm đau (điểm từ 0-20), hai yếu
tố về độ co cứng khớp (số phạm vi 0-8), và 17 đối với giới hạn chức năng (số phạm vi
0-68).64
Năm 2003, F Salaffi và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá độ đặc hiệu và độ
tin cậy của thang điểm WOMAC trên BN bị THK gối ở Ý cho kết quả: WOMAC là
thang điểm đáng tin cậy để đánh giá BN THK gối và có giá trị tin cậy cao hơn thang
điểm Lequesne.65
Năm 2010, Sibel Basaran và cộng sự tiến hành so sánh thang điểm WOMAC và
Lequesne về độ đặc hiệu và độ tin cậy ở những BN bị THK háng hoặc THK gối ở Thổ
Nhĩ Kỳ cho kết quả: thang điểm WOMAC có hiệu quả đánh giá cao hơn thang điểm
Lequesne.66
Năm 2012, Haidar Nadrian và cộng sự tiến hành so sánh thang điểm WOMAC và
Lequesne trên BN THK háng và THK gối ở Ba Tư cho kết quả: thang điểm WOMAC
có độ tin cậy và được chấp nhận cao hơn so với chỉ số Lequesne.67
Năm 2014, Georgios A Konstantinidis và cộng sự tiến hành nghiên cứu so sánh
thang điểm WOMAC và Lequesne trên BN THK gối và THK háng ở Hy Lạp cho kết
quả: thang điểm WOMAC có giá trị cao hơn thang điểm Lequesne.68
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn thang điểm WOMAC để đánh giá chức năng
vận động của khớp gối vì đây là thang điểm được sử dụng phổ biến và có giá trị cao đã
được chứng minh thông qua các nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới.
34

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm tất cả các BN ≥ 40 tuổi được khám và chẩn đoán là THK gối, điều trị tại
Bệnh viện YHCT Long An từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 07 năm 2022 tình nguyện
tham gia nghiên cứu. BN được chọn vào nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn
BN theo Y học hiện đại (YHHĐ)-YHCT và tiêu chẩn loại trừ ra khỏi nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
BN đã được chẩn đoán THK gối theo tiêu chuẩn ACR 1991; có X-Quang khớp
gối tổn thương với hình ảnh THK; tuổi ≥ 40, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1991:
1. Gai xương ở rìa khớp (X-Quang).
2. Dịch khớp là dịch thoái hóa.
3. Tuổi ≥ 40.
4. Cứng khớp dưới 30 phút.
5. Lạo xạo khi cử động.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo YHCT gồm 2 thể là Phong hàn thấp tý hoặc Can Thận
âm hư: BN được phân vào thể bệnh khi thỏa các triệu chứng chính, có hoặc không có
triệu chứng phụ.25
35

Thể lâm sàng Phong hàn thấp tý Can thận âm hư


Triệu chứng chính - Đau khớp gối. - Đau khớp gối.
- Sợ lạnh. - Cứng khớp.
- Sợ gió. - Biến dạng khớp gối.
- Khớp không nóng. - Hạn chế vận động.
- Vận động đau tăng. - Khớp không sưng nóng đỏ.
- Chất lưỡi hồng. - Lạo xạo khớp gối.
- Khớp không đỏ. - Lưng gối đau mỏi.
- Gầy
Triệu chứng phụ - Teo cơ.
- Di tinh
- Cốt chưng lao nhiệt
BN đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
BN có chức năng thận suy giảm (Creatinin máu > 90 mmol/L).
BN xơ gan: BN có hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
hoặc cận lâm sàng nghi ngờ có xơ gan.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
THK gối thứ phát:
– Sau chấn thương.
– Dị tật khớp gối bẩm sinh.
– Các tổn thương cấu trúc bao khớp, dây chằng dẫn đến THK gối.
– Bệnh lý xương, sụn tại khớp gối.
– THK gối do những bệnh lý khác: bệnh nội tiết, bệnh lý chuyển hóa,…
BN có tiền căn mắc các bệnh lý hệ thống: viêm khớp dạng thấp, bệnh lý tim mạch
nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, ...
36

BN có tiền căn đang mắc rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tri giác, rối loạn tâm thần hoặc
sa sút trí tuệ không thể giao tiếp với thầy thuốc hoặc không thực hiện được y lệnh.
BN có chống chỉ định với điện châm hoặc chống chỉ định với bất kỳ thành phần
nào của viên nang ĐHTKS Vphonte.
Tiền căn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của viên nang ĐHTKS Vphonte.
BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn ngưng điều trị
BN không dùng thuốc liên tục.
BN từ chối tiếp tục điều trị không do ảnh hưởng của thuốc.
BN không chấp nhận điều trị theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện (tự điều trị với
bác sĩ tư với thuốc khác).
2.1.4. Tiêu chuẩn xếp loại thất bại điều trị
Trong thời gian điều trị BN tự dùng thêm các thuốc khác nhằm hỗ trợ điều trị giảm
đau THK gối.
BN từ chối tiếp tục điều trị do ảnh hưởng của thuốc: BN có những biểu hiện lâm
sàng không dung nạp thuốc như xuất hiện các tác dụng không mong muốn gây khó chịu
và BN từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu.
Trong quá trình điều trị có diễn biến bệnh lý kèm theo không thuận lợi phải có
hướng điều trị khác và được tổng kết vào số BN thất bại.
Trong quá trình điều trị không đáp ứng với các phương pháp điều trị và sẽ ngừng
nghiên cứu, chuyển sang điều trị theo phác đồ đang được sử dụng tại Bệnh viện YHCT
Long An.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian bắt đầu từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 07 năm 2022.
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội tổng hợp và khoa Phục hồi chức năng,
Bệnh viện YHCT Long An, 34 Bạch Đằng, phường 2, TP.Tân An, Long An.
37

2.3. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu can thiệp: Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu có nhóm chứng so sánh trước
sau điều trị.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu

2 𝑃1(1−𝑃1)+𝑃2(1−𝑃2)
N1 = N2 = 𝑍(𝛼.𝛽) 2
( 𝑃1−𝑃2)
N1: Là số lượng người bệnh tham gia trong nhóm nghiên cứu.
N2: Là số lượng người bệnh tham gia trong nhóm chứng.
P1: Tỷ lệ điều trị có hiệu quả theo ước đoán bằng phương pháp điện châm. Theo
nghiên cứu trước là 50%.69, 70
P2: Tỷ lệ điều trị có hiệu quả theo ước đoán bằng phương pháp châm cứu kết hợp
viên nang ĐHTKS. Ước đoán là 80%.71, 72
α: Là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại I, chọn α=0,05.
β: Là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại II, chọn β=0,1.
Từ α và β, ta có giá trị: Z2(α.β)= 10,5.
Thay vào công thức trên, cộng thêm 10% số BN dự kiến bỏ điều trị, kết quả
N1=N2=52 BN là cỡ mẫu tối thiểu mỗi nhóm.
2.4.2. Cách chọn cỡ mẫu
Sau khi tính, cỡ mẫu bao gồm 104 BN được lựa chọn ngẫu nhiên và chia thành 2
nhóm là nhóm can thiệp và nhóm chứng.
Nhóm can thiệp gồm 52 BN Châm cứu theo Quy trình kỹ thuật khám bệnh chữa
bệnh chuyên ngành Châm cứu của Bộ Y tế năm 2013 kết hợp với Viên nang V-Phonte
của công ty dược Vạn Xuân.
Nhóm chứng gồm 52 BN chỉ Châm cứu theo Quy trình kỹ thuật khám bệnh chữa
bệnh chuyên ngành Châm cứu của Bộ Y tế năm 2013.
38

2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu


Chúng tôi thực hiện lấy mẫu liên tiếp trong thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng
04 năm 2022 đến tháng 07 năm 2022.
Tất cả các BN đủ 40 tuổi đến khám và điều trị vì tình trạng THK gối đều được mời
tham gia nghiên cứu.
BN sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu, bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán theo tiêu
chuẩn đưa vào nghiên cứu, được phân nhóm ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm chẵn lẻ.
Điều trị: Chia làm 2 nhóm:
– Nhóm nghiên cứu: Điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS VPhonte.
– Nhóm chứng: Điện châm.
Thời gian theo dõi: 4 tuần.
2.5. Các biến số
Bảng 2.1. Bảng biến số nghiên cứu
Biến số Loại biến số Định nghĩa
Biến số nền
Được lấy bằng cách lấy năm hiện tại trừ năm
Tuổi Định lượng sinh dương lịch (ghi trên Căn cước công
dân/Chứng minh nhân dân).
Giới tính theo Căn cước công dân/Chứng
minh nhân dân.
Giới Nhị giá
1. Nam.
2. Nữ
Công việc chính của BN hiện tại.
Nghề nghiệp Nhị giá 1. Lao động trí óc.
2. Lao động chân tay.
39

Những nghề nghiệp thường có tỉ lệ cao về


THK gối.
1. Làm ruộng.
Nghề nghiệp cụ thể Danh định 2. Nội trợ.
3. Buôn bán.
4. Công nhân viên chức.
5. Khác
Cân nặng Định lượng Cân nặng của BN tính bằng kilogram.
Chiều cao Định lượng Chiều cao của BN tính bằng centimeter.
Cân nặng chia chiều cao bình phương của
Chỉ số khối cơ thể
Định lượng người tham gia nghiên cứu (tính bằng
(BMI)
kg/m2).
Phân loại theo tiêu chuẩn châu Á.
Phân loại BMI Nhị giá 1. BMI < 23.
2. BMI ≥ 23.
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đau khớp gối đến
Thời gian mắc bệnh Định lượng
lúc đi khám bệnh, đơn vị tính là tháng.
BN được chẩn đoán ở các cơ sở y tế.
1. Tăng huyết áp.
2. Đái tháo đường.
Bệnh kèm theo Danh định 3. THK.
4. Bệnh thận mạn.
5. Viêm loét dạ dày tá tràng.
6. Khác.
Huyết áp Định lượng Huyết áp của BN tính bằng mmHg
40

Mạch của BN tính bằng số lần mạch quay


Mạch Định lượng
đập trong 1 phút.
Nhịp thở Định lượng Tần số hô hấp của BN trong 1 phút.
Nhiệt độ Định lượng Nhiệt độ của BN tính bằng độ C.
Biến số nghiên cứu
Thang điểm VAS: Số điểm là số mm tương
ứng với mức độ đau của BN, do BN tự đánh
Mức độ đau theo
Định lượng giá tại các thời điểm: ngay khi tiến hành NC
thang điểm VAS
(T0), sau 2 tuần (T2), sau 4 tuần (T4): được
tính bằng mm.
Cường độ đau tính theo VAS được đánh giá
theo 4 mức sau: Không đau: 0-4 mm; Đau
nhẹ: 5-44 mm; Đau vừa: 45-74 mm; Đau
Cường độ đau theo nặng: 75-100 mm.
Thứ tự
thang điểm VAS 1. Không đau.
2. Đau nhẹ.
3. Đau vừa.
4. Đau nặng.
Thang điểm WOMAC gồm có 24 chỉ số
đánh giá ở 3 mục: đau, cứng khớp và hạn chế
Mức độ vận động vận động. Đánh giá ngay khi tiến hành
Định lượng
khớp theo WOMAC nghiên cứu (T0), sau 2 tuần (T2), sau 4 tuần
(T4). Điểm WOMAC tổng tối thiểu: 0; điểm
tổng tối đa: 96.
Thể lâm sàng theo Theo tiêu chuẩn chẩn đoán YHCT.
Nhị giá
YHCT 1. Phong hàn thấp tý.
41

2. Can Thận âm hư.


1. Buồn nôn.
2. Mệt mỏi.
Tác dụng không
Danh định 3. Chóng mặt.
mong muốn
4. Tê nặng chi.
5. Khác
2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu lâm sàng được theo dõi vào các thời điểm: Trước điều trị (T0), sau 2
tuần điều trị (T2), sau 4 tuần điều trị (T4).
2.6.1. Đánh giá giảm đau theo thang điểm VAS
Trong thang điểm VAS, số điểm là số mm tương ứng với mức độ đau của BN và
do BN tự đánh giá tại các thời điểm T0, T2, T4 (Phụ lục 2). Trong nghiên cứu này, chúng
tôi sử dụng thang điểm VAS là thang điểm chính để đánh giá hiệu quả điều trị giảm đau,
vì thang điểm VAS cho phép đo lường cường độ đau chi tiết hơn thang điểm WOMAC.
Can thiệp ở nhóm nghiên cứu được xem là có hiệu quả khi điểm VAS sau điều trị
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và thấp hơn có ý nghĩa thống so với
nhóm chứng.
Đánh giá mức độ giảm đau theo thang điểm VAS dựa vào giá trị trung bình trước
và sau điều trị của điểm VAS theo mm và theo số điểm giảm trung bình.
Cường độ đau tính theo VAS được đánh giá theo 4 mức sau: Không đau: 0 - 4 mm;
Đau nhẹ: 5- 44 mm; Đau vừa: 45- 74 mm; Đau nặng: 75-100 mm, tại các thời điểm T0,
T2, T4.
BN được xem là hết đau khi điểm VAS có giá trị từ 0-4mm và còn đau khi điểm
VAS từ 5mm trở lên.
Trước khi đánh giá, BN được nghỉ, không bị các kích thích khác từ bên ngoài và
được giải thích phương pháp đánh giá cảm giác đau qua 5 hình tượng biểu thị các mức
độ đau, từ đó tự chỉ ra mức độ đau của mình.
42

2.6.2. Đánh giá khả năng vận động khớp gối theo thang điểm WOMAC
Thang điểm WOMAC gồm có 24 chỉ số đánh giá ở 3 mục: đau, cứng khớp và hạn
chế vận động. Số điểm WOMAC tương ứng với 5 mức độ theo từng mục đau, cứng khớp
và giới hạn vận động. Điểm WOMAC được đánh giá tại các thời điểm T0, T2, T4 và do
BN tự đánh giá (Phụ lục 3).
Đánh giá mức độ cải thiện chức năng khớp gối theo 3 mục của thang điểm
WOMAC dựa vào giá trị điểm trung bình của từng mục và theo số điểm giảm trung bình.
Trước khi đánh giá, BN được nghỉ, không bị các kích thích khác từ bên ngoài và
được giải thích phương pháp đánh giá 24 chỉ số ở 3 mục đau, cứng khớp và hạn chế vận
động, từ đó tự ghi lại kết quả của mình.
2.6.3. Đánh giá các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền
Đánh giá theo các thể lâm sàng YHCT bao gồm 2 thể là Phong hàn thấp tý, và Can
thận âm hư. Các triệu chứng được phân thành 2 nhóm là nhóm triệu chứng chính và
nhóm triệu chứng phụ. BN được phân vào thể bệnh khi thỏa các triệu chứng chính.25
Bảng 2.2. Bảng phân loại các triệu chứng theo thể lâm sàng.
Thể lâm sàng Phong hàn thấp tý Can thận âm hư
Triệu chứng chính - Đau khớp gối. - Đau khớp gối.
- Sợ lạnh. - Cứng khớp.
- Sợ gió. - Biến dạng khớp gối.
- Khớp không nóng. - Hạn chế vận động.
- Vận động đau tăng. - Khớp không sưng nóng đỏ.
- Chất lưỡi hồng. - Lạo xạo khớp gối.
- Khớp không đỏ. - Lưng gối đau mỏi.
- Gầy.
Triệu chứng phụ - Teo cơ.
- Di tinh
43

- Cốt chưng lao nhiệt

2.6.4. Đánh giá các tác dụng ngoài ý muốn


Tác dụng ngoài ý muốn là những triệu chứng xuất hiện sau khi BN được can thiệp
điều trị, gây bất lợi và khó chịu cho BN, được xác định là do sự can thiệp điều trị mang
lại. Bao gồm các triệu chứng: buồn nôn, mệt mỏi, tê nặng chi, các triệu chứng khác.
2.7. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu
Phương pháp thu thập: Trực tiếp khám và điều trị cho người bệnh. Đồng thời, ghi
lại các thông tin vào Hồ sơ bệnh án.
Đánh giá số liệu: Dựa vào các số liệu tính toán được, thực hiện phân tích các số
liệu đã nêu ra trong mục tiêu.
2.8. Phương tiện nghiên cứu
2.8.1. Máy châm cứu
Máy châm cứu 6 giắc KWD-808I (Theo Chứng nhận đạt an toàn do Bộ Y tế cấp
số: 1843/BYTYDCT).
– Nhà nhập khẩu: Công ty Trách nhiệm hữ hạn thiết bị y tế Huỳnh Ngọc.
– Nhà sản xuất: Wujin Greatwall Medical Device Co., Ltd Changzhou.
– Địa chỉ: Chengxi Industrial Concentrated Area, Changzhou City, China.
– Xuất xứ: Trung Quốc.
44

– Số lô: 220CH1T005.

Hình 2.1 Máy châm cứu 6 giắc


Nguồn: “Hình ảnh tự chụp, 2021”
2.8.2. Kim châm cứu
Kim châm cứu Khánh Phong.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Khánh Phong Việt Nam.
Địa chỉ: Số 15, ngõ 2, đường Nhân Hòa, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Kích thước kim: 0.3x25.
Ngày hạn xử dụng: 09/07/2023.Số lô sản xuất: DB20A0713.

Hình 2.2 Kim châm cứu


Nguồn: “Hình ảnh tự chụp, 2021”
2.8.3. Viên nang Độc hoạt tang ký sinh Vphonte
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Xuân ứng dụng sản xuất.
45

Trình bày: Hộp 10 vỉ x 10 viên bao phim.


Liều dùng người lớn: Mỗi ngày uống 4 viên, 2 lần/ngày. Uống sau khi ăn.
Tiêu chuẩn: TCCS. Số đăng ký: VD-33981-19.
Nơi sản xuất: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Xuân.
Địa chỉ: 231 Chiến Lược, Khu Phố 18, P.Bình Trị Ðông, Q.Bình Tân, Tp.HCM,
Việt Nam.

Hình 2.3 Viên nang Độc hoạt tang ký sinh Vphonte


Nguồn: “Hình ảnh tự chụp, 2021”
Bảng 2.3. Thành phần viên nang Độc hoạt tang ký sinh Vphonte
Thành phần Hàm lượng
Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 330mg
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 330mg
Tang ký sinh (Herba Loranthi Gracifilolii) 330mg
Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) 330mg
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae) 330mg
Tần giao (Radix Gentianae) 330mg
Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 330mg
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 330mg
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 330mg
Bột khô của:
46

Tế tân (Radix et Rhizoma Asari) 60mg


Quế nhục (Cortex Cinnamomi) 60mg
Nhân sâm (Radix Ginseng) 60mg
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 60mg
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 30mg
2.9. Kỹ thuật châm cứu
Chuẩn bị: Người thực hiện Bác sỹ, Y sỹ, Lương y được đào tạo về chuyên ngành
YHCT được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa
bệnh.
Phương tiện: Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định, tư thế
BN ngồi hoặc nằm ngửa.
Các bước tiến hành:
– Kiểm tra máy: phải kiểm tra máy điện châm trước khi vận hành, đây là bước
quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
• Kiểm tra nguồn điện hoặc pin, kiểm tra xem điện đã có ở tất cả các đầu
điện cực hay chưa.
• Trước khi gắn điện cực vào kim, tắt tất cả các nút cường độ về vị trí số 0.
– Chọn huyệt điều trị.
– Chọn cực điện: Cực âm dùng để kích thích thần kinh cảm giác, tăng mẫn
cảm, tăng trương lực cơ và thần kinh, tăng hoạt động dinh dưỡng và chuyển
hóa; Cực dương dùng để ức chế thần kinh cảm giác, mẫn cảm, giảm trương
lực cơ và thần kinh, giảm đau, giảm co thắt.
– Thủ thuật:
• Bước 1: Xác định và sát trùng da vùng huyệt.
• Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau: Thì 1 Tay trái dùng ngón
tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua
47

da vùng huyệt. Thì 2 Đẩy kim từ từ tới huyệt, kích thích kim cho đến khi
đạt “Đắc khí” (BN có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở
vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí
huyệt).
• Bước 3: Kích thích huyệt bằng máy điện châm: Nối cặp dây của máy điện
châm với kim đã châm vào huyệt. Tần số 60Hz. Thời gian 30 phút cho
một lần điện châm.
• Bước 4: Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
• Liệu trình điều trị: Điện châm ngày một lần.
– Theo dõi và xử trí tai biến: Theo dõi toàn trạng.
– Xử trí tai biến:
• Vựng châm:
Triệu chứng: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh,
sắc mặt nhợt nhạt.
Xử trí: Tắt máy điện châm, rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước
chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội
quan. Theo dõi mạch, huyết áp.
• Chảy máu khi rút kim dùng bông khô vô khuẩn ép tại chỗ, không day.
2.10. Tổ chức thực hiện
2.10.1. Về nhân viên y tế
Bác sĩ nghiên cứu sẽ khám, chọn BN theo các tiêu chuẩn đưa vào và tiêu chuẩn
loại trừ, sau đó phân loại BN vào nhóm nghiên cứu và nhóm chứng bằng cách phân nhóm
ngẫu nhiên sao cho có sự tương đồng về mức độ đau
Y sĩ được tập huấn về phương pháp châm, cách mắc điện, cách tập phục hồi chức
năng và được kiểm tra đồng nhất trước khi thực hiện trên BN.
Bác sĩ tại khoa phụ trách thăm khám và ghi lại các chỉ số lâm sàng của BN vào
phiếu theo dõi.
48

2.10.2. Về bệnh nhân


Sau khi được mời và đồng ý và nghiên cứu sẽ phân nhóm nghiên cứu, sau đó được
hướng dẫn cách đánh giá theo thang điểm VAS và WOMAC, cách uống thuốc ở nhóm
nghiên cứu.
2.11. Quy trình nghiên cứu
Giai đoạn 1: Liên hệ và gửi đơn xin thu thập số liệu. Có xác nhận của trưởng
khoa YHCT - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và hội đồng Khoa học kỹ thuật
Bệnh viện YHCT Long An.
Giai đoạn 2: Thống nhất các phương pháp cho các nhóm nghiên cứu.
Giai đoạn 3: Tiến hành các bước
– Bước 1: Chọn BN được chẩn đoán THK gối thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh.
– Bước 2: Thu thập các thông tin về BN theo bảng phỏng vấn và ghi nhận kết
quả đau theo thang điểm VAS, WOMAC.
– Bước 3: Điện châm 1 lần mỗi ngày cho cả 2 nhóm. Nhắc nhở BN ở nhóm
nghiên cứu sử dụng thuốc liên tục. Ghi nhận kết quả điều trị giảm đau theo
thang điểm VAS, WOMAC trong mỗi lần tái khám.
– Bước 4: Sau 4 tuần điều trị giảm đau sẽ thu thập số liệu cuối cùng.
– Bước 5: Kết thúc lấy mẫu khi đạt cỡ mẫu tối thiểu cho cả 2 nhóm.
49

BN được chẩn đoán THK gối theo tiêu chuẩn YHHĐ và YHCT

Tiêu chuẩn loại trừ

Bác sĩ giải thích mục tiêu nghiên cứu

BN đồng ý tham gia nghiên cứu

Phân nhóm ngẫu nhiên

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

Đánh giá sau điều trị (T2), (T4)

Xử lí số liệu

Phân tích kết quả

Hình 2.4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu


2.12. Sai số và cách khống chế sai số
2.12.1. Các loại sai số
Sai số do phiếu điều tra, điều tra không đúng quy trình.
Sai số trong quá trình khám đánh giá đối tượng nghiên cứu.
Sai số trong quá trình thu thập thông tin.
50

2.12.2. Cách khống chế sai số


Tập huấn kỹ cho các điều tra viên về kỹ năng điền thông tin để tránh sai sót.
Huy động tối đa sự trợ giúp của cán bộ y tế.
Lập kế hoạch thu thập số liệu hợp lý, khoa học. Tổ chức giám sát quá trình điều
tra, thu thập số liệu.
2.13. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được thu thập dựa vào phiếu điều tra theo mẫu đã được soạn sẵn. Sau
đó, dữ liệu từ phiếu điều tra được nhập bằng phần mềm Excel. Các phân tích thống kê
trên dữ liệu đã nhập được thực hiện bằng phần mềm Stata 14. Dữ liệu được mô tả
bằng tần số (tỉ lệ %) đối với biến số định tính, và trung bình ( ± độ lệch chuẩn) đối với
biến số định lượng có phân phối bình thường, trung vị (tứ phân vị) đối với biến định
lượng có phân phối không bình thường. So sánh đơn biến giữa hai nhóm điều trị được
thực hiện bằng phép kiểm t độc lập đối với biến số liên tục, và phép kiểm Chi bình
phương (χ2), Fisher’s exact test đối với biến số phân nhóm. Ngưỡng có ý nghĩa thống
kê được chọn là 0.05.
2.14. Đạo đức trong nghiên cứu
Phương pháp điện châm đã được triển khai sử dụng có hiệu quả tại Bệnh viện
YHCT Long An.
Viên nang ĐHTKS Vphonte đã được nghiên cứu lâm sàng thành công tại bệnh viện
YHCT thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, thuốc cũng đã được chứng minh là có hiệu quả
điều trị, và không ghi nhận độc tính hoặc tác dụng phụ ngoại ý thông qua các nghiên cứu
khác. Bên cạnh đó, thuốc được sử dụng trong danh mục bảo hiểm y tế tại Bệnh viện
YHCT Long An.
Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã thông qua hội đồng đạo đức trong nghiên
cứu Y sinh học đại học Y Dược TP.HCM số 768/HĐĐĐ-ĐHYD và số 402/HĐĐĐ.
BN được giới thiệu đầy đủ và rõ ràng về các thông tin liên quan tới nghiên cứu
trước khi đồng ý tham gia. Các thông tin chỉ được khai thác sau khi có sự đồng ý tham
51

gia nghiên cứu của BN. BN có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào. Các thông
tin cá nhân (tên, tuổi) được bảo mật. Tất cả các thông tin liên quan chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Khi tham gia nghiên cứu, BN được khám, tư vấn và điều trị theo đề
cương nghiên cứu này hoàn toàn miễn phí.
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị và thuốc men
dùng trong cấp cứu. Các diễn biến về sức khỏe của BN trong quá trình điều trị được ghi
nhận và xử lý kịp thời. Nếu có tác dụng phụ ngoại ý nào nguy hiểm cho BN thì chúng
tôi sẽ ngừng nghiên cứu trên BN ngay lập tức, sau đó theo dõi và điều trị cho BN.
52

KẾT QUẢ
Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện YHCT Long An từ tháng 04/2022 đến
tháng07/2022. Có 104 BN hoàn thành nghiên cứu, chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 52 BN.
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu
Nhóm chứng Nhóm can thiệp
Thông tin nền (n=52) (n=52) Giá trị p
n % n %
Nhóm 40 đến < 60 20 38,46 22 42,31
0,842a
tuổi ≥ 60 32 61,54 30 57,69
Tuổi trung bình 62,06 ± 9,28 63 ± 11,84 0,654c
Nam 13 25,00 18 34,62
Giới 0,391a
Nữ 39 75,00 34 65,38
Nhóm LĐ chân tay 35 67,31 40 76,92
0,382a
nghề LĐ trí óc 17 32,69 12 23,08
Làm ruộng 28 53,85 31 59,62
Nội trợ 2 3,85 4 7,69
Nghề Buôn bán 10 19,23 3 5,77 0,186b
CNVC 8 15,38 7 13,46
Khác 3 5,77 7 13,46
Nhóm < 23 kg/m2 34 65,38 27 51,92
0,232a
BMI ≥ 23 kg/m 2
18 34,62 25 48,08
BMI trung bình (kg/m2) 21,61 ± 5,63 22,52 ± 5,09 0,389c
Thời gian < 12 tháng 32 61,54 38 73,08
0,296a
mắc bệnh ≥ 12 tháng 20 38,46 14 26,92
Thời gian mắc bệnh 9,90 ± 4,02 9,27 ± 5,09 0,344c
trung bình (tháng)
53

pa: kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương


pb: kiểm định bằng phép kiểm Fisher
pc: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập
M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhận xét:
Tuổi trung bình của nhóm chứng và nhóm can thiệp khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Ở cả hai nhóm, các đối tượng tham gia trong độ tuổi trên 60 tuổi
chiếm tỷ lệ khoảng 60% và tỉ lệ phân bố tuổi ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
Tỷ lệ phân bố giới tính ở cả hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). BN nữ ở cả 2 nhóm đều chiếm tỉ lệ cao hơn BN nam, đạt trên 65%.
Tỷ lệ phân bố lao động trí óc và lao động tay chân ở 2 nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ BN lao động chân tay ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm
chứng.
Số lượng BN có BMI < 23 kg/m2 ở cả 2 nhóm chiếm hơn 50% và khác biệt không
có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm (p > 0,05). Chỉ số BMI trung bình ở cả 2 nhóm khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), ở nhóm chứng trung bình là 21,61 kg/m2 và
thấp hơn nhóm can thiệp là 22,52 kg/m2.
Thời gian mắc bệnh đến lúc điều trị ở cả 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Đa số BN đến khám và điều trị đều có thời gian phát bệnh dưới 1 năm
(trên 60%).
54

Bảng 3.2. Bệnh lý kèm theo của bệnh nhân trước nghiên cứu
Nhóm can Tổng
Nhóm chứng
thiệp
Các bệnh lý đi kèm (n=36) (n=104) Giá trị p
(n=36)
n % n % n %

Tăng Không 20 38,46 25 48,08 45 43,27


0,429a
huyết
áp Có 32 61,54 27 51,92 59 56,73

Đái Không 45 86,54 38 73,08 83 79,81


0,143a
tháo
đường Có 7 13,46 14 26,92 21 20,19

Không 14 26,92 18 34,62 32 30,77 0,524a


THK
Có 38 73,08 34 65,38 72 69,23
Bệnh Không 48 92,31 43 82,69 79 75,96
thận 0,235b
mạn Có 4 7,69 9 17,31 25 24,04

Viêm Không 40 57,69 35 67,31 65 62,5


loét dạ 0,418a
dày Có 22 42,31 17 32,69 39 37,5

pa: kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương


pb: kiểm định bằng phép kiểm Fisher
Nhận xét:
Tỉ lệ mắc các bệnh lý mạn tính ở cả 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Trong đó BN đã được chẩn đoán thoái hoá khớp chiếm tỉ lệ cao ở cả 2 nhóm
(73,08 % ở nhóm chứng và 65,38% ở nhóm can thiệp).
55

3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước khi điều trị của cả hai nhóm
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo các thể lâm sàng của Y học cổ truyền
Nhóm can Tổng
Nhóm chứng
thiệp
Thể bệnh (n=52) (n=104) Giá trị p
(n=52)
n % n % n %
Thể Can thận
25 48,08 29 55,77 54 51,92
âm hư
0,556a
Thể Phong hàn
27 51,92 23 44,23 50 48,08
thấp
pa: kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương
Nhận xét:
Phân bố BN theo các thể lâm sàng của Y học cổ truyền tương đối đồng đều ở cả 2
nhóm (tỉ lệ khoảng 50% ở cả 2 thể bệnh cho mỗi nhóm) và sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS và thang điểm WOMAC
trước khi điều trị
Nhóm chứng Nhóm can thiệp
Thang điểm (n=52) (n=52) Giá trị p
M ± SD M ± SD
VAS 80,60 ± 8,88 80,50 ± 8,31 0,955a
WOMAC 76,90 ± 8.09 75,06 ± 8,14 0,249a
pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập
M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhận xét:
Phân bố BN theo theo thang điểm VAS và thang điểm WOMAC trước khi điều trị
ở cả 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
56

Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu lâm sàng trước khi điều trị
Nhóm can
Nhóm chứng Tổng
Dấu hiệu lâm sàng, thiệp
(n=52) Giá trị p
cận lâm sàng (n=52)
n % n % n %

Đau Trái 11 21,15 18 34,62 29 27,89


khớp 0,109a
Phải 19 36,54 10 19,23 29 27,89
2 bên 22 42,31 24 46,15 46 44,23

Dấu lạo Có 52 100 52 100 104 100


xạo Không 0 0 0 0 0 0
Cứng Có 52 100 52 100 104 100
khớp
< 30 Không 0 0 0 0 0 0
phút

Có 52 100 52 100 104 100


X quang
Không 0 0 0 0 0 0

pa: kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương


Nhận xét:
Phân bố BN theo vị trí đau khớp khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm
(p > 0,05). Tỉ lệ BN đau cả 2 khớp gối chiếm tỉ lệ cao.
100% BN có dấu lạo xạo, có cứng khớp dưới 30 phút và có Xquang khớp gối.
57

Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo sinh hiệu trước điều trị
Nhóm can
Nhóm chứng
thiệp
Sinh hiệu (n=52) Giá trị p
(n=52)
M ± SD M ± SD
Mạch (lần/phút) 72,52 ± 11,49 76,75 ± 11,88 0,068a

Huyết áp tâm trương (mmHg) 79,04 ± 6,64 78,85 ± 7,52 0,890a

Huyết áp tâm thu (mmHg) 116,25 ± 10,57 114,52 ± 10,21 0,398a

Nhiệt độ (t0C) 36,99 ± 0,26 37,01 ± 0,26 0,763a

Nhịp thở (lần/phút) 18,35 ± 2,78 17,90 ± 2,55 0,399a


pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập
M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhận xét:
Tất cả các chỉ số sinh hiệu được theo dõi trước điều trị ở cả 2 nhóm đều khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Chỉ số sinh hiệu trung bình ở cả 2 nhóm nằm trong
giới hạn bình thường.
58

3.3. Kết quả sau điều trị của cả hai nhóm


3.3.1. Mức độ, cường độ giảm đau theo thang điểm VAS
Bảng 3.7. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị

Nhóm chứng Nhóm can thiệp


Điểm VAS (n=52) (n=52) Giá trị p
M ± SD M ± SD
T0 80,60 ± 8,88 80,50 ± 8,31 0,96a
T2 60,94 ± 15,49 57,06 ± 11,80 0,15a
T4 38,87 ± 13,50 33,65 ± 8,90 0,02a
So sánh T0 và T2 p < 0,001b p < 0,001b
So sánh T0 và T4 p < 0,001b p < 0,001b
pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập
pb: kiểm định bằng phép kiểm t bắt cặp
M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhận xét:
Điểm số VAS ở cả 2 nhóm đều giảm dần theo thời gian. Sau 2 tuần điều trị khác
biệt so với lúc bắt đầu ở cả 2 nhóm đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sự khác biệt giữa
2 nhóm có ý nghĩa thống kê sau 4 tuần điều trị (p < 0,05).
59

Biểu đồ 3.1. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị
Bảng 3.8. Số điểm giảm trung bình và tỉ lệ giảm theo thang điểm VAS
Nhóm can
Nhóm chứng So sánh
thiệp
Số điểm giảm 2 tuần 19,66 23,44 p > 0,05
trung bình
4 tuần 41,73 46,85 p < 0,05
(mm)
So sánh T2 và T4 p < 0,001 p < 0,001
2 tuần 24,39 29,12 p > 0,05
Tỉ lệ giảm (%)
4 tuần 51,77 58,20 p < 0,05
So sánh T2 và T4 p < 0,001 p < 0,001
Nhận xét:
Sau 2 tuần điều trị, nhóm chứng giảm được 19,66 mm, với tỉ lệ giảm so với trước
điều trị là 24,39%. Nhóm can thiệp giảm được 23,44 mm, với tỉ lệ giảm so với trước điều
trị là 29,12%.
60

Sau 4 tuần điều trị, nhóm chứng giảm được 41,73 mm, với tỉ lệ giảm so với trước
điều trị là 51,77%. Nhóm can thiệp giảm được 46,85 mm, với tỉ lệ giảm so với trước điều
trị là 58,20%.
Bảng 3.9. Cường độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị

Nhóm chứng Nhóm can thiệp


Cường độ đau (n=36) (n=36) Giá trị p
n % n %
Không đau 0 0 0 0

Trước Đau nhẹ 0 0 0 0 1a


điều trị Đau vừa 17 32,69 17 32,69
Đau nặng 35 67,31 35 67,31
Không đau 0 0 0 0
Đau nhẹ 6 11,54 8 15,38 0.069b
T2
Đau vừa 35 67,31 41 78,85
Đau nặng 11 21,15 3 5,77
Không đau 0 0 0 0
Đau nhẹ 36 69,23 47 90,38
T4 0.015a
Đau vừa 16 30,77 5 9,62
Đau nặng 0 0 0 0
So sánh T0 và T2 p < 0,001a p < 0,001a
So sánh T0 và T4 p < 0,001a p < 0,001a
pa: kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương
pb: kiểm định bằng phép kiểm Fisher
Nhận xét:
Cường độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 2 tuần điều trị ở cả 2 nhóm khác biệt
so với lúc bắt đầu đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở thời điểm trước khi điều trị,
61

cường độ đau vừa và đau nặng ở 2 nhóm là như nhau (67,31% BN ở cường độ đau nặng),
sau 4 tuần điều trị ở nhóm chứng cường độ đau nhẹ chiếm tỉ lệ 69,23%, ở nhóm can thiệp
chiếm tới 90,38%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê sau 4 tuần điều trị (p <
0,05).

Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng


%
100
5,77 9,62
90 21,15
30,77
80
70
67,31 67,31
60
Điểm vas

78,85
50
67,31 90,38
40
69,23
30
20
32,69 32,69
10 15,38
11,54
0
Trước điều trị Sau 2 tuần Sau 4 tuần Trước điều trị Sau 2 tuần Sau 4 tuần

Nhóm chứng Nhóm can thiệp

Biểu đồ 3.2. Cường độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều trị
62

3.3.2. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo thang điểm WOMAC
3.3.2.1. Mức độ cải thiện tình trạng đau khớp gối theo thang điểm WOMAC
Bảng 3.10. Mức độ cải thiện tình trạng đau khớp gối của hai nhóm sau 4
tuần

Nhóm chứng Nhóm can thiệp


Đau khớp gối (n=52) (n=52) Giá trị p
M ± SD M ± SD

T0 15,01 ± 3,05 15,42 ± 2,72 0,566a


T2 11,50 ± 2,17 11,46 ± 2,27 0,930a
T4 6,90 ± 2,38 5,75 ± 2,13 0,011a

So sánh T0 và T2 p < 0,001b p < 0,001b

So sánh T0 và T4 p < 0,001b p < 0,001b


pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập
pb: kiểm định bằng phép kiểm t bắt cặp
M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nhận xét:
Điểm số WOMAC đựa vào tình trạng đau khớp gối ở cả 2 nhóm đều giảm dần theo
thời gian. Sau 4 tuần điều trị khác biệt so với lúc bắt đầu ở cả 2 nhóm đều có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê sau 4 tuần điều trị (p
< 0,05).
63

Biểu đồ 3.3. Mức độ cải thiện tình trạng đau khớp gối của hai nhóm sau 4
tuần
3.3.2.2. Mức độ cải thiện tình trạng cứng khớp gối theo thang điểm WOMAC
Bảng 3.11. Mức độ cải thiện tình trạng cứng khớp gối của hai nhóm sau 4
tuần
Nhóm chứng Nhóm can thiệp
Cứng khớp gối (n=52) (n=52) Giá trị p
M ± SD M ± SD

T0 6,44 ± 1,16 6,5 ± 1,26 0,809a


T2 4,29 ± 1,18 4,12 ± 1,15 0,450a
T4 2,27 ± 1,63 1,94 ± 1,59 0,304a

So sánh T0 và T2 p < 0,001b p < 0,001b

So sánh T0 và T4 p < 0,001b p < 0,001b

pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập


pb: kiểm định bằng phép kiểm t bắt cặp
64

M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn


Nhận xét:
Điểm số WOMAC đựa vào tình trạng cứng khớp gối ở cả 2 nhóm đều giảm dần
theo thời gian. Sau 4 tuần điều trị khác biệt so với lúc bắt đầu ở cả 2 nhóm đều có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê sau
4 tuần điều trị (p > 0,05).

Biểu đồ 3.4. Mức độ cải thiện tình trạng cứng khớp gối hai nhóm sau 4 tuần
65

3.3.2.3. Mức độ cải thiện tình trạng khó khăn khi vận động theo thang điểm
WOMAC
Bảng 3.12. Mức độ cải thiện tình trạng khó khăn khi vận động của hai nhóm
sau 4 tuần

Nhóm chứng Nhóm can thiệp


Khó khăn
(n=52) (n=52) Giá trị p
khi vận động
M ± SD M ± SD
T0 55,37 ± 7,86 53,13 ± 7,19 0,134a
T2 36,75 ± 5,67 34,77 ± 5,65 0,077a
T4 21,38 ± 7,87 18,40 ± 5,44 0,027a
So sánh T0 và T2 p < 0,001b p < 0,001b
So sánh T0 và T4 p < 0,001b p < 0,001b
pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập
pb: kiểm định bằng phép kiểm t bắt cặp
M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nhận xét:
Điểm số WOMAC đựa vào tình trạng khó khăn khi vận động ở cả 2 nhóm đều giảm
dần theo thời gian. Sau 4 tuần điều trị khác biệt so với lúc bắt đầu 2 nhóm đều có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê sau 4 tuần (p < 0,05).
66

Biểu đồ 3.5. Mức độ cải thiện tình trạng khó khăn khi vận động của hai
nhóm
3.3.2.4. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo tổng điểm WOMAC
Bảng 3.13. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo tổng điểm WOMAC

Nhóm chứng Nhóm can thiệp


WOMAC (n=52) (n=52) Giá trị p
M ± SD M ± SD

T0 76,9 ± 8,09 75,06 ± 8,14 0,249a


T2 52,54 ± 5,66 50,35 ± 7,07 0,084a
T4 30,56 ± 9,1 26,01 ± 6,37 < 0,001a
So sánh T0 và T2 p < 0,001b p < 0,001b

So sánh T0 và T4 p < 0,001b p < 0,001b


pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập
pb: kiểm định bằng phép kiểm t bắt cặp
67

M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn


Nhận xét:
Điểm số WOMAC ở cả 2 nhóm đều giảm dần theo thời gian. Sau 4 tuần điều trị
khác biệt so với lúc bắt đầu ở cả 2 nhóm đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sự khác
biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê sau 4 tuần điều trị (p < 0,05).

Biểu đồ 3.6. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo tổng điểm WOMAC
68

Bảng 3.14. Số điểm giảm và tỉ lệ giảm theo thang điểm WOMAC


WOMAC WOMAC vận Tổng điểm
WOMAC đau
cứng khớp động WOMAC
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
can can can can
chứng chứng chứng chứng
thiệp thiệp thiệp thiệp
Số T2 3,51 3,96 2,51 2,38 18,62 18,36 24,36 24,71
điểm
giảm T4 8,11 9,67 4,17 4,56 33,99 34,73 46,34 49,05

Tỉ lệ T2 23,38 25,68 38,98 36,62 33,63 34,56 31,68 32,92

giảm T4 54,03 62,71 64,75 70,15 61,39 65,37 60,26 65,35

Nhận xét:
Thang điểm WOMAC đau sau điều trị có sự thay đổi như sau:
– Sau 2 tuần, nhóm chứng giảm 3,51 điểm, tỉ lệ giảm đạt 23,38% so với ban
đầu. Nhóm can thiệp giảm 3,96 điểm, tỉ lệ giảm đạt 25,68% so với ban đầu.
– Sau 4 tuần, nhóm chứng giảm 8,11 điểm, tỉ lệ giảm đạt 54,03%. Nhóm can
thiệp giảm 9,67 điểm, tỉ lệ giảm đạt 62,71% so với ban đầu.
Thang điểm WOMAC cứng khớp sau điều trị có sự thay đổi như sau:
– Sau 2 tuần, nhóm chứng giảm 2,51 điểm, tỉ lệ giảm đạt 38,98%. Nhóm can
thiệp giảm 2,38 điểm, tỉ lệ giảm đạt 36,62%.
– Sau 4 tuần, nhóm chứng giảm 4,17 điểm, tỉ lệ giảm đạt 64,75%. Nhóm can
thiệp giảm 4,56 điểm, tỉ lệ giảm đạt 70,15%.
Thang điểm WOMAC vận động sau điều trị có sự thay đổi như sau:
– Sau 2 tuần, nhóm chứng giảm 18,62 điểm, tỉ lệ giảm đạt 33,63%. Nhóm can
thiệp giảm 18,36 điểm, tỉ lệ giảm đạt 34,56%.
69

– Sau 4 tuần, nhóm chứng giảm 33.99 điểm, tỉ lệ giảm đạt 61.39%. Nhóm can
thiệp giảm 34.73 điểm, tỉ lệ giảm đạt 65.37%.
Tổng điểm WOMAC sau điều trị có sự thay đổi như sau:
– Sau 2 tuần, nhóm chứng giảm 24,36 điểm, tỉ lệ giảm đạt 31,68%. Nhóm can
thiệp giảm 24,71 điểm, tỉ lệ giảm đạt 32,92%.
– Sau 4 tuần, nhóm chứng giảm 46,34 điểm, tỉ lệ giảm đạt 60,26%. Nhóm can
thiệp giảm 49,05 điểm, tỉ lệ giảm đạt 65,35%.
3.3.3. Khác biệt của các thang điểm ở hai bệnh cảnh lâm sàng theo Y học cổ truyền
Bảng 3.15. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS ở hai bệnh cảnh lâm sàng
Y học cổ truyền

Phong hàn thấp Can thận âm hư


VAS (n=50) (n=54) Giá trị p
M ± SD M ± SD

T0 80,32 ± 8,24 81,28 ± 8,91 0,795a

T2 58,2 ± 13,82 60,62 ± 13,97 0,573a

T4 37,32 ± 10,70 35,28 ± 12,53 0,376a

So sánh T0 và T2 p < 0,001b p < 0,001b

So sánh T0 và T4 p < 0,001b p < 0,001b

pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập

pb: kiểm định bằng phép kiểm t bắt cặp

M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn


Nhận xét:
Điểm số VAS ở cả 2 nhóm bệnh cảnh đều giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên hoàn
toàn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống giữa 2 nhóm từ lúc trước khi điều trị, sau 2
70

tuần và sau 4 tuần điều trị (p > 0,05). Ở thời điểm sau 2 tuần điều trị đã thấy được sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê của cả 2 nhóm so với lúc trước điều trị (p < 0.05).

Biểu đồ 3.7. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS ở hai bệnh cảnh lâm
sàng Y học cổ truyền
Bảng 3.16. Mức độ cải thiện vận động theo thang điểm WOMAC ở hai bệnh
cảnh lâm sàng Y học cổ truyền

Phong hàn thấp Can thận âm hư


WOMAC (n=50) (n=54) Giá trị p
M ± SD M ± SD

T0 75,28 ± 8,67 76,72 ± 7,62 0,4a


T2 51,22 ± 6,53 51,50 ± 6,47 0,738a
T4 28,52 ± 7,48 27,52± 8,77 0,817a
So sánh T0 và T2 p < 0,001b p < 0,001b
So sánh T0 và T4 p < 0,001b p < 0,001b
71

pa: kiểm định bằng phép kiểm t độc lập


pb: kiểm định bằng phép kiểm t bắt cặp
M ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nhận xét:
Điểm số WOMAC ở cả 2 nhóm thể bệnh đều giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên
khác biệt hoàn toàn không có ý nghĩa thống giữa 2 nhóm từ lúc trước khi điều trị, sau 2
tuần và sau 4 tuần điều trị (p > 0,05). Ở thời điểm sau 2 tuần điều trị đã thấy được sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê của cả 2 nhóm so với trước điều trị (p < 0,05).

Biểu đồ 3.8. Mức độ cải thiện vận động theo thang điểm WOMAC phân theo thể
lâm sàng Y học cổ truyền
72

3.3.4. Tác dụng phụ không mong muốn


Bảng 3.17. Tác dụng phụ không mong muốn

Nhóm can thiệp Nhóm can thiệp


Tác dụng phụ (n=52) (n=52)
n % n %
Buồn nôn 0 0 0 0
Mệt mỏi 0 0 0 0
Chóng mặt 0 0 0 0
Tê nặng chi 0 0 0 0
Khác 0 0 0 0
Tổng cộng trường hợp
0 0 0 0
có tác dụng phụ
Tổng cộng trường hợp
52 100 52 100
không có tác dụng phụ
Nhận xét:
Không có BN nào trong 2 nhóm xuất hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn.
73

BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Nhóm tuổi trong nghiên cứu
Độ tuổi trung bình của nghiên cứu: nhóm chứng 62,06 ± 9,28 tuổi và nhóm can
thiệp 63 ± 11,84 tuổi. Đa số BN từ 60 tuổi trở lên. Không có sự khác biệt về tuổi giữa 2
nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
So sánh tuổi trung bình trong một số nghiên cứu khác cho thấy có sự tương đồng
về tuổi trung bình như trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vinh Quốc (tuổi trung bình
của BN nhóm nghiên cứu là 65,9 ± 5,6 tuổi và ở nhóm đối chứng là 66,7 ± 5,4 tuổi)73,
tác giả Phạm Xuân Phong (tuổi mắc THK gối trung bình là 65,4 ± 9,8 tuổi)74, tác giả Đỗ
Thị Tuyến ( tuổi mắc THK gối trung bình là 64,8 ± 10,9 tuổi)75. Một nghiên cứu của
Elena Losina và cộng sự thực hiện năm 2014 tại Hoa Kỳ với mục tiêu khảo sát về tuổi
chẩn đoán THK gối có triệu chứng trên lâm sàng; kết quả thu được cho thấy tuổi trung
bình của các bệnh nhân được chẩn đoán THK gối có triệu chứng trên lâm sàng là từ 55
tuổi đến 64 tuổi76.
Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với y văn và nhận định của hầu hết các
nghiên cứu với tỉ lệ mắc bệnh THK gối tăng theo tuổi18, 77. Sự gia tăng THK gối cùng
với tuổi là do những thay đổi tại sụn khớp, yếu cơ, mất tế bào sụn, mất tính mềm dẻo
của xương dưới sụn, đáp ứng thần kinh cơ không đầy đủ... dẫn đến tăng phá huỷ sụn
khớp18, 78.
4.1.2. Giới tính
Về giới tính, trong nghiên cứu này, tỉ lệ nữ chiếm đa số ở cả 2 nhóm với 75% BN
nữ ở nhóm chứng, 65,38% BN nữ ở nhóm can thiệp và không có sự khác biệt về giới
tính giữa 2 nhóm (p > 0,05). Điều này tương đồng với y văn của một số tác giả về tỉ lệ
THK gối cao hơn ở nữ giới so với nam giới như tác giả Michael Doherty2, tác giả Nguyễn
Văn Trí79 và những nghiên cứu của các tác giả như tác giả Đỗ Tân Khoa80, Phạm Ngọc
Thùy Trang22, tác giả Lê Quang Nhựt19, tác giả Trần Trí Thuật81.
74

Sự khác biệt về tỉ lệ THK gối giữa nam và nữ có liên quan đến thể tích sụn khớp
trong thời kỳ phát triển. Bình thường thể tích sụn khớp ở nam giới cao hơn nữ giới phụ
thuộc vào trọng lượng cơ thể và kích thước khối xương cũng như mức độ hoạt động sinh
lý. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt hormon của nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
cũng góp phần làm tăng tỉ lệ mắc THK gối của nữ nhiều hơn so với nam giới18, 82.
4.1.3. Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân nghề nghiệp thành 2 nhóm là lao động trí óc
và lao động chân tay. Nhóm lao động chân tay chiếm đa số với tỉ lệ 67,31% ở nhóm
chứng và 76,92% ở nhóm can thiệp. Nghề nghiệp phần lớn là làm ruộng (53,85% ở nhóm
chứng và 59,62% ở nhóm can thiệp). Không có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa những
bệnh nhân trong nhóm can thiệp và nhóm chứng (p > 0,05). Kết quả này của chúng tôi
tương đồng với nghiên cứu của nhiều tác giả như: Bùi Hải Bình với kết quả 61,9% BN
lao động chân tay83, Dương Đình Toàn với kết quả là 54.3% BN lao động chân tay84,
Huỳnh Anh Kiệt với tỉ lệ 89,55% BN thuộc nhóm lao động chân tay60.
Những công việc sử dụng khớp gối quá nhiều hoặc vận động thể chất quá mức
được xem là một trong những yếu tố nguy cơ chính làm khởi phát và diễn tiến nặng hơn
của THK gối1, 18. Dữ liệu thống kê về nghề nghiệp của các BN tham gia nghiên cứu này
phù hợp với y văn và nhận định của các tác giả khi nghiên cứu về mối liên quan của
THK gối và công việc85. Tư thế gập gối sâu, áp lực đè nặng lên khớp gối khi mang vác
gây tổn thương sụn khớp, làm khởi phát và thúc đẩy diễn tiến viêm tại khớp.
Bên cạnh đó, BN điều trị tại bệnh viện YHCT Long An đa phần đến từ các huyện
vùng xa, nơi tập trung người dân làm nghề nông chiếm đa số, tính chất công việc nặng
nhọc kèm với việc lặp đi lặp lại nhiều lần một công việc dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh
THK gối.
4.1.4. Chỉ số khối cơ thể
Tỉ lệ bệnh nhân có BMI < 23 kg/m2 ở cả 2 nhóm đều cao hơn tỉ lệ bệnh nhân có
BMI ≥ 23 kg/m2 , cụ thể ở nhóm chứng là 65,38% và nhóm can thiệp là 51,92%. BMI
75

được xem như là một yếu tố cơ học đóng vai trò khởi phát và tăng tốc độ thoái hoá của
sụn khớp, đặc biệt là ở các khớp chịu lực lớn như khớp gối và khớp cột sống. Nghiên
cứu của chúng tôi có kết quả khác biệt so với một số nghiên cứu của Bùi Hải Bình83,
Dương Đình Toàn84. Lý do có thể là ở địa phương thực hiện nghiên cứu, ở vùng thành
phố do mức sống cao, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nên tỉ lệ người dân có BMI cao hơn
so với vùng nông thôn, nơi nghề nông chiếm tỉ trọng lớn, cụ thể là BN nghiên cứu tại
bệnh viện YHCT Long An có hơn 50% bệnh nhân làm ruộng. BMI trung bình dao động
khoảng 21,61 kg/m2 ở nhóm chứng và 22,52 kg/m2 ở nhóm can thiệp.
4.1.5. Thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh đến lúc điều trị ở cả 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Đa số BN đến khám và điều trị đều có thời gian phát bệnh dưới 1 năm.
Thời gian mắc bệnh trung bình trong nhóm chứng là 9,9 ± 4,02 tháng, nhóm can thiệp là
9,27 ± 5,09 tháng.
Khi so sánh với nghiên cứu của những tác giả khác thì thời gian mắc bệnh trung
bình ở những BN trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Cụ thể như sau: nghiên cứu
của tác giả Elena Losina và cộng sự thực hiện năm 2013 cho thấy thời gian mắc bệnh
trung bình của nhóm bệnh nhân từ 25-34 tuổi là 5.48 năm, và ở nhóm từ 85 tuổi trở lên
là 3,39 năm76; Theo tác giả Hồ Thị Đoan Trinh (2014), thời gian mắc bệnh trung bình là
24-36 tháng86; Kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Hải Bình (2016) cho thấy thời gian
mắc bệnh trung bình là 40 ± 36,9 tháng83; Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Anh Kiệt (2018)
ghi nhận thời gian mắc bệnh trung bình là 17,86 ± 1,1 tháng60; Tác giả Bùi Trí Thuật
với nghiên cứu được thực hiện năm 2021, có kết quả thời gian mắc bệnh trung bình là
khoảng 16 tháng (1,5 năm)87.
Theo tác giả Elena Losina, thời điểm chẩn đoán THK gối ngày nay có xu hướng
sớm hơn kể từ khi BN có những dấu hiệu lâm sàng đầu tiên76. Kết quả này của chúng tôi
phản ánh phần nào nhận thức tốt hơn của BN về tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm
76

THK gối. Bên cạnh đó, sự tiến bộ về mặt chuyên môn lâm sàng và cận lâm sàng tại các
bệnh viện cũng góp phần vào việc giúp phát hiện sớm bệnh.
4.1.6. Bệnh lý đi kèm
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính khác biệt ở cả 2 nhóm không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó, tỉ lệ BN đã được chẩn đoán THK chiếm tỉ lệ
cao nhất (73,08% ở nhóm chứng và 65,38% ở nhóm can thiệp), cao thứ hai là bệnh tăng
huyết áp (61,54% ở nhóm chứng và 51,92% ở nhóm can thiệp). Nghiên cứu này của
chúng tôi có điểm tương đồng với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Anh Kiệt (2018) với
kết quả tỉ lệ bệnh kèm theo cao nhất trong mẫu nghiên cứu là tăng huyết áp (16,42%) và
THK (9,7%)60.
Quá trình tích tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của THK. Tiến
trình lão hóa của cơ thể không chỉ xảy ra ở hệ cơ xương khớp, mà còn xảy ra ở toàn bộ
hệ cơ quan khác trong cơ thể. Điều này gây nên sự suy giảm một cách hệ thống và từ từ
của toàn bộ cơ thể thông qua các bệnh thường gặp ở người cao tuổi như THK, tăng huyết
áp.
4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước khi điều trị của cả hai nhóm
4.2.1. Các thể lâm sàng của Y học cổ truyền
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn BN thuộc hai thể là Can thận âm hư và
Phong hàn thấp, vì đây là hai thể bệnh phù hợp để điều trị bằng viên nang ĐHTKS theo
lý luận của YHCT. Chúng tôi ghi nhận được có 51,92% BN thuộc thể Can thận âm hư
và 48,08% BN thuộc thể Phong hàn thấp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
các thể lâm sàng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (p > 0.05).
Tỉ lệ BN thể Can thận âm hư cao hơn BN thể Phong hàn thấp trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Anh Kiệt (2018), với tỉ
lệ BN Can thận âm hư là 36,57% cao hơn BN thể Phong hàn thấp chiếm 34,33%60. Tuy
nhiên, trong một số nghiên cứu của các tác giả khác thì có sự khác biệt về tỉ lệ BN của 2
thể, như trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Tân Khoa (2005) thì tỉ lệ BN thể Phong hàn
77

thấp (57,58%) chiếm ưu thế hơn BN thể Can thận âm hư (33,33%)80; Nghiên cứu của
tác giả Phạm Thị Minh Tâm (2004) có tỉ lệ BN thể Phong hàn thấp và Can thận âm hư
là như nhau (43,3%)88.
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ BN thể Can thận âm hư chiếm ưu thế là phù hợp
với thực tế lâm sàng, vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là những BN lớn tuổi,
lao động chân tay là chính. Theo YHCT, người lớn tuổi, lao động nặng nhọc lâu ngày dễ
dẫn đến thiên quý suy, can thận hư suy, gây nên các chứng đau nhức xương khớp. Tuy
nhiên sự chênh lệch giữa hai thể lại không quá lớn vì BN trong nghiên cứu của chúng
tôi phần lớn là làm ruộng, nên dễ nhiễm ngoại tà, đặc biệt là phong hàn thấp.
4.2.2. Thang điểm VAS và WOMAC trước điều trị
Điểm VAS trung bình trước điều trị của nhóm chứng là 80,6 ± 8,88 mm, của nhóm
can thiệp là 80,5 ± 8,31 mm, đều thuộc mức độ đau nặng theo phân loại đau của thang
điểm VAS. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số thang thang điểm
VAS giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp (p > 0,05). Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh
Anh Kiệt (2018) trên những BN THK gối ở BV YHCT Đồng Tháp thì điểm VAS trung
bình trong nhóm nghiên cứu là 87,88 ± 0,49 mm, trong đó nhóm can thiệp có điểm VAS
trung bình là 87,44 ± 0,84 mm, còn nhóm chứng là 88,32 ± 0,52 mm, mức điểm này nằm
trong mức độ đau nặng theo phân loại đau của thang điểm VAS60. Điểm VAS trung bình
trước nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả.
Điểm WOMAC trung bình trước điều trị của nhóm chứng là 76,90 ± 8,09 điểm, nhóm
can thiệp là 75,06 ± 8,14 điểm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm
WOMAC giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp (p > 0,05). Kết quả này của chúng tôi
tương tự kết quả trong nghiên cứu của tác giả Huỳnh Anh Kiệt (2018), với điểm
WOMAC trung bình trước điều trị chung là 73,18 ± 0,58 điểm, trong đó nhóm can thiệp
là 72,73 ± 0,79 điểm và nhóm chứng là 73,63 ± 0,87 điểm.60
78

4.2.3. Dấu hiệu lâm sàng trước điều trị


Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ BN đau khớp gối trái, phải và 2 bên là tương
tự nhau, trong đó BN đau cả hai khớp chiếm tỉ lệ nhiều nhất (44,23%). Nhóm can thiệp
có tỉ lệ BN đau khớp gối trái nhiều hơn nhóm chứng và nhóm chứng có tỉ lệ BN đau
khớp gối phải nhiều hơn nhóm can thiệp. Sự khác biệt về vị trí đau khớp gối giữa 2 nhóm
can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). THK gối là một bệnh lý
ban đầu thường xảy ra ở một bên khớp chịu lực chính trong thời gian dài, bệnh diễn tiến
lâu ngày nặng hơn sẽ dẫn đến thoái hóa cả 2 bên khớp chịu lực. Nghiên cứu của chúng
tôi có kết quả tương tự như nghiên cứu của tác giả Huỳnh Anh Kiệt (2018) với tỉ lệ BN
đau cả 2 khớp chiếm tỉ lệ cao nhất là 71,64% trong mẫu nghiên cứu60.
100% BN tham gia nghiên cứu của chúng tôi có triệu chứng lạo xạo khớp gối, cứng
khớp dưới 30 phút và tất cả BN đều có phim X quang với biểu hiện THK gối. Kết quả
này phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR)
1991. Đồng thời kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của một số tác
giả khác như: Huỳnh Anh Kiệt (2018)60, Nguyễn Thị Minh Khoa (2021)69.
4.2.4. Sinh hiệu trước điều trị
Sinh hiệu của BN trước điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi đều có giá trị nằm
trong mức bình thường và không có sự khác biệt giữa hai nhóm, cụ thể như sau:
– Tần số mạch trung bình của BN trước điều trị trong nhóm chứng là 72,52 ±
11,49 lần/phút, tần số mạch trung bình trong nhóm can thiệp là 76,75 ± 11,88
lần/phút. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và
nhóm can thiệp (p > 0,05).
– Huyết áp tâm trương trung bình của BN trước điều trị trong nhóm chứng là
79,04 ± 6,64 mmHg, huyết áp tâm trương trung bình của BN trong nhóm
can thiệp là 78,85 ± 7,52 mmHg. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp (p > 0,05).
79

– Huyết áp tâm thu trung bình của BN trước điều trị trong nhóm chứng là
116,25 ± 10,57 mmHg, huyết áp tâm thu của BN trong nhóm can thiệp là
114,52 ± 10,21 mmHg. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm chứng và nhóm can thiệp (p > 0,05).
– Nhiệt độ trung bình của BN trước điều trị trong nhóm chứng là 36,99 ± 0,26
o
C, nhiệt độ trung bình của BN trong nhóm can thiệp là 37,01 ± 0,26 oC.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm can
thiệp (p > 0,05).
– Nhịp thở trung bình của BN trước điều trị trong nhóm chứng là 18,35 ± 2,78
lần/phút, nhịp thở trung bình của BN trong nhóm can thiệp là 17,90 ± 2,55
lần/phút. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và
nhóm can thiệp (p > 0,05).
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Tân Khoa (2005), tần số mạch trung bình trước
nghiên cứu của BN tham gia nghiên cứu là 79,7 ± 5,5 lần/phút, huyết áp tâm thu trung
bình trước điều trị của BN tham gia nghiên cứu là 124,1 ± 14,17 mmHg, huyết áp tâm
trương trung bình trước điều trị của BN tham gia nghiên cứu là 76,5 ± 7,33 mmHg80.
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Anh Kiệt (2018), tần số mạch trung bình trước nghiên
cứu của nhóm chứng là 80,41 ± 0,69 lần/phút, nhóm can thiệp là 81,01 ± 0,78 mmHg;
Huyết áp tâm thu trung bình trước điều trị của nhóm chứng là 126,26 ± 1,83 mmHg,
nhóm can thiệp là 130,14 ± 1,43; Huyết áp tâm trương trung bình trước điều trị của nhóm
chứng là 77,31 ± 0,96 mmHg, nhóm can thiệp là 79,4 ± 0,84 mmHg; Nhiệt độ trung bình
trước điều trị của nhóm chứng là 37,14 ± 0,31 oC, nhóm can thiệp là 37,11 ± 0,27 oC;
Nhịp thở trung bình trước điều trị của nhóm chứng là 20,19 ± 0,15 lần/phút, nhóm can
thiệp là 20,2 ± 0,14 lần/phút60. Các chỉ số sinh hiệu trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi bao gồm tần số mạch, huyết áp tâm trương, nhiệt độ, nhịp thở tương đồng với
những nghiên cứu của các tác giả trên. Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình trước nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn của những tác giả khác.
80

4.3. Tác dụng giảm đau của điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh
4.3.1. Mức độ, cường độ giảm đau theo thang điểm VAS
Sau 2 tuần điều trị, hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS của phương pháp điện
châm kết hợp viên nang ĐHTKS cải thiện hơn so với trước điều trị, nhưng không thấy
sự khác biệt về hiệu quả so với nhóm chứng. Cụ thể là, điểm VAS trung bình sau 2 tuần
điều trị ở nhóm can thiệp giảm từ 80,5 mm xuống còn 57,06 mm, và ở nhóm chứng là
80.6 mm xuống còn 60.94 mm (p > 0.05). Nhóm can thiệp giảm 23.44 mm, tỉ lệ giảm
đạt 29,12% và nhóm chứng giảm 19,66 mm, tỉ lệ giảm đạt 24,39%.
Tuy nhiên sau 4 tuần điều trị phương pháp điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS
có hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS cao hơn so với nhóm chứng chỉ sử dụng điện
châm đơn thuần. Cụ thể là, điểm VAS trung bình sau 4 tuần điều trị ở nhóm chứng giảm
từ 80.6 mm xuống còn 38,87 mm (giảm được 41,73 mm), tỉ lệ giảm đạt 51,77%; trong
khi đó, ở nhóm can thiệp là 80,5 mm xuống còn 33,65 mm (giảm được 46,85 mm), tỉ lệ
giảm đạt 58,2% (p < 0,05). Bên cạnh đó, ở thời điểm trước điều trị, cường độ đau vừa
và nặng ở 2 nhóm là như nhau (32,69% BN đau vừa và 67,31% BN đau nặng); Sau 4
tuần điều trị thì tỉ lệ BN đau nhẹ ở nhóm can thiệp là 90,38% và cao hơn nhóm chứng
với tỉ lệ là 69,23% (p < 0,05).
Căn cứ vào Biểu đồ 3.1 về mức độ giảm đau theo thang điểm VAS sau 4 tuần điều
trị của cả 2 nhóm, chúng tôi nhận thấy rằng kết quả giảm đau của 2 nhóm có xu hướng
khác biệt dần theo thời gian, dự kiến nếu kéo dài thêm thời gian nghiên cứu, nhóm can
thiệp sẽ có hiệu quả điều trị nhiều hơn so với nhóm chứng.
Theo tác giả Nguyễn Giang Thanh (2013)89 khi nghiên cứu về hiệu quả giảm đau
của cấy chỉ kết hợp bài thuốc sắc ĐHTKS trên BN THK gối. Nghiên cứu gồm 60 BN
chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm chứng được điều trị bằng bài thuốc sắc ĐHTKS, và
nhóm nghiên cứu được điều trị bằng điện châm kết hợp bài thuốc sắc ĐHTKS. Điểm
VAS trung bình trước nghiên cứu là 6,47 ± 1,22 cm ở nhóm nghiên cứu. Sau 15 ngày
điều trị thì nhóm nghiên cứu giảm còn 3,32 ± 1,19 cm. Sau 30 ngày điều trị thì nhóm
81

nghiên cứu giảm còn 1,13 ± 1,22 cm. Với mức điểm giảm lần lượt tại thời điểm sau 15
ngày điều trị và sau 30 ngày điều trị như sau: sau 15 ngày điều trị, giảm 3,15 cm, tỉ lệ
giảm là 48,69%; sau 30 ngày điều trị, giảm 5,34 cm, tỉ lệ giảm là 82.53%. Kết quả này
có mức giảm điểm VAS trung bình sau nghiên cứu cao hơn 6,5 mm so với nghiên cứu
của chúng tôi. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả dùng phương pháp cấy chỉ kết hợp với
bài thuốc sắc ĐHTKS, trong đó cấy chỉ là một phương pháp của châm cứu với sự kích
thích liên tục trên huyệt nên khả năng đạt hiệu quả cao hơn so với phương pháp điện
châm của chúng tôi. Mặc dù vậy, cấy chỉ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn cao
hơn so với điện châm. Ngoài ra, tỉ lệ giảm của tác giả cao hơn rõ rệt so với nghiên cứu
của chúng tôi; sự khác biệt rõ rệt này là do điểm VAS trung bình trước nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn của tác giả.
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Mỹ Hạnh (2020)90 đánh giá tác dụng giảm đau của
điện châm kết hợp siêu âm trên BN THK gối, thực hiện trên 30 BN. Tất cả BN đều được
điều trị bằng điện châm kết hợp siêu âm, đánh giá trước và sau điều trị cho kết quả như
sau: điểm VAS trung bình giảm từ 5,51 ± 1,17 cm xuống còn 3,20 ± 0,80, giảm 2,31 ±
0,76 cm. Kết quả này có mức giảm điểm VAS thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi cả về
số điểm giảm và tỉ lệ giảm so với ban đầu.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2021)91 đánh giá tác dụng giảm đau của
viên khớp Vintong kết hợp phương pháp tiêm Knee-Collagen nội khớp điều trị THK gối
nguyên phát, thực hiện trên 60 BN, được chia thành 2 nhóm như sau: nhóm chứng gồm
30 BN được điều trị bằng Paracetamol, nhóm nghiên cứu gồm 30 BN được điều trị bằng
viên khớp Vintong kết hợp tiêm Knee-Collagen tiêm nội khớp. Sau 14 ngày điều trị,
điểm VAS trung bình trong nhóm nghiên cứu giảm từ 6,77 ± 1,47 cm xuống còn 3,20 ±
1,19 cm (giảm 3,52 cm, tỉ lệ giảm đạt 51,99%). Sau 28 ngày điều trị, điểm VAS trung
bình trong nhóm nghiên cứu giảm xuống còn 1,10 ± 1,21 cm (giảm 5,67 cm, tỉ lệ giảm
đạt 83,75% so với trước điều trị). Ở kết quả phân loại cường độ đau theo thang điểm
VAS: trước nghiên cứu có 33,3% BN đau nặng và 66,7% BN đau vừa; sau 14 ngày điều
82

trị còn 36,7% BN đau vừa và 63,3% BN đau nhẹ; sau 28 ngày điều trị còn 6,7% BN đau
vừa, 56,7% BN đau nhẹ và có 36,7% BN hết đau. Kết quả này của tác giả có mức giảm
điểm VAS trung bình cao hơn của chúng tôi 0,98 cm ở thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tỉ lệ BN đạt mức đau nhẹ và vừa cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả còn có 36,7% BN hết đau sau điều trị. Tuy nhiên, điểm
VAS trung bình trước nghiên cứu của chúng tôi ở mức độ đau nặng theo thang điểm
VAS và BN có mức độ đau nặng chiếm đa số trong nhóm nghiên cứu (67,31%); trong
khi đó, điểm VAS trung bình trước nghiên cứu của tác giả chỉ đạt ở cường độ đau vừa
(6,77 ± 1,47 cm) và BN có cường độ đau nhẹ chiếm đa số (66,7%).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Khoa (2021)69 đánh giá tác dụng của
điện châm kết hợp với sóng ngắn trong điều trị BN THK gối, thực hiện trên 66 BN, được
chia thành 2 nhóm như sau: nhóm nghiên cứu gồm 33 BN được điều trị bằng điện châm
kết hợp sóng ngắn, nhóm chứng gồm 33 BN được điều trị bằng điện châm. Sau 14 ngày
điều trị, nhóm nghiên cứu có điểm VAS trung bình từ 5,42 ± 0,73 cm giảm xuống còn
2,7 ± 1,05 cm (giảm 2,72 cm, tỉ lệ giảm đạt 50,18%). Sau 21 ngày điều trị, nhóm nghiên
cứu còn 1,09 ± 1,03 cm (giảm 4,33 cm, tỉ lệ giảm đạt 79,89% so với trước điều trị). Mức
độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị có 94,6% BN đau vừa và 5,4% BN đau ít;
sau điều trị có 42,9% BN đau ít và 57,1% BN hết đau. Số điểm giảm theo thang điểm
VAS trung bình của chúng tôi cao hơn so với tác giả, nhưng tỉ lệ giảm của chúng tôi thấp
hơn so với tác giả vì điểm VAS trung bình trước nghiên cứu của tác giả thấp hơn của
chúng tôi. So sánh về cường độ đau theo thang điểm VAS của chúng tôi với tác giả tương
tự như khi so sánh nghiên cứu của chúng tôi với tác giả Nguyễn Thị Hoa (2021) 91. Điểm
VAS trước nghiên cứu của chúng tôi ở cường độ đau nặng và chiếm tỉ lệ cao vượt trội
so với tác giả; trong khi đó, điểm VAS trung bình trước nghiên cứu của tác giả phần lớn
là ở cường độ đau vừa và không có BN đau nặng.
Điểm VAS trung bình ở 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi giảm dần trong
suốt 4 tuần nghiên cứu và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm sau khi kết
83

thúc điều trị ở thời điểm sau 4 tuần. Cường độ đau theo thang điểm VAS cũng thay đổi
ở cả 2 nhóm, trong đó nhóm nghiên cứu có sự cải thiện cao hơn đáng kể về cường độ
đau so với nhóm chứng, cụ thể như sau: sau 4 tuần điều trị thì nhóm nghiên cứu có
90,38% BN đau nhẹ, cao hơn nhóm chứng với 69,23% BN đau nhẹ; nhóm nghiên cứu
có 9,62% BN đau vừa, thấp hơn nhóm chứng với tỉ lệ là 30.77% BN đau vừa; không có
BN đau nặng hoặc không đau ở cả 2 nhóm. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị mức độ đau
theo thang điểm VAS mặc dù có giảm so với trước điều trị, nhưng lại chưa cho thấy sự
khác biệt vượt trội của phương pháp điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS
so với điều trị bằng điện châm đơn thuần. Như vậy, phương pháp điều trị bằng điện châm
kết hợp viên nang ĐHTKS có hiệu quả giảm đau trong bệnh THK gối cao hơn phương
pháp điều trị bằng điện châm đơn thuần, nhưng cần thời gian nhiều hơn 2 tuần để có thể
thấy được hiệu quả vượt trội này.
Theo tác giả Đỗ Tân Khoa trong nghiên cứu thực hiện năm 2005 với mục tiêu đánh
giá tác dụng điều trị của viên nén ĐHTKS trên những BN hư khớp gối, kết quả ghi nhận
theo thang điểm giảm đau EVA thì tác dụng giảm đau đã có từ tuần thứ nhất, nhưng so
với giả dược thì tác dụng vượt trội của viên nén ĐHTKS có từ sau tuần thứ 2 trở đi80.
Tuy tác giả sử dụng thang điểm đau khác của chúng tôi nhưng phần nào cũng cho thấy
sự tương đồng về thời điểm bắt đầu có hiệu quả giảm đau trên BN THK gối.
Như vậy, cần có những nghiên cứu dài hơn để có thể xác định thời gian đạt hiệu
quả tối ưu và mức độ kéo dài của hiệu quả giảm đau trong điều trị giảm đau THK gối.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu với những thông tin chi tiết hơn về thời điểm bắt đầu có
hiệu quả vượt trội của phương pháp điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS so với điện
châm đơn thuần.
4.3.2. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo thang điểm WOMAC
4.3.2.1. Mức độ đau theo thang điểm WOMAC đau
Sau 2 tuần điều trị, mức độ đau khớp gối theo thang điểm WOMAC đau có cải
thiện hơn so với trước điều trị. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về mức độ đau khớp
84

gối giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp (p > 0,05). Cụ thể về mức độ đau theo thang
điểm WOMAC đau như sau: nhóm chứng từ 15,01 ± 3,05 điểm giảm còn 11,50 ± 2,17
(giảm 3,51 điểm, tỉ lệ giảm đạt 23,38%), nhóm can thiệp từ 15,42 ± 2,72 điểm giảm còn
11,46 ± 2,27 điểm (giảm 3,96 điểm, tỉ lệ giảm đạt 25,68%).
Ở thời điểm sau 4 tuần điều trị, mức độ đau khớp gối theo thang điểm WOMAC
vẫn tiếp tục cải thiện và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm
can thiệp. Cụ thể như sau: nhóm chứng từ 15,01 ± 3,05 điểm giảm còn 6,90 ± 2,38 điểm
(giảm 8,11 điểm, tỉ lệ giảm đạt 54,03%), nhóm can thiệp từ 15,42 ± 2,72 điểm giảm còn
5,75 ± 2,13 điểm (giảm 9,67 điểm, tỉ lệ giảm đạt 62,71%).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2021)91, sau 14 ngày điều trị, điểm
WOMAC đau giảm từ 12,1 ± 1,83 điểm xuống còn 6,60 ± 2,37 điểm (giảm 5,5 điểm, tỉ
lệ giảm đạt 45,45%). Sau 28 ngày điều trị, điểm WOMAC đau từ 12,1 ± 1,83 điểm giảm
xuống còn 3,33 ± 1,92 (giảm 8,77 điểm, tỉ lệ giảm đạt 72,48%). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi có số điểm giảm đau theo WOMAC thấp hơn tác giả ở thời điểm sau 2 tuần
điều trị, nhưng sau 4 tuần điều trị thì số điểm giảm của chúng tôi cao hơn tác giả. Tỉ lệ
giảm điểm của chúng tôi thấp hơn của tác giả vì điểm trung bình trước nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn của tác giả.
Nghiên cứu của tác giả Sun Yue và cộng sự (2021)72 thực hiện trên 70 BN THK
gối được chia thành 2 nhóm: nhóm chứng gồm 35 BN được điều trị bằng thuốc sắc
ĐHTKS và nhóm can thiệp gồm 35 BN được điều trị bằng cao dán giảm đau kết hợp
thuốc sắc ĐHTKS. Sau 2 tuần điều trị, điểm WOMAC đau trong nhóm can thiệp giảm
từ 12,7 ± 1,42 điểm xuống còn 7,5 ± 1,51 điểm (giảm 5,2 điểm, tỉ lệ giảm đạt 69,33%).
Mức giảm sau 2 tuần điều trị của tác giả cao hơn kết quả của chúng tôi, nhưng nghiên
cứu của tác giả chỉ kéo dài trong 2 tuần điều trị nên chưa thể phản ánh được hết mức độ
diễn tiến của thang điểm WOMAC đau để so sánh với sự thay đổi thang điểm đau theo
WOMAC của chúng tôi. Bên cạnh đó, điểm WOMAC trước nghiên cứu của tác giả cũng
thấp hơn của chúng tôi.
85

Tương tự mức độ đau theo thang điểm VAS, điểm đau theo thang WOMAC của
chúng tôi trên những BN nhóm can thiệp giảm dần từ lúc bắt đầu điều trị đến khi kết
thúc điều trị trong thời gian 4 tuần theo dõi. Ở thời điểm sau 2 tuần điều trị, sự khác biệt
về điểm đau theo thang WOMAC giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp là không có ý
nghĩa thống kê. Điều này cho thấy điều trị điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS trong
2 tuần không làm cải thiện đau hơn so với chỉ điều trị bằng điện châm đơn thuần. Đến
thời điểm sau 4 tuần điều trị thì phương pháp điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang
ĐHTKS có hiệu quả rõ rệt hơn so với điều trị điện châm đơn thuần, thể hiện qua sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về điểm đau WOMAC giữa 2 nhóm theo dõi.
4.3.2.2. Mức độ cứng khớp theo thang điểm WOMAC cứng khớp
Sau 2 tuần điều trị, mức độ cứng khớp theo thang điểm WOMAC cứng khớp có cải
thiện hơn so với lúc trước điều trị, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa nhóm chứng và
nhóm can thiệp (p > 0,05). Điểm WOMAC cứng khớp ở thời điểm sau 2 tuần điều trị
thay đổi như sau: nhóm chứng giảm từ 6,44 ± 1,16 điểm xuống còn 4,29 ± 1,18 điểm
(giảm 2,15 điểm, tỉ lệ giảm đạt 38,98%), nhóm can thiệp giảm từ 6,5 ± 1,26 điểm xuống
còn 4,12 ± 1,15 điểm (giảm 2,38 điểm, tỉ lệ giảm đạt 36,62%).
Sau 4 tuần điều trị, mức độ cứng khớp theo thang điểm WOMAC cứng khớp cũng
có cải thiện so với ban đầu (p < 0,05), nhưng vẫn chưa thấy được sự khác biệt giữa nhóm
can thiệp và nhóm chứng như ở thời điểm sau 2 tuần điều trị (p > 0,05). Sự thay đổi điểm
WOMAC cứng khớp sau 4 tuần điều trị ghi nhận như sau: nhóm chứng giảm từ 6,44 ±
1,16 điểm xuống còn 2,27 ± 1,63 điểm (giảm 4,17 điểm, tỉ lệ giảm đạt 64,75%), nhóm
can thiệp giảm từ 6,5 ± 1,26 điểm xuống còn 1,94 ± 1,59 điểm (giảm 4,56 điểm, tỉ lệ
giảm đạt 70,15%).
Biểu đồ 3.4 về mức độ cải thiện tình trạng cứng khớp gối theo thang điểm WOMAC
cho thấy qua thời gian điều trị 4 tuần, khoảng khác biệt về điểm số của 2 nhóm có xu
hướng rộng dần, nhóm can thiệp có ưu thế giảm đau nhiều hơn so với nhóm chứng.
86

Chúng tôi kỳ vọng nếu nghiên cứu kéo dài thêm một thời gian nữa thì có khả năng khác
biệt ở 2 nhóm sẽ có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của tác giả Sun Yue và cộng sự (2021)72, sau 2 tuần điều trị, điểm
WOMAC cứng khớp trong nhóm can thiệp giảm từ 7,2 ± 0,92 điểm xuống còn 4,4 ±
0,84 điểm (giảm 2,8 điểm, tỉ lệ giảm đạt 38,89%). Nghiên cứu của chúng tôi có mức độ
giảm điểm WOMAC cứng khớp sau 2 tuần điều trị theo số điểm giảm và tỉ lệ giảm tương
đương với kết quả của tác giả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả thì ở thời điểm sau
2 tuần điều trị đã có sự khác biệt về điểm WOMAC cứng khớp giữa 2 nhóm can thiệp
và nhóm chứng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2021)91, sau 14 ngày điều trị, điểm
WOMAC cứng khớp của nhóm can thiệp giảm từ 4,2 ± 0,92 điểm xuống còn 2,7 ± 0,95
điểm (giảm 1,5 điểm, tỉ lệ giảm đạt 35,71%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm (p < 0,05). Sau 28 ngày điều trị, điểm WOMAC cứng khớp của nhóm can thiệp
giảm từ 4,2 ± 0,92 điểm xuống còn 1,07 ± 0,87 điểm (giảm 3,13 điểm, tỉ lệ giảm đạt
74,52%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p < 0,05). Mức giảm điểm này
của tác giả thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, về hiệu quả giảm cứng khớp
vượt trội theo WOMAC của nhóm can thiệp và nhóm chứng trong nghiên cứu của tác
giả đã bắt đầu xuất hiện từ sau 2 tuần điều trị và kéo dài đến sau 4 tuần điều trị. Mặc dù
vậy, nghiên cứu của tác giả có phương pháp can thiệp khác chúng tôi nên khó có thể so
sánh về thời điểm có hiệu quả vượt trội của nhóm can thiệp so với nhóm chứng.
Mức độ cứng khớp theo thang điểm WOMAC của nghiên cứu chúng tôi giảm dần
trong suốt 4 tuần điều trị và có hiệu quả rõ rệt so với trước điều trị. Tuy nhiên, sau 4 tuần
điều trị chúng tôi vẫn chưa ghi nhận được sự khác biệt vượt trội trong hiệu quả điều trị
của phương pháp điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS so với điện châm đơn thuần. Khi
so sánh với các nghiên cứu khác thì chúng tôi nhận thấy hiệu quả giảm cứng khớp trong
nhóm can thiệp tương đương hoặc cao hơn so với nghiên cứu khác. Như vậy, có thể thấy
87

rằng viên nang ĐHTKS cần thời gian điều trị dài hơn 4 tuần để có thể đạt được hiệu quả
giảm cứng khớp rõ rệt.
4.3.2.3. Mức độ cải thiện tình trạng khó khăn khi vận động theo thang điểm
WOMAC
Sau 2 tuần điều trị, điểm WOMAC về khó khăn khi vận động giảm so với trước
điều trị, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). Nhóm
chứng có điểm WOMAC giảm từ 55,37 ± 7,86 điểm xuống còn 36,75 ± 5,67 điểm (giảm
18,62 điểm, tỉ lệ giảm đạt 33,63%), nhóm can thiệp giảm từ 53,13 ± 7,19 điểm xuống
còn 34,77 ± 5,65 điểm (giảm 18,36, tỉ lệ giảm đạt 34,56%).
Sau 4 tuần điều trị, điểm WOMAC về khó khăn khi vận động vẫn tiếp tục giảm ở
2 nhóm, và có sự vượt trội về hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp viên
nang ĐHTKS so với điều trị bằng điện châm đơn thuần. Cụ thể khi kết thúc điều trị như
sau như sau: nhóm chứng đạt 21,38 ± 7,87 điểm (giảm 33,99 điểm, tỉ lệ giảm đạt
61,39%), nhóm can thiệp đạt 18,40 ± 5,44 điểm (giảm 34,73 điểm, tỉ lệ giảm đạt
65,37%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nghiên cứu của tác giả Sun Yue và cộng sự (2021)72, sau 2 tuần điều trị, điểm
WOMAC về khó khăn khi vận động trong nhóm can thiệp giảm từ 54,9 ± 2,42 điểm
xuống còn 46,9 ± 1,29 điểm (giảm 8 điểm, tỉ lệ giảm đạt 14,57%). Nghiên cứu của chúng
tôi có mức độ giảm điểm WOMAC về khó khăn khi vận động sau 2 tuần điều trị cao hơn
kết quả của tác giả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả thì ở thời điểm sau 2 tuần
điều trị đã có sự khác biệt giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2021)91, sau 14 ngày điều trị, điểm
WOMAC về khó khăn khi vận động của nhóm can thiệp giảm từ 35,33 ± 7,21 điểm
xuống còn 21,67 ± 5,93 điểm (giảm 13,66 điểm, tỉ lệ giảm đạt 38,66%) và không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). Sau 28 ngày điều trị, nhóm can
thiệp giảm xuống còn 9,30 ± 5,53 điểm (giảm 26,03 điểm, tỉ lệ giảm đạt 73,68%), có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p < 0,05). Điểm WOMAC về khó khăn khi
88

vận động của chúng tôi có số điểm giảm cao hơn của tác giả. Nhưng tỉ lệ giảm của tác
giả lại cao hơn vì điểm WOMAC về khó khăn khi vận động trước nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả. Có sự tương đồng về thời điểm bắt đầu xuất
hiện hiệu quả vượt trội hơn của nhóm can thiệp so với nhóm chứng trong nghiên cứu của
chúng tôi và của tác giả.
Mức độ khó khăn khi vận động theo thang điểm WOMAC của nghiên cứu chúng
tôi giảm dần trong suốt 4 tuần điều trị và có hiệu quả rõ rệt so với trước điều trị. Sau 2
tuần điều trị, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận được sự khác biệt vượt trội của nhóm can
thiệp. Sau 4 tuần điều trị thì có sự khác biệt vượt trội của nhóm can thiệp so với nhóm
chứng. Khi so sánh với các nghiên cứu khác, thì nghiên cứu của chúng tôi có số điểm
giảm cao hơn của các tác giả khác. Như vậy phương pháp điều trị bằng điện châm kết
hợp viên nang ĐHTKS có hiệu quả giảm tình trạng khó khăn khi vận động theo thang
điểm WOMAC tốt hơn so với chỉ điều trị điện châm và cần thời gian 4 tuần để thấy được
sự vượt trội đó.
4.3.2.4. Mức độ cải thiện khả năng vận động theo tổng điểm WOMAC
Sau 2 tuần điều trị, tổng điểm WOMAC giảm so với trước điều trị, nhưng không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). Nhóm chứng có tổng điểm
WOMAC giảm từ 76,9 ± 8,09 điểm xuống còn 52,54 ± 5,66 điểm (giảm 24,36 điểm, tỉ
lệ giảm đạt 31,68%), nhóm can thiệp giảm từ 75,06 ± 8,14 điểm xuống còn 50,35 ± 7,07
điểm (giảm 24,71 điểm, tỉ lệ giảm đạt 32,92%).
Sau 4 tuần điều trị, tổng điểm WOMAC vẫn tiếp tục giảm ở 2 nhóm, và có sự vượt
trội về hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS so với
điều trị bằng điện châm đơn thuần. Cụ thể khi kết thúc điều trị như sau như sau: nhóm
chứng đạt 30,56 ± 9,1 điểm (giảm 46,34 điểm, tỉ lệ giảm đạt 60,26%), nhóm can thiệp
đạt 26,01 ± 6,37 điểm (giảm 49,05 điểm, tỉ lệ giảm đạt 65,35%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
89

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2021)91, sau 2 tuần điều trị, tổng điểm
WOMAC trong nhóm can thiệp giảm từ 51,63 ± 9,67 xuống còn 31,0 ± 8,60 điểm (giảm
20,63 điểm, tỉ lệ giảm đạt 39,95%) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm (p > 0,05). Sau 4 tuần điều trị, thì giảm xuống còn 13,83 ± 7,96 điểm (giảm 37,8
điểm, tỉ lệ giảm đạt 73,21%), sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm
này. Tổng điểm WOMAC của chúng tôi có số điểm giảm nhiều hơn của tác giả, và thời
điểm bắt đầu có hiệu quả vượt trội của nhóm can thiệp so với nhóm chứng tương đồng
giữa nghiên cứu của chúng tôi và tác giả. Tuy nhiên, tỉ lệ giảm điểm WOMAC của chúng
tôi thấp hơn vì điểm WOMAC trước điều trị của chúng tôi cao hơn của tác giả.
Nghiên cứu của tác giả Liu Kunrui và cộng sự (2019)92, đánh giá hiệu quả điều trị
của châm cứu kết hợp bài thuốc sắc ĐHTKS trên BN THK gối thể Can thận hư. Nghiên
cứu thực hiện trên 98 BN, được chia thành 2 nhóm như sau: nhóm chứng gồm 49 BN
được điều trị bằng châm cứu, nhóm can thiệp gồm 49 BN được điều trị bằng châm cứu
kết hợp bài thuốc sắc ĐHTKS. Sau 15 ngày theo dõi, cho kết quả như sau: điểm
WOMAC trong nhóm can thiệp giảm từ 102,36 ± 34,18 điểm xuống còn 79,64 ± 24,48
điểm (giảm 22,72 điểm, tỉ lệ giảm đạt 22,2%) và có hiệu quả vượt trội hơn nhóm chứng
(p < 0,05). Tổng điểm WOMAC trong nghiên cứu của chúng tôi có số điểm giảm và tỉ
lệ giảm cao hơn của tác giả. Tuy nhiên, sau 15 ngày theo dõi thì nhóm can thiệp trong
nghiên cứu của tác giả đã có hiệu quả vượt trội hơn nhóm chứng, trong khi đó nghiên
cứu của chúng tôi phải kéo dài đến 4 tuần mới ghi nhận sự vượt trội trong điều trị của
nhóm can thiệp so với nhóm chứng.
Qua những ghi nhận về mức độ giảm điểm theo thang điểm WOMAC của những
BN nhóm can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng điều trị điện châm kết
hợp viên nang ĐHTKS giúp cải thiện chức năng vận động của khớp gối tốt hơn so với
điện châm đơn thuần. Tuy nhiên, riêng triệu chứng cứng khớp thì cần thời gian dài hơn
để thấy sự khác nhau giữa 2 phương pháp, vì sau 4 tuần điều trị vẫn chưa thấy sự vượt
trội về hiệu quả của nhóm can thiệp.
90

Cũng trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy viên nang ĐHTKS cần thời gian
dài hơn so với châm cứu để bắt đầu ghi nhận có hiệu quả điều trị trên lâm sàng ở BN
THK gối. Cụ thể là sau 2 tuần điều trị, điểm VAS và WOMAC của nhóm can thiệp vẫn
chưa có sự khác biệt vượt trội so với nhóm chứng. Tuy nhiên, vì không đánh giá lại BN
theo mỗi ngày điều trị hoặc sau mỗi tuần, nên chúng tôi chưa thể xác định chính xác thời
điểm bắt đầu có hiệu quả vượt trội của nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Một số nghiên
cứu của các tác giả khác cũng có nhận định tương tự như nghiên cứu của chúng tôi như
nghiên cứu của tác giả Tôn Chi Nhân và cộng sự (2006)54 ghi nhận sau 10 ngày điều trị
thì bắt đầu thấy tác dụng giảm đau tăng dần và rõ rệt của viên nang ĐHTKS trên BN
THK gối, và cần 20 ngày điều trị để thấy hiệu quả cải thiện chức năng vận động của BN;
nghiên cứu của tác giả Đỗ Tân Khoa (2005)80 ghi nhận ở thời điểm sau 15 ngày điều trị,
bắt đầu thấy sự khác biệt về theo thang điểm đau EVA giữa nhóm can thiệp và nhóm
chứng.
4.3.3. Thay đổi thang điểm VAS và WOMAC ở 2 bệnh cảnh lâm sàng theo YHCT
Điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS trên BN THK gối bệnh cảnh
Phong hàn thấp giúp giảm điểm VAS và WOMAC tốt hơn so với trước điều trị. Điểm
VAS trước điều trị trong nhóm Phong hàn thấp là 80,32mm, sau 2 tuần điều trị điểm
VAS giảm còn 58,2mm, có sự khác biệt so với trước điều trị (p < 0,05); Sau 4 tuần điều
trị, điểm VAS giảm còn 37,32mm. Điểm WOMAC trước điều trị là 75,28, sau 2 tuần
điểm WOMAC giảm còn 51,22 điểm, sau 4 tuần giảm còn 28,52 điểm, sự khác biệt so
với lúc trước điều trị có ý nghĩa thống kê từ tuần thứ 2 (p < 0,05). Như vậy sau 2 tuần
điều trị điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS đã cho thấy hiệu quả giảm đau tốt hơn ban
đầu theo thang điểm VAS và tiếp tục diễn tiến tốt hơn ở những tuần tiếp theo.
BN THK gối bệnh cảnh Can thận âm hư cũng cho thấy đáp ứng tốt với điều trị
bằng điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS. Cụ thể như sau, điểm VAS trước điều trị là
81,28mm, sau 2 tuần điều trị giảm còn 60,62mm, sau 4 tuần điều trị giảm còn 35,28mm,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ sau tuần thứ 2 (p < 0,05); Điểm WOMAC trước điều
91

trị là 76,72 điểm, sau 2 tuần điều trị giảm còn 51,5 điểm, sau 4 tuần điều trị giảm còn
27,52 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ sau tuần thứ 2 (p < 0,05). Như vậy, điều
trị kết hợp mang lại hiệu quả cải thiện vận động khớp gối theo thang điểm WOMAC ở
những BN bệnh cảnh Can thận âm hư tốt hơn so với trước điều trị.
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Tân Khoa80, viên nén ĐHTKS đều đạt hiệu quả
điều trị tốt trên những BN THK gối bệnh cảnh Phong hàn thấp và Can thận âm hư.
Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả.
Qua các kết quả có được, chúng tôi nhận thấy rằng BN THK gối bệnh cảnh Phong
hàn thấp và Can thận âm hư đều có đáp ứng tốt với điều trị điện châm kết hợp viên nang
ĐHTKS.
4.4. Tác dụng phụ không mong muốn
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, sau 4 tuần điều trị THK gối bằng điện châm
kết hợp viên nang ĐHTKS, không có BN nào xuất hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn gây
khó chịu và bất lợi. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác
như nghiên cứu của tác giả Đỗ Tân Khoa80, Tôn Chi Nhân54, Nguyễn Thị Minh Khoa69.
4.5. Vấn đề mất mẫu
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Phục hồi chức
năng Bệnh viện Y học cổ truyền Long An từ tháng 04/2022 đến tháng 07/2022, tổng số
BN đã tham nghiên cứu là 123 người.
Trong quá trình thực hiện, có 19 BN không hoàn thành nghiên cứu, bao gồm 6 BN
ở nhóm can thiệp và 13 BN ở nhóm chứng với tỉ lệ mất mẫu chung là 15,45%. Các lý do
ngưng nghiên cứu bao gồm:
– Có 8 BN xin xuất viện về nhà và không tiếp tục tham gia nghiên cứu chiếm
tỉ lệ 42,11% (4 BN ở nhóm can thiệp và 4 BN ở nhóm chứng).
– Có 11 BN không muốn tiếp tục tham gia nghiên cứu và muốn chuyển qua
phương pháp điều trị khác chiếm tỉ lệ 57,9% (2 BN ở nhóm can thiệp và 9
BN ở nhóm chứng).
92

Kết thúc lấy mẫu có tổng cộng 104/123 BN hoàn thành nghiên cứu, mỗi nhóm có
52 BN.
4.6. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài
4.6.1. Điểm mạnh của đề tài
Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên
có đối chứng nên kết quả có giá trị về mặt y học thực chứng. Nghiên cứu là một bằng
chứng khoa học khẳng định hiệu quả điều trị THK gối bằng điện châm kết hợp viên nang
ĐHTKS
Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS
mang lại hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp gối tốt hơn so với chỉ
điều trị điện châm đơn thuần, vì vậy sẽ giúp giảm thời gian điều trị cho BN. Ngoài ra
phương pháp điều trị kết hợp này phù hợp với 2 thể bệnh theo YHCT thường gặp ở bệnh
THK gối là thể Phong hàn thấp và thể Can thận âm hư. Và đồng thời phương pháp điều
trị này cũng an toàn khi áp dụng trên BN.
4.6.2. Hạn chế của đề tài
Thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chưa thể ghi nhận thời gian kéo dài hiệu quả
giảm đau trên BN THK gối được điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chưa ghi nhận được thời điểm đạt đỉnh điều trị của BN.
Ngoài ra, chúng tôi cũng chưa ghi nhận chính xác thời điểm bắt đầu có hiệu quả
vượt trội của điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang ĐHTKS so với điện châm đơn
thuần.
4.6.3. Phát hiện mới của đề tài
Các kết quả từ nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang
ĐHTKS trên BN THK gối có hiệu quả tốt hơn chỉ điều trị điện châm đơn thuần. Đồng
thời, sự kết hợp điều trị này giúp giảm điểm VAS trung bình xuống 46,85 mm và tổng
điểm WOMAC giảm xuống 49,05 điểm.
93

Phương pháp điều trị đều đáp ứng tốt ở những BN THK gối bệnh cảnh Phong hàn
thấp và Can thận âm hư.
Kết hợp điện châm và viên nang ĐHTKS không gây phản ứng khó chịu trên BN.
4.6.4. Hướng mở rộng đề tài
Tăng thời lượng nghiên cứu để xác định thời gian có hiệu quả kéo dài của điện
châm kết hợp viên nang ĐHTKS trên BN THK gối, đồng thời xác định chính xác thời
điểm đạt ngưỡng có hiệu quả trong điều trị của phương pháp này.
Đánh giá lại BN ở nhiều thời điểm hơn trong suốt quá trình nghiên cứu để xác định
chính xác thời điểm bắt đầu có hiệu quả vượt trội của phương pháp điện châm kết hợp
viên nang ĐHTKS so với điện châm đơn thuần.
94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Phục hồi
chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền Long An trong thời gian từ tháng 4/2022 đến
tháng 7/2022. Nghiên cứu được tiến hành trên 104 bệnh nhân với thiết kế nghiên cứu
can thiệp lâm sàng tiến cứu có nhóm chứng so sánh trước sau điều trị. Mục tiêu của
chúng tôi là đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh
trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Tất cả bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, nhóm
chứng gồm 54 bệnh nhân được điều trị bằng điện châm, nhóm nghiên cứu gồm 54 bệnh
nhân được điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh. Sau 4 tuần
theo dõi, chúng tôi thu được kết quả như sau:
1. Sau 2 tuần điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh,
mức độ giảm đau theo thang điểm VAS và chức năng vận động khớp gối theo thang
điểm WOMAC đều cải thiện tốt hơn so với trước điều trị. Tuy nhiên chưa thấy sự khác
biệt vượt trội so với nhóm chỉ điều trị bằng điện châm đơn thuần.
2. Sau 4 tuần điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh,
mức độ giảm đau theo thang điểm VAS giảm 46,85 mm, đạt 58,2%. Có 67,31% bệnh
nhân đau nặng trước điều trị, sau 4 tuần thì không còn bệnh nhân nào đau nặng. Đồng
thời hiệu quả giảm đau cũng tốt hơn so với nhóm BN chỉ được điều trị bằng điện châm
đơn thuần.
3. Sau 4 tuần điều trị bằng điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh,
chức năng vận động của khớp gối theo thang điểm WOMAC giảm 49,05 điểm, đạt
65,35%. Hiệu quả cải thiện chức năng vận động khớp gối tốt hơn so với nhóm bệnh nhân
chỉ được điều trị bằng điện châm đơn thuần.
4. Bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang
ký sinh. Không ghi nhận trường hợp nào có tác dụng ngoài ý muốn gây khó chịu và bất
lợi cho người bệnh.
95

Kiến nghị
1. Nên áp dụng điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt
tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối để có hiệu quả điều trị tối ưu và giảm
thời gian điều trị của người bệnh.
2. Tiếp tục theo dõi những bệnh nhân tham gia nghiên cứu để đánh giá hiệu quả
sau điều trị.
3. Tiếp tục thực hiện nghiên cứu với thời gian dài hơn để có kết quả với nhiều phát
hiện mới hơn, giúp cải thiện việc áp dụng điều trị trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối
bằng điện châm kết hợp viên nang Độc hoạt tang ký sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mohit Kapoor, Nizar N.Mahomed. Osteoarthritis. Adis; 2015.
2. Michael Doherty, Johannes Bijlsma, Nigel Arden, David J. Hunter, Nicola Dalbeth.
Oxford Textbooks in Rheumatology. 3. Oxford University press; 2016.
3. Aiyong Cui, Huizi Li, Dawei Wang, Junlong Zhong, Yufeng Chen, Huading Lu.
Global, regional prevalence, incidence and risk factors of knee osteoarthritis in
population-based studies. EClinicalMedicine. 2020. 29. doi:
10.1016/j.eclinm.2020.100587.
4. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan. Thoái hóa khớp gối. Nguyễn Mai Hồng. Phác
đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp. 2. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt nam. 2015.
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Thoái hóa khớp. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Bệnh học cơ xương
khớp nội khoa. 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2012.
6. Bộ Y tế. Quyết định số 361/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ
xương khớp. 2016: 124-127
7. Bộ Y tế. Quyết định số 3890/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y
học cổ truyền kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại. 2020: 15-20
8. Trương Phương, Trần Thành Đạo. Hóa dược 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam;
2013.
9. Trần Thị Thu Hằng. Dược lực học. Nhà xuất bản Phương Đông; 2018.
10. Jae-Woo Shim, Jae-Young Jung, Sung-Soo Kim. Effects of Electroacupuncture for
Knee Osteoarthritis: A Systematic Review and Meta-Analysis. Evidence-Based
Complementary and Alternative Medicine. 2016. 2016. 3485875. doi:
10.1155/2016/3485875.
11. J. Li, Y. X. Li, L. J. Luo, et al. The effectiveness and safety of acupuncture for knee
osteoarthritis: An overview of systematic reviews. Medicine (Baltimore). 2019.
98 (28). e16301. doi: 10.1097/md.0000000000016301.
12. C. W. Chen, J. Sun, Y. M. Li, P. A. Shen, Y. Q. Chen. Action mechanisms of du-
huo-ji-sheng-tang on cartilage degradation in a rabbit model of osteoarthritis.
Evid Based Complement Alternat Med. 2011. 2011. 571479. doi:
10.1093/ecam/neq002.
13. Li Zhimin, Li Jianqiang. Clinical study of low-frequency ultrasound to promote
penetration of Duhuo Jiji decoction in the treatment of knee osteoarthritis. World
Science and Technology - Modernization of Traditional Chinese Medicine. 2015.
17 (10). 2172-2176.
14. S. Lyu, B. Ji, W. Gao, X. Chen, X. Xie, J. Zhou. Effects of Angelicae Pubescentis
and Loranthi Decotion on repairing knee joint cartilages in rats. J Orthop Surg
Res. 2017. 12 (1). 189. doi: 10.1186/s13018-017-0679-8.
15. Nguyễn Thị Bay. Chứng Tý. Nguyễn Thị Bay. Nội khoa y học cổ truyền. Nhà xuất
bản Y học. 2001.
16. Phạm Đăng Diệu. Xương khớp chi dưới. Phạm Đăng Diệu. Giải phẫu chi trên-chi
dưới. 2. Nhà xuất bản Y học. 2010.
17. Nguyễn Quang Quyền. Chi dưới. Giải phẫu học - Tập 1. 14. Nhà xuất bản Y học.
2012.
18. Dan L. Longo, Anthony S. Fauci, Dennis L. Kasper, Stephen L. Hauser, J. Larry
Jameson, Joseph Loscalzo. Osteoarthritis. David T. Felson. Harrison's principles
of internal medicine. 18. The McGraw-Hill. 2012.
19. Lê Quang Nhựt, Nguyễn Minh Đức, Cao Thanh Ngọc, Lê Anh Thư. Khảo sát thoái
hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Chợ
Rẫy. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2012. 16 (1). 1-5.
20. Nguyễn Trung Kiên, Lê Thị Huệ, Đỗ Thị Kim Yến. Khảo sát sự liên hệ giữa đặc
điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị của NSAIDs trên bệnh nhân thoái hóa khớp
gối. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2014. 18 (3). 130-134.
21. Nguyễn Thị Bay. Thoái hóa khớp. Nguyễn Thị Bay. Bệnh học và điều trị nội khoa
(kết hợp Đông-Tây y). Nhà xuất bản Y học. 2007.
22. Phạm Ngọc Thùy Trang, Cao Thanh Ngọc, Thân Hà Ngọc Thể. Khảo sát bệnh thoái
hóa khớp gối trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Đại học
Y dược TP.Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2017. 21 (2).
74-80.
23. World Health Organization. Obesity and overweight. World Health Organization.
Accessed on 9 June 2021. https://www.who.int/news-room/fact-
sheets/detail/obesity-and-overweight.
24. Phạm Vũ Khánh. Thoái hóa khớp. Phạm Vũ Khánh, Tống Thị Tam Giang. Lão khoa
Y học cổ truyền. 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2016.
25. Nguyễn Thị Kim Yến. Xây dựng các tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh Y học cổ
truyền trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y
dược thành phố Hồ Chí Minh. 2018.
26. Bộ Y tế. Quyết định số 792/QĐ-BYT. Danh mục hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám
bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu. 2012: 10-12
27. Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Thị Bay. Đánh giá tác dụng giảm đau của bài thuốc nam
PT5 phối hợp với châm cứu - xoa bóp tập luyện trong điều trị thoái hóa khớp gối.
Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2005. 9 (2).
https://yhoctphcm.ump.edu.vn/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=4426.
28. Phan Quan Chí Hiếu. Châm cứu học 1. Nhà xuất bản Y học; 2007.
29. Trịnh Thị Diệu Thường. Điện châm. Phạm Thị Bình Minh. Châm cứu học 2. Nhà
xuất bản Y học. 2019.
30. Dương Kế Châu. Châm cứu đại thành. Nhà xuất bản Thanh niên; 2015.
31. Fu Jianqiang. A Preliminary Study on the Regularity of Acupuncture and
Moxibustion for Knee Osteoarthritis. Beijing University of Chinese Medicine.
2012.
32. Chung Yi Zhen. Literature research of acupuncture therapy on osteoarthritis of the
knee specialty acupuncture. Guangzhou University of Traditional medicine.
2016.
33. D. R. Helianthi, C. Simadibrata, A. Srilestari, E. R. Wahyudi, R. Hidayat. Pain
Reduction After Laser Acupuncture Treatment in Geriatric Patients with Knee
Osteoarthritis: a Randomized Controlled Trial. Acta Med Indones. 2016. 48 (2).
114-21. Accessed Apr. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27550880/.
34. Z. Gong, R. Liu, W. Yu, T. K. Wong, Y. Guo, Y. Sun. Acutherapy for Knee
Osteoarthritis Relief in the Elderly: A Systematic Review and Meta-Analysis.
Evid Based Complement Alternat Med. 2019. 2019. 1868107. doi:
10.1155/2019/1868107.
35. Kai-Feng Deng, Ying Zhu, Sheng-Wang Zhu, et al. Clinical effect of thunder-fire
moxibustion combined with electroacupuncture in the treatment of cold-
dampness knee osteoarthritis: a randomized controlled trial. Zhen ci yan jiu =
Acupuncture research / [Zhongguo yi xue ke xue yuan Yi xue qing bao yan jiu suo
bian ji]. 2020. 45. 484-9. doi: 10.13702/j.1000-0607.190682.
36. Qiu Jianqing, Liu Shuru, Lin Qianlin, Li Mingjing, Zhuang Jingxiang, Wu
Guangwen. Acupuncture combined with cupping exercise therapy for knee
osteoarthritis of Qi stagnation and blood stasis type: a randomized controlled
study. Chinese acupuncture. 2019. 39 (5). 462-466.
37. Trịnh Thị Diệu Thường. Ứng dụng châm cứu điều trị thoái hóa khớp. Kiều Xuân
Thy. Châm cứu học ứng dụng. Nhà xuất bản Y học. 2019.
38. Lê Quý Ngưu. Từ điển huyệt vị châm cứu. Nhà xuất bản Thuận Hóa; 2012.
39. Ngô Anh Dũng. Phương thuốc trị phong. Ngô Anh Dũng. Phương tễ học. Nhà xuất
bản Y học. 2011.
40. Y. Lu, H. Wu, X. Yu, et al. Traditional Chinese Medicine of Angelicae Pubescentis
Radix: A Review of Phytochemistry, Pharmacology and Pharmacokinetics. Front
Pharmacol. 2020. 11. 335. doi: 10.3389/fphar.2020.00335.
41. Dương Ngọc Bảo. Tương tác thuốc giữa chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh và
Meloxicam trên thực nghiệm. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y dược thành phố
Hồ Chí Minh. 2016.
42. Z. Chen, G. Wu, R. Zheng. A Systematic Pharmacology and In Vitro Study to
Identify the Role of the Active Compounds of Achyranthes bidentata in the
Treatment of Osteoarthritis. Med Sci Monit. 2020. 26. e925545. doi:
10.12659/msm.925545.
43. T. Hussain, B. Tan, G. Liu, et al. Health-Promoting Properties of Eucommia
ulmoides: A Review. Evid Based Complement Alternat Med. 2016. 2016.
5202908. doi: 10.1155/2016/5202908.
44. Ngô Vân Thu, Trần Hùng. Dược liệu chứa Mono và Diterpenoid glycosid. Dược liệu
học - Tập 1. Nhà xuất bản Y học. 2011.
45. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Hồng Đức; 2011.
46. Wang Fenglong, Liu Yuan, Zhang Laibin, Lv Jieli. Research progress on anti-
inflammatory and analgesic effects of Angelica sinensis. Chinese Journal of
Experimental Formulas. 2021. 1-19.
47. Y. Q. Tan, H. W. Chen, J. Li, Q. J. Wu. Efficacy, Chemical Constituents, and
Pharmacological Actions of Radix Paeoniae Rubra and Radix Paeoniae Alba.
Front Pharmacol. 2020. 11. 1054. doi: 10.3389/fphar.2020.01054.
48. M. Yang, C. C. Wang, W. L. Wang, et al. Saposhnikovia divaricata-An
Ethnopharmacological, Phytochemical and Pharmacological Review. Chin J
Integr Med. 2020. 26 (11). 873-880. doi: 10.1007/s11655-020-3091-x.
49. Trần Văn Kỳ. Tế tân. Trần Văn Kỳ. Dược học cổ truyền toàn tập. 2. Nhà xuất bản
Đà Nẵng. 2015.
50. H. Zhang, S. Abid, J. C. Ahn, et al. Characteristics of Panax ginseng Cultivars in
Korea and China. Molecules. 2020. 25 (11). doi: 10.3390/molecules25112635.
51. J. H. Kim, H. A. Sim, D. Y. Jung, et al. Poria cocus Wolf Extract Ameliorates Hepatic
Steatosis through Regulation of Lipid Metabolism, Inhibition of ER Stress, and
Activation of Autophagy via AMPK Activation. Int J Mol Sci. 2019. 20 (19). doi:
10.3390/ijms20194801.
52. F. Li, B. Liu, T. Li, et al. Review of Constituents and Biological Activities of
Triterpene Saponins from Glycyrrhizae Radix et Rhizoma and Its Solubilization
Characteristics. Molecules. 2020. 25 (17). doi: 10.3390/molecules25173904.
53. Deng Taomei, Peng Can, Peng Daiyin, Yu Nianjun, Chen Weidong, Wang Lei.
Research progress on chemical constituents and pharmacological effects of
licorice root and discussion on quality markers. Chinese Journal of Traditional
Chinese Medicine. 2021. 1-22.
54. Tôn Chi Nhân, Phạm Gia Nhâm, Hoàng Văn Long, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị
Ngân. Đánh giá tác dụng bài thuốc Vphonte trong điều trị khớp. Đề tài khoa học
công nghệ cấp cơ sở. 2006.
55. M. S. Corbett, S. J. Rice, V. Madurasinghe, et al. Acupuncture and other physical
treatments for the relief of pain due to osteoarthritis of the knee: network meta-
analysis. Osteoarthritis Cartilage. 2013. 21 (9). 1290-8. doi:
10.1016/j.joca.2013.05.007.
56. J. W. Shim, J. Y. Jung, S. S. Kim. Effects of Electroacupuncture for Knee
Osteoarthritis: A Systematic Review and Meta-Analysis. Evid Based Complement
Alternat Med. 2016. 2016. 3485875. doi: 10.1155/2016/3485875.
57. Y. Chen, J. Li, Q. Li, et al. Du-Huo-Ji-Sheng-Tang Attenuates Inflammation of TNF-
Tg Mice Related to Promoting Lymphatic Drainage Function. Evid Based
Complement Alternat Med. 2016. 2016. 7067691. doi: 10.1155/2016/7067691.
58. Dương Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Phương Dung. Khảo sát tác dụng kháng
viêm giảm đau và sự thay đổi trên dạ dày, tiểu cầu chuột nhắt trắng khi sử dụng
chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh trên thực nghiệm. Tạp chí Y học thành phố Hồ
Chí Minh. 2016. 20 (6). 197-207.
59. Đỗ Thị Thùy Nhân, Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Sơn. Đánh giá tác dụng giảm
đau của viên nang Độc hoạt ký sinh thang LĐ trên chuột nhắt trắng. Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 3 (4). 121-127.
60. Huỳnh Anh Kiệt. Đánh giá hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động của trà PT5
trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học. Đại học Y
dược thành phố Hồ Chí Minh. 2018.
61. G. A. Hawker, S. Mian, T. Kendzerska, M. French. Measures of adult pain: Visual
Analog Scale for Pain (VAS Pain), Numeric Rating Scale for Pain (NRS Pain),
McGill Pain Questionnaire (MPQ), Short-Form McGill Pain Questionnaire (SF-
MPQ), Chronic Pain Grade Scale (CPGS), Short Form-36 Bodily Pain Scale (SF-
36 BPS), and Measure of Intermittent and Constant Osteoarthritis Pain (ICOAP).
Arthritis Care Res (Hoboken). 2011. 63 Suppl 11. S240-52. doi:
10.1002/acr.20543.
62. M. J. Hjermstad, P. M. Fayers, D. F. Haugen, et al. Studies comparing Numerical
Rating Scales, Verbal Rating Scales, and Visual Analogue Scales for assessment
of pain intensity in adults: a systematic literature review. J Pain Symptom
Manage. 2011. 41 (6). 1073-93. doi: 10.1016/j.jpainsymman.2010.08.016.
63. Tarek Mahmood, Minhaj Rahim Choudhury, Md Nazrul Islam, et al. Translation,
cross-cultural adaptation and validation of the English Lequesne Algofunctional
index in to Bengali. Health and Quality of Life Outcomes. 2020. 18 (1). 343. doi:
10.1186/s12955-020-01583-x.
64. American College of Rheumatology. Western Ontario and McMaster Universities
Osteoarthritis Index. American College of Rheumatology. Accessed on 04 June
2017. http://www.rheumatology.org/I-Am-
A/Rheumatologist/Research/Clinician-Researchers/Western-Ontario-McMaster-
Universities-Osteoarthritis-Index-WOMAC.
65. F. Salaffi, G. Leardini, B. Canesi, et al. Reliability and validity of the Western
Ontario and McMaster Universities (WOMAC) Osteoarthritis Index in Italian
patients with osteoarthritis of the knee. Osteoarthritis Cartilage. 2003. 11 (8).
551-60. doi: 10.1016/s1063-4584(03)00089-x.
66. S. Basaran, R. Guzel, G. Seydaoglu, F. Guler-Uysal. Validity, reliability, and
comparison of the WOMAC osteoarthritis index and Lequesne algofunctional
index in Turkish patients with hip or knee osteoarthritis. Clin Rheumatol. 2010.
29 (7). 749-56. doi: 10.1007/s10067-010-1398-2.
67. H. Nadrian, N. Moghimi, E. Nadrian, et al. Validity and reliability of the Persian
versions of WOMAC Osteoarthritis Index and Lequesne Algofunctional Index.
Clin Rheumatol. 2012. 31 (7). 1097-102. doi: 10.1007/s10067-012-1983-7.
68. G. A. Konstantinidis, V. H. Aletras, K. A. Kanakari, K. Natsis, N. Bellamy, D.
Niakas. Comparative validation of the WOMAC osteoarthritis and Lequesne
algofunctional indices in Greek patients with hip or knee osteoarthritis. Qual Life
Res. 2014. 23 (2). 539-48. doi: 10.1007/s11136-013-0490-x.
69. Nguyễn Thị Minh Khoa. Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp
sóng ngắn điều trị thoái hóa khớp gối tại bệnh viện C Đà Nẵng. Luận văn Thạc
sĩ Y học. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. 2021.
70. J. Gao, B. S. Ouyang, Y. Zhang, et al. [Comparison of the clinical therapeutic effects
between electroacupuncture and warming needle moxibustion for knee
osteoarthritis of kidney deficiency and marrow insufficiency pattern/syndrome].
Zhongguo Zhen Jiu. 2012. 32 (5). 395-8. Accessed May.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22650121/.
71. Huang Junyi. Clinical study of Duhuo Jiji decoction combined with specific
electromagnetic wave therapy device and warm acupuncture in the treatment of
knee osteoarthritis. New Chinese Medicine. 2020. 52 (18). 46-49.
72. Sun Yue, Feng Shuaihua, Yang Chi, Jin Shan, Wu Guanbao. Observation of Curative
Effect on Knee Osteoarthritis Treat by Ultramicro Swelling and Pain Paste
Combined with Duhuo Jisheng Decoction. Journal of Hunan University of
Traditional Chinese Medicine. 2021. 41 (3). 453-456.
73. Nguyễn Vinh Quốc, Nguyễn Đức Minh. Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng
điện châm kết hợp bài thuốc Tứ vật đào hồng thang. Tạp chí Y học Việt Nam.
2022. 510 (1). 17-21.
74. Phạm Xuân Phong. Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối của thuốc Hoàn
chỉ thống. Tạp chí Y học Việt Nam. 2018. 417 (1). 112-117.
75. Đỗ Thị Tuyến. Đặc điểm lâm sàng và Xquang các bệnh nhân thoái hóa khớp gối điều
trị tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh/Viện Y học cổ truyền Quân đội năm 2019. Tạp
chí Y học Việt Nam. 2020. 497 (1). 145-149.
76. E. Losina, A. M. Weinstein, W. M. Reichmann, et al. Lifetime risk and age at
diagnosis of symptomatic knee osteoarthritis in the US. Arthritis Care Res
(Hoboken). 2013. 65 (5). 703-11. doi: 10.1002/acr.21898.
77. Hà Hoàng Kiệm. Bệnh thoái hóa khớp, chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Nhà xuất
bản Thể thao và du lịch; 2018.
78. M. Hawamdeh Z, J. M. Al-Ajlouni. The clinical pattern of knee osteoarthritis in
Jordan: a hospital based study. Int J Med Sci. 2013. 10 (6). 790-5. doi:
10.7150/ijms.5140.
79. Nguyễn Văn Trí. Thoái hóa khớp. Cao Thanh Ngọc, Huỳnh Văn Khoa. Bệnh học
người cao tuổi - Tập 2. Nhà xuất bản Y học. 2013.
80. Đỗ Tân Khoa. Tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận động của viên nén Độc
hoạt tang ký sinh trên bệnh nhân hư khớp gối. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học
Y dược TP.HCM. 2005.
81. Trần Thái Hà, Bùi Trí Thuật. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân
thoái hóa khớp gối tại bệnh viện đa khoa Mê Linh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022.
514 (2). 280-284.
82. Felson DT, Lawrence RC, Dieppe PA, et al. Osteoarthritis: new insights. Part 1: the
disease and its risk factors. Ann Intern Med; 2000.
83. Bùi Hải Bình. Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu
pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Đại học Y Hà Nội. 2016.
84. Dương Đình Toàn. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn
và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối. Đại
học Y Hà Nội. 2015.
85. A. Seidler, U. Bolm-Audorff, N. Abolmaali, G. Elsner. The role of cumulative
physical work load in symptomatic knee osteoarthritis - a case-control study in
Germany. J Occup Med Toxicol. 2008. 3. 14. doi: 10.1186/1745-6673-3-14.
86. Hồ Thị Đoan Trinh, Huỳnh Đặng Bảo Cương. Khảo sát mối liên quan giữa yếu tố
nguy cơ và thoái hóa khớp gối nguyên phát ở nữ trên 40 tuổi. Tạp chí Y học thành
phố Hồ Chí Minh. 2014. 18 (5). 15-23.
87. Bùi Trí Thuật, Trần Thái Hà. Đánh giá tác dụng của phương pháp kết hợp bài tập
dưỡng sinh, điện châm và bài Độc hoạt tang ký sinh thang trong điều trị thoái hóa
khớp gối. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 511 (1). 180-185.
88. Phạm Thị Minh Tâm. Khảo sát tác dụng giảm đau kháng viêm bài thuốc Tam tý
thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Đại học Y dược TP.HCM. 2004.
89. Nguyễn Giang Thanh. Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy
chỉ catgut kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh. Tạp chí nghiên cứu Y học.
2013. 85 (5). 78-84.
90. Đoàn Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Thúy. Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp siêu
âm điều trị trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, tại khoa Y học cổ truyền - Bệnh
viện Lê Chân 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 503 (2). 74-78.
91. Nguyễn Thị Hoa. Đánh giá tác dụng giảm đau của viên khớp VINTONG kết hợp
phương pháp tiêm Knee-Collagen nội khớp điều trị thoái hóa khớp gối nguyên
phát. Luận văn Thạc sĩ Y học. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. 2021.
92. Liu Kunrui, Xu Weizhi. Randomized Parallel Controlled Study on Duhuo Jisheng
Decoction Combined with Warm Acupuncture and Moxibustion in Treatment of
Knee Osteoarthritis( Deficiency of Liver and Kidney). Journal of Practical
Traditional Chinese Internal Medicine 2019. 33 (6). 39-42.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU BẰNG CHÂM CỨU KẾT HỢP VIÊN
NANG ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH TRÊN NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA
KHỚP GỐI
Mã số phiếu:……….....
Mã Bệnh án:………….
Số Lưu trữ:……………
I. Thông tin chung về bệnh nhân
1. Họ và tên:………………………………………………………………………...
2. Năm sinh/Tuổi…………………………………………………………………
3. Giới tính: Nam  Nữ 
4. Nghề nghiệp
Lao động trí óc 
Lao động chân tay 
5. Nghề nghiệp cụ thể
Làm ruộng 
Nội trợ 
Buôn bán 
CNVC 
Khác 
5. Thời gian mắc bệnh
< 12 tháng 
≥ 12 tháng 
II. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân
1. Sinh hiệu
Mạch:…………lần/phút. Nhiệt độ:………OC.
Huyết áp:……………mmHg. Nhịp thở:………lần/phút.
Chiều cao:……..cm
BMI:…….
Cân nặng:………kg
2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Có Không
Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút
Lạo xạo khớp gối khi cử động
Biến dạng khớp gối
Hạn chế vận động khớp gối
Sưng khớp gối
Nóng khớp gối
Đỏ khớp gối
Đau tăng khi vận động khớp gối
Sợ lạnh
Sợ gió
Lưng gối đau mỏi

3. Các chỉ số trước và sau điều trị


Các chỉ số T0 T2 T4
Điểm VAS
Chỉ số WOMAC đau
Chỉ số WOMAC cứng khớp
Chỉ số WOMAC vận động
Tổng điểm WOMAC
4. Kết quả X-quang khớp gối
Hình ảnh Có Không
Hẹp khe khớp
Đặc xương dưới sụn
Gai xương

8. Bệnh kèm theo


Tăng huyết áp  Đái tháo đường 
Thoái hóa khớp  Bệnh thận mạn 
Viêm loét dạ dày tá tràng  Khác 
9. Thể bệnh theo YHCT
Phong hàn thấp tý 
Can Thận âm hư 
10. Tác dụng phụ không mong muốn
Buồn nôn  Mệt mỏi 
Chóng mặt  Tê nặng chi 
Khác  Không có 
PHỤ LỤC 2
THANG ĐIỂM VAS
Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ đau (cường độ đau) tại thời điểm hiện tại hoặc
trong 24 giờ qua. Ông/Bà vui lòng đánh dấu trên thước tương ứng với mức độ đau của
mình.
Không đau: 0-4 điểm (tương ứng 0 – 4 mm)
Mức độ đau nhẹ: 5-44 điểm (tương ứng 5 – 44 mm)
Mức độ trung bình: 45-74 điểm (tương ứng 45 – 74 mm)
Mức độ đau nặng: 75-100 điểm (tương ứng 75– 100 mm)
PHỤ LỤC 3
THANG ĐIỂM WOMAC
Ông/Bà vui lòng đánh dấu vào số điểm tương ứng với mức độ nặng của mỗi triệu
chứng theo bảng sau.
Tình trạng bệnh nhân Mức độ
Không Nhẹ Vừa Nặng Rất
nặng
0 1 2 3 4
điểm điểm điểm điểm điểm
I. Tình trạng đau khớp gối Max (20)
Đau khi đi bộ trên mặt phẳng.
Đau khi lên, xuống cầu thang.
Đau khi ngủ tối
Đau khi nghỉ ngơi (ngồi, nằm)
Đau khi đứng thẳng
Tổng điểm mục I
II. Tình trạng cứng khớp gối Max (8)
Cứng khớp buổi sáng khi mới ngủ dậy
Cứng khớp muộn trong ngày sau khi nằm, ngồi,
nghỉ ngơi
Tổng điểm mục II
III. Mức độ khó khăn khi vận động Max (68)
khớp gối
Xuống cầu thang
Lên cầu thang
Đang ngồi đứng lên
Đứng
Cúi người
Đi trên mặt phẳng
Lên xuống xe
Đi chợ
Đeo tất
Nằm trên giường
Cởi tất
Dậy khỏi giường
Ra/vào bồn tắm bậc cao 40-50cm
Ngồi xổm
Vào hoặc ra khỏi nhà vệ sinh
Làm việc nặng (cuộn tám bạt lớn, nhấc túi xách
có rau nặng…)
Làm việc nhà nhẹ (quét phòng, lau nhà, nấu
ăn…)
Tổng điểm mục III

Tổng điểm WOMAC:……………………..

You might also like