You are on page 1of 10

Rơi tự do

I) Lý thuyết

1.1: Khái niệm

-Trong vật lý Newton, chuyển động rơi tự do là bất kỳ chuyển động nào của vật thể với lực hấp
dẫn là lực duy nhất tác động lên vật thể đó. Trong bối cảnh của thuyết tương đối rộng, trọng lực
bị giảm theo đường cong không gian-thời gian, một vật thể trong trạng thái rơi tự do không có lực
nào tác động lên nó và chuyển động theo đường trắc địa. Chuyên đề này sẽ chỉ đề cập đến đến
khái niệm rơi tự do trong vật lý Newton. (trích bài viết về sự rơi tự do Wikipedia)

1.2: Một số trường hợp thực tế của sự rơi tự do:

- Trong cuộc sống hằng ngày, khi bất kì đồ vật nào bị rơi, nó đều là một sự rơi tự do trong
trường hợp ta bỏ qua các lực làm cản của trở chuyển động không khí ( lực ma sát, áp suất nén, .
. . ), các vật được làm rơi, các thín nghiệm về sự rơi trong phòng chân không cũng có thể cho là
rơi tự do

- Ở một quy mô lớn hơn, trong một số trường hợp các vật thể va chạm vào nhau cũng có thể
coi là rơi tự do nếu bỏ qua các yếu tố không đáng kể làm cản trở như thiên thạch rơi vào các
hành tinh, . . . . . .

* Lưu ý: Nếu xem xét một cách khắt khe (tính tất cả các yếu tố ngoài), sự rơi tự do là không
tồn tại. Dù ở trong phòng chân không, nó vẫn sẽ không chân không hoàn toàn và vẫn có sự hiện
diện của không khí, phân tử trong đó (rất ít). Ở trong không gian, các vật thể vẫn bị tác động bởi
nhiều yếu tố bên ngoài bởi không khí, bụi vũ trụ, bức xạ, . . . nói chung là tương tác với các môi
trường liên sao, liên thiên hà, . . . .

2.1: Một số phương trình cho sự rơi tự do

- Vì rơi tự do có gia tốc không đổi nên ta hoàn toàn có thể dùng các phương trình chuyển động
với gia tốc không đổi để dùng cho sự rơi tự do.

Ngoài ra ta có thể biến đổi các phương trình chuyển động với gia tốc không đổi thành các
phương trình riêng cho sự rơi tự do để dễ sử dụng:

Bảng các phương trình cho sự rơi tự do

Đợn vị các đại lượng y, y0 (m) ; v (m/s) ; t (s) ; g (m/s2) ; v0 (m/s)

Đại lượng vắng mặt Phương trình


y – y0 v = vo – gt

v y – y0 = v0t -1/2gt2

t v2 = v02 - 2g ( y – y0 )

g y – y0 = 1/2 ( v0 + v ) t
v0 y – y0 = vt + 1/2gt2

Chú thích các đại lượng: t là thời gian đã trôi qua, y0 là vị trí ban đầu trên hệ toạn độ, y là vị trí
cuối, v0 là vận tốc ban đầu, v là vận tốc cuối, g là gia tốc trọng trường.

2.3: Một số ví dụ

* Lưu ý: Các vật rơi xuống sẽ được lấy giá trị vận tốc âm

Ví dụ 1 :

Một người thợ đánh rơi cái vít của ông ấy ở trên một tòa nhà rất cao. Sau 5s, cái vít đó ở đâu?
Tốc của cái vít tại thời điểm đó là bao nhiêu?

Giải

Áp dụng phương trình của sự rơi tự do ta có: y – y0 = v0t -1/2gt2

=> y = 0*5 – 1/2*(9.81)*5 2 = - 122.625 (m)

Vận tốc tại t=5s: v = vo – gt = 0 – (9.81)*5 = -49.05 (m/s)

Ví dụ 2:

Mưa rơi từ một đám mây có độ cao 2000m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, vận
tốc của hạt mưa khi chạm đất là bao nhiêu? Tính bằng hai cách, hạt mưa mất bao nhiêu lâu để
rơi xuống ?

Giải

Áp dụng phương trình của sự rơi tự do ta có: v2 = v02 - 2g ( y – y0 )

=>v 2 = 0 - 2*(9.81) (-2000)

=> v ≈ -198.09 (m/s)

Ở đây ta lấy giá trị vận tốc là âm vì vật đang rơi xuống

Thời gian hạt mưa rơi xuống: Cách 1: y – y0 = 1/2 ( v0 + v ) t

=> -2000 = 1/2 [0 + (-198.09)]t

=> t ≈ 20.19 (s)

Cách 2: y – y 0 = vt + 1/2gt2

=> -2000= -198.09*t+1/2*(9.81)*t^2

=> t ≈ 20.19 (s)

Ví dụ 3: Một người ném bóng lên theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu là 12m/s, tìm thời
gian quả bóng cách điểm tung lên 5m

Giải

Quả bóng cách mặt đất 1m tức Δy=1

Áp dụng phương trình của sự rơi tự do ta có Δy= v0t – 1/2gt^2


=>12t – 1/2*9.81*t^2 – 5 = 0

=> t ≈ 1.91 (s) và t ≈ 0.53 (s)

Ở đây cho ra hai đáp án là hợp lý vì quả bóng cách vị trí ném 5m 2 lần

Ví dụ 4: Một quả cầu thép rơi từ nóc nhà xuống và mất 0,125s để đi qua khoảng cách 1,2 m từ
mép trên xuống mép dưới của cửa sổ. Sau đó nó rơi xuống mặt đường và bật lại “hoàn toàn” và
lại đi qua mép dưới và mép trên của cửa sổ mất 0,125s. Quá trình quả cầu chuyển động dưới
mép cửa sổ là 2s. Ngôi nhà cao bao nhiêu? ( Trích fundamentals of physics)

Giải

Áp dụng phương trình của sự rơi tự do ta có: y – y0 = vt + 1/2gt2

=> -1.2 = v*0.125 +1/2*(9.81)*0.125 2

=> v = -10.2131 (m/s)

Ta lại có khoảng cách từ mép cửa sổ trên tới nóc nhà: v2 = v02 - 2gtΔy1

=>(-10.2131) 2 = -2*(9.81)*Δy1

=> Δy1 ≈ -5.32 (m)

Quá trình quả cầu chuyển động dưới mép cửa sổ là 2s => mất 1s để quả cầu chạm mặt đường

Khoảng cách từ mép cửa sổ dưới tới mặt đường:

Δy2= v0t - 1/2gt2 = (-10.2131)*1 - 1/2(9.81)1^2 ≈ -15.12 (m)

Chiều cao của tòa nhà: h = 1.2 + |Δy2| + |Δy1| = 21.64 (m)

2.3: Một số lưu ý:

A) trong các ví dụ trên, có lúc ta tính được vận tốc âm hoặc quãng đường âm, điều đó không có
gì ngạc nhiên bởi theo phương trình mà ta đã sử dụng, ta đã thiết lập một mốc tọa độ và kết quả
âm của vận tốc chứng tỏ vật đang đi ngược chiều với chiều dương của hệ, kết quả âm của
quãng đường tức vật đã đi ngược chiều với chiều dương của hệ và đang ở vị trí cách gốc tọa độ
một khoảng bằng giá trị tuyệt đối của kết quả quãng đường đó.

B) Toán học thường đưa cho ta những đáp số có vẻ vô lý, nếu giải bài toán ra trường hợp như
vậy, đừng vội loại những kết quả đó và hãy xem xét chúng một cách cẩn thận về mặt vật lý để rồi
quyết định bỏ hay giữ các kết quả trên như trong ví dụ 2 và 3

II) Câu hỏi và bài tập

A) Câu hỏi:

Câu 1: Nếu gia tốc của một vật là không đổi thì vật có thể đổi chiều chuyển động được không,
giải thích tại sao, hãy nêu một ví dụ chứng minh cho câu trả lời của bạn. (Trích fundamentals of
physics)

Câu 2: Hãy nêu một trường hợp nếu bỏ qua các yếu tố phụ, kết quả của phép tính cho sự rơi tự
do là không hợp lý

Câu 3: Vận tốc của một hạt có thể đạt giá trị âm không? Nếu có / không hãy giải thích và nêu một
ví dụ chứng minh câu trả lời của bạn (Trích fundamentals of physics)
Câu 4: Ta đều biết nếu bỏ qua các yếu tố phụ ( trong lý thuyệt và một số trường hợp thực tế có
thể bỏ qua do sai số không đáng kể ) thì thời gian các vật rơi xuống từ cùng một độ cao là như
nhau. Vậy nếu gia tốc trọng trường của một vật là 100m/s^2 rơi trên hành tinh A từ độ cao x hết
3s, nếu vật đó rơi ở trái đất cũng ở độ cao x có hết 3s không? Nếu không, vật đó rơi ở trái đất
hết bao lâu?

B) Bài tập:

1) Bài tập cơ bản:

Câu 1: Hãy chứng minh các công thức trong bảng tổng hợp trên.

Câu 2: Vào năm 1600, nhà thiên văn học Galileo Galilei đã làm thín nghiệm về sự rơi tự do tại
đỉnh tháp nghiêng pisa. Ông đã thả cùng lúc hai viên đá với khối lượng khác nhau tại đỉnh tháp
và cho ra kết quả trái với quan điểm thời đó ( vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ ) khi hai viên đá
chạm đất cùng lúc. Biết độ cao của tháp nghiêng là khoảng 57m. Bạn hãy tính vận tốc của hai
viên đá khi nó chạm đất, thời gian rơi của hai viên đá và giải thích vì sao dù viên đá chịu lực cản
của không khí lớn hơn, trong thín nghiệm lại cho ra kết quả cả hai vật chạm đất cùng lúc?

Câu 3: Các nhà khoa học tính toán được rằng trong một vụ va chạm thiên thạch điển hình, tốc độ
cuối của thiên thạch vào khoảng 90m/s đến 180m/s. Những vật thể lớn hơn như các tiểu hành
tinh có thể đạt đến hoặc hơn 2.4km/s, gấp 1000 lần vận tốc cuối của các thiên thạch. Nếu coi vận
tốc đầu của các thiên thạch là 0m/s, bỏ qua các yếu tố gây cản trở hãy tính quãng đường đã rơi
của các trường hợp nói trên và trên thực tế, trường hợp vận tốc đầu của thiên thạch là 0m/s có
thể xảy ra không và quãng đường rơi đã tính được trong bài có thể chấp nhận trong thực tế
không? Tại sao?

Câu 4: Một vật rơi từ trên cầu cao 45m xuống một dòng sông. Bằng một cách nào đó, vật đó rơi
trúng một chiếc tàu đang chạy trên sông. Biết tại thời điểm rơi, tàu cách điểm vật rơi trúng 12m.
Coi thuyền và vật là chất điểm, biết tốc độ của thuyền là không đổi tìm tốc độ của thuyền.

Câu 5:

Một viên đá được thả bởi một cậu bé từ đỉnh núi, khi chạm đất nó có vận tốc là 15m/s và đã rơi
được 1.5s. Tìm chiều cao của ngọn núi?

Câu 6:

Một vật rơi tự do từ một nơi cách mặt đất 200m, vận tốc của vật sau khi rơi 4s và trước khi
chạm đất 4s là?

Câu 7:

Một vật được ném lên vận tốc v0 , tốc độ của vật lúc về lại vị trí ném là?

Câu8:

Một vật được thả từ độ cao h, một vật được ném từ mặt đất lên. Tìm vận tốc ném của vật được
ném để hai vật gặp nhau tại h/2

Câu 9:

Một con mèo đang ngủ thì bị giật mình do lọ hoa lúc đầu bị tung lên rồi sau đó rơi ngang qua cửa
sổ. Độ cao của cửa sổ từ mép trên tới mép dưới là 2m và con mèo thấy chiếc lọ trong 0,5s.
Chiều cao mà lọ hoa đã đi từ trên mép cửa là bao nhiêu? (Trích fundamentals of physics)
Câu 10:

Một vật rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được một nửa đoạn
đường rơi

a) Hãy tìm thời gian và độ cao của điểm rơi của vật

b) Hãy giải thích nghiệm không thể chấp nhận về mặt vật lý của phương trình bậc hai đối với thời
gian mà bạn thu được ở đây?

Câu 11:

Để kiểm tra chất lượng của một quả bóng tennis, bạn A thả nó từ độ cao 4m so với mặt đất. Quả
bóng nảy lên được 3m sau khi chạm đất. Biết thời gian bóng tiếp xúc với mặt đất là 10ms. Tìm
gia tốc trung bình trong khoảng thời gian đó và theo bạn, chất lượng quả bóng như thế có tốt
không? (Trích fundamentals of physics)

Câu 12:

Một viên đá được ném lên theo phương thẳng đứng, khi đi lên nó qua một điểm A với tốc độ v 1
và qua điểm B cao hơn điểm A 3m với tốc độ 1/2v
a) Hãy tính tốc độ v

b) TÍnh độ cao cực đại của viên đá so với điểm B

Câu 13:

Một cậu bé đam mê vật lý chế tạo một chiếc tên lửa nước trong ngày hội của trường. Cậu đã cố
gắng và thiết kế được một tên lửa có thể bay với vận tốc đầu là 10m/s và tiếp tục tăng tốc trong 3
giây tiếp theo với gia tốc không đổi là 8m/s2.

a) Tính độ cao cực đại của tên lửa nước do cậu bé chế tạo

b) Tính tổng thời gian tên lửa nước bay, tính vận cự đại của tên lửa

Câu 14:

Một nghệ sĩ tung hứng các quả bóng theo phương thẳng đứng. Quả bóng sẽ bay cao hơn bao
nhiêu nếu thời gian nó ở trên không tăng gấp đôi? (Trích fundamentals of physics)

2) Bài tập trung bình + khó (nâng cao)

Câu I:

Trong một buồng chân không, các nhà khoa học thiết kế một mô hình làm cho hạt rơi “mãi mãi”
bằng cách thả nó xuống 1 lỗ giun và lỗ giun ấy sẽ đưa hạt ra đầu ra là lỗ giun thứ hai, năm trên
đầu lỗ giun chữ nhất. Giả sử hạt bắt đầu rơi ngay ở cổng lỗ giun thứ hai, bỏ qua thời gian hạt đi
trong 2 lỗ giun (có thể tưởng tượng là hạt rơi vào lỗ thứ nhất thì sẽ được dịch chuyển ngay qua
lỗ thứ hai). Biết hai lỗ giun cách nhau một khoảng h, mỗi vòng lặp rơi vào lỗ một và ra lỗ hai
được con là 1 lần rơi.

a) Tìm biểu thức liên hệ giữa số lần rơi trên giây với khoảng cách h và thời gian rơi.

b) Tìm khoảng giá trị mà vận tốc có thể đạt được trong lần rơi thứ n

Câu II:
Trong một buồng chân không một quả bóng được thả rơi từ một trần nhà cao h. Cùng lúc đó,
một quả bóng được bắn từ sàn nhà lên. Bỏ qua sự hao phí năng lượng do bật lại giữa trần nhà
và sàn nhà, thời gian bóng tiếp xúc với sàn nhà là rất nhỏ và không đáng kể. Coi các quả bóng là
chất điểm. Tìm biểu thức liên hệ giữa tốc độ bắn, chiều cao trần nhà và gia tốc trọng trường tốc
độ bắn cần thỏa mãn để quả bóng được bắn đi qua quả bóng được thả n lần trước khi quả bóng
được thả bắt đầu bật lại . Lưu ý: Cả 2 quả bóng chạm đất cùng lúc cũng được coi là đi qua 1 lần

Câu III:

Tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia ở Anh người người ta đo gia tốc g bằng cách ném một quả
bóng thủy tinh lên theo chiều thẳng đứng trong một ống chân không và để nó rơi xuống. Gọi ΔT L
là khoảng thời gian giữa hai lần quả bóng đi qua một điểm thấp nào đó, ΔT U là khoảng thời gian
giữa hai lần quả bóng đi qua một điểm nào đó cao hơn và H là khoảng cách giữa hai điểm này.
Chứng minh: g = 8H/( ΔTL2 + ΔTU2 )

C) Đáp án:

A: Phần câu hỏi:

Câu 1: Có vì nếu gia tốc của vật có chiều ngược lại với vận tốc của vật, tại một thời điểm nào đó
vật sẽ đổi chiều chuyển động. Ví dụ: Ném một vật lên cao và để nó rơi xuống, gia tốc của vật
trong cả quá trình không đổi khoảng -9,81m/s2

Câu 2: Thả một chiếc lông vũ ở ngoài trời xuống và tính gia tốc dựa trên nó. Trong trường hợp
này lực cản của không khí là quá lớn và không thể bỏ qua được

Câu 3: Có thể nếu hạt đi ngược lại với chiều của hệ tọa độ đã chọn.

Ví dụ: Thả một quả bóng rơi xuống 13m từ một tòa nhà, nếu chọn chiều của trục tọa độ là chiều
dương hướng từ chân đến đỉnh tòa nhà, vị trí của quả bóng giờ sẽ là -13m so với điểm thả và
vận tốc của quả bóng sẽ là âm vì nó đã đi ngược lại với chiều dương của hệ (coi quả bóng là
hạt)

Câu 4: Không, vật sẽ tốn một khoảng thời gian khác để rơi từ độ cao x ở trên trái đất. Gia tốc
trọng trường của vật trên hành tinh A là 100m/s^2, gấp khoảng 10 lần so với ở trên trái đất =>
thời gian rơi của vật ở trên trái đất sẽ lâu gấp 10 lần thời gian rơi ở trên hành tinh A tức là se rơi
mất 30s

B: Phần bài tập

1: Đáp án bài tập cơ bản

Câu 1: Người làm tự chứng minh

Câu 2:

Vận tốc của hai viên đá khi chạm đất là:

Ta có công thức cho sự rơi tự do: v2 = v02 - 2g ( y – y0 )

=> v 2 = -2*9.81 (-57)

=> v ≈ -33,44 (m/s)


Trong thín nghiệm trên, do lực cản của không khí là không đáng kể nên có thể thấy 2 vật chạm
đất gần như cũng lúc

Câu 3:

Áp dụng công thức v2 = v02 - 2g ( y – y0 ) cho từng trường hợp ta được các kết quả:

Với vận tốc cuối là khoảng 90m/s, quãng đường đã rơi là khoảng 412.84m

Với vận tốc cuối là khoảng 180m/s, quãng đường đã rơi là khoảng 1651,38m

Với vận tốc cuối là khoảng 2,4km/s, quãng đường đã rơi là khoảng 239577.98m

Trên thực tế, việc vận tốc đầu của thiên thạch là 0m/s là không thể xảy ra vì vận tốc của nó trước
khi rơi đã phải trôi trong không gian với một vận tốc nào đó và đã được tăng tốc hoặc giảm tốc
bằng một cách nào đó bởi trọng lực của một yếu tố nào đó. Kết quả quãng đường rơi trên cũng
là không hợp lý bởi vốn vận tốc đầu là 0m/s là không xảy ra và kể cả ta có được vận tốc chính
xác của vận tốc đầu, tác động của không khí lên vật là quá lớn và không thể bỏ qua.

Câu 4:

Thời gian vật rơi hết 45m là:

Ta có công thức: y – y0 = v0t -1/2gt2

=> -45=0t-1/2*9.81t^2

=> t ≈ 3,03 (s)

Tốc độ của thuyền: v = s/t = 12/3.03 ≈ 4(s)

Câu 5;

Chiều cao ngọn núi là:

Áp dụng công thức: Δy = vt + 1/2gt2 = -15*1.5 +1/2*9.81*1.5^2 = -11.46375 (m)

=> Chiều cao của ngọn núi là khoảng 11.46m

Câu 6:

Vận tốc vật sau khi rơi 4s: v = v0 –gt = 0 – 9.81*4 = -39.24 (m/s)

Vận tốc vật trước khi chạm đất:

Ta có: Thời gian vật rơi: y – y0 = v0t1 -1/2gt12 => -200 = -1/2*9.81*t12 => t1 ≈ 6.39(s)

Vận tốc của vật trước khi chạm đất 4s: v1 = v0 –gt = 0 – ( 6.39 – 4 )*9.81 = -23.4459 (m/s)

Câu 7:

Khi vật được ném lên ta có: y = v0t -1/2gt2

Khi vật được ném xuống ta có: - y = vt + 1/2gt2

Từ 2 phương trình trên => -v=v0 nên tốc độ của vật tại thời điểm được ném và thời điểm về lại vị
trí ném là như nhau

Câu 8:

Thời gian vật rơi rơi được quãng đường h/2:


Ta có: -h/2 = v0t - 1/2gt2 => t = √(h/g)

Để hai vật gặp nhau tại h/2, vật được ném phải đi quãng đường h/2 trong t = √(h/g)

=> Ta có: h/2 =vt – 1/2gt2 => Vận tốc của vật được ném là v = (gt2 + h)/(2t)= gh (m/s)

Câu 9:

Vận tốc của lọ hoa khi chạm mép cửa là:

Ta có: y – y0 = v0t -1/2gt2 => -2=v0*0.5 – 1/2*9.81*0.52

Giải phương trình ta được v0 = -1.5475

Quãng đường lọ hoa đã rơi trên mép cửa là :

Ta có: v2 = v02 - 2g ( y – y0 ) => (-1.5475)2 = -2*9.81*( y – y0 )

=> ( y – y 0 ) ≈ 0.079 (m)

Câu 10:

A,B) Quãng đường vật đã rơi: Δy = v0t - 1/2gt2

Quãng đường vật đã rơi trong khoảng thời gian t1 -1 : Δy2 = v0t - 1/2g(t – 1)2

Theo đầu bài ta có: Δy = 2 Δy2 => t2 = 2( t – 1 )2 => t = 2 + sqrt(3) và t = 2 – sqrt(3) (Loại vì t phải
lớn hơn 1)

Độ cao vật đã rơi: Δy = v0t - 1/2gt2 ≈ -18,3 (m)

Câu 11:

Vận tốc quả bóng khi chạm đất: Ta có: v2 = v02 - 2g ( y – y0 ) => v = 4 sqrt(5)

Vận tốc quả bóng khi nảy lên: Áp dụng công thức tương tự: v2 = 0 = v012 - 2g ( y – y0 ) => v01 =2
sqrt(15)

Ta có : 10ms = 0.01 (s) => Gia tốc trung bình là: a = ( v+ v 01)/0.01 ≈ 1669.02 (m/s2)

Câu 12:

a) Áp dụng công thức v2 = v02 - 2g ( y – y0 ) ta có: 1/2v2 = v2 – 2g(3)

Giải phương trình bậc hai ta được v ≈ 8,56 (m/s) và v ≈ -8,56 (m/s) ta loại nghiệm âm của
phương trình.

b) Độ cao cực đại là : v2 = v02 - 2gΔy, tại độ cao cực đại, v = 0 => 8.562 – 2*9.81Δy =0

Giải phương trình ta được Δy ≈ 3,73 (m)

Câu 13:

a) +Quãng đường đi được khi tăng vận tốc từ 10m/s tới 34m/s:

v2 = v02 + 2aΔy1 => 342 = 102 +2*8 Δy1 => Δy1 = 66 (m)

+ Quãng đường đi được từ khi vật bắt đầu bay chậm dần tới khi vận tốc bằng 0:

v2 = v02 - 2gΔy2 => 02 = 342 - 2*9.81Δy2 => Δy2 ≈ 58.91 (m)

=> Độ cao cực đại của tên lửa là: | Δy1| + | Δy2| = 124,91(m)
b) Tổng thời gian tên lửa nước bay là:

Thời gian tên lửa nước bay từ khi đạt được 34m/s đến khi đạt vân tốc 0m/s:

Ta có : y – y0 = 1/2 ( v0 - v ) t => 58.91 = 1/2 (34-0)t1 => t1 ≈ 3.46 (s)

Thời gian tên lửa nước rơi là:

Ta có : y – y0 = v0t2 - 1/2gt22 => -124,91 = 0t2 – 1/2*9.81t22 => t2 ≈ 25.46 (s)

Tổng thời gian tên lửa nước bay: T= t + t1 + t2 =3 + 3.46 + 25.46 = 31.92 (s)

Vận tốc cực đại của tên lửa nước khi bay lên : v = v0 + at = 10 + 8*3 = 34 (m/s)

Vận tốc cực đại của tên lửa nước khi rơi xuống: V = 0 – gt = 0 – 9.81*25.46 ≈ -249.76 (m/s)

Ta thấy : |v|<|V| nên vận tốc cự đại của tên lửa là -249.76 (m/s)

Câu 14:

Tại độ cao cực đại, vận tốc của quả bóng sẽ bằng 0. Áp dụng công thức v = v o – gt => ta có:

0 = v0 – gt => nếu gấp đôi thời gian thì vận tốc ném ( vận tốc ban đầu ) của quả bóng phải gấp
đôi

Ta lại có: v2 = v02 - 2g ( y – y0 ) tương tự ta rút được: ( y – y0 ) = v02/2g nếu gọi vận tốc ném ban
đầu là va => vận tốc gấp đôi của nó là 2va theo phương trình rút được ( y – y0 ) = v02/2g ta thấy
rằng độ cao sẽ tăng gấp 4 lần so với ban đầu tức quả bóng sẽ bay cao gấp 4 lần nếu thời gian
nó ở trên không khí tăng gấp đôi

2: Đáp án phần bài tập trung bình + khó (nâng cao) :

Câu I:

a) Sau thời gian t , vật đã rơi được số lần là:

Ta có:

-hN = v0t - 1/2gt2 = -1/2gt2 => N = 1/(2h)gt2

Vì số lần rơi phải là số nguyên => n= ⌊N⌋ = ⌊1/(2h)gt2⌋ (hàm floor)

b) Vận tốc rơi trong lần rơi thứ n sẽ chạy từ vận tốc rơi cuối của lần n-1 (vận tốc đầu lần
rơi n) và vân tốc rơi cuối của lần rơi n

=> Vận tốc rơi cuối lần n-1 là: Ta có: v2 = v02 + 2g[h(n-1)] => v = √[ v02 + 2gh(n-1) ] = √[2gh(n-1)]

Vận tốc rơi cuối lần n là: v12 = v02 - 2g(-hn) => v1 = √( v02 + 2ghn) = √(2ghn)

=> Vận tốc rơi trong lần rơi thứ n sẽ giao động trong khoảng √[2gh(n-1)] đến √(2ghn)

Câu II:

Thời gian để quả bóng được thả chạm đất:

Ta có: -h =V0t - 1/2gt2 = -1/2gt2 => t= √(2h/g)

Thời gian để quả bóng bay lên:


Ta có: h = v0t1 – 1/2gt1

Giải phương trình bậc hai với ẩn là t ta được 2 nghiệm, lấy nghiệm của biểu thức cộng vì một
trong hai nghiệm sẽ là thời gian âm mà nghiệm của dấu cộng là lớn hơn nghiệm của dấu âm nên
nghiệm của biểu thức cộng sẽ là dương => Ta có: t1 = [v0-√(v0+2gh)]/g

Vận tốc đầu lúc bật lại của quả bóng được ném là:

Ta có: v2 = v02 - 2gh => v= √( v02 - 2gh)

Thời gian quả bóng bay xuống:

Ta có: -h = vt2 – 1/2gt2 = √( v02 - 2gh)t2 - 1/2gt22

Giải phương trình bậc hai, tương tự ta chỉ lấy nghiệm của biểu thức có dấu cộng

=> Ta có: t2 = [√(v02 – 4gh) - √(v02 – 2gh)]/g

Nếu số lần hai quả bóng bay qua nhau là chẵn => ta có biểu thức t = n(t 1 + t2)

Nếu số lần hai quả bóng bay qua nhau là lẻ => ta có biểu thức : t= nt 1 + (n-1)t2
Vậy với các giá trị h,g. v0 phải thỏa mãn một trong 2 biểu tức trên để 2 quả bóng đi qua nhau n
lần

Câu III:

Ta có: Độ dịch chuyển của quả bóng tại khoảng thời gian được đo của ΔTL là 0

=> Áp dụng công thức Δy1 = v01 ΔTL -1/2g ΔTL 2 ta được v01 = 1/2gΔTL

Tương tự, độ dịch chuyển của quả bóng tại khoảng thời gian được đo của ΔT U cũng là 0

=> Áp dụng công thức Δy2 = v02 ΔTU -1/2g ΔTU2 ta được v02 = 1/2gΔTU

Ta có phương trình liên quan tới chuyển động trong khoảng H: H = v01t – 1/2gt2 và v02 = v01 – gt

Từ phương trình thứ 2 ta rút được t = (v01 - v02)/g

Thay vào phương trình thứ nhất ta được: H = v01(v01 - v02)/g – 1/2g[(v01 - v02)/g)]2

=> H = (v01 - v02)/g + (v01 + v02)/2

=> 2gH= (v 01)2 + (v02)2

Thay các biểu thức của v01 và v02 tìm được ở trên vào và rút gọn ta được g = 8H/( ΔTL2 + ΔTU2 )

- - - - - - Hết - - - - - -

* Các nguồn tài liều tham khảo: Fundamentals of physics, Wikipedia, một số bài tập được hỏi ở
trên mạng

You might also like