You are on page 1of 11

NHÓM 3

THUYẾT TRÌNH VỀ CÂY


THUỐC: CÂY HÚNG QUẾ VÀ
CÂY GỪNG
CÂY HÚNG QUẾ

• Tên địa phương: Húng chó, Húng giổi,


É, É tía, Hương thái, Rau quế…
• Tên khoa học:
Ocimum basilicum var. thyrsiflora
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG
• Cây bụi nhỏ, cao tới 50-80cm, có mùi thơm đặc biệt.
• Thân và cành cây nhẵn, vuông, phân nhánh nhiều từ dưới gốc, cành còn
non có màu tím đỏ.
• Hoa nhỏ có màu trắng hoặc hơi tía, mọc thành chùm ở đầu
cành có nhiều vòng gồm 5 – 6 hoa nhỏ.
Các vòng sẽ mọc cách xa nhau ở phía dưới và sít dần về phía ngọn.
• Lá cây mọc đối nhau có hình trái xoan hoặc mũi mác, dài khoảng 3 –
5cm, rộng khoảng 1 - 1,5cm.
Phần gốc lá thuôn, đầu lá nhọn, 2 mặt đều nhẵn và có màu
lục. Mặt trên lá bóng còn mặt dưới nhạt hơn, mép nguyên
hoặc hơi khía càng. Phần cuống lá tương đối dài. Lá hắc
nhỏ thường rụng sớm, đài 5 tràng có màu lục hay tím
tía, mọc nghiêng và có thể tồn tại ngay cả khi hoa đã rụng.
• Quả bế tư, rời nhau, mỗi quả chứa 1 hạt đen, bóng có vân mạng.
MÔI TRƯỜNG SỐNG
• Có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay loại cây này đang được trồng rất phổ biến ở các
nước nhiệt đới.
• Cây ưa sáng và ẩm. Hạt gieo nảy mầm rất tốt nhưng để sớm thu hoạch thì nên trồng bằng cành.
Cây có khả năng mọc chồi với tốc độ rất nhanh khi bị ngắt ngọn.
CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH
Theo y học hiện đại:
• Chống ho, làm long đờm, điều chỉnh khả năng miễn dịch.
• Giúp làm dịu tình trạng sung huyết, chống nấm và kháng khuẩn
giúp ức chế tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến đường hô hấp.
• Có tác dụng lợi tiểu, làm giảm lượng acid uric trong máu và khử
độc rất tốt cho thận.
• Giúp duy trì mức bình thường của cortisol - hormone gây stress
trong cơ thể, có thể làm dịu thần kinh và điều chỉnh khả năng tuần
hoàn máu, đánh bại các gốc tự do vốn là 1 yếu tố gây stress rất phổ
biến.
Theo y học cổ đại:
• Công dụng: Tán máu ứ, làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm đau.
• Chủ trị: Ho, viêm họng, khàn tiếng, đau nhức răng, dị ứng mẩn
ngứa, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, bồn chồn, lo lắng…
Lá húng quế khô

Cách sử dụng:
• Thu hoạch phổ biến là mùa hè thu.
• Sau khi hái về sẽ đem rửa sạch và phơi khô để
dùng dần. Trong trường hợp đã được sơ chế khô
cần cho vào túi kín và để ở những nơi khô
thoáng, tránh ẩm ướt, nấm mốc.
• Ăn sống, lấy hạt làm chè, nước uống hoặc súc
miệng để trị đau răng, phần quả được dùng làm
nguyên liệu giải nhiệt còn được gọi là hạt é, làm
tinh dầu,….
• Sử dụng được cả hạt, hoa, lá, ngọn quả.

Trà húng quế


CÂY GỪNG:
• Tên địa phương:
Gừng, Khương

• Tên khoa học:


Zingiber officinale(Willd)Roscoe
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG:
• Là cây thân thảo có thể cao đến 1,8m.
• Thân rễ phân nhánh trên mặt phẳng, dài 3-7 cm, dày 0,5-1,9 cm.
• Rễ lấy chất dinh dưỡng từ đất và tích trữ dinh dưỡng dạng phình to
tạo thành củ.
• Củ gừng có màu vàng, mặt ngoài có màu trắng tro, trên thân có đốt
và vết nhăn. Có mùi thơm, vị cay.
• Lá mọc so le không có cuống, dạng hình mác, có gân giữa hơi trắng,
khi vò lại có mùi thơm.
• Cán hoa dài khoảng 21cm, mang cụm hoa hình bông.
• Búp hoa to bằng ngón tay cái màu xanh lục, hoa màu trắng mọc sít
nhau còn có tên là hổ điệp trắng.
• Tràng hoa màu vàng xanh, nhị hoa màu tím.
MÔI TRƯỜNG SỐNG

• Có nguồn gốc từ Châu Á


• Được trồng nhiều ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới,
trên khắp các vùng tại Việt
Nam.
• Sống ở nơi có điều kiện nóng
ẩm, râm mát, phát triển tốt
khi trồng trong đất mùn màu
mỡ.
CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH
Theo y học cổ truyền:
• Sinh khương (Gừng tươi): có tính cay ấm, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho. Tăng
cường hệ tiêu hoá, tuần hoàn huyết dịch.
• Can khương (Gừng khô): c ó tính cay ấm, làm ấm dạ dày, trị trướng bụng đau
bụng, ho có đàm.
• Thán khương (Gừng nướng thành than): có tính đắng ấm, có tác dụng cầm máu
đường ruột.
• Khương bì (Vỏ gừng khô): kết hợp với vỏ quýt, vỏ nấm phục linh, vỏ cau, vỏ cây
chân chim cho ra bài thuốc chữa phù thũng, phụ nữ có thai bị sưng hai chân.
Trong cuộc sống:
• Điều trị cảm cúm, sốt, nhức đầu, đau mỏi.
• Trị chứng hen suyễn
• Điều trị buồn nôn, đi cầu ra máu
• Điều trị huyết áp thấp
CÁCH SỬ • Có thể bảo quản bằng cách phơi khô, gừng tươi thì rửa
sạch để nơi ẩm mát có thể sử dụng quanh năm.

DỤNG: • Có thể giã nát, tán thành dạng bột (gừng khô), nướng
cháy tán bột hoặc dùng gừng tươi uống với trà.

Gừng sấy khô Trà gừng

You might also like