You are on page 1of 6

7.

Phương thức liên kết văn bản tiếng Việt


7.1 Khái niệm văn bản
7.2 Khái niệm tính liên kết trong văn bản
7.3 Phát ngôn - đơn vị liên kết văn bản
7.3.1 Khái niệm phát ngôn
7.3.2 Phân loại phát ngôn (tự nghĩa, hợp nghĩa, ngữ trực thuộc)
7.4 Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
7.4.1 Các phương thức liên kết chung cho ba loại phát ngôn (phép lặp, phép đối,
phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính)
7.4.2 Các phương thức liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa (phép thế đại từ,
phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng)
7.4.3 Các phép liên kết đặc thù cho ngữ trực thuộc (phép tỉnh lược mạnh, phép nối
chặt)
8. Phân tích phương thức liên kết văn bản, sửa lỗi liên kết trong văn bản tiếng
Việt
8.1 Lỗi liên kết chủ đề
8.2 Lỗi logic giữa các phát ngôn
8.3 Lỗi liên kết hình thức

 Học liệu
1. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (2007). Tiếng Việt thực
hành. In lần thứ 7. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (2011). Tiếng Việt thực hành. NXB Giáo
dục Việt Nam. Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Hiệp (2004). Thành phần câu tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hà Nội.
5. Trần Ngọc Thêm (2013). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hà
Nội.
6. Nguyễn Thiện Giáp (2016). Từ điển khái niệm ngôn ngữ học. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.

7. Phương thức liên kết trong văn bản tiếng Việt


7.1 Khái niệm văn bản HL 5[Trg 19]
 Văn bản là tập hợp các phát ngôn được tổ chức xoay quanh một chủ đề nào đó,
nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định.
 Văn bản được hiểu là một phần liên tục của ngôn ngữ nói hoặc viết, một phần riêng
biệt có thể nhận ra sự mở đầu và sự kết thúc. [TĐKNNNH:582]
 Diễn ngôn: Các sản phẩm viết hoặc nói dài hay ngắn, có thể được 1 hoặc 2 hoặc
hơn 2 người tham gia hội thoại hoặc trao đổi viết với nhau, tạo nên một tổng thể
hợp nhất, có chức năng giao tiếp xác định (TĐKNNNH:147)
7.2 Khái niệm tính liên kết trong văn bản HL 5[Trg 19]
Tính liên kết: Biểu thị mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, các đoạn, các phần,
các bộ phận của văn bản.
- Liên kết hình thức: ngôn từ
- Liên kết nội dung: thống nhất về chủ đề, đề tài (mạch lạc).
Liên kết hình thức chủ yếu để diễn đạt liên kết nội dung.
7.3 Phát ngôn - đơn vị liên kết văn bản
7.3.1 Khái niệm phát ngôn HL 5[Trg 42]
Phát ngôn là đơn vị cơ sở của văn bản
Theo nghĩa rộng: phát ngôn là tất cả những gì người ta nói ra để thực hiện chức
năng giao tiếp.
Theo nghĩa hẹp: phát ngôn là một bộ phận của đoạn văn, thể hiện một nội dung
thông báo và một cấu trúc nào đó, được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức:
ở dạng nói, nó được đánh dấu bằng một quãng ngắt hơi, theo một ngữ điệu nhất
định; ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa, kết thúc bằng dấu ngắt phát ngôn.
Đơn vị trung gian của văn bản: Đoạn văn
Là một bộ phận của văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định, được giới hạn bằng
chỗ viết lùi vào ở đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng chấm xuống dòng.
7.3.2 Phân loại phát ngôn (tự nghĩa, hợp nghĩa, ngữ trực thuộc) HL 5[Trg 46-
76]

Phát ngôn

Hoàn chỉnh cấu trúc Không hoàn chỉnh cấu trúc

Hoàn chỉnh nội dung Không h/c nội dung Không h/c nội dung

Câu tự nghĩa Câu hợp nghĩa Ngữ trực thuộc


7.4 Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
Phương thức liên kết: là biện pháp, cách thức sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo
ra mối liên kết trong văn bản.
 Các phép/phương thức liên kết chung cho ba loại phát ngôn :
Phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tuởng, phép tuyến tính.
 Các phép/ phương thức liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa:
Thế đại từ, tỉnh lược yếu, nối lỏng.
 Các phép/ phương thức liên kết đặc thù cho phát ngôn ngữ trực thuộc:
Tỉnh lược mạnh, nối chặt.
7.4.1 Các phương thức liên kết chung cho ba loại phát ngôn HL 5[Trg 86-140]
Phép lặp
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ
ngôn.
Phân loại: Lặp ngữ âm, lặp từ vựng, lặp ngữ pháp
Lặp ngữ âm: sử dụng lại các âm và các khuôn ngữ âm trong chủ ngôn và kết ngôn.
Lặp từ vựng: lặp từ, cụm từ trong chủ ngôn và kết ngôn.
Lặp ngữ pháp: lặp cấu trúc
Phép đối
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ
đoạn có ý nghĩa đối lập nhau.
 Phân loại
- Phép đối trái nghĩa sử dụng các cặp từ trái nghĩa
- Phép đối trái nghĩa lâm thời
- Phép đối miêu tả
- Phép đối phủ định
Phép thế đồng nghĩa
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ
đoạn khác nhau có cùng một nghĩa.
 Phân loại
- Phép thế đồng nghĩa từ điển.
- Phép thế đồng nghĩa phủ định.
- Thế đồng nghĩa lâm thời.
- Thế đồng nghĩa miêu tả.
Phép liên tưởng
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ
đoạn có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung.
 Phân loại
- Liên tưởng bao hàm
- Liên tưởng đồng loại
- Liên tưởng định lượng
- Liên tưởng định vị
- Liên tưởng định chức
Phép tuyến tính
Là biện pháp liên kết sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn để liên kết những
phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung.
- Không có phương tiện liên kết riêng.
- Trình tự của sự việc được thực tiễn qui định chặt chẽ.
7.4.2 Các phương thức liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa (phép thế đại
từ, phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng)
Phép thế đại từ
Là biện pháp liên kết sử dụng đại từ, tổ hợp có tính đại từ trong kết ngôn thay thế
cho ngữ đoạn tương ứng với nó ở chủ ngôn và ngược lại.
 Phân loại:
- Đại từ hồi chiếu: yếu tố thay thế đứng sau yếu tố được thay.
- Đại từ khứ chỉ: yếu tố thay thế đứng sau yếu tố được thay.
Phép tỉnh lược - Tỉnh lược yếu
Phép tỉnh lược: Là sự lược bỏ ở phát ngôn sau một hoặc một số yếu tố từ vựng nào
đó dựa vào sự có mặt của nó vào phát ngôn trước.
Tỉnh lược yếu: Là biện pháp liên kết thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu
tố có mặt ở chủ ngôn. Sự vắng mặt này phá vỡ sự hoàn chỉnh nội dung của kết ngôn
nhưng không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó.
Phép nối - Phép nối lỏng
Phép nối: Là biện pháp dùng những từ ngữ chuyển tiếp để tạo ra sự liên kết giữa
các phát ngôn tiếp theo nhau.
Phép nối lỏng: Là biện pháp liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những
phương tiện từ vựng mà không làm biến đổi cấu trúc của chúng, nhằm diễn đạt quan
hệ ngữ nghĩa với chủ ngôn.
7.4.3 Các phép liên kết đặc thù cho ngữ trực thuộc (phép tỉnh lược mạnh, phép
nối chặt) HL 4[Trg 185-222]
Phép tỉnh lược mạnh
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành
phần nòng cốt vốn đã có mặt ở chủ ngôn, trên cơ sở đó tạo sự liên kết giữa các PN.
Tỉnh lược CN; VN; CN-VN-BN ở kết ngôn
Phép nối chặt
Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng yếu tố nối ở đầu kết ngôn tạo thành
quan hệ ngữ nghĩa giữa kết ngôn và chủ ngôn.
8. Phân tích phương thức liên kết văn bản, sửa lỗi liên kết trong văn bản tiếng
Việt
8.1 Lỗi liên kết chủ đề HL 1[Trg 208-214]
8.2 Lỗi logic giữa các phát ngôn HL 1[Trg 208-214]; HL 2[Trg 144-146]
8.3 Lỗi liên kết hình thức HL 1[Trg 208-214]; HL 2[Trg 144-146]

You might also like