You are on page 1of 5

TÍNH TOÁN PHẦN THỦY LỰC

Trình tự tính toán thiết kế chung hệ thống thuỷ lực


Bước 1 : Tính toán sơ bộ
a- Các số liệu cho trước ban đầu:
- Vận tốc cơ cấu chấp hành:
+ Tốc độ tịnh tiến, v- [cm/ph]: xác định theo máy tương tự (hoặc theo kinh nghiệm)
+ Tốc độ quay, n- [vg/ph]: xác định theo máy tương tự (hoặc theo kinh nghiệm)
- Lực cản qui về cần pít tông của xi lanh và mô men cản qui về trục mô tơ của cơ cấu chấp
hành:
+ Lực cản, P - [N]: đã xác định được theo trường hợp tính toán cho trước;
+ Mô men cản, M - [N.cm]: đã xác định được theo trường hợp tính toán cho trước;
- Chọn áp suất làm việc của hệ thống theo máy tương tự (hoặc theo kinh nghiệm) và dẫy tiêu
chuẩn (tuỳ điều kiện làm việc) sau:
Hệ áp thấp: p  6 Mpa; Hệ áp trung bình: 6 Mpa < p 15 Mpa; Hệ áp cao: p > 15Mpa
b. Thiết kế sơ đồ nguyên lý truyền động thủy lực của máy và thiết bị thiết kế
c. Tính chọn các phần tử thủy lực:
- Tính chọn xi lanh thủy lực:
+ Tính đường kính ướt xi lanh Dxl (cm) (theo lực cản P và áp suất p), xác định hành trình L
của xi lanh từ sơ đồ tính toán;
+ Chọn xi lanh có đường kính ướt D ≥ Dxl (theo dãy đường kính tiêu chuẩn) và có hành trình
theo sơ đồ tính toán, với hệ số an toàn về lưu lượng và áp suất là 120%
- Tính chọn mô tơ thủy lực:
+ Tính lưu lượng riêng của mô tơ thủy lực (lượng dầu sau một vòng quay) qq – [cm3] theo mô
men cản M, áp suất p và hiệu suất của mô tơ η.
+ Chọn mô tơ có lưu lượng riêng q ≥ qq (theo dãy tiêu chuẩn) với hệ số an toàn về lưu lượng
và áp suất là 120%
- Tính chọn bộ nguồn thủy lực (bơm thủy lực và động cơ dẫn động bơm):
+ Tính chọn bơm trên cơ sở lưu lượng Q, áp suất p; có xét đến tổn thất lưu lượng và áp suất
hệ thống và chọn theo loại qui chuẩn;
+ Tính chọn động cơ có đủ công suất để dẫn động bơm (để đạt các thông số của bơm về lưu
lượng và áp suất tạo ra của bơm);
+ Tính chọn thùng dầu có thể tích theo lưu lưu lượng Q của bơm;
- Chọn các thiết bị thuỷ lực khác: các phần tử thuỷ lực điều khiển, điều chỉnh, phù trợ được
chọn trên cơ sở áp suất định mức, lưu lượng thông qua và các yếu cầu về lắp nghép khác…
Bước 2: Tính toán kiểm tra
- Sau khi đã tính chọn các phần tử cho hệ thống thuỷ lực cần tiến hành tính toán chế độ
làm việc cho hệ thống và kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống. Sau đó xây dựng các đặc
tính để xác định chế độ cho hệ thống.
- Với hệ thống yêu cầu chất lượng cao cần tiến hành tính toán động lực học hệ thống để
xác định chế dộ không ổn định của hệ. Sau mỗi tính toán ta điều chỉnh các thông số đã chọn
để có được hệ thống đáp ứng yêu cầu cụ thể.

1. Tính toán hệ thống truyền động thủy lực của máy và thiết bị thiết kế
1.1. Các số liệu cho trước ban đầu:
- Áp lực làm việc danh nghĩa của hệ truyền động thủy lực: pdn – (N/cm2);
- Chuyển động tịnh tiến (Xi lanh thủy lực):
+ Hành trình di chuyển của xi lanh: L – (cm);
+ Tốc độ di chuyển của xi lanh: vxl - (cm/ph);
+ Lực cản qui về cần pít tông của xi lanh: Pxl - (N)
- Chuyển động quay (mô tơ thủy lực):
+ Tốc độ quay danh nghĩa của mô tơ: nq - (vg/ph);
+ Mô men cản qui về trục mô tơ: Mq – (N.cm)
Trên cơ sở các thông số trên, ta tiến hành tính chọn xilanh thủy lực, mô tơ thủy lực,
bơm thủy lực và động cơ điện dẫn động cũng như các phần tử thủy lực khác trên sơ đồ truyền
động thủy lực
Nguyên tắc chọn các bộ phận kể trên là chọn theo thông số kỹ thuật yêu cầu có giá trị
tối đa có tính đến hiệu suất của truyền động.
1.2. Tính chọn các phần tử thủy lực
1.2.1. Tính chọn xilanh thủy lực
- Theo các thông số yêu cầu kể trên thì xilanh thủy lực cần có hành trình pít tông là L (cm) và
đường kính ướt (đường kính trong) của xilanh là:
2
𝜋𝐷𝑥𝑙 Pxl
𝑝𝑑𝑛 =
4 ɳxl
4𝑃𝑥𝑙
→ 𝐷𝑥𝑙 = √𝑝 , (cm) (2.1)
𝑑𝑛 .𝜋.ɳ𝑥𝑙

Trong đó: ɳxl – hiệu suất của xi lanh (có thể chọn ɳxl = 0,9).
→Chọn xi lanh có đường kính ướt D (cm)
- Lưu lượng dầu cần thiết để dẫn động xi lanh là:
𝜋𝐷 2
𝑄𝑥𝑙 = 4 . 𝑣𝑑𝑐 , (cm3/ph) (2.2)
Trong đó: vdc – (cm/ph): vận tốc di chuyển tối đa của xi lanh.
- Công suất có ích của xi lanh để dẫn động:
𝑃𝑥𝑙 .𝑣𝑑𝑐
𝑁𝑥𝑙 = 1000 , (kW) (2.3)
Trong đó: vdc – (m/s): vận tốc di chuyển tối đa của xi lanh.
1.2.2. Tính chọn mô tơ thủy lực dẫn động chuyển động quay
- Lưu lượng riêng (lượng dầu sau một vòng quay) của mô tơ thủy lực với áp lực làm việc
danh nghĩa pdn – (N/cm2) và mô men cản qui về trục mô tơ Mq - (N.cm) là:
2𝜋.𝑀𝑞
𝑞𝑞 = 𝑝 .ɳ , (cm3) (2.4)
𝑑𝑛 𝑞
Trong đó: ɳ𝑞 = 0,9 – hiệu suất của mô tơ thủy lực
- Công suất có ích mô tơ thủy lực để tạo ra mô men trên trục mô tơ thủy lực Mq (N.m) ở tốc
độ quay danh nghĩa nq – (vg/ph) là:
𝑀𝑞 .𝑛𝑞
𝑁𝑞 = 9550 , (kW) (2.5)
- Theo các thông số tính được ở trên ta chọn mô tơ thủy lực có công suất Nmt ≥ Nq, lưu lượng
riêng (thể tích choán chỗ) của mô tơ qmt ≥ qq, áp lực làm việc danh nghĩa của mô tơ pdnmt =
pdn với tốc độ quay danh nghĩa mô tơ ndn = nq.
- Lưu lượng dầu cần thiết để dẫn động mô tơ thủy lực đã chọn đạt tốc độ quay danh nghĩa là:
𝑄𝑞 = 𝑞𝑚𝑡 . 𝑛𝑑𝑛 , (cm3/ph) (2.6)
Trong đó:
ndn – tốc độ quay danh nghĩa của mô tơ, ( vg/ph)
qmt - lưu lượng riêng của mô tơ đã chọn (lượng dầu sau một vòng quay), (cm3/vg)
(1cm3 = 10-3 lít; 1 lít= 10-3 m3)
1.2.3. Tính chọn bộ nguồn
Bơm và động cơ điện dẫn động được tính chọn theo các trường hợp dẫn động chung (1
bơm cung cấp cho các cơ cấu) hoặc dẫn động riêng (mỗi 1 bơm dẫn động cho một động cơ)
* Bơm thủy lực dẫn động chung (1 bơm cung cấp dầu cho các cơ cấu)
+ Lưu lượng dầu:
Q
Lưu lượng cấp cho xi lanh: Q1 = ɳ xl , (cm3/ph)
TL
Qq
Lưu lượng cấp cho mô tơ: Q2 = , (cm3/ph)
ɳTL
Trong đó :𝜂TL - hiệu suất thủy lực (kể đến rò rỉ dầu trong hệ truyền động, chọn ɳ 𝑇𝐿 =
0,9).
→ Lưu lượng của bơm tổng là:
QƩ = Q1 + Q2 , (cm3/ph)
+ Lưu lượng riêng của bơm tổng là:
Bơm có tốc độ quay bằng tốc độ động cơ điện dẫn động nđc và như vậy lưu lượng riêng của
bơm tổng là:
Q Q +Q
q Ʃ = n Ʃ = 1n 2 , (cm3) (3.6)
đc đc
→ Chọn bơm tổng có lưu lượng riêng qb ≥ qƩ , áp lực làm việc danh nghĩa của bơm tạo ra: pdn
(N/cm2)
+ Công suất động cơ điện dẫn động cho bơm tổng để tạo ra được lưu lượng Qb và áp lực dầu
danh nghĩa pdn được tính theo công thức sau:
p .Q
N tt = dn b , kW
612. ηo
Trong đó:
Pdn – Áp lực làm việc danh nghĩa,(kG/cm2)
Qb – Lưu lượng của bơm đã chọn tạo ra, lít/phút (tính theo lưu lượng riêng của bơm đã chọn
qbvà tốc độ động cơ điện cho trước nđc): Qb = qb. nđc. 10-3 , lít/phút (với qb - [cm3], nđc –
[vg/ph] )
ɳ0 = 0,85 – hiệu suất truyền động chung (tổn thất phần cơ khí và thủy lực)
→ chọn động cơ điện có công suất Nđc ≥ Ntt , tốc độ quay nđc (vg/ph),.
* Bơm thủy lực dẫn động riêng (mỗi bơm dẫn động cho 1 cơ cấu)
- Bơm cấp cho xi lanh:
+ Lưu lượng dầu của bơm tạo ra:
𝑄
𝑄𝑏1 = ɳ 𝑥𝑙 , (cm3/ph) (3.6)
𝑇𝐿
Trong đó: 𝜂TL - hiệu suất thủy lực (kể đến rò rỉ dầu trong hệ truyền động, chọn ɳ 𝑇𝐿
= 0,9).
+ Lưu lượng riêng của bơm:
Bơm có tốc độ quay bằng tốc độ động cơ điện dẫn động nđc và như vậy lưu lượng riêng của
bơm là:
𝑄
𝑞𝑏1 = 𝑛𝑏1, (cm3) (3.6)
đ𝑐
→ Chọn bơm cho xi lanh có lưu lượng riêng qbxl ≥ qb1 , áp lực làm việc danh nghĩa của bơm
tạo ra pdn (N/cm2)
- Bơm cấp cho mô tơ:
+ Lưu lượng dầu của bơm tạo ra:
𝑄𝑞
𝑄𝑏2 = ɳ , (cm3/ph)
𝑇𝐿
Trong đó :𝜂TL - hiệu suất thủy lực (kể đến rò rỉ dầu trong hệ truyền động, chọn ɳ 𝑇𝐿 =
0,9).
+ Lưu lượng riêng của bơm:
Bơm có tốc độ quay bằng tốc độ động cơ điện dẫn động nđc và như vậy lưu lượng riêng của
bơm là:
𝑄
𝑞𝑏2 = 𝑛𝑏2 , (cm3) (3.7)
đ𝑐
→ Chọn bơm cho mô tơ có lưu lượng riêng qbmt ≥ qb2 , áp lực làm việc danh nghĩa của bơm
tạo ra: pdn (N/cm2).
- Công suất động cơ điện dẫn động cho 2 bơm để tạo ra được lưu lượng Qb và áp lực dầu danh
nghĩa pdn được tính theo công thức sau:
p .Q
N tt = dn b , kW
612. ηo
Trong đó:
Pdn – Áp lực làm việc danh nghĩa,(kG/cm2)
Qb – Lưu lượng của 2 bơm đã chọn tạo ra, lít/phút (tính theo lưu lượng riêng của bơm đã chọn
qbxl, qbmt và tốc độ động cơ điện cho trước nđc): Qb = (qbxl + qbmt). nđc. 10-3, lít/phút (với qb -
[cm3], nđc – [vg/ph] )
ɳ0 = 0,85 – hiệu suất truyền động chung (tổn thất phần cơ khí và thủy lực)
→ chọn động cơ điện có công suất Nđc ≥ Ntt , tốc độ quay nđc (vg/ph),.
* Tính toán dung tích thùng dầu:
Thùng dầu có nhiệm vụ chính sau:
+ Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình kín (cấp và nhận dầu chảy về);
+ Giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình bơm dầu làm việc;
+ Lắng đọng các chất cặn bẩn trong quá trình làm việc;
+ Tách nước trong dầu.
Thể tích thùng dầu được quyết định bởi điều kiện làm việc và lưu lượng dầu của bơm
cung cấp cho hệ thống.
Vì hệ thống làm việc cố định (thùng dầu được đặt cố định) nên cần thiết kế bể lớn để
làm mát dầu, thể tích bể dầu theo kinh nghiệm được chọn như sau:
𝑚𝑎𝑥
V = (2 ÷ 3).𝑄𝑏ơ𝑚 (cm3).
𝑚𝑎𝑥
Trong đó: 𝑄𝑏ơ𝑚 - lưu lượng lớn nhất của bơm trong 1 phút (cm3).
* Chọn các thiết bị thuỷ lực khác: các phần tử thuỷ lực điều khiển, điều chỉnh, phù trợ được
chọn trên cơ sở áp suất định mức, lưu lượng thông qua và các yếu cầu về lắp nghép khác…

* Kiểm tra áp lực dầu tạo ra của bơm sau khi chọn động cơ điện lai bơm:
Từ công thức Công suất cần thiết để lai bơm thủy lực:
p .Q
N đc = max b 
612. ηo
Áp lực dầu thủy lực lớn nhất được tạo ra bởi động cơ và bơm thủy lực đã chọn là:
612.ηo .N đc
p max = ; (kG/cm2)
Qb
Trong đó:
Nđc – Công suất động cơ đã chọn, kW
Qb – Lưu lượng của bơm tạo ra, lít/phút (tính theo lưu lượng riêng của bơm đã chọn qbvà tốc
độ động cơ điện đã chọn nđc): Qb = qb. nđc. 10-3 , lít/phút (với qb - [cm3], nđc – [vg/ph] )
ɳ0 = 0,85 – hiệu suất truyền động chung (tổn thất phần cơ khí và thủy lực)

2.Tính toán kết cấu thép của máy và thiết bị thiết kế


* Trình tự tính toán kết cấu thép của máy và thiết bị thiết kế:
- Xây dựng kết cấu các cụm của máy và thiết bị thiết kế, xác định kích thước các chi tiết
của máy và thiết bị cần thiết kế (tham khảo theo máy tương tự hoặc theo kinh nghiệm)
- Xác định các thành phần tải trọng tác dụng lên kết cấu bao gồm tải trọng do trọng
lượng bản thân kết cấu, tải trọng do trọng lượng các cụm máy tác dụng lên kết cấu và tải trọng
làm việc (xác định trên cơ sở phát huy hết công suất của mô tơ thủy lực và xi lanh thủy lực
với hệ số vượt tải lấy theo áp lực làm việc của van an toàn pmax = 1,2pdn);
- Lập sơ đồ tính;
- Xác định nội lực, ứng suất trong kết cấu và kiểm tra bền, kiểm tra độ cứng của kết cấu.
* Tính kiểm tra bền khung kết cấu
- Sơ đồ kết cấu của máy và thiết bị thiết kế:
- Chọn tiết diện các thanh:
- Tải trọng do trọng lượng bản thân (BT): với các kích thước kết cấu khung và tiết diện các
thanh như đã chọn ở mục a, ta nhập số liệu và phần mềm sẽ tự mặc định khai báo tải trọng do
trọng lượng bản thân kết cấu (hệ số vượt tải kv = 1,1) được coi là tải trọng phân bố.
- Tải trọng làm việc: (tính toán cho vị trí bất lợi nhất của kết cấu)
Tải trọng làm việc: gồm Tĩnh tải (TT) tác dụng vào kết cấu (trọng lượng của các cụm máy
tác dụng lên kết cấu máy tính toán) và Hoạt tải (HT) do Pmax, Mmax tác dụng vào khung kết
cấu:
Hoạt tải: HT = phần tải trọng của (Pmax + Mmax) tác dụng lên kết cấu, với:
+ Chuyển động tịnh tiến: Pmax = 1,2.Pxl , (N)
+ Chuyển động quay: Mô men trên trục mô tơ thủy lực khi làm việc với áp lực danh
nghĩa là:
𝑝 .𝑞𝑚𝑡 .ɳ𝑞
𝑀𝑚𝑡 = 𝑑𝑛 2𝜋 , (N.cm)
Trong đó:
pdn – Áp lực làm việc danh nghĩa, (N/cm2)
qmt – Lưu lượng riêng của mô tơ đã chọn, cm3
ɳq = 0,9 – hiệu suất của mô tơ
Mô men tính toán là mô men trên trục động cơ với hệ số vượt tải 1,2 (khi gặp vật cản, mô tơ
sẽ dừng lại và van an toàn làm việc với áp lực là 1,2pdn)
Mmax = 1,2Mmt , (N.cm)
- Tổ hợp tải trọng tác dụng lên khung kết cấu
TH = 1,1BT + HT + BT + (gió và quán tính nếu có)
Sử dụng phần mềm SAP 2000 hoặc tính tay xác định nội lực trong kết cấu, sau đó kiểm tra
bền.

You might also like