You are on page 1of 12

Họ và tên: Ngô Minh Nghĩa

BÁO CÁO
MSSV: 1620305
Bài thực hành tuần 2
Lớp: 16DTV1
Môn: TH Các hệ thống truyền thông
Ca: Ca 6 (Thứ 3, 15h – 17h)

B. THỰC HÀNH:
1. DSB-SC

Hình 5.1: Mạch DSB


Thiết kế mạch điều chế AM có fm=1kHz và fc=10kHz như hình 5.1 với các thông
số sau:
Sine Wave: 1 V, 1 kHz.
Sine Wave2: 1 V, 10 kHz
Sample time: 1/40000
Câu 1: Cho biết biểu thức toán học của tín hiệu sau bộ nhân. Từ đó, xác định
các thành phần tần số của tín hiệu?
A1 = cos (2*pi*t)
A2 = cos (20*pi*t)
A = A1 x A2 = cos (2*pi*t) cos (20*pi*t) = ½ cos (2*11*pi*t) + ½ cos (2*9*pi*t)
Vậy 2 thành phần tần số là: f1 = 9 kHz, f2 = 11 kHz.
Câu 2: Vẽ các tín hiệu tại Scope và Spectrum Scope?
Câu 3: Từ Spectrum Scope, cho biết tín hiệu có bao nhiêu thành phần tần số,
xác định các thành phần tần số đó?
Có 2 thành phần tần số đó là f1 = 9 kHz VÀ f2 = 11 kHz.
Do đó trên Spectrum Analyzer có 4 cột cao tương ứng với f = +- 9 kHz và f = +-
11 kHz.
2. AM DSB-FC – ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ

Hình 5.2: Detection without reference


Thiết kế mạch điều chế AM và bộ detection có fm=200Hz và fc=5 kHz như hình
5.2.
Sine Wave: 1V, 200 Hz Sine Wave1: 1V, 5 kHz
Sample time: 1/40000
Digital Filter Design:
Lowpass FIR: Window Hamming
Fs: 40000 Fc: 300
Câu 1: Cho biết biểu thức toán học của tín hiệu Modulated Input. Từ đó, xác
định các thành phần tần số của tín hiệu?
Biểu thức tín hiệu Modulated Input = [2cos(4000*pi*t)+1].cos(10000*pi*t)
= cos(10000*pi*t) + 2cos(400*pi*t).cos(10000*pi*t)
= cos(10000*pi*t) + cos(10400*pi*t) + cos(9600*pi*t)
= cos(2*5000*pi*t) + cos(2*5200*pi*t) + cos(2*4800*pi*t)
Vậy tổng cộng Modulated Input có 3 thành phần tần số là f1 = 4800 Hz và f2 =
5200 Hz và f3 = 5000 Hz
Câu 2: Xác định các khối cấu thành bộ điều chế AM-DSB.

Câu 3: Xác định các khối cấu thành bộ giải điều chế AM-DSB.

Câu 4: Xác định vai trò và thông số của bộ Sine Wave2?


Để xuất hiện lại biểu thức Sine Wave ban đầu phục vụ cho việc lọc thông thấp, ta
dễ dàng thấy Sine Wave 2 chính là tín hiệu sóng mang và có thông số giống với
Sine Wave 1 (A = 1V, f = fc = 5 kHz).
Câu 5: Vẽ tín hiệu tại Scope1?
Câu 6: Xác định Vmax, Vmin và hệ số điều chế m của tín hiệu.
Vmax = A = 1V
Vmin = -A = -1V
Vì Sine wave truyền vào đã được nhân lên 2 lần biên độ nên m = 2
Câu 7: Vẽ tín hiệu tại Spectrum Scope2. Xác định và giải thích các thành
phần tần số có trong tín hiệu.
Tín hiệu tại Spectrum Scope2:

Có 5 thành phần tần số :


f1 = 0 kHz
f2 = 2fc = 10 kHz
f3 = 2fc + fm = 10.2 kHz
f4 = 2fc - fm = 9.8 kHz
f5 = fm = 200 Hz
Câu 8: Cho biết vai trò của bộ Digital Filter Design1, xác định tần số cắt của
lọc?
Lọc thông thấp có tác dụng giữ lại thành phần tần số của tín hiệu cần truyền (Sine
wave) loại bỏ thành phần tần số cao để tạo ra tín hiệu giống với tín hiệu gốc.
Tần số cắt của bộ lọc: fc = 300 Hz.
Câu 9: Thay đổi thông số của Sine Wave và Sine Wave1 để có tín hiệu AM-
DSB với hệ số điều chế m = 0.5. Vẽ hình tín hiệu vừa tìm được?
Với hệ số điều chế m = 0.5, ta chỉ cần giảm biên độ ở Sine Wave xuống 2 lần.
Sine Wave: A = 0.5 V , fm = 200Hz
Sine Wave1: A = 1V , fm = 5kHz

3. SSB
Mạch SSB được thiết kế bằng cách kết hợp DSB với một bộ lọc. Bộ lọc này có thể
là cao qua để loại thành phần fc-fm hoặc bộ lọc thấp qua để loại thành phần fc+fm.

Hình 5.3: Mạch SSB


Thiết kế mạch điều chế AM có fm=1kHz và fc=5kHz như hình 5.3 với các thông
số sau:
Sine Wave: 1V, 1000 Hz
Sine Wave1: 1V, 5 kHz
Sample time: 1/20000
Digital Filter Design:
Lowpass
FIR: Window Hamming
Fs: 20000
Fc: 5000
Câu 1: Vẽ và nhận xét các tín hiệu tại Spectrum Scope và Spectrum Scope1?
Nhận xét : Sau bộ lọc chỉ còn thành phần tần số fc + fm = 4kHz
Câu 2: Thiết kế lọc đề loại bỏ tần số fc-fm. Vẽ tín hiệu tại Spectrum Scope
Digital Filter Design:
Highpass
FIR: Window Hamming
Fs: 20000Hz
Fc: 5000Hz
Specified Order : 10
4. GIẢI ĐIỀU CHẾ TÍN HIỆU AM CÓ NHIỄU

Hình 5.4: Detection with noise


Thiết kế mạch điều chế AM và bộ detection có fm = 200 Hz và fc = 5 kHz như
hình 5.4.
Sine Wave: 1V, 200 Hz Sine Wave1: 1V, 5 kHz
Sample time: 1/40000
AWGN Channel:
Mode: Variance from mask Variance: 1
Digital Filter Design1:
Lowpass FIR: Window Hamming
Fs: 40000 Fc: 500
Câu 1: Cho biết đây là tín hiệu AM loại gì?
Tín hiệu AM loại DSB – FC có chịu tác động của nhiễu.
Câu 2: Tính công suất tín hiệu AM
H = [2cos(400*pi*t+1]*cos(10000*pi*t)]
= cos(10000*pi*t)+2cos(400*pi*t)*cos(10000*pi*t)
= cos(10000*pi*t) + cos(10400*pi*t) + cos(9600*pi*t)
= cos(2*5000*pi*t) + cos(2*5200*pi*t) + cos(2*4800*pi*t)
P = UI = U2/R = A2/2
Vậy công suất tín hiệu là : P = 0.5+0.5+0.5 = 1.5 (W)
Câu 3: Cho biết loại nhiễu và công suất nhiễu?
Loại nhiễu trong mạch là nhiễu cộng - Additive White Gaussian Noise (AWGN).
Công suất nhiễu:
Với Variance = 1, ta có Pnoise = 1 (W).
Câu 4: Tính SNR, phương pháp để giảm nhiễu trong thực tế?
Với Pnoise = 1, ta có (SNR)c = P = 1.5.
Mạch trên sử dụng phương pháp Coherent Detaction, do đó (SNR)c = (SNR)o = 1.5
Phương pháp giảm nhiễu trong thực tế là : sử dụng các kỹ thuật OFDM, kỹ thuật
giảm nhiễu pha, thiết kế các bộ khuếch đại và bộ lọc gần với lý tưởng.

You might also like