You are on page 1of 93

TÀI LIỆU VIP CHO HỌC SINH 2008

30 DẠNG BÀI CHẮC CHẮN THI HKI 1

VẬT LÝ 10 | HỌC KỲ 1
THẦY DĨ THÂM Đăng ký học inbox Page : Học Vật Lý Thầy Dĩ Thâm

DẠNG 1: ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC


HDT 1: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối
bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể bơi mới nghỉ.
Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.
A. sem = 25m; sanh =50m; dem = 25m; danh = 0. B. sem = 25m; sanh = 0; dem = 25m; danh = 50m.
C. sem = 25m; sanh =50m dem = 25m; danh = 50m. D. sem = 25m; sanh =50m; dem = 0; danh = 50m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Biết d1 là độ dịch chuyển 3 m về phía Đông, còn d 2 là độ dịch chuyển 4 m về phía Bắc. Hãy xác định
độ lớn, phương và chiều của độ dịch chuyển d .
A. 1 m, hướng Đông – Bắc 530. B. 5 m, hướng Đông – Bắc 530.
C. 7 m, hướng Đông – Bắc 530. D. 5 m, hướng Đông – Bắc 370.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Hai người cùng xuất phát từ địa điểm A để đến địa điểm C. Đường đi của hai
người được thể hiện trên hình vẽ. Quãng đường đi được của người thứ nhất và
người thứ hai lần lượt là:
A. 2,83km; 4km
B. 4km; 3km
C. 3km; 4km
D. 4km; 2,83km

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

1
HDT 4: Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía Đông. Đến bến xe, người đó lên xe
bus đi tiếp 20 km về phía Bắc.
1. Tính quãng đường người đó đi được trong cả chuyến đi.
A. 20 km. B. 26 km. C. 6 km. D. 13 km.
2. Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó.
A. 19,08 km. B. 14 km. C. 26 km. D. 20,88 km.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 5: Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với bờ sông.
Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi.
1. Hãy xác định độ dịch chuyển của người này khi bơi sang bờ sông bên kia.
A. 50 m hợp với bờ sông 600. B. 100 m hợp với bờ sông 600.
C. 100 m hợp với bờ sông 300. D. 50 m hợp với bờ sông 300.
2. Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét?
A. 86,6 m. B. 100 m. C. 50 m. D. 150 m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 2: TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC


HDT 1: Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/ h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc
độ 30km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là
A. 40km/h B. 38km/h C. 46km/h D. 35km/h

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

2
HDT 2: Một vật chuyển động trên nửa đoạn đường đầu với tốc độ v1. Đoạn đường còn lại, vật chuyển động trong
nửa thời gian đầu với tốc độ v2 và chuyển động với tốc độ v3 trên quãng đường cuối cùng. Tính tốc độ
trung bình của vật trên cả đoạn đường.
v ( v + v3 ) 1v ( v + v3 )
A. v tb = 1 2 B. v tb = 1 2
v1 + v 2 + v3 2v1 + v 2 + v3
v1v 2 v3 3v1v 2 v3
C. v tb = D. v tb =
v1v 2 + v 2 v3 + v3 v1 v1v 2 + v 2 v3 + v3 v1

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Một ô tô đang chạy với vận tốc v theo phương nằm ngang thì người ngồi trong xe trông thấy giọt mưa
rơi tạo thành những vạch làm với phương thẳng đứng một góc 450. Biết vận tốc rơi của các giọt nước
mưa so với mặt đất là 5 m/s, theo phương vuông góc với mặt đất. Tính vận tốc của ô tô.
A. 7,1 m/s. B. 5 m/s. C. 10 m/s. D. 3,5 m/s.

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang con sông rộng 240 m, mũi xuồng luôn
luôn vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng sang đến bờ bên kia tại một địa điểm cách
bến dự định 180 m về phía hạ lưu và xuồng đi hết 1 min. Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông.
A. 5 m/s. B. 3 m/s. C. 4 m/s. D. 7 m/s.

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

3
HDT 5: Một ca nô chạy ngang qua một dòng sông, xuất phát từ A, hướng mũi về
B. Sau 100 s, ca nô cập bờ bên kia ở điểm C cách B 200 m. Nếu người lái
hướng mũi ca nô theo hướng AD và vẫn giữ tốc độ máy như cũ thì ca nô
sẽ cập bờ bên kia tại đúng điểm B.
Tìm:
1. Vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
A. 2 m/s. B. 3 m/s. C.1m/s D. 4 m/s.
2. Vận tốc của ca nô so với dòng nước.
A. 2 m/s. B. 3 m/s. C. 1 m/s. D. 4 m/s.
3. Chiều rộng của sông.
A. 200 m. B. 400 m. C. 100m. D. 173 m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 6: Một phi công muốn máy bay của mình bay về hướng Tây trong khi gió thổi về hướng Nam với vận tốc
50 km/h. Biết rằng khi không có gió, tốc độ của máy bay là 200 km/h.
1. Hỏi phi công đó phải lái máy bay theo hướng nào?
A. 75,50 Tây - Nam. B. 14,50 Tây - Nam. C. 75,50 Tây - Bắc. D. 14,50 Tây - Bắc.
2. Khi đó vận tốc của máy bay so với mặt đất là bao nhiêu?
A. 193,65 m/s. B. 150 m/s. C. 206,16 m/s. D. 250 m/s.

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


HDT 1: Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với tốc độ 40 km/h, sau đó ô tô quay trở về A với tốc độ 60
km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.
A. 0 km/h B. 50km/h C. 45km/h D. 48km/h

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
4
HDT 2: Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời trong thời gian gần 1 năm. Tính tốc độ trung bình của Trái Đất
khi nó hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời. Xem chuyển động này gần đúng là chuyển động tròn và
khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 1,5.1011 m.
A. 9,425.106km/h B. 0km/h C. 105588790km/h D. 107589 km/h

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Một xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3 km trên một đường thẳng qua bến xe, và chuyển
động với vận tốc 80 km/h ra xa bến. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc
thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô
trên đoạn đường thẳng này như thế nào?
A. x = - 3 + 80t (km). B. x = 3 - 80t (km). C. x = 80t (km). D. x = 3 + 80t (km).

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Lúc 7 h, một ô tô chạy từ Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 60 km/h. Cùng lúc, một ô tô chạy từ Hà Nội
đi Hải Phòng với vận tốc 75 km/h. Biết Hải Phòng cách Hà Nội 105 km và coi chuyển động là thẳng.
1. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ, lấy gốc tại Hà Nội và
chiều dương là chiều từ Hà Nội đi Hải Phòng, và lấy lúc 7 h làm gốc thời gian.
A. Ô tô đi từ Hà Nội: x1 = 105 - 60t (km); ô tô đi từ Hải Phòng: x2= 75t(km).
B. Ô tô đi từ Hà Nội: x1 = 105 + 60t (km); ô tô đi từ Hải Phòng: x2 = 75t(km).
C. Ô tô đi từ Hà Nội: x1 = 60t(km); ô tô đi từ Hải Phòng: x2 = 105 + 75t (km).
D. Ô tô đi từ Hà Nội: x1 = 60t (km); ô tô đi từ Hải Phòng: x2 = 105 - 75t (km).
2. Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
A. 46min 40s tại vị trí cách Hải Phòng 46,7 km.
B. 46min 40s tại vị trí cách Hà Nội 46,7 km.
C. 7h 46min 40s tại vị trí cách Hải Phòng 46,7 km.
D. 7h 46min 40s tại vị trí cách Hà Nội 46,7 km.

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

5
HDT 5: Lúc 8 h có một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với vận tốc đều
4 km/h trên cùng một đoạn đường thẳng. Tới 8h 30min người đi xe đạp dừng lại nghỉ 30 min rồi quay
trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như trước. Xác định thời điểm người đi xe đạp đuổi
kịp người đi bộ.
A. 9h 30min. B. 1h 30min. C. 10h 15min. D. 2 h 15 min.

Cách giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 4: ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN
HDT 1: Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều, có thể xác định được vận tốc
của chuyển động bằng công thức
d + d2 d −d d +d d −d
A. v = 1 B. v = 2 1 C. v = 1 2 D. v = 2 1
t1 + t 2 t 2 − t1 t 2 − t1 t1 − t 2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Hình vẽ dưới đây mô tả độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc xe ô tô chạy
trên một đường thẳng. Tính vận tốc trung bình của xe.
A. -90 km/h.
B. 90 km/h.
C. -45 km/h.
D. 45 km/h.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một con rái cá bơi trên một dòng sông theo một đường thẳng. Đồ thị độ dịch
chuyển – thời gian của rái cá được cho ở hình dưới đây. Tốc độ bơi của rái
cá trong 40s đầu là
A. 1,25m/s B. 2 m/s

C. 1 m/s D. 2,5m/s

6
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Hình bên biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một xe buýt xuất phát
từ trạm A, chạy theo đường thẳng tuyến cố định đến trạm B, cách A 80km. Sau
bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B:
A. 0,5h B. 1,0h
C. 1,5h D. 2,0h

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường - thời gian của ba học sinh A, B và C đi xe đạp
d(m)
A B C
75
60
45
30
15
O
10 20 30 40 50 60 t(s)

A. vA = 3,75m/s; vB = 1,25m/s; vC = 1,875m/s


B. vA = 3,75m/s; vB = 1,875m/s; vC = 1,25m/s
C. vA = 1,875m/s; vB = 3,75m/s; vC = 1,25m/s
D. vA = 1,25m/s; vB = 1,875m/s; vC = 3,75m/s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

7
DẠNG 5: ĐỒ THỊ TOẠ ĐỘ THỜI GIAN

HDT 1: Đồ thị tọa độ theo thời gian của một người chạy trên một đường thẳng
được biểu diễn trên hình vẽ. Hãy tính vận tốc trung bình của người đó:
1. Trong khoảng thời gian 10 min đầu tiên.
A. 2,5 km/h. B. 5 km/h.
C. 10 km/h. D. 15 km/h.
2. Trong khoảng thời gian từ t1 = 10min đến t2 = 30min.
A. 6 km/h. B. 10 km/h.
C. 20 km/h. D. 3 km/h.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Lúc 7 h, một ô tô chạy từ Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 60 km/h. Cùng lúc, một ô tô chạy từ Hà Nội
đi Hải Phòng với vận tốc 75 km/h. Biết Hải Phòng cách Hà Nội 105 km và coi chuyển động là thẳng.
Vẽ đồ thị hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. Dựa vào đồ thị, xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp
nhau.
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h.
Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyển động đều về phía P
với tốc độ 40 km/h. Coi đường H - P thẳng và dài 100 km. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của ô tô.
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Hai ô tô cùng xuất phát từ Hà Nội đi Vinh, chiếc thứ nhất chạy với vận tốc trung bình 60 km/h, chiếc
thứ hai chạy với vận tốc trung bình 70 km/h. Sau 1 h 30 min chiếc thứ hai dừng lại nghỉ 30 min rồi tiếp
tục chạy với vận tốc như trước. Coi các ô tô chuyển động trên một đường thẳng.
1. Biểu diễn đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ
2. Hỏi sau bao lâu thì xe thứ hai đuổi kịp xe đầu?

8
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Đồ thị chuyển động của một người đi bộ và một người đi xe đạp được biểu diễn như hình vẽ.
x(km)
60

40

20

O
1 2 3 4 5 6 t(h)

1. Hãy lập phương trình chuyển động của từng người.


2. Dựa trên đồ thị, xác định vị trí và thời điểm hai người gặp nhau.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 6: CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP


HDT 1: Một con thuyền đi dọc con sông từ bên A đến bên B cách nhau 8km rồi quay ngay tại bến A mất thời
gian 2h, tốc độ nước chảy không đổi bằng 3km/h. Tốc độ của thuyền so với nước là:
A. 6km/h B. 8km/h C. 9km/h D. 7 km/h

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 2: Xe mô tô và xe ô tô xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 40 km. Xe mô tô xuất phát từ A đến
B với tốc độ 20 km/h và xe ô tô xuất phát từ B đến A với tốc độ 30 km/h. Giả sử hai xe chuyển động
thẳng đều. Sau khi rời bến bao lâu thì hai xe gặp nhau trên đường?
A. 0,5h B. 1h C. 4h D. 0,8h

9
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so
với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so
với nước là:
A. 12km/h B. 9km/h C. 6km/h D. 3km/h

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Nhà của Bách và trường nằm trên cùng một con đường nên hằng ngày
Bách đều đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi
bằng 4 m/s (khi trời lặng gió). Trong một lần Bách đạp xe từ nhà đến
trường, có một cơn gió thổi ngược chiều trong khoảng thời gian 90s.
Hình vẽ mô tả đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của Bách trong 5
phút đầu tiên. Tốc độ của gió so với mặt đất là bao nhiêu?
A. 1,2m/s B. 1,5 m/s
C. 2 m/s D. 2,5 m/s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một người chèo thuyền qua sông với vận tốc 9km/h theo hướng vuông góc với bờ sông. Do nước sông
chảy nên thuyền đã bị đưa xuôi theo dòng chảy xuống phía dưới hạ lưu một đoạn bằng 120m. Độ rộng
của dòng sông là 600m. Hãy tính thời gian thuyền qua sông?
A. 300s B. 240s C. 1200s D. 600s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

10
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 6: Một thuyền máy chuyển động xuôi dòng từ M đến N rồi chạy ngược dòng từ N đến M với tổng cộng
thời gian là 4 giờ. Biết dòng nước chảy với v = 1,25m / 5 so với bờ, vận tốc của thuyền so với dòng
nước là 20km/h. Quãng đường MN là:
A. 38km B. 38,9km C. 40km D. 40,9km

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 7: GIA TỐC – ĐỒ THỊ VẬN TỐC THỜI GIAN
HDT 1: Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 23 m/s thì chạy chậm dần. Sau 10 s, vận tốc của ô tô chỉ còn 11
m/s. Tính gia tốc trung bình của ô tô.
A. 1,2 m/s2. B. −1,2 m/s2. C. 2,4 m/s2. D. −2,4 m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một ô tô thể thao tăng tốc trên đường thử thẳng từ trạng thái đứng yên lên 70 km/h trong 6,3 s. Gia tốc
trung bình của nó là bao nhiêu?
A. 11,1 m/s2. B. −3,1 m/s2. C. 3,1 m/s2. D. −11,1 m/s2.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

11
HDT 3: Một người chạy xe máy theo một đường thẳng và có vận tốc theo thời gian
được biểu diễn bởi đồ thị v - t như hình vẽ. Gia tốc của người này trong
khoảng thời gian từ t = 2s đến t = 3s là:
A. 4m/s2 B. -2m/s2
C. 0m/s2 D. -1m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Cho đồ thị vận tốc - thời gian của một ô tô như hình vẽ. Phát biểu không
đúng là:
A. Gia tốc của ô tô từ t = 0s → t = 20s là 1 m/s2.
B. Gia tốc của ô tô từ t = 20s → t = 60s là 0.
C. Gia tốc của ô tô từ t = 0s → t = 60s là -1 m/s2.
D. Gia tốc của ô tô từ t = 60s → t = 80s là -2 m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Cho đồ thị vận tốc - thời gian của một ô tô như hình vẽ. Bằng cách tính diện
tích dưới đồ thị, hãy xác định độ dịch chuyển của ô tô.
A. 825m
B. 650m
C. 750m
D. 600m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

12
HDT 6: Cho đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ. Độ dịch chuyển của vật trong 30s
đầu là:
A. 250m B. 120m
C. 180m D. 200m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

DẠNG 8: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI GIA TỐC


HDT 1: Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 23 m/s thì chạy chậm dần. Sau 10 s, vận tốc của ô tô chỉ còn 11
m/s. Tính gia tốc trung bình của ô tô.
A. 1,2 m/s2. B. −1,2 m/s2. C. 2,4 m/s2. D. −2,4 m/s2.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng Đông thì chạm vào tường chắn và bay trở
lại với vận tốc 15 m/s theo hướng Tây. Thời gian va chạm giữa tường và bóng là 0,05 s, chọn chiều
dương từ Tây sang Đông.
1. Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng.
A. Tăng 10 m/s. B. Giảm 10 m/s. C. Tăng 40 m/s. D. Giảm 40 m/s.
2. Tính sự thay đổi vận tốc của quả bóng.
A. −40 m/s. B. 40 m/s. C. −10 m/s. D. 10 m/s.
3. Tính gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường.
A. 200m/s2. B. −200m/s2. C. 800m/s2. D. −800m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

13
HDT 3: Một người lái xe máy đang chạy xe với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố sâu trước mặt. Người
ấy kịp thời phanh gấp xe thì xe tiếp tục chạy thêm 3 s nữa mới dừng lại. Tính gia tốc trung bình của xe.
A. −12m/s2. B. 12m/s2. C. −3,33m/s2. D. 3,33m/s2.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một ô tô đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20s, ô tô đạt
được vận tốc 36 km/h.
1. Tính gia tốc của ô tô.
A. 0,25m/s2. B. −0,25m/s2. C. 0,9m/s2. D. −0,9m/s2.
2. Tính vận tốc ô tô đạt được sau 40 s.
A. 54 km/h. B. 45 km/h. C. 60 km/h. D. 63 km/h.
3. Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72 km/h?
A. 42 s. B. 45 s. C. 50 s. D. 60 s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0
giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2,0 s.
A. 5 m/s. B. 10 m/s. C. 2,5 m/s. D. 7 m/s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 9: PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


HDT 1: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, theo phương trình x = 2t + 3t2, trong đó x tính bằng mét,
t tính bằng giây.
1. Hãy xác định gia tốc của chất điểm.
A. 3m/s2. B. -3m/s2. C. 6m/s2. D. -6m/s2.
2. Tìm tọa độ và vận tốc tức thời của chất điểm lúc t = 3 s.
A. 33 m; 18 m/s. B. 33 m; 20 m/s. C. 30 m; 18 m/s. D. 30 m; 20 m/s.

14
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một xe đạp đang đi với vận tốc 2 m/s thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s 2.
Cùng lúc đó, một ô tô đang chạy với vận tốc 20 m/s lên dốc, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,4
m/s2. Xác định vị trí hai xe gặp nhau trên dốc. Biết dốc dài 570 m.
A. vị trí gặp nhau cách đỉnh dốc 3420 m. B. vị trí gặp nhau cách đỉnh dốc 3990 m.
C. vị trí gặp nhau cách đỉnh dốc 420 m. D. vị trí gặp nhau cách đỉnh dốc 150 m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Cho đồ thị vận tốc − thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình vẽ:
Phương trình vận tốc và độ dịch chuyển theo thời gian của vật là:
A. v = 3 + 0,1 (m/s); d = 3t + 0,05t2 (m)
B. v = 3 − 0,1t (m/s); d = 3t − 0,05t2 (m)
C. v = 2 + 0,1t (m/s);d = 2t − 0,05t2 (m)
D. v = 2 − 0,1t (m /5);d = 3t− 0,1t2 (m)

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

15
HDT 4: Lúc 7 h, hai ôtô bắt đầu khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 2400 m, chuyển động nhanh dần đều và
ngược chiều nhau. ôtô đi từ A có gia tốc 1m/s2, còn ôtô từ B có gia tốc 2m/s2. Chọn chiều dương hướng
từ A đến B, gốc thời gian lúc 7h. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau:
A. 1600m B. 1200m C. 800m D. 2400m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Cùng một lúc tại hai điểm A, B cách nhau 125m có hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật đi từ A
có vận tốc đầu 4m/s và gia tốc là 2m/s2, vật đi từ B có vận tốc đầu 6m/s và gia tốc 4m/s2. Biết các vật
chuyển động nhanh dần đều. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc
hai vật cùng xuất phát. Xác định thời điểm hai vật gặp nhau?
A. 10s B. 5s C. 6s D. 12s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 6: Một ô tô chuyển động với vận tốc không đổi 30m/s. Đến chân một con dốc, đột nhiên máy dừng hoạt
động và ô tô theo đà đi lên dốc. Nó luôn chịu một gia tốc ngược chiều vận tốc đầu bằng 2m/s2 trong suốt
quá trình lên dốc và xuống dốc.
a) Viết phương trình chuyển động của ô tô, lấy gốc tọa độ x = 0 và gốc thời gian t = 0 lúc xe ở vị trí
chân dốc.
b) Tính quãng đường xa nhất theo sườn dốc mà ô tô có thể lên được.
c) Tính thời gian đi hết quãng đường đó.
d) Tính vận tốc của ô tô sau 20s.
A. x = 30t − t2, s = 205m, t = 155, v = −10m/s B. x = 30t − t2, s = 225m, t = 55, v = −10m/s
C. x = 30t − t2, s = 225m, t = 155, v = −10m/s D. x = 30t − t2, s = 225m, t = 155, v = 10m/s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

16
DẠNG 10: XÁC ĐỊNH V-S-A TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

HDT 1: Vật chuyển động thẳng có đồ thị v − t như hình. Tính quãng đường vật đi được
trong 4s đầu tiên?
A. 65m. B. 50m.
C. 55m. D. 45m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1490m. Xe A chuyển động với tốc
độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144km/h2, xe B
chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120km/h2 từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55km/h. Nhận
định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?
A. Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.
B. Xe B ra khỏi hầm trước xe A
C. Xe A ra khỏi hầm trước xe B
D. Dữ liệu bài toán không đủ kết.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một học sinh đang đứng ở chỗ đợi tàu trên sân của một nhà ga, nhận thấy rằng hai toa đầu tiên của một
đoàn tàu đến vượt qua mình trong 2,0 s và hai toa tiếp theo trong 2,4 s. Tốc độ của đoàn tàu đang giảm
dần đều; mỗi toa tàu dài 20 m. Khi tàu dừng thì học sinh đó đứng đối diện với toa cuối cùng. Đoàn tàu
có bao nhiêu toa?
A. 8 toa B. 9 toa C. 10 toa D. 7 toa

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

17
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Một vật chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại, vật đi được quãng đường 25,6m. Biết quãng
đường đi được trong giây đầu tiên bằng 15 lần quãng đường đi được trong giây cuối cùng. Tính vận tốc
ban đầu của vật.
A. 5,4 m/s. B. 6,4 m/s. C. 7,4 m/s. D. 8,4 m/s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 5: Vận tốc của một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều phụ thuộc vào thời gian theo phương trình v = 2
+ 3t (m/s). Tìm vận tốc trung bình của vật trong 4 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động và vận tốc tại thời
điểm cuối giây thứ 4.
A. 8 m/s; 14 m/s. B. 9,5 m/s; 17 m/s. C. 8 m/s; 17 m/s. D. 9,5 m/s; 14 m/s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 6: Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa 1 đi qua trước mặt người ấy
trong t giây. Hỏi toa thứ n đi qua trước mặt người ấy trong bao lâu?
A. nt B. n − 1t C. ( )
n − n −1 t D. ( )
n + n −1 t

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

18
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 11: ĐỒ THỊ CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
HDT 1: Hình bên là đồ thị vận tốc − thời gian của ba vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
1. Viết biểu thức tính vận tốc của vật (I).
A. v1 = 2 + 0,1t ( m / s )
B. v1 = 0,1t ( m / s )
C. v1 = 2 − 0,1t ( m / s )
D. v1 = −0,1t ( m / s )
2. Tính quãng đường vật (II) đi được trong 20 s đầu.
A. 40 m. B. 10 m. C. 20 m. D. 30m
3. Tính vận tốc trung bình của vật (III) trong 20 s đầu.
A. −2 m/s. B. 2 m/s. C. −4 m/s. D. 4 m/s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng
không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn.
Hình vẽ bên là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s
đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt
đầu chuyển động.
A. -37,5 m. B. 37,5 m.
C. 75 m. D. 112,5 m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

19
HDT 3: Cho đồ thị vận tốc − thời gian của hai ô tô như hình vẽ. Lập công thức
tính vận tốc của hai ô tô.
A. v1 = 10 − 2t; v2 = 30 + 2t ( m / s ) .
B. v1 = 2t; v2 = −2t ( m / s ) .
C. v1 = 10 + 2t; v2 = 30 − 2t ( m / s ) .
D. v1 = 20 + 2t; v20 = 20 − 2t ( m / s ) .

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc − thời gian như hình vẽ. Trong
suốt quá trình chuyển động, vận tốc trung bình của vật là 9 m/s. Tính gia
tốc của chuyển động trong mỗi giai đoạn.
A. Trong 4 s đầu: 3m/s2; trong 6 s tiếp theo: 0; trong 2 s cuối: −6 m/s2.
B. Trong 4 s đầu: 3 m/s2; trong 6 s tiếp theo: 0; trong 2 s cuối: 6 m/s2.
C. Trong 4 s đầu: 2,25 m/s2; trong 6 s tiếp theo: 0; trong 2 s cuối: −4,5 m/s2
D. Trong 4 s đầu: 2,25 m/s2; trong 6 s tiếp theo: 0; trong 2 s cuối: 4,5 m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Đồ thị vận tốc − thời gian của hai vật A và B chuyển động cùng chiều dọc
theo một đường thẳng được thể hiện như ở hình bên. Gốc thời gian t = 0
được chọn khi hai vật ở cùng một vị trí. Từ thời điểm t = 0, hai vật đi được
quãng đường bằng nhau sau khoảng thời gian
A. 4 s. B. 2 s.
C. 1 s. D. 5 s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

20
DẠNG 12: SỰ RƠI TỰ DO
HDT 1: Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do với gia tốc g = 10 m/s 2. Tính
thời gian vật rơi.
A. 1 s. B. 2 s. C. 3 s. D. 4 s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 2: Thả rơi một vật từ độ cao 176,4m. Lấy g = 9,8m/s2. Quãng đường vật rơi trong 2 giây đầu tiên và 2 giây
cuối cùng là:
A. 88,2m; 88,2m B. 19,6m; 78,4m C. 19,6m; 98m D. 98m; 19,6m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Ở cùng một độ cao với vật A người ta thả vật B rơi sau vật A một thời gian 0,1s. Sau bao lâu kể từ lúc
thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m? Lấy g = 10 m/s2.
A. 5,01s B. 10,05s C. 0,105s D. 1,05s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, bạn Nam dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng
giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 2s thì Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy
giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,8 m/s2. Độ sâu của giếng gần nhất
với giá trị
A. 18,5m B. 45,5m C. 28,5m D. 25,5m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

21
HDT 5: Một cây thước dài 1 m, được thả rơi sao cho trong khi rơi, thước luôn thẳng đứng. Phải thả từ độ cao
nào để nó đi qua mép bàn trong 0,2 s? Lấy g = 10 m/s2.
A. đầu trên của thước cách mặt bàn 1 m. B. đầu dưới của thước cách mặt bàn 1 m.
C. đầu trên của thước cách mặt bàn 0,8 m. D. đầu dưới của thước cách mặt bàn 0,8 m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 6: Chiều cao cửa sổ là 1,4 m. Giọt mưa trước rời mái nhà rơi đến mép dưới cửa sổ thì giọt tiếp rơi tới mép
trên cửa sổ, vận tốc hai giọt mưa hơn kém nhau 1 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
1. Tìm khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp giọt mưa rời mái nhà.
A. 0,05 s. B. 0,1 s. C. 0,2 s. D. 0,4 s.
2. Tìm chiều cao của mái nhà.
A. chiều cao của mái nhà so với mép dưới cửa sổ là 10,5 m.
B. chiều cao của mái nhà so với mép trên cửa sổ là 10,5 m.
C. chiều cao của mái nhà so với mép dưới cửa sổ là 11,9 m.
D. chiều cao của mái nhà so với mép trên cửa sổ là 11,9 m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 13: CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
HDT 1: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi
mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L
= 1,50m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian hòn bi rơi là:
A. 0,35s B. 0,125s C. 0,5s D. 0,25s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

22
HDT 2: Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi v0 theo phương ngang ở độ cao 1500m so
với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2km theo phương ngang. Lấy
g = 9,8m/s2. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận
tốc bằng:
A. 114,31m/s. B. 11,431m/s. C. 228,62m/s. D. 22,86m/s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Ném vật theo phương ngang với vận tốc 10m/s từ độ cao 40m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Phương trình
quỹ đạo của vật và toạ độ của vật sau 2s là:
x2 x2
A. y = ( m ) ; x = 50m; y = 20m B. y = ( m ) ; x = 50m; y = 20m
50 20
2
x x2
C. y = ( m ) ; x = 20m; y = 20m D. y = ( m ) ; x = 20m; y = 20m
20 50

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một hòn đá được ném từ đỉnh của một vách đá thẳng đứng, cao 45m so
với mặt đất, với vận tốc ban đầu có độ lớn 15m/s theo phương ngang
(hình vẽ). Mất bao lâu để hòn đá đến mặt đất? Nó cách chân vách đá bao
xa khi chạm đất?
A. 3s; 45m B. 3s; 50m
C. 4s; 60m D. 4s; 6s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 5: Ném vật theo phương ngang từ đỉnh dốc nghiêng góc 300 với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2. Nếu dốc
dài 15m thì vận tốc ném là bao nhiêu để vật rơi ngoài chân dốc?
A. v0 > 13 m/s B. v0 > 10,6 m/s C. v0 > 11,6m D. v0 > 12 m/s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

23
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 14: CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN


HDT 1: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 lập với mặt đất góc α. Chọn gốc tọa độ tại măt
đất, gốc thời gian là lúc vật được ném. Thời gian chuyển động của vật từ độ cao cực đại đến khi chạm
đất là:
v .sin  2v0 .sin  v .sin  v .sin 2 
A. 0 B. C. 0 D. 0
g g 2g g

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một vật được ném lên với vận tốc ban đầu 50m/s lập với mặt đất góc 600. Cho g = 10m/s2. Phương trình
chuyển động của vật là:
 x = 25 3t ( m )  x = 25t ( m )
A.  B. 
 y = 25t − 5t ( m )  y = 25 3t − 5t ( m )
2 2

 x = 25 3t ( m )  x = 25t ( m )
C.  D. 
 y = 25 3t − 5t ( m )  y = 25t − 5t ( m )
2 2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một vật được ném lên với vận tốc ban đầu 50m / 5 lập với mặt đất góc 300. Thời gian vật chuyển động
từ khi ném đến khi chạm đất:
A. 6s B. 5s C. 7,01s D. 10,4s

24
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một vật được ném lên từ độ cao 2m với vận tốc ban đầu 60m/s lập với mặt đất góc 300. Độ cao lớn nhất
vật đạt được là:
A. H = 55m B. H = 47m C. H = 75m D. H = 45m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một cầu thủ bóng rổ của trường luyện tập bóng trong các điều kiện nêu
trong hình vẽ. Em hãy tính giúp cầu thủ ấy phải ném với vận tốc v0 bao
nhiêu để bóng lọt vào rổ. Lấy g = 10m/s2.
A. 7m/s B. 7,55m/s
C. 8,34m/s D. 8,87m/s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 15: CHUYỂN ĐỘNG NÉM THẲNG ĐỨNG


HDT 1: Một vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất, bỏ qua lực cản của không khí. Tính độ cao cực đại mà vật
đạt được biết vận tốc ban đầu của vật là 20 m/s, lấy g = 10 m/s2.
A. 20m B. 40m C. 60m D. 80m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
25
HDT 2: Một vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất, bỏ qua lực cản của không khí. Tính độ cao cực đại mà vật
đạt được biết vận tốc ban đầu của vật là 15 m/s, lấy g = 10 m/s2.
A. 11m B. 12m C. 12,5m D. 11,25m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Thả một vật rơi tự do ở độ cao 80m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2, một giây sau cũng tại nơi đó một
vật khác được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc v0. Hai vật chạm đất cùng lúc xác định v?
A. 27,4 m/s B. 35,8 m/s C. 57,3 m/s D. 11,7 m/s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo phương thẳng
đứng từ dưới đất lên với v = 25 m/s tới va chạm vào bi a. Chọn trục Oy thẳng đứng, gốc O ở mặt đất,
chiều dương hướng lên, gốc thời gian lúc 2 viên bi bắt đầu chuyển động, g = 10 m/s 2. Bỏ qua sức cản
không khí. Phương trình chuyển động của mỗi viên bi là:
A. y1 = 30 + 5t2 (m); y2 = 25t + 5t2 (m) B. y1 = 30 - 5t2 (m); y2 = 25t - 5t2 (m)
C. y1 = 5t2 (m); y2 = 30 + 25t - 5t2 (m) D. y1 = 30 + 5t2 (m);y2 = 25t - 5t2 (m)

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo phương thẳng
đứng từ dưới đất lên với v = 25 m/s tới va chạm vào bi a. Chọn trục Oy thẳng đứng, gốc O ở mặt đất,
chiều dương hướng lên, gốc thời gian lúc 2 viên bi bắt đầu chuyển động, g = 10 m/s 2. Bỏ qua sức cản
không khí. Vận tốc mỗi viên bi khi gặp nhau.
A. v1 = -12( m/s); v2 = -13 ( m/s) B. v1 = 12( m/s); v2 = -13 ( m/s)
C. v1 = 12( m/s); v2 = 13 ( m/s ) D. v1 = -12( m/s); v2 = 13 ( m/s)

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………

26
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 6: Một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc 4,9 m/s. Cùng lúc đó tại điểm có độ cao bằng độ cao cực
đại mà vật lên tới, người ta ném xuống thẳng đứng vật khác cũng có vận tốc 4,9 m/s. Sau bao lâu hai vật
đụng nhau, lấy g = 9,8 m/s2.
A. t = 0,225s B. t = 0,1125s C. t = 0,125s D. t = 0,115s

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 16: TỔNG HỢP VÀ CÂN BẰNG LỰC
HDT 1: Một vật nhỏ đồng thời chịu tác dụng của hai lực F1;F2 vuông góc với nhau. Biết độ lớn của hợp lực là
50 N và F1 = 40N thì độ lớn của F2 là
A. 90 N. B. 45 N. C. 30 N. D. 10 N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Gọi F1 và F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Trong mọi trường hợp, ta

A. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2. B. F luôn luôn nhỏ hơn cả F1 và F2.
C. F thỏa mãn F1 − F2  F  F1 + F2 . D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

27
HDT 3: Một vật nhỏ đồng thời chịu tác dụng của ba lực cùng nằm trong một mặt
phẳng, có độ lớn bằng nhau và từng đôi một làm thành góc 120° như hình
vẽ. Độ lớn hợp lực của chúng là
A. 0 N. B. F1.
C. 2F1. D. 3F1.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Cho vật nhỏ được đỡ bởi hai thanh như hình vẽ. Biết gia tốc trọng trường. Lực do
thanh (1) tác dụng lên vật là 50 N. Khối lượng vật là
A. 2,5 kg. B. 5 kg.
C. 7,5 kg. D. 10 kg.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một vật có khối lượng m = 5,0 kg được treo bằng ba dây như hình vẽ. Lấy g
= 9,8 m/s2. Độ lớn lực kéo của dây AC và dây BC lần lượt là T1 và T2. Giá trị
của (T1 + T2) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 135 N. B. 156 N.
C. 119N. D. 94 N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

28
HDT 6: Một chất điểm khối lượng m = 100 g được treo trong mặt phẳng thẳng đứng
nhờ hai dây như hình vẽ. Dây OA hợp phương thẳng đứng góc α (sao cho cosα
= 0,8), dây AB có phương nằm ngang. Gia tốc trọng trường lấy bằng g = 10
m/s2. Lực căng của sợi dây OA và AB lần lượt là T1 và T2. Giá trị (T1 − T2)
bằng
A. 0,75 N. B. 0,5 N.
C. 1,25 N. D. 2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 17: PHÂN TÍCH LỰC


HDT 1: Biết quả tạ hình cầu có khối lượng 5 kg. Thành phần trọng lực của vật theo hai phương có độ lớn lần
lượt là
A. 25 N và 25 2 N. B. 25 2 N và 25 2 N.
C. 50 N và 50 N. D. 25 N và 25 N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 2: Nếu lực F hợp với mặt sàn góc 60° và có độ lớn 20 N. Thành phần lực có tác dụng làm cho vật chuyển
động trên mặt sàn có độ lớn là
A. 5 N. B. 10 N. C. 10 3N D. 20N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Nếu khối lượng của vật là 10 kg và mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng 30°. Lấy g= 10 m/s2. Thành phần
lực có tác dụng làm cho vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng có độ lớn là
A. 100 N. B. 86,6 N. C. 50 N. D. 10N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
29
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Phân tích lực F thành 2 thành phần F2 và lực F2 theo hai phương OA và OB
như hình vẽ. Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần?

A. F1 = F2 = F B. F1 = F2 = 0,5F

C. F1 = F2 = 1,5F D. F1 = F2 = 0, 28F

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Biết F = F1 + F2 và F1 = F2 = 5 3N và góc giữa F và F2 bằng 300. Độ lớn của hợp lực F và góc giữa
F1 và F2 có giá trị là
A. 10 N và 300 B. 15 N và 300. C. 15 N và 600. D. 10 N và 600

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 18: ĐỊNH LUẬT I + II NEWTON


HDT 1: Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 15N và bóng thu được gia
tốc 5 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là
A. 2,08kg. B. 0,5kg. C. 3kg. D. 5kg.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một chiếc xe khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 54km/h thì người lái xe
hãm phanh. Chiếc xe chạy chậm dần đều được 20m thì dừng hẳn. Lực hãm có thể là:
A. 11250N B. 12250N C. 20000N D. 1550N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
30
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg ban đầu đứng yên. Sau đó, nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai
lực F1 = 4 N và F2 = 3 N. Góc hợp giữa F1 và F2 bằng 30°. Quãng đường vật đi được sau 1,2 s là
A. 2 m. B 2, 44 m. C. 2,88 m. D. 3,16 m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 4: Một xe lăn khối lượng 65kg, dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang, chuyển động không
vận tốc đầu từ đầu đến cuối phòng mất 15s. Nếu chất lên xe một kiện hàng, xe phải mất 30s để đi từ đầu
phòng đến cuối phòng. Bỏ qua ma sát, tìm khối lượng của kiện hàng?
A. 150kg B. 195kg C. 130kg D. 175kg

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một ô tô có các thông số gồm:


Khối lượng (kg) Tải trọng (kg) Tốc độ tối ưu (km/h)
2,10.10 3 950 75,6
Khi ô tô chở đủ tải trọng, nó có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 3,00giây. Tính
độ lớn lực tác dụng lên ô tô khi tăng tốc.
A. 42,8.102N B. 42,8.103 N C. 21,4.102N D. 21,4.103 N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

31
HDT 6: Vận tốc của ánh sáng trong chân không có liên hệ với hai hằng số vật lí có bản là độ từ thẩm tuyệt đối
1
của chân không 0 và hằng số điện 0 theo biểu thức: c =
00
Biết đơn vị của hằng số điện 0 là N −1.C2 .m −2 (N là Newton, đơn vị của lực), đơn vị của độ từ thẩm
tuyệt đối của chân không µ0 (hằng số từ) là
A. kg −1.m −1.C2 B. kg.m.C−2 C. kg.m−1.s −4 .C−2 D. kg −1.s −3 .C−2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 19: ĐỊNH LUẬT II + III NEWTON
HDT 1: Một vật có khối lượng 5kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 400cm
trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:
A. 10N B. 40N C. 4N D. 100N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một quả bóng, khối lượng 500g bay với tốc độ 20m/s đập vuông góc vào bức tường và bay ngược lại
với tốc độ 20 m/s. Thời gian va đập là 0,02s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn và hướng:
A. 1000N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng.
B. 500N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng.
C. 1000N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng.
D. 200N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 15 m/s đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo
phương cũ với cùng vận tốc. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05 s. Lực của tường tác dụng
lên quả bóng có độ lớn là
A. 30 N. B. 40 N. C. 120 N. D. 80 N.

32
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một lò xo. Xe lăn 2 có


khối lượng m2. Cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để
nén lò xo như hình vẽ. Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra và sau
một thời gian ∆t rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với
tốc độ v1 = 1,5 m/s; v2 = 1 m/s. Bỏ qua ảnh hưởng của ma sát
trong thời gian ∆t, giá trị của m2 là
A. 300g B. 400 g.
C. 500g D. 600 g.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một vật A có khối lượng 1kg chuyển động với tốc độ 5m/s va chạm vào một vật B có khối lượng 3kg
đứng yên. Sau va chạm vật A chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1m/s, thời gian xảy ra va chạm là
0,4s. Độ lớn gia tốc của bi B thu được
A. 5 m/s2 B. 3 m/s2 C. 15 m/s2 D. 10 m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 20: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG
HDT 1: Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với độ lớn gia tốc 2,0 m/s2. Độ
lớn gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g =
10m/s2?
A. 1,6 N, nhở hơn trọng lượng. B. 16N, nhỏ hơn trọng lượng
C. 160N, nhỏ hơn trọng lượng D. 4N, lớn hơn trọng lượng

33
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một ô tô có khối lượng 1600 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm có độ lớn bằng 600 N.
Hỏi độ lớn và hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây ra cho xe?
A. 0,375 m/s2, cùng với hướng chuyển động. B. 0,375 m/s2, ngược với hướng chuyến động
C. 8/3 m/s2, cùng với hướng chuyển động. D. 8/3 m/s2, ngược với hướng chuyến động.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một ô tô có khối lượng 1500 kg khi khởi hành được tăng tốc bởi một lực 2000 N trong 15 giây đầu tiên.
Tốc độ của xe đạt được ở cuối khoảng thời gian đó là
A. 45 m/s. B. 20 m/s. C. 10 m/s. D. 40 m/s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì một lực không đổi có phương song
song với trục Ox, tác dụng vào vật trong khoảng thời gian 0,6 s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8 cm/s
đến 5 cm/s. Tiếp đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2 s nhưng vẫn giữ nguyên
hướng của lực. Vận tốc của vật tại thời điểm cuối bằng
A. 16cm/s. B. 17 cm/s. C. −17 cm/s. D. −16cm/s.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg bay với tốc độ 25 m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị
bật trở lại theo phương cũ với tốc độ 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05 s. Tính độ lớn lực
của tường tác dụng lên quá bóng, coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng.
A. 150 N. B. 200 N. C. 160 N. D. 90 N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
34
HDT 6: Hợp lực tác dụng lên một xe ô tô biến thiên theo đồ thị ở hình vẽ. Biết
xe có khối lượng 2 tấn, vận tốc ban đầu bằng 0. Chọn chiều dương là
chiều chuyển động. Vẽ đồ thị vận tốc của xe.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 21: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ CHỨA NHIỀU VẬT CHUYỂN ĐỘNG
HDT 1: Trong hệ ở hình vẽ bên, khối lượng của hai vật là m1 = 2 kg; m2 = 1 kg. Sợi dây rất nhẹ,
không dãn, bỏ qua khối lượng của ròng rọc, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Khi hệ bắt
đầu chuyển động, độ lớn lực căng sợi dây là T và độ lớn gia tốc của các vật là A. Giá trị của
T/a bằng
A. 1,5 kg. B. 4 kg.
C. 2,5 kg. D. 2 kg.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Trong hệ ở hỉnh vẽ bên, khối lượng của hai vật là ml = m2 = 1 kg. Sợi dây rất nhẹ, không
dãn, bỏ qua khối lượng của ròng rọc, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi hệ bắt đầu
chuyển động, độ lớn lực căng sợi dây nối với m1 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6N B. 12N
C. 7N D. 10N

35
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 3: Ở đỉnh của hai mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang góc
α (xem hình vẽ), có gắn một ròng rọc khối lượng không đáng kể. Dùng
một sợi dây nhẹ vắt qua ròng rọc, hai đầu dây nối với hai vật m1 và
m2 đặt trên các mặt phẳng nghiêng. Khối lượng của các vật m1 và m2
đều bằng 1 kg. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua tất cả các lực ma sát. Độ lớn
lực căng của dây gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6 N. B. 12 N.
C. 7N. D. 10N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Ở đỉnh của hai mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang các
góc α = 30° và β = 45° (xem hình vẽ), có gắn một ròng rọc khối lượng
không đáng kể. Dùng một sợi dây nhẹ vắt qua ròng rọc, hai đầu dây
nối với hai vật m1 và m2 đặt trên các mặt phẳng nghiêng. Khối lượng
của các vật m1 và m2 đều bằng 1 kg. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua tất cả các
lực ma sát. Độ lớn lực căng của dây gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6 N. B. 12 N.
C. 7N. D. 10N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Trong hình vẽ, A là lực kể, mỗi đĩa có một quả cân 3 kg thì số chỉ
của lực kế A là x. Bỏ qua khối lượng của các đĩa cân và của lực
kế. Nếu bớt 1 kg ở đĩa 1 và thêm vào đĩa 2 một lượng Δm kg thì
số chỉ của lực kế là y. Lấy g = 10 m/s2. Nếu y = x thì giá trị của
Δm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,2 kg. B. 2,7 kg.
C. 1,5 kg. D. 3,5 kg.

36
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 6: Qua một ròng rọc A khối lượng không đáng kể, người ta luồn một sợi dây, một đầu
buộc vào quả nặng m1 = 5 kg, đầu kia buộc vào một ròng rọc B khối lượng không
đáng kể. Qua B lại vắt một sợi dây khác. Hai đầu dây nối với hai quả nặng m2 = 3 kg
và m3 = 1 kg. Ròng rọc A với toàn bộ các trọng vật được treo vào một lực kế lò xo
(xem hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2, số chỉ lực kế bằng
A. 32,5 N. B. 75 N.
C. 37,5 N. D. 65 N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 22: LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LỰC
HDT 1: Hai quả cầu bằng chì mỗi quả có khối lượng 45 kg, bán kính 10 cm. Lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt
giá trị lớn nhất là
A. 1,35.10-5N B. 1,35.10-7N C. 3,38.10-5N D. 3,38.10-6N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Trong một thí nghiệm, giống như thí nghiệm năm 1798 mà ông Cavendish đã xác định hằng số hấp dẫn,
khối lượng của các quả cầu bằng chì nhỏ và lớn ứng với m = 0,729 kg và M = 158 kg. Khoảng cách
giữa chúng bằng 3 m. Lực hút giữa hai vật có độ lớn là
A. 8,5. 10-10 N. B. 1,7. 10-9 N. C. 1,2. 10-10 N. D. 7,5. 10-10 N.

37
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính Trái Đất. Khối lượng
Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Cho bán kính Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất và
của Mặt Trăng tác dụng vào vật cân bằng nhau tại điểm cách tâm Trái Đất một khoảng bằng
A. 54R. B. 24R. C. 12R. D. 6R.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Cho bán kính Trái Đất R = 6400 km. Độ cao mà gia tốc rơi tự giảm đi một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt
đất là
A. 3200 km. B. 9600 km. C. 12800 km. D. 2650 km.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Trọng lượng của một lít nước trên bề mặt Trái Đất là bao
nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. 10N B. 1N C. 10000N D. 100N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 6: Bán kính của Sao Hỏa là 3400 km và gia tốc rơi tự do ở bề mặt sao Hỏa g = 0,38 g0 (g0 là gia tốc rơi tự
do ở bề mặt Trái Đất). Cho biết Trái Đất có bán kính R0 = 6400 km và có khối lượng M0 = 6.1024 kg.
Khối lượng của sao Hỏa là
A. 6,4.1023kg B. 1,2.1024kg C. 2,28.1024kg D. 21.1024kg

38
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 23: LỰC MA SÁT
HDT 1: Cho một vật có khối lượng 10 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30 N kéo vật
theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn có giá trị 0,2. Lấy giá trị của gia tốc trọng trường
là 9,8 m/s2. Gia tốc của vật là
A. 1 m/s2 B. 1,05 m/s2 C. 2 m/s2 D. 1,04 m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một vật có khối lượng 12kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát trượt là 0,2. Độ lớn lực ma sát
trượt là (lấy g = 10 m/s2):
A. 6N B. 32N C. 12N D. 24N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một cái thùng có khối lượng 50kg trượt theo phương ngang trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo
không đổi có phương nằm ngang và có độ lớn 150N. Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là
0,2. Cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Gia tốc của thùng bằng.
A. 2 m/s2 B. 4 m/s2 C. 1 m/s2 D. 3 m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

39
HDT 4: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường
là 0,08. Tính lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường (bỏ qua lực cản không khí)
A. 1,176N B. 1176N C. 117,6N D. 11,76N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một vật có khối lượng m, chuyển động với gia tốc a trên mặt đường nằm ngang, lực phát động của động
cơ là F, biết gia tốc rơi tự do là g. Lực ma sát giữa ô tô và mặt đường là Fms được tính:
A. Fms = F − mg B. Fms = F − ma C. Fms = ma − F D. Fms = F + ma

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 6: Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh
và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể
làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?
A. 890N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.
B. 890N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.
C. 453,9N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.
D. 453,9N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

40
DẠNG 24: LỰC CĂNG DÂY
HDT 1: Một vật nặng có khối lượng 0,2kg được treo vào một sợi dây không dãn (Hình vẽ). Xác định
lực căng của dây khi cân bằng. Lấy g = 9,8m/s2.

A. 19,6N
B. 1,96N
C. 9,8N
D. 98N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một thùng gỗ khối lượng 10 kg được treo vào một sợi dây nằm cân bằng
trên mặt phẳng nghiêng 300 so với phương ngang. Bỏ qua ma sát, lấy g
= 9,8 m/s2. Tính lực căng của dây?
A. 50 N B. 98 N
C. 49 N D. 100 N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một vật khối lượng m = 15 kg được giữ bằng một sợi dây trên một mặt
phẳng nghiêng không ma sát. Nếu α = 300 thì lực căng của sợi dây là bao
nhiêu?
A. 75 N B. 75 3 N
C. 150 N D. 15 N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8m/s2. Dây
chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì:
A. Lưc căng dây là 9N và dây sẽ bị đứt B. Lực căng dây là 9,8N và dây sẽ bị đứt
C. Lực căng dây là 9,8N và dây không đứt D. Lực căng dây là 4,8 N và dây không đứt.

41
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi
một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 30°. Cho g = 10
m/s2. Độ lớn lực căng của sợi dây là bao nhiêu?
A. 5 3 N B. 5N

C. 4,9 3N D. 4,9N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
DẠNG 25: LỰC ĐẨY ARCHIMEDES
HDT 1: Một vật có khối lượng 5kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc là 40cm 2. Lấy g =
10 m/s2. Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu?
A. 125 N/m2 B. 12500 N/m2 C. 1250 N/m2 D. 800 N/m2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Một chiếc ghế trọng lượng 80N có bốn chân, diện tích mỗi chân 10cm2. Tính áp suất do ghế tác dụng
lên sàn.
A. 4000 N/m2 B. 8000 N/m2 C. 2000 N/m2 D. 6000 N/m2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

42
HDT 3: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng
riêng của nước là 10000N/m3. Hãy chọn đáp án đúng?
A. 6000 N/m2. B. 10000 N/m2. C. 2000 N/m2. D. 8000 N/m2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
.
HDT 4: Một khối lập phương có cạnh 0,20m nổi trên mặt nước như hình vẽ,
phần chìm dưới nước cao 0,15m. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/
m3. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực đẩy lên khối lập phương do chênh lệch
áp suất này gây ra.
A. 60N B. 80N.
C. 50N. D. 100N.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 5: Xét một tảng băng có phần thể tích chìm dưới nước khoảng 90%. Hãy ước tính khối lượng riêng của
tảng băng, biết khối lượng riêng của nước biển là 1020 (kg/m3).
A. 918 (kg/m3) B. 1133 (kg/m3) C. 1110 (kg/m3) D. 986 (kg/m3)

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 26: MOMEN LỰC, ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT
HDT 1: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu
lực là:
A. 100 N.m B. 2,0 N.m C. 0,5 N.m D. 1,0 N.m

43
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 2: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung
quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một
vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 6,67 N B. 10 N C. 66,7 N D. 1 N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200 N bằng một đòn gánh dài 1 m.
Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh nằm cân bằng trên vai thì người đó phải điều chỉnh vai
đặt vào đòn gánh ở vị trí nào?
A. Cách đầu gánh gạo 0,6m. B. Cách đầu gánh ngô 0,5m.
C. Cách đầu gánh ngô 0,4m. D. Cách đầu gánh gạo 0,4m.

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng lượng 200 N, treo một vật có
trọng lượng 450 N vào thanh nhu hình vẽ. Các lực F1; F2 của thanh tác
dụng lên hai điểm tựa có độ lớn lần luợt là:
A. 212 N; 438 N B. 325 N; 325 N
C. 438 N; 212 N D. 487,5 N; 162,5 N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

44
HDT 5: Một thanh có độ dài L, trọng lượng 10 N, được treo nằm ngang vào
tường như hình vẽ. Một trọng vật 20 N treo ở đầu thanh. Dây treo làm
với thanh một góc α = 300. Xác định lực căng của dây treo.
A. 25N B. 50N
C. 20N D. 40N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 6: Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của
thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai
điểm A và B cách nhau 4,5cm và có độ lớn FA = FB = 1N (Hình vẽ a).
Thanh quay đi một góc α = 300. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt
tại A và B (Hình b). Tính momen của ngẫu lực?
A. 0,045 N B. 0,0225 N.m
C. 0,039 N.m D. 0,055N.m

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

DẠNG 27: TỔNG HỢP ĐỘNG LỰC HỌC


HDT 1: Một người đẩy một hộp nặng trượt trên sàn nhà. Lực đẩy ngang là 250 N. Hộp có khối lượng 40kg. Hệ
số ma sát trượt giữa hộp và sàn là 0,2. Hãy tìm gia tốc của hộp. Lấy g = 10 m/s2.
A. 2,25m/s2 B. 2,5m/s2 C. 4,5m/s2 D. 4,25m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

45
HDT 2: Một quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo
phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Độ lớn lực của tường
tác dụng lên quả bóng là
A. 120N B. 210N C. 200N D. 160N

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 3: Một xe A đang chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đụng vào một xe B đang đứng yên. Sau khi va
chạm xe A dội ngược lại với vận tốc 0,1m/s còn xe B chạy tiếp với vận tốc 0,55m/s. Cho m B = 200g;
tìm mA?
A. 1,5kg B. 1kg C. 150g D. 100g

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

HDT 4: Một vật được thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng 300 so với phương ngang. Hệ
số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Tìm gia tốc chuyển động của vật?
A. 3,54m/s2 B. 3,27m/s2 C. 2,65m/s2 D. 2,5m/s2

Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HDT 5: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng
dài L = 10m, góc nghiêng α = 450. Lấy g = 10m/s2, hệ số ma sát giữa
vật và mặt phẳng nghiêng là 0,25. Tính gia tốc của vật trên mặt phẳng
nghiêng.
A. 5,3 m/s2 B. 4,13 m/s2
C. 4,3 m/s2 D. 5,13 m/s2

46
Cách giải

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

3 Dạng cuối là 3 dạng bí mật, trúng tủ HK1. Nếu em muốn tìm hiểu, đạt điểm tối đa HK1 thì nên vào
lớp VIP để được tặng bộ sách “Bứt phá điểm số Vật Lý 10” về học nhá !

BÍ QUYẾT ĐỂ LẤY 10 ĐIỂM VẬT LÝ 10: BỘ SÁCH BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ

• Bản đọc thử sách Bứt phá điểm số vật lý 10 tập 1: https://heyzine.com/flip-book/d90070513a.html
• Bản đọc thử sách Bứt phá điểm số vật lý 10 tập 2: https://heyzine.com/flip-book/68b7f84019.html
• Thông tin chi tiết bộ sách các em tra cứu và đăng ký tại đây (Tất cả các em đều được tặng voucher 100k
giảm từ 399k → 298k/ cả bộ sách) : https://vl.ssstudy.vn/sachvatly10
• Cần thầy tư vấn thêm về cả bộ sách lẫn lộ trình học lớp VIP (cam kết 8+) thì nhắn vào :
m.me/vatlythayditham

47
CÁCH GIẢI CHI TIẾT
DẠNG 1: ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC
HDT 1:
 Phương pháp:
Tổng quãng đường: s = s1 + s 2
Tổng hợp độ dịch chuyển: d = d1 + d 2
 Cách giải:
Quãng đường người em và người anh bơi được lần lượt là:
sem = L = 25 (m)
sanh = 2L = 50 (m)
Độ dịch chuyển của người em và người anh lần lượt là:
dem = 25 (cm)
danh = 0
Chọn đáp án A
HDT 2:
 Phương pháp:
Sử dụng hình vẽ và lý thuyết cộng vecto
 Cách giải:
Ta có hình vẽ:
Từ hình vẽ ta thấy độ lớn của độ dịch chuyển là:
d = d12 + d 22 = 32 + 42 = 5 ( m )
Độ dịch chuyển có phương Đông - Bắc, với:
d 4
tan = 2 =    530
d1 3
Chọn đáp án B
HDT 3:
 Phương pháp:
Quãng đường là độ dài tuyến đường mà vật đã đi qua.
 Cách giải:
Quãng đường người thứ nhất đi: s1 = AB + BC = 2 + 2 = 4km
Quãng đường người thứ hai đi: s2 = AC = AB2 + BC2 = 22 + 22 = 2 2  2,83 ( km )
Chọn đáp án D
HDT 4:
1.
 Phương pháp:
Tổng quãng đường: s = s1 + s2
 Cách giải:
Quãng đường người đó đi được trong cả chuyến đi là:
s = s2 + s2 = 6 + 20 = 26 (km)
Chọn đáp án B
2.
 Phương pháp:
Tổng hợp độ dịch chuyển: d = d1 + d 2

48
 Cách giải:
Ta có hình vẽ:
Bắc
d d2
Tây Đông

20km
Nam

6km d1

Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là:


d = d12 + d 22 = 62 + 202  20,88 ( km )
Chọn đáp án D
HDT 5:
1.
 Phương pháp:
Độ dịch chuyển: d = d1 + d 2
 Cách giải:
Độ dịch chuyển của người này là: OB = 2.OA = 100 (m) theo hướng hợp với bờ
sông một góc là:
 = 900 − AOB
OA 50
Với cos AOB = = = 0,5  AOB = 600
OB 100
  = 900 − 600 = 300
Chọn đáp án C
2.
 Phương pháp:
Định lí Pi-ta-go: AB = OB2 − OA2
 Cách giải:
Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là:
AB = OB2 − OA 2 = 1002 − 502  86,6 ( m )
Chọn đáp án A

DẠNG 2: TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC


HDT 1:
 Phương pháp:
s
Tốc độ trung bình: v tb =
5
 Cách giải:
+ Quãng đường ô tô đi được trong 2 giờ đầu là: s1 = v1.t1 = 50.2 = 100km
+ Quãng đường ô tô đi được trong 3 giờ tiếp theo là: s 2 = v2 .t 2 = 30.3 = 90km
s + s 100 + 90
Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoan đường AB là: v tb = 1 2 = = 38 ( km / h )
t1 + t 2 2+3

49
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Phương pháp:
Quãng đường: s = v.t
s
Tốc độ trung bình: v tb =
t
 Cách giải:
Gọi quãng đường ô tô chuyển động là s
s
Thời gian ô tô chuyển động trên nửa đoạn đường đầu là: t1 =
2v1
Gọi thời gian ô tô chuyển động trên đoạn đường thứ 2 và thứ 3 là t2, t3, ta có: t2 = t3
s s
Ta có quãng đường: = s 2 + s3 = v 2 t 2 + v3 t 3 = ( v 2 + v3 ) t 2  t 2 = t 3 =
2 2 ( v 2 + v3 )
Tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường là:
s s 2v ( v + v3 )
v tb = = = 1 2
t1 + 2t 2 s
+ 2.
s 2v1 + v 2 + v3
2v1 2 ( v 2 + v3 )
Chọn đáp án B
HDT 3:
☝ Phương pháp:
Công thức cộng vận tốc: v13 = v12 + v23
✍ Cách giải:
Vận tốc của giọt mưa so với đất là v = v xd
Vận tốc của giọt mưa so với ô tô là v mx
Ta có: vmx = vmd + vdx = v md − v xd
Từ hình vẽ ta thấy: v = vmd = 5 ( m / s )
Chọn đáp án B
HDT 4:
 Phương pháp:
Công thức cộng vận tốc: v13 = v12 + v23
s
Thời gian chuyển động: t =
v
 Cách giải:
Gọi vận tốc của xuồng so với nước là vxn.
Vận tốc của nước so với bờ là vnb
Vận tốc của xuồng so với bờ là: v xb = v xn + v nb
Ta có hình vẽ:
Áp dụng định lí Pi-ta-go, ta có:
AC = AB2 + BC2 = 2402 + 1802 = 300 ( m )
Thời gian xuồng đi từ A đến C bằng thời gian dòng nước chảy từ B
đến C:
AC AC 300
t=  v xb = = = 5(m / s)
v xb t 1.60

50
Chọn đáp án A
HDT 5:
1.
 Phương pháp:
s
Tốc độ: v =
t
 Cách giải:
Nhận xét: thời gian ca nô đi từ A đến C khi nước chảy bằng thời gian dòng nước trôi từ B đến C:
BC BC 200
t=  vn = = = 2 (m / s)
vn t 100
Chọn đáp án A
2.
 Phương pháp:
s
Tốc độ: v =
t
 Cách giải:
Nhận xét: thời gian ca nô đi từ A đến D khi nước chảy bằng thời gian dòng nước trôi từ D đến B:
AD DB v AD 1
=  cn = = =2
vcn vn v n DB cos 600
 vcn = 2vn = 2.2 = 4 ( m / s )
Chọn đáp án D
3.
 Phương pháp:
Quãng đường: s = v.t
 Cách giải:
Nhận xét: thời gian ca nô đi từ A đến C khi nước chảy bằng thời gian dòng nước trôi từ B đến C:
AB BC
t= =  AB = vcn .t = 4.100 = 400 ( m )
vcn vn
Chọn đáp án B
HDT 6:
 Phương pháp:
Công thức cộng vận tốc: v13 = v12 + v23
 Cách giải:
Gọi vận tốc của máy bay so với mặt đất là vmd
Vận tốc của gió so với mặt đất là vgd
Vận tốc của máy bay so với gió là:
vmg = vmd + vdg = vmd − vgd
Ta có hình vẽ:

vgd50 1
Từ hình vẽ ta thấy: sin  = ==    14,50
v mg 200 4
Vậy phi công phải lái máy bay theo hướng 14,50 Tây - Bắc.
Chọn đáp án D
2.
 Phương pháp:

51
Định lí Pi-ta-go: a 2 = b 2 + c2
 Cách giải:
Từ hình vẽ ta thấy: vmd = vmg
2
− vgd
2
= 2002 − 502  193m65 ( m / s )
Chọn đáp án A

DẠNG 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


HDT 1:
 Phương pháp:
s1 + s 2
Tốc độ trung bình: v =
t1 + t 2
 Cách giải:
AB AB
Thời gian ô tô đi từ A đến B: t1 = = (h)
v1 40 40
AB AB
Thời gian ô tô đi từ B về A: t 2 = = (h)
v2 60
Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về là:
s +s AB + AB 2
v= 1 2 = = = 48 ( km / h )
t1 + t 2 AB + AB 1
+
1
40 60 40 40
Chọn đáp án D
HDT 2:
 Phương pháp:
s
Tốc độ trung bình: v =
t
 Cách giải:
Trái Đất quay một vòng một vòng quanh Mặt Trời đi được quãng đường:
s = 2.R = 2.1,5.1011 = 9, 425.1011 m = 9, 425.108 km
s 9, 425.108
Tốc độ trung bình: v tb = =  107589 ( km / h )
t 365.24
Chọn đáp án D
HDT 3:
☝ Phương pháp:
Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt
✍ Cách giải:
Chọn hệ trục tọa độ Ox, gốc O tại bến xe, chiều dương là chiều chuyển động của ô tô
Mốc thời gian là thời điểm ô tô xuất phát
Ta có hình vẽ:

Phương trình chuyển động của ô tô là:


x = x0 + vt = 3 + 80t (km)
Chọn đáp án D
HDT 4:
1.
☝ Phương pháp:

52
Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt
✍ Cách giải:
Chọn hệ trục tọa độ Ox, gốc O tại Hà Nội, chiều dương là chiều từ Hà Nội đến Hải Phòng
Gốc thời gian là lúc 7 h
Ta có hình vẽ:
Phương trình chuyển động của hai xe tương ứng là:
x1 = x01 + v1t = 60t (km)
x2 = x02 + v2t = 105 – 75t (km)
Chọn đáp án D
2.
☝ Phương pháp:
Hai xe gặp nhau khi: x1 = x2
✍ Cách giải:
Hai xe gặp nhau khi:
x1 = x2 → 60t = 105 - 75t
7
→ 135t = 105 → t = (h) = 46min40s
9
→ x1 = x2 = 60t = 60.  46, 7 (km)
7
9
Vậy hai xe gặp nhau lúc 7h 46min 40s tại vị trí cách Hà Nội 46,7 km.
Chọn đáp án D
HDT 5:
☝ Phương pháp:
Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt
Xe đạp đuổi kịp người đi bộ khi: x1 = x2
✍ Cách giải:
Gọi vị trí người đi xe đạp gặp người đi bộ lần đầu là A
Chọn hệ trục tọa độ Ox, gốc tọa độ tại vị trí hai người gặp nhau lần đầu tiên, chiều dương cùng chiều
với
người đi bộ
Gốc thời gian là lúc 8h
Phương trình chuyển động của người đi xe đạp trong 30 phút đầu là:
x1 = x0 + v1t = - 12t (km)
Tại thời điểm 0,5h, vị trí của người đi xe đạp là:
x1 = -12.0,5 = - 6 (km)
Ta có hình vẽ:
v1

t 01 = 1h t0 = 0

A O B x

v1 v2

Phương trình chuyển động của người đi xe đạp khi quay trở lại là:
x1/ = x1 + v1 ( t − 1) )= - 6 +12. (t - 1)(km)
Phương trình chuyển động của người đi bộ là:

53
x2 = x0 + v2t = 4t (km)
Người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ khi:
x1/ = x 2 → - 6 +12. (t-1) = 4t
→ 8t = 18 → t = 2,25 (h) = 2h15 min
Vậy người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ lúc 10h 15min.
Chọn đáp án C

DẠNG 4: ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN


HDT 1:
 Phương pháp:
d
Vận tốc của chuyển động: v =
t
 Cách giải:
d 2 − d1
Công thức vận tốc trung bình là: v =
t 2 − t1
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Phương pháp:
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị độ dịch chuyển - thời gian
d −d
Vận tốc trung bình: v = 2 1
t 2 − t1
 Cách giải:
Xét trong khoảng thời gian từ 0 đến 2 h
d − d 90 − 0
Vận tốc trung bình của chuyển động là: v = 2 1 = = 45 ( km / h )
t 2 − t1 2−0
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
Tốc độ = độ dốc.
 Cách giải:

d(m)
200
C
150
B
100
A
50

O
20 40 60 80 t(s)
100
Tốc độ bơi của rái cá trong 40s đầu là: v OA = tan  = = 2,5 ( m / s )
40
Chọn đáp án C
HDT 4:
 Phương pháp:
+ Khai thác thông tin từ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian.
+ Vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng có tổng quãng đường đã đi bằng độ dịch

54
chuyển
 Cách giải:

d(k m)
80
60
40
20
O
0,5 1, 0 1,5 2, 0 t(h)

Xe buýt chuyển động theo một đường thẳng, không đổi hướng đi từ A đến B nên tổng quãng đường đã
đi bằng độ dịch chuyển.
Xe buýt đến B cách A 80km → quãng đường đi được là 80km → độ dịch chuyển tương ứng là 80km.
Từ đồ thị ta xác định được: Xe buýt đến B sau 2h kể từ lúc xuất phát.
Chọn đáp án D
HDT 5:
 Phương pháp:
Tốc độ = độ dốc.
 Cách giải:
75
Tốc độ của xe A: v A = tan A = = 3, 75 ( m / s )
20
75
Tốc độ của xe B: v B = tanB = = 1,875 ( m / s )
40
75
Tốc độ của xe C: vC = tan C = = 1, 25 ( m / s )
60
Chọn đáp án B
DẠNG 5: ĐỒ THỊ TOẠ ĐỘ THỜI GIAN
HDT 1:
1.
 Phương pháp:
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị tọa độ - thời gian
x − x1
Vận tốc trung bình: v = 2
t 2 − t1
 Cách giải:
Từ đồ thị ta thấy tại thời điểm t0 = 0, tọa độ của người đó là: x0 = 0
Tại thời điểm t1 = 10min, tọa độ của người đó là: x1 = 2,5 (km)
Vận tốc trung bình của người đó trong 10 min đầu là:
x − x 0 2,5 − 0
v1 = 1 = = 15 ( km / h )
t1 − t 0 10
−0
60
Chọn đáp án D
2.
 Phương pháp:
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị tọa độ - thời gian
x − x1
Vận tốc trung bình: v = 2
t 2 − t1

55
 Cách giải:
Cách giải:
Tại thời điểm t2 = 30min, tọa độ của người đó là: x2 = 4,5 (km)
Vận tốc trung bình của người đó trong khoảng thời gian từ t1 = 10min đến t2 = 30min là:
x − x1 4,5 − 2,5
v2 = 2 = = 6 ( km / h )
t 2 − t1 30 10

60 60
Chọn đáp án A
HDT 2:
 Phương pháp:
Viết phương trình chuyển động của vật
Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian từ phương trình chuyển động
Hai xe gặp nhau tại vị trí cắt nhau của hai đồ thị
 Cách giải:
Chọn hệ trục tọa độ Ox, gốc O tại Hải Phòng, chiều dương từ Hà Nội đến Hải Phòng.
Gốc thời gian là lúc 7 h
Phương trình chuyển động của hai xe lần lượt là:
x1 = 60t (km)
x2 = 105 - 75t (km)
Ta có đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe là:
7
Từ đồ thị ta thấy hai xe găp nhau tại thời điểm t = ( h ) = 46 min 40s kể
9
từ thời điểm đầu.
Vậy hai xe gặp nhau lúc 7h 46min 40s tại vị trí cách Hà Nội 47 km.
HDT 3:
 Phương pháp:
Viết phương trình chuyển động của vật
Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian từ phương trình chuyển động
 Cách giải:
Chọn hệ trục tọa độ Ox, gốc O  H , chiều dương từ H đến P
Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H
Thời gian xe chuyển động hết đoạn đường HD là:
HD 60
t1 = = = 1( h )
v1 60
Phương trình chuyển động của xe trên đoạn đường HD là:
x1 = x01 + vt = 60t(km/h)(t  1)
Phương trình chuyển động của xe trên đoạn đường DP là:
x 2 = x 02 + vt = 60 + 40 ( t − 2 )( km )( t  2 )

HDT 4:
1.
 Phương pháp:
Lập phương trình chuyển động của vật
Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian từ phương trình chuyển động
 Cách giải:
Chọn hệ trục tọa độ Ox, gốc O tại Hà Nội, chiều dương từ Hà Nội đến Vinh Gốc thời gian là lúc hai xe
xuất phát Phương trình chuyển động của xe thứ nhất là: x1 = 60t (km)

56
Phương trình chuyển động của xe thứ hai trong 1 h 30 min đầu và sau khi nghỉ là:
x21 = 70t (km) (t  1,5h)
x22 = 105 + 70 (t - 2) (km) (t  2h)
Ta có đồ thị:

2.
 Phương pháp:
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị
Hai vật gặp nhau khi hai đồ thị cắt nhau
 Cách giải:
Từ đồ thị ta thấy hai vật gặp nhau tại thời điểm 3,5 h ở vị trí cách Hà Nội 210 km
HDT 5:
 Phương pháp:
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị
d
Vận tốc chuyển động: v =
t
 Cách giải:
Lấy các điểm trên đồ thị, chiếu xuống trục thời gian và tọa độ, ta có
+ Xét chuyển động của vật (1):
Phương trình chuyển động có dạng là: x1 = x 01 + v1t
Tại thời điểm t0 = 0, tọa độ của vật (1) là:
x1 = 0  x 01 + v1.0 = 0  x 01 = 0
Tại thời điểm t = 4 h, tọa độ của vật (1) là:
x1 = 40 ( km )  v1.4 = 40  v1 = 10 ( km / h )
Phương trình chuyển động của vật (1) là: x1 = 10t (km)
+ Xét chuyển động của vật (2):
Phương trình chuyển động có dạng là: x2 = x02 + v2t
Tại thời điểm t0 = 0, vật (2) có tọa độ là:
x2 = x02 + v2.0 = 20 → x02 = 20 (km)
Tại thời điểm t = 4 h, vật (2) có tọa độ là:
x2 = 40 → 20 + v2.4 = 40 → v2 = 5 (km / h)
Phương trình chuyển động của vật (2) là: x2 = 20 + 5t (km)
DẠNG 6: CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP
HDT 1:
 Phương pháp:

57
Công thức cộng vận tốc: v tb = v tn + v nb
 Cách giải:
Khi thuyền đi xuôi dòng: v x = v tn + 3 ( km / h )
Khi thuyền đi ngược dòng: vn = v tn − 3 ( km / h )
Tổng thời gian đi là 2h nên ta có phương trình:
8 8
+ = 2  2v 2tn − 16v tn − 18 = 0  v tn = 9 ( km / h )
v tn + 3 v tn − 3
Chọn đáp án C
HDT 2:
 Phương pháp:
Công thức tính quãng đường: S = v.t
 Cách giải:
? km
A C B

? gio

20km 30km
Giả sử hai xe gặp nhau tại C sau t (h) chuyển động.
s A = AC = v A .t ( km )
Quãng đường xe mô tô và ô tô đi đươc từ khi xuất phát đên khi gặp nhau là: 
s B = BC = v B .t ( km )
AB 40
Ta có: AC + BC = AB  v A .t + v B .t = AB  t = = = 0,8 ( h )
v A + v B 20 + 30
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
Công thức vận tốc tổng hợp: v tb = v tn + v nb
 Cách giải:
 s1 9
 v tb = t = 1 = 9 ( km / h )
 1
Ta có: 
 v = s 2 = 50 = 5 ( m / s ) = 3 ( km / h )
 nb t 2 60 6
Ta có: v tb = v tn + v nb
Do thuyền chạy ngược dòng sông nên: v tb = v tn − vnb  v tn = v tb + vnb = 9 + 3 = 12 ( km / h )
Chọn đáp án A
HDT 4:
 Phương pháp:
Công thức vận tốc tổng hợp: v13 = v12 + v23
 Cách giải:
Gọi v13 ; v 23 ; v12 lần lượt là vận tốc của Bách so với đất (khi không có gió); của gió so với đất và của
Bách so với gió.
Ta có: v13 = 4m/s
Từ đồ thị, gió thổi trong khoảng thời gian từ giây 110 đến giây 200, ta có:

58
d 620 − 440
v12 = = = 2(m / s)
t 200 − 110
Công thức vận tốc tổng hợp: v13 = v12 + v23  v13 = v12 − v23  v23 = v12 − v13 = 2 − 4 = −2 ( m / s )
Như vậy, tốc độ của gió là 2m/s và thổi ngược chiều so với chiều chuyển động của Bách.
Chọn đáp án C
HDT 5:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án B
HDT 6:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A

DẠNG 7: GIA TỐC – ĐỒ THỊ VẬN TỐC THỜI GIAN


HDT 1:
 Phương pháp:
v v 2 − v1
Công thức tính gia tốc: a = =
t t 2 − t1
 Cách giải:
Gia tốc trung bình của ô tô là:
v − v 11 − 23
a= 2 1 = = −1, 2 ( m / s 2 )
t 2 − t1 10
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Phương pháp:
v
Công thức tính gia tốc: a =
t
 Cách giải:
175
Đổi: 70km /h = (m / s)
9
175
−0
v − v0
Gia tốc trung bình của ô tô là: a = = 9  3,1( m / s 2 )
t 6,3
Chọn đáp án C
HDT 3:
 Phương pháp:
v −v
Gia tốc: a = 2 1
t 2 − t1
 Cách giải:

59
v 2 − v1 4 − 4
Gia tốc của người này trong khoảng thời gian từ t = 2s đến t = 3s là: a = = = 0 ( m / s2 )
t 2 − t1 3 − 2
Chọn đáp án C
HDT 4:
 Phương pháp:
v −v
Gia tốc: a = 2 1
t 2 − t1
 Cách giải:
40 − 20
Từ t = 0s → t = 20s có: a = = 1( m / s 2 )
20 − 0
40 − 40
Từ t = 20s → t = 60s có: a = = 0 ( m / s2 )
60 − 20
v 2 − v1 0 − 40
Từ t = 60s → t = 80s có: a = =
t 2 − t1 80 − 60
= −2 m / s 2 ( )
→ Phát biểu không đúng là: Gia tốc của ô tô từ t = 0s → t = 60s là −
1
3
( m / s2 )
Chọn đáp án C
HDT 5:
 Phương pháp:
+ Độ lớn độ dịch chuyển = diện tích dưới đồ thị vận tốc - thời gian.
+ Vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng thì độ dịch chuyển bằng quãng đường.
y
B
y = f (x)
A

O a b x

 Cách giải:
v(cm / s)
B C
15

10 A

H I D
O
10 30 60 t(s)

Độ dịch chuyển của ô tô là: d = SOABCD = SOABH + SHBCI + SICD

d=
( OA + BH ) .OH + HI.BH + 1 .CI.ID  d = (10 + 15) .10 + 20.15 + 1 .15.30 = 650m
2 2 2 2
Do ô tô chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng nên tổng quãng đường đã đi bằng độ
dịch chuyển: s = d = 650m
Chọn đáp án B
HDT 6:
 Phương pháp:

60
Độ lớn độ dịch chuyển = diện tích dưới đồ thị vận tốc - thời gian
y
B
y = f (x)
A

O a b x

 Cách giải:
v(cm / s)
C
8
6
A
4 B
2
I K D F
O
10 20 30 40 50 60 70 t(s)
−2
E
−4

Độ dịch chuyển của vật trong 50s đầu là: d = SOABI + SIBCK
( AB + OI ) .BI + ( BI + CK ) .IK  d = (10 + 20 ) .4 + ( 4 + 8 ) .10 = 120
d= (m)
2 2 2 2
Chọn đáp án B

DẠNG 8: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI GIA TỐC


HDT 1:
 Phương pháp:
v v 2 − v1
Công thức tính gia tốc: a = =
t t 2 − t1
 Cách giải:
Gia tốc trung bình của ô tô là:
v − v 11 − 23
a= 2 1 = = −1, 2 ( m / s 2 )
t 10
Chọn đáp án B
HDT 2:
1.
 Phương pháp:
Sự thay đổi tốc độ: v = v2 − v1
 Cách giải:
Tốc độ của quả bóng giảm 10 m/s
Chọn đáp án B
2.
 Phương pháp:
Sự thay đổi vận tốc: v = v2 − v1
 Cách giải:
Chọn chiều dương là chiều từ Tây sang Đông

61
 v1` = 25 ( m / s )
Ta có: 
 v 2 = −15 ( m / s )
Sự thay đổi vận tốc của quả bóng là:
v = v2 − v1 = -15 - 25 = - 40 (m / s)
Chọn đáp án A
3.
 Phương pháp:
v
Gia tốc: a =
t
 Cách giải:
Gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường là:
v −40
a= = = −800 ( m / s 2 )
t 0, 05
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
Gia tốc: a = v
t
 Cách giải:
Đổi: 36 km/h = 10 m/s
Gia tốc trung bình của xe là:
v 0 − 10
a= =  −3,33 ( m / s 2 )
t 3
Chọn đáp án C
HDT 4:
1.
 Phương pháp:
Gia tốc: a = v
t
 Cách giải:
Đổi: 18 km/h = 5 m/s
36 km/h = 10 m/s
v1 − v0 10 − 5
Gia tốc của ô tô là: a = = = 0, 25 ( m / s 2 )
t1 − t 0 20
Chọn đáp án A
2.
 Phương pháp:
v
Gia tốc: a =
t
 Cách giải:
Gia tốc của ô tô là:
v 2 − v0 v −5
a=  0, 25 = 2
t2 − t0 40 − 0
 v2 = 15 ( m / s ) = 54 ( km / h )
Chọn đáp án A
3.
62
 Phương pháp:
Gia tốc: a = v
t
 Cách giải:
Đổi: 72 km/h = 20 m/s
v3 − v 0 20 − 5
Gia tốc của ô tô là: a =  0, 25 =  t 3 = 60 ( s )
t3 − t0 t3
Chọn đáp án D
HDT 5:
 Phương pháp:
Gia tốc: a = v
t
 Cách giải:
Gia tốc của vận động viên là:
v − v0 v−0
a= 5=  v = 10 ( m / s )
t 2
Chọn đáp án B

DẠNG 9: PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


HDT 1:
1.
 Phương pháp:
1
Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: x = x 0 + v 0 t + at 2
2
 Cách giải:

x 0 = 0

Từ phương trình chuyển động của vật: x = 2t + 3t 2   v 0 = 2 ( m / s )
1
 a = 3  a = 6 ( m / s2 )
2
Chọn đáp án C
2.
 Phương pháp:
Phương trình vận tốc: v = v0 + at
 Cách giải:
Phương trình vận tốc của chất đi êm là:
v = v0 + at = 2 + 6t (m/s)
Tại thời điểm t = 3 s, tọa độ và vận tốc của chất điểm là:
v = 2t + 3t 2 = 2.3 + 3.32 = 33 ( m )
v = 2 + 6t = 2 + 6.3 = 20 ( m / s )
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Phương pháp:
1
Phương trình chuyển động biến đổi đều: x = x 0 + v 0 t + at 2
2
63
Hai xe gặp nhau khi: x1 = x 2
 Cách giải:
Chọn hệ trục tọa độ Ox, gốc O tại vị trí xe đạp bắt đầu xuống dốc, chiều dương là chiều chuyển động
của xe đạp
Gốc thời gian là lúc xe đạp bắt đầu xuống dốc Vận tốc ban đầu và gia tốc của xe đạp là:
 v01 = 2 ( m / s )

a1 = 0, 2 ( m / s )
2

 v02 = −20 ( m / s )

Vận tốc ban đầu và gia tốc của ô tô là: 
a 2 = 0, 4 ( m / s )
2

Phương trình chuyển động của xe đạp là:
1 1
x1 = x 01 + v01t + a1t 2 = 0 + 2t + .0, 2t 2 = 2t + 0,1t 2 ( m )
2 2
Phương trình chuyển động của ô tô là:
1 1
x 2 = x 02 + v 2 t + a 2 t 2 = 570 − 20t + .0, 4t 2
2 2
 x 2 = 570 − 20t + 0, 2t ( m ) 2

Ô tô dừng lại khi:


v0 = 0  20 − 0, 4t = 0  t = 50 ( s )
Hai xe gặp nhau khi:
x1 = x 2 ( t  50s )  2t + 0,1t 2 = 570 − 20t + 0, 2t 2
 0,1t 2 − 22t + 570 = 0
 t = 30 ( s )

 t = 190 ( s )
Hai xe gặp nhau ở trên dốc: x1  570m
Với t = 30s  x1 = x 2 = 150m ( t / m )
Với t = 190s  x1 = x 2 = 3990 ( m )( loai )
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
Biểu thức v - t: v = v0 + at
1
Biểu thức d - t: d = v 0 t + at 2
2
 Cách giải:
 v0 = 3 ( m / s ) ; t 0 = 0
 v − v0 0−3
Từ đồ thị ta có:  a = = = −0,1( m / s 2 )
 v = 0 ( m / s ) ; t = 30s
 t − t 0 30 − 0
→ Phương trình v - t: v = v0 + at = 3 − 0,1t ( m / s )
1 1
→ Phương trình độ dịch chuyển: d = v 0 t + at 2 = 3t + . ( −0,1) .t 2  d = 3t − 0, 05t 2 ( m )
2 2
Chọn đáp án B

64
HDT 4:
 Phương pháp:
1
+ Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: x = x 0 + v 0 t + at 2
2
+ Viết phương trình chuyển động của 2 xe
+ Hai xe gặp nhau khi: x1 = x2
+ Thay t vào phương trình của 1 xe.
 Cách giải:

v1 v2

A B

Chọn chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc 7h


 1 2
 x1 = t ( m )
+ Phương trình chuyển động của hai ô tô lúc này là:  2
 x 2 = 2400 − t 2 ( m )

1 2
+ Khi hai xe gặp nhau: x1 = x 2  t = 2400 − t 2  t = 40 ( s )
2
1
Vậy vị trí hai xe gặp cách A một khoảng: x = x1 ( t = 40s ) = .402 = 800 ( m )
2
Chọn đáp án C
HDT 5:
 Phương pháp:
1
+ Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: x = x 0 + v 0 t + at 2
2
+ Viết phương trình chuyển động của 2 vật
+ Hai xe gặp nhau khi: x1 = x 2 
 Cách giải:
v1 v2

A B

Chọn A làm gốc tọa độ, chiêu dương hướng từ A đên B, gốc thời gian lúc hai vật cùng xuất phát
 x1 = 4t + t ( m )
 2

+ Phương trình chuyển động của hai vật lúc này là: 
 x 2 = 125 − 6t − 2t ( m )
2

+ Khi hai vật gặp nhau:
Vậy thời điểm 2 vật gặp nhau là 5s
Chọn đáp án B
HDT 6:
 Phương pháp:
1
+ Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: x = x 0 + v 0 t + at 2
2
+ Công thức tính vận tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều: v = v0 + at

65
+ Công thức liên hệ giữa s, v, a: v2 − v02 = 2as
 Cách giải:
a) Chọn trục tọa độ Ox trùng với con dốc, chiều từ chân dốc lên đỉnh dốc, gốc tọa độ tại chân dốc, gốc
thời gian lúc xe ở vị trí chân dốc
x = 0
 0
Ta có:  v0 = 30 ( m / s )  x = 30t − t 2 ( m )

a = −2 ( m / s )
2

v 2 − v02
b) Ta có: v 2 − v02 = 2as  s =
2a
02 − 302
Khi ô tô dừng lại: v = 0  s = = 225 ( m )
2. ( −2 )
v − v0
c) Ta có: v = v0 + at  t =
a
0 − 30
Thời gian đi hết quãng đường: t = = 15s
−2
d) Ta có: v = v0 + at = 30 − 2t ( m / s )
Sau 20s thì vận tốc của xe là: v = 30 - 2.20 = -10(m/s)
Chọn đáp án C

DẠNG 10: XÁC ĐỊNH V-S-A TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
HDT 1:
 Phương pháp:
Độ lớn độ dịch chuyển = diện tích dưới đồ thị vận tốc - thời gian.
+ Vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng thì độ dịch chuyển bằng quãng đường.
 Cách giải:
Kí hiệu trên hình vẽ:
+ Xét từ t = 0 → t = 1 s, quãng đường vật đi được:
1
s01 = S1 = . (1.20 ) = 10 ( m )
2
+ Xét từ t = 1 s → t = 2s, quãng đường vật đi được: s12 = S2 = 1.20 =
20m
+ Xét từ t = 2s → t = 3s, quãng đường vật đi được:
1
s 23 = S3 = .1. (10 + 20 ) = 15 ( m )
2
+ Xét từ t = 3 s → t = 4s, quãng đường vật đi được: s34 = S4 = 110 = 10m
→ Quãng đường vật đi được trong 4s đầu tiên: s04 = S1 + S2 + S3 + S4 = 10 + 20 + 15 + 10 = 55m
Chọn đáp án C
HDT 2:
 Phương pháp:
Phương trình vận tốc: v = v0 + at
1
Độ dịch chuyển: d = v 0 t + at 2
2
Vật chuyển động thẳng theo một chiều: d = s
 Cách giải:

66
Hầm Thủ Thiêm dài s = 1490m = 1,49km
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
 v A = 60km
  vA = 60 − 144t ( m / s )

Xe A có:  
a A = −144 ( km / h )  s A = 60t − 72t ( m )
2 2

 v B = 55km
  v B = 55 − 120t ( m / s )

Xe B có:   
a B = −120 ( km / h )  s B = 55t − 60t ( m )
2 2

v = 0 60 − 144t A = 0  t A = 0, 42 ( h )

Xe A và xe B dừng lại khi:  A  
vB = 0 55 − 120t B = 0  t B = 0, 46 ( h )

 t A = 0,81( h )( loai )
Xe A đi hết hầm Thủ Thiêm: s A = 1, 49 ( km )  60t − 72t 2 = 1, 49  
 t A = 0, 026 ( h )( t / m )
 t B = 0,89 ( h )( loai )
Xe B đi hết hầm Thủ Thiêm: s B = 1, 49 ( km )  55t − 60t  = 1, 49  
 t A = 0, 028 ( h )( t / m )
 t A  t B  xe A ra khỏi hầm trước xe B.
Chọn đáp án C
HDT 3:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A
HDT 4:
 Phương pháp:
Mối liên hệ giữa quãng đường, tốc độ, gia tốc: v2 − v02 = 2as
 Cách giải:
Gọi vận tốc ban đầu của vật là v0, gia tốc là a
Quãng đường vật chuyển động trong giây đầu tiên là:
v12 − v02 ( v0 + a ) − v0
22

s1 = =
2a 2a
Quãng đường vật chuyển động trong giây cuối cùng là:
02 − v 22 − ( −a )
2

s2 = =
2a 2a
(v + a) − v02 − ( −a )
2 2

Theo đề bài ta có: s1 = 15s 2  0 = 15.


2a 2a
 ( v0 + a ) − v = −15a 2
2 2
0

 2v0a + a 2 = −15a 2
 2v0a + a 2 = −15a 2
 2v0a = −16a 2  v0 = −8a
Quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại là:
− ( −8a )
2
02 − v02
s=  = −32a
2a 2a

67
 25,6 = −32a  a = −0,8 ( m / s 2 )
 v0 = −8a = −8 ( −0,8) = 6, 4 ( m / s )
Chọn đáp án B
HDT 5:
 Phương pháp:
Phương trình vận tốc của chuyển động biến đổi đều: v = v0 + at
1
Độ dịch chuyển trong chuyển động biến đổi đều: d = v 0 t + at 2
2
d
Vận tốc trung bình: v tb =
t
 Cách giải:
Từ phương trình vận tốc của vật:
 v0 = 2 ( m / s )

v = 2 + 3t  
a = 3 ( m / s )

Vận tốc của vật tại thời điểm cuối giây thứ 4 là:
v4 = v0 + a.t 4 = 2 + 3.4 = 14 ( m / s )
Độ dịch chuyển của vật trong 4 giây đầu là:
1 1
d = v 0 t + at 2 = 2.4 + .3.42 = 32 ( m )
2 2
Vận tốc trung bình của vật trong 4 giây đầu là:
d 32
v tb = = = 8(m / s)
t 4
Chọn đáp án B
HDT 6:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án C
DẠNG 11: ĐỒ THỊ CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
HDT 1:
1.
 Phương pháp:
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị
v − v0
Gia tốc: a =
t − t0
Phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều: v = v0 + at
 Cách giải:
Từ đồ thị ta thấy tại thời điểm t0 = 0, vật (I) có vận tốc v01 = 2m/s, thời điểm t1 = 20s vật có vận tốc v =
4m/s
v − v01 4 − 2
Gia tốc của vật (I) là: a1 = = = 0,1( m / s 2 )
t1 − t 0 20 − 0
Phương trình vận tốc của vật (I) là: v1 = v01 + a1t = 2 + 0,1t ( m / s )
Chọn đáp án A

68
2.
 Phương pháp:
Vật chuyển động theo chiều dương và không đổi chiều chuyển động thì: s = d
Độ lớn của độ dịch chuyển bằng diện tích khu vực dưới đường biểu diễn vận tốc – thời gian
 Cách giải:
Ta có hình vẽ:
Độ dịch chuyển vật (II) thực hiện trong 20 s đầu là diện tích tam giác
OAB
Từ đồ thị ta thấy vận tốc của vật (II) luôn dương → vật không đổi chiều
chuyển động:
1 1
s 2 = d 2 = .AB.OB = .2.20 = 20 ( m )
2 2
Chọn đáp án C
3.
 Phương pháp:
Phương pháp:
Độ lớn của độ dịch chuyển bằng diện tích khu vực dưới đường biểu diễn vận tốc – thời gian d
d
Vận tốc trung bình: v tb =
t
 Cách giải:
Ta có hình vẽ:
Độ dịch chuyển vật (III) thực hiện trong 20 s đầu là diện tích tam giác
OBC:
1 1
d 3 = .AC.OB = .4.20 = 40 ( m )
2 2
Vận tốc trung bình của vật trong 20 s đầu:
d 40
v tb = 3 = = 2(m / s)
t 20
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Phương pháp:
Vật không đổi chiều chuyển động thì: s = d
Độ lớn của độ dịch chuyển bằng diện tích khu vực dưới đường biểu diễn vận tốc – thời gian
 Cách giải:
Ta có hình vẽ:
+ Xét trong 5 s đầu:
Độ lớn của độ dịch chuyển bằng diện tích tam giác OAB Vật không đổi
chiều chuyển động:
1
s1 = d1 = SOAB = .OA.AB
2
1
 s1 = .5.15 = 37,5 ( m )
2
+ Trong khoảng thời gian từ 5 s đến 20 s:
Độ lớn của độ dịch chuyển bằng diện tích tam giác BCD
Vật không đổi chiều chuyển động:
1
s 2 = d 2 = SBCD = .BC.BD
2

69
1
 s 2 = .10.15 = 75 ( m )
2
Quãng đường mà quả bóng đi được trong 20 s đầu là:
s = s1 + s 2 = 37,5 + 75 = 112,5 ( m )
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
Vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều: v = v0 + at
v − v0
Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều: a =
t − t0
 Cách giải:
+ Xét chuyển động của vật (1):
Gia tốc của vật là:
v −v 20 − 10
a1 = 11 01 = = 2 ( m / s2 )
t1 − t 0 5−0
Vận tốc của vật (1) là:
v1 = v01 + a1t = 10 + 2t ( m / s )
+ Xét chuyển động của vật (2):
Gia tốc của vật là:
v −v 20 − 30
a 2 = 21 02 = = −2 ( m / s 2 )
t1 − t 0 5−0
Vận tốc của vật (2) là: v2 = v02 + a 2 t = 30 − 2t ( m / s )
Chọn đáp án C
HDT 4:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A
HDT 5:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A

DẠNG 12: SỰ RƠI TỰ DO

HDT 1:
 Phương pháp:
1
Quãng đường đi được của vật rơi tự do: s = gt 2
2
 Cách giải:
Chọn hệ trục tọa độ thẳng đứng Oy, gốc tọa độ tại nơi thả vật, chiều dương hướng từ trên xuống
Quãng đường vật rơi được cho đến khi chạm đất là:

70
1 2h 2.80
s = h = gt 2  t = = = 4 (s )
2 g 10
Chọn đáp án D
HDT 2:
 Phương pháp:
1
+ Quãng đường rơi trong n giây cuối là: s n giaycuoi = s − s( t −n ) giaydau tien = s − .g. ( t − n )
2

2
1
+ Công thức tính quãng đường vật rơi trong t giây đầu là: s = gt 2
2
 Cách giải:
Quãng đường vật rơi được trong 2 giây đầu tiên: s2 = g.t2 =.9,8.2 = 19,6m
2h 2.176, 4
Thời gian rơi của vật là: t = = = 6 (s )
g 9,8
1 1
Quãng đường vật rơi được trong 4 giây đầu là: s 4 = .g.t 24 = .9,8.42 = 78, 4 ( m )
2 2
Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối là: ∆s = s – s4 = 176,4 - 78,4 = 98m
Chọn đáp án C
HDT 3:
 Phương pháp:
1
Công thức tính quãng đường của vật rơi tự do: s = gt 2
2
 Cách giải:
Gọi t(s) là thời gian vật A rơi cho đến khi khoảng cách giữa hai vật là 1m.
→ Thời gian vật B rơi cho đến khi khoảng cách giữa hai vật là 1m là: t - 0,1 (s)
Quãng đường hai vật đi được cho đến khi khoảng cách giữa chúng là 1m là:
 1 2 1
= gt = .10.t 2 ( m )
s A = 5t ( m )
s
 A 2
2 2 

s = .g. ( t − 0,1) = .10. ( t − 0, 2t + 0, 01) ( m ) s B = 5t − t + 0, 05 ( m )
2
1 2 1 2
 B 2 2
Theo bài ra ta có: s = sA − s B  5t 2 − ( 5t 2 − t + 0,05) = 1  t = 1,05 ( s )
Chọn đáp án D
HDT 4:
 Phương pháp:
1
Thời gian vật rơi tự do: s = gt 2
2
s
Công thức tính thời gian vật chuyển động thẳng đều: t =
v
 Cách giải:
Gọi h là độ sâu đáy giếng.
Gọi t1 là thời gian đá rơi tự do độ cao h; t2 là thời gian âm chuyển động thẳng đều quãng đường h.
 1 2
h = gt1 = 4,9t1
2
Ta có:  2  4,9t12 = 330.t 2 (1)
h = va .t 2 = 330.t 2
Lại có sau 2s thì Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng

71
→ 2s là tổng thời gian đá rơi tự do và âm chuyển động thẳng đều  t1 + t 2 = 2s ( 2 )
Từ (1) và (2) → t1 = 1,9445  h = 4,9t12 = 4,9.1,9442  18,5 ( m )
Chọn đáp án A
HDT 5:
 Phương pháp:
1
Quãng đường đi được của vật rơi tự do: s = gt 2
2
 Cách giải:
Gọi chiều cao ban đầu của đầu dưới của thước so với mặt bàn là h
Chiều cao ban đầu của đầu trên của thước so với mặt bàn là: h −
Thời gian kể từ khi thả đến khi đầu dưới của thước đi qua mép bàn là t
→ thời gian kể từ khi thả đến khi đầu trên của thước đi qua mép bàn là: t + 0,2 s
1
Ta có: h = gt 2
2
1 1
h + = .g. ( t + 0, 2 )  = .g. ( t + 0, 2 ) − h
2 2

2 2
1 1
 = .g. ( t + 0, 2 ) − gt 2 = 0, 2gt + 0, 02g
2

2 2
 1 = 0, 2.10.t + 0, 02.10  t = 0, 4 ( s )
Chiều cao ban đầu của đầu dưới của thước so với mặt bàn là:
1 1
h = gt 2 = .10.0, 42 = 0,8 ( m )
2 2
Chọn đáp án D
HDT 6:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A

DẠNG 13: CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG


HDT 1:
 Phương pháp:
2h
Thời gian rơi: t =
g
 Cách giải:
Chuyển động của hòn bi khi rời khỏi mặt bàn coi như là chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h
= 1,25m
2h 2.1, 25
Thời gian rơi của hòn bi là: t = = = 0,5 ( s )
g 10
Chọn đáp án C
HDT 2:
 Phương pháp:
2h
Tầm ném xa: L = v0 t = v 0 .
g
72
 Cách giải:
Hàng cứu trợ thả từ máy bay được coi như là vật ném ngang từ độ cao h = 1500m và có tầm ném xa
L = 2m = 2000m.
2h L 2000
Áp dụng công thức tính tầm ném xa: L = v0 t = v 0 .  v0 = = = 114,31( m / s )
g 2h 2.1500
g 9,8
→ Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng
114,31m/s.
Chọn đáp án A
HDT 3:
 Phương pháp:
 x = v0 t (1)

+ Phương trình chuyển động của vật ném ngang:  1 2
 y = gt ( 2 )
 2
g 2
+ Phương trình quỹ đạo: y = .x
2v 02
 Cách giải:
Ta có: g = 10m/s2; h = 40m; v0 = 10m/s
 g  2 10 x2
+ Phương trình quỹ đạo: y =  2  .x = .x = ( m )
2

 2v0  2.102 20
 x = v0 t = 10.2 = 20m

+ Toạ độ của vật sau 2s là:  1 2 1
 y = 2 gt = 2 .10.2 = 20 ( m )
2

Chọn đáp án C
HDT 4:
 Phương pháp:
2h
Thời gian rơi: t =
g
2g
Tầm bay xa: L = v0 t = v 0 .
h
 Cách giải:
2h 2.45
Thời gian để hòn đá chạm đất: t = = = 3(s )
g 9,8
Khi chạm đất hòn đá cách chân vách đá: L = v0 t = 15.3 = 45 ( m )
Chọn đáp án A
HDT 5:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án B

DẠNG 14: CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN

73
HDT 1:
 Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về chuyển động của vật bị ném.
 Cách giải:
 v x = v0 .cos 

Phương trình vận tốc: v = v0 + at  
 v y = v0 .sin  − gt

v .sin 
Vật đạt độ cao cực đại  v y = 0  t1 = 0
g
 x = ( v0 .cos  ) .t (1)
1 2 
Tọa độ: x = x 0 + v0 t + at   gt 2
2  y = ( v .sin  ) t − ( 2)

0
2
gt 2 2v .sin 
Vật chạm đất khi y = 0  ( v0 .sin  ) t − =0t = 0
2 g
2v0 .sin 
→ Thời gian vật chạm đất kể từ lúc ném (từ lúc ném đến lúc chạm đất) là: t =
g
→ Thời gian chuyển động của vật từ độ cao cực đại đến khi chạm đất là:
2v .sin  v0 .sin  v0 .sin 
t 2 = t − t1 = 0 − =
g g g
Chọn đáp án A
HDT 2:
 Phương pháp:
 x = ( v 0 .cos  ) .t (1)

Phương trình chuyển động của ném xiên:  gt 2
 y = ( 0
v .sin  ) t − ( 2)
 2
 Cách giải:
Ta có: v0 = 50 ( m / s ) ;g = 10 ( m / s 2 ) ;  = 600
 x = v0 .cos .t  x = 25t ( m )
 
Phương trình chuyển động của vật:  1 2 
 y = v0 .sin .t − gt 
 y = 25 3t − 5t 2 ( m )
 2
Chọn đáp án B
HDT 3:
 Phương pháp:
 x = ( v 0 .cos  ) .t (1)

* Phương trình chuyển động của ném xiên:  gt 2
 y = ( 0
v .sin  ) t − ( 2)
 2
Vật chạm đất khi: y = 0
* Công thức tính nhanh: Thời gian vật chạm đất kể từ lúc ném (từ lúc ném đến lúc chạm đất):
2v0 .sin 
t=
g
 Cách giải:
( )
Ta có: v0 = 50 ( m / s ) ;g = 10 m / s ;  = 30
2 0

Cách 1:

74
 x = v0 .cos .t  x = 25 3t ( m )

Phương trình chuyển động của vật:  1 2  
 y = v0 .sin .t − 2 gt  y = 25t − 5t ( m )
2

t = 0
Vật chạm đất khi: y = 0  y = 25t − 5t  
2

 t = 5s
(t = 0 là thời điểm ném, t = 5s là thời điểm chạm đất)
→ Thời gian chuyển động của vật là 5s.
Cách 2:
2v0 .sin  2.50.sin 300
Thời gian chuyển động của vật: t = = = 5s
g 10
Chọn đáp án B
HDT 4:
 Phương pháp:
v02 .sin 2  602.sin 2 30
Độ cao cực đại: H = = = 45 ( m )
2g 2.10
Độ cao lớn nhất vật đạt được là: h max = h + H
 Cách giải:
y

v0
v 0y

h max

v 0x
h

O
v 0x
O
 x

v 0y v

v02 .sin 2  602.sin 2 30


Độ cao cực đại: H = = = 45 ( m )
2g 2.10
Độ cao cực đại vật đạt được là: h max = h + H = 2 + 45 = 47 ( m )
Chọn đáp án B
HDT 5:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án C

75
DẠNG 15: CHUYỂN ĐỘNG NÉM THẲNG ĐỨNG
HDT 1:
 Phương pháp:
+ Ném lên tương đương với chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc -g
Ném xuống tương đương với chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g
+ Công thức độc lập thời gian: v2 − v02 = 2as
 Cách giải:
Chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc: a = -g = -10m/s2
Vận tốc ban đầu của vật: v0 = 20m/s
Khi vật đạt độ cao cực đại thì v = 0
Áp dụng công thức độc lập với thời gian ta có:
v 2 − v02 02 − 202
v 2 − v02 = 2as  s = = = 20m  h max = s = 20m
2a 2. ( −10 )
Chọn đáp án A
HDT 2:
 Phương pháp:
+ Ném lên tương đương với chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc -g. Ném xuống tương đương
với chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g
+ Công thức độc lập thời gian: v2 − v02 = 2as
 Cách giải:
Chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc: a = -g = -10m/s2 V
ận tốc ban đầu của vật: v0 = m / s
Khi vật đạt độ cao cực đại thì v = 0
Áp dụng công thức liên hệ giữa s, v và a ta có:
v 2 − v02 02 − 152
v 2 − v02 = 2as  s = = = 11, 25m  h max = s = 11, 25m
2a 2. ( −10 )
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
2h
+ Thời gian vật rơi tự do từ độ cao h: t =
g
+ Ném xuống tương đương với chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g
1 2
+ Công thức tính quãng đường: s = v 0 t + at
2
 Cách giải:
2h 2.80
Thời gian vật 1 thả rơi tự do đến khi chạm đất: t = = = 4s
g 10
Thời gian vật 2 chạm đất là: t 2 = t1 − t = 3s (1)
1 2
Quãng đường vật 2 đi được đến khi chạm đất: s = v0 t + gt  v0 t + 5t = 80 ( 2 ) (2)
2

2
Từ (1) và (2) ta có: v0 .3 + 5.3 = 80  v0 = 11,7 ( m / s )
2

Chọn đáp án D

76
DẠNG 16: TỔNG HỢP VÀ CÂN BẰNG LỰC
HDT 1:
 Cách giải:

F1 F

F2

Ta có: F1 ⊥ F2  F = F12 + F22  F2 = F2 − F12 = 502 − 402 = 30N


Chọn đáp án C
HDT 2:
 Cách giải:
F1  F2  Fmax = F1 + F2
* Ta có   F1 − F2  F  F1 + F2
 F1  F 2  Fmin = F1 − F2

Chọn đáp án C
HDT 3:
 Cách giải:
Ta có: F = F1 + F2 + F3 = F1 + F23
F1 = F2 F2 = F3 = F23
 
( )
 F1; F2 = 120
0
( )
 F2 ; F23 = 60
0

F1  F23
  F = F1 + F23 = 0
F1 = F23
Chọn đáp án A
HDT 4:
 Cách giải:
Khi vật nằm cân bằng: N1 + N 2 + P = 0
 N+T =0 P = N
N1
Ta có: tan 450 = = 1  N = N1 = 50 ( N )
N
 P = mg = 50N  m = 5 ( kg )

Chọn đáp án B
HDT 5:
 Cách giải:

77
T2

y
C 450
T1
x
O
P

+ Điều kiện cân bằng: P + T1 + T 2 = 0. Chiếu lên các trục tọa độ



 ⎯⎯→ 0 − T1 + T2 cos 45 = 0 T2 = 49 2 ( N )

Ox 0

 Oy    T1 + T2 = 118 ( N )
 ⎯⎯→ 0 − 5.9,8 + T2 sin 45 = 0 T1 = 49 ( N )
0

Chọn đáp án C
HDT 6:
 Cách giải:

 T1
m
T2 x

mg


 ⎯⎯→ 0 − T1 sin  + T2 = 0
Ox

+ Điều kiện cân bằng: mg + T1 + T 2 = 0   Oy


 ⎯⎯→ −mg + T1 cos  + 0 = 0

 mg
T1 = = 1, 25 ( N )
 cos   T1 − T2 = 0,5 ( N )
T2 = T1 sin  = 0, 75 ( N )

Chọn đáp án B
DẠNG 17: PHÂN TÍCH LỰC
HDT 1:
 Cách giải:

P1 450 450 P1

P1

Trọng lượng của quả cầu là: P = mg = 5.10 = 50 (N)


Do hai góc nghiêng đều là 450 nên P1 = P2 = P.cos 450 = 50.cos 450 = 25 2 ( N )
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Cách giải:
78
Fy F

600
Fy

Thành phần lực Fx có tác dụng làm cho vật chuyển động trên mặt sàn.
Fx = F.cos 600 = 20.cos 600 = 10 ( N )
Chọn đáp án B
HDT 3:
 Cách giải:

P2
P1
P 

Trọng lượng của vật: P = mg = 100 N.


Thành phần lực P2 có tác dụng làm cho vật chuyển động trên mặt sàn.
 P2 = P.sin  = 100.sin 300 = 50 ( N )
Chọn đáp án C
HDT 4:
 Cách giải:
Áp dụng quy tắc hình bình hành, lực thành phần F1 và F2 được
biểu diễn như trên hình
Có F = F1 + F2
Xét FOI
1 vuông tại I
OF
OI OI
cos 300 =  OF1 = = 2 = 0,58OF
OF1 cos 300 cos 300
 F1 = F2 = 0,58F
Chọn đáp án D
HDT 5:
 Cách giải:

Ta có: F = F1 + F2
F = 2F1.cos 300 = 2.5 3.cos 300 = 15 ( N )

F1 = F2 =5 3N
⎯⎯⎯⎯⎯
→
(
 F1 ; F2 = 60
0
)
Chọn đáp án C

79
DẠNG 18: ĐỊNH LUẬT I + II NEWTON
HDT 1:
 Phương pháp:
F
Mối liên hệ giữa gia tốc, lực tác dụng và khối lượng của vật: a = hoặc F = ma
m
 Cách giải:
F 15
Ta có: F = ma  m = = = 3 ( kg )
a 5
Chọn đáp án C
HDT 2:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A
HDT 3:
 Cách giải:
Độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là: F = F12 + F22 + 2F1F2 cos  = 32 + 42 + 2.3.4.cos300 = 6, 77 ( N )

= 3,385 ( m / s 2 )
F
Gia tốc chuyển động của vật theo hướng của hợp lực là: a =
m
at 2
Quãng đường vật đi được sau 1,2 s là: s = = 2, 44 ( m )
2
Chọn đáp án B

80
HDT 4:
 Phương pháp:
F
Mối liên hệ giữa gia tốc, lực tác dụng và khối lượng của vật: a = hoặc F = ma
m
 Cách giải:
 v0 = 0

m = 65kg; F;s; t1 = 15 ( s )
Tóm tắt: 
( m + m 0 ) ; F;s; t 2 = 30 ( s )
m = ?
 0
 1 2
s= a t
 2 1 1
2
a1  t 2 
Quãng đường:   a 1 t1 = a 2 t 2 
2 2
=   (1)
1
s = a t 2 a 2  t1 
 2 2 2
F = ma1
 a m + m0
Lực tác dụng:   ma1 = ( m + m0 ) a 2  1 = ( 2)

 F = ( m + m 0 ) a 2 a 2 m
2
m + m0  t 2  m + m0  30 
2

Từ (1) và (2) suy ra: =   =  =4


m  t1  m  15 
 m + m0 = 4m  m0 = 3m = 3.65 = 195 ( kg )
Vậy khối lượng của kiện hàng là 195kg
Chọn đáp án B
HDT 5:
 Phương pháp:
v − v0
Gia tốc: a =
t − t0
Lực tác dụng: F = m.a
 Cách giải:
Tốc độ của ô tô ở trạng thái nghỉ: v0 = 0
Tốc độ tối ưu của ô tô: v = 75,6km/h = 21m/s
Khối lượng xe khi đầy đủ tải trọng là: m = 2,10.103 + 950 = 3,05.103kg
v − v 0 21 − 0
Gia tốc của xe là: a = = = 7 ( m / s2 )
t 3
Lực tác dụng lên xe khi tăng tốc là: F = m.a = 3,05.103.7 = 21,4.103 N
Chọn đáp án D

HDT 6:
 Cách giải:
Có F = ma   F =  m.a   N = kg.m.s
−2

1 1 1 1
Mà c =   0 = 2   0  = 2 =
0 0 c 0 c .0  ( m.s−1 ) .N−1.C2 .m−1
2

= N.s2 .C−2 = kg.m.s−2 .s 2 .s 2 .C−2 = kg.m.C−2


Chọn đáp án B

81
DẠNG 19: ĐỊNH LUẬT II + III NEWTON
HDT 1:
 Phương pháp:
1
+ Quãng đường của chuyển động thẳng biến đổi đều: s = v0 t + at 2
2
F
+ Định luật II Newton: a = hay F = m.a
m
 Cách giải:
 v0 = 0

Ta có: s = 400m = 4m
 t = 2s

Ta có: s = v0 t + at 2  4 = .a.22  a = 2 ( m / s 2 )
1 1
2 2
Độ lớn hợp lực tác dụng vào vật: F = ma = 5.2 = 10 ( N )
Chọn đáp án A
HDT 2:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A
HDT 3:
 Cách giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động lúc sau của quả bóng
+ Vận tốc của bóng trước khi đập vào tường là: v1 = - 25 (m/s)
v 15 − ( −15 )
+ Ta có: a = = = 600 ( m / s 2 )
t 0, 05
+ Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là: F = ma = 0,2.600 = 120 N.
Chọn đáp án C
HDT 4:
 Cách giải:
Gọi F12 là lực mà thông qua lò xo, xe (1) tác dụng lên xe (2)
v v
F12 = m 2 .a 2 = m 2 . 2 = m 2 . 2 (1)
t t
Gọi F21 là lực mà thông qua lò xo, xe (2) tác dụng lên xe (1)
v v
F21 = m1.a1 = m1. 1 = m1. 1 ( 2 )
t t
Theo định luật III Newton: F12 = F21 ( 3)
v2 v v 1,5
( )( )( )
⎯⎯⎯⎯ → m2 .
= m1. 1  m 2 = 1 .m1 = .0, 4 = 0, 6 ( kg ) = 600 ( g )
1; 2;3

t t v2 1
Chọn đáp án D

82
DẠNG 20: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG
HDT 1:
 Cách giải:
P = mg = 8.10 = 80 ( N )

+  FP

 F = ma = 8.2 = 16 ( N )
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Cách giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
= 0,375 ( m / s 2 )
F 600
+ a = hl = −
m 1600
Chọn đáp án B
HDT 3:
 Cách giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
= ( m / s 2 )  v = 0 + at = .15 = 20 ( m / s )
F 2000 4 4
+ a= =
m 1500 3 3
Chọn đáp án B
HDT 4:
 Cách giải:
vs − v t 5 − 8
+ Trong giai đoạn đầu: a1 = = = −5 ( cm / s 2 )
t 0, 6
+ Trong giai đoạn sau: a 2 = 2a1 = −10 ( cm / s 2 )
 vs = v t + a 2 t = 5 + ( −10 ) .2, 2 = −17 ( cm / s )
Chọn đáp án C
HDT 5:
 Cách giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng sau khi va chạm
+ Lực của trường tác dụng lên quả bóng:
v 15 − ( −25 )
F21 = m1a1 = m1. 1 = 0, 2. = 160 ( N )
t 0, 05
Chọn đáp án C

83
HDT 6:
 Cách giải:

= 0,15 ( m / s 2 )
F 300
a = =
+ Từ t = 0 đến t = 100s   m 2.10 3

 v = at = 0,15t ( m / s )

 F
a = = 0
+ Từ t = 100s đến t = 300s   m
 v = 0,15.100 = 15 ( m / s )


= −0,1( m / s 2 )
F 200
a = = −
+ Từ t = 300s đến t = 400s   m 2.10 3

 v = v0 + at = 15 − 0,1t ( m / s )

DẠNG 21: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ CHỨA NHIỀU VẬT CHUYỂN ĐỘNG
HDT 1:
 Cách giải:
• Cách 1:
P1 + T1 = m1 a1
+ Áp dụng định luật II New – tơn cho các vật: 
P 2 + T 2 = m2 a1
 2m1m 2
 T= g
m1g − T1 = m1a1 T1 = T2 = T  m + m
+ Chiếu lên Ox   ⎯⎯⎯⎯ →
1 2

a = ( m1 − m 2 ) g
a1 = a 2 = a
 2
m g − T2 = − m a
2 1

 m1 + m 2
T 2m1m 2 2.2.1
 = = = 4 ( kg )
a m1 − m 2 2 − 1
• Cách 2: Chọn chiều dương là chiều chuyển động
+ Xem (m1 + m2) là một hệ T1 và T2 là các nội lực chỉ có P1 và P2 có tác dụng làm
P −P ( m1 − m2 ) g
cho hệ chuyển động có gia tốc với độ lớn: a = 1 2 =
m1 + m 2 m1 + m 2
2m1m 2
+ Xét riêng vật m1: P1 = T1 = m1a  T = T1 = T2 = m1 ( g − a ) = g
m1 + m 2
T 2m1m 2 2.2.1
 = = = 4 ( kg )
a m1 − m 2 2 − 1
Chọn đáp án B
HDT 2:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A

84
HDT 3:
 Cách giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động như hình vẽ
+ Xét hệ (m1 + m2) thì T1 và T2 là nội lực, chỉ hai thành phần của
ngoại lực là P2 và P1sinα là có tác dụng àm cho hệ chuyển động với
cùng một gia tốc có độ lớn:
m g − m1g sin  m1 = m2 =1g;g =10
a= 2
m1 + m 2
⎯⎯⎯⎯⎯→=300 (
a = 2,5 m / s 2 )
+ Xét riêng vật m2: P2 − T1 = m1g  T1 = T2 = m1 ( g − a ) = 7,5 ( N )
Chọn đáp án C

DẠNG 22: LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LỰC


HDT 1:
 Cách giải:
Lực hấp dẫn giữa hai quả cầu lớn nhất khi khoảng cách giữa hai quả cầu bằng hai lần bán kính của
mm 6, 67.10−11.452
mỗi quả. Khi đó lực hấp dẫn giữa hai quả cầu là: F = G 1 2 2 = 2
= 3,38.10−6 ( N )
r 0, 2
Chọn đáp án D
HDT 2:
 Cách giải:
m1m2 0, 729.158
Lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy là: F = G = 6, 67.10−11. = 8,5.10−10 ( N )
( 3)
2 2
r
Chọn đáp án A
HDT 3:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án A
HDT 4:
 Cách giải:
g0 M 1 M
Gia tốc ở độ cao h: g = G = G.
( R + h ) 2 RH 2
2
2
2
 R  1
  =  h = 2650 ( km )
R+h 2
Chọn đáp án D
HDT 5:
 Phương pháp:
Trọng lượng: P = m.g
Khối lượng: m = DV
 Cách giải:
Đổi: V = 1ℓ = 10-3 (m3)
Khối lượng của 1 lít nước: m = DV = 1000.10-3 = 1kg
Trọng lượng của một lít nước trên bề mặt Trái Đất là: P = mg = 1.10 = 10N

85
Chọn đáp án A
HDT 6:
 Cách giải:
M TD m GM TD
Trọng lượng của vật trên Trái Đất: PTD = G. 2
 g0 =
R0 R 02
M .m GMSH
Trọng lượng của vật trên Sao Hỏa là: PSH = G. SH2  g =
r r2
g 0 r 2 M TD
 = 2.
g R 0 MSH
r2 g 34002
 MSH = M TD = .0,38.6.1024 = 6, 4.1023 ( kg )
R 02 g 0 64002
Chọn đáp án A
DẠNG 23: LỰC MA SÁT
HDT 1:
 Phương pháp:
+ Áp dụng định luật II Newton.
+ Sử dụng biểu thức: Fms = N .
 Cách giải:
+ Chọn hệ quy chiếu Oxy sao cho chiều duong Ox là chiều chuyển
động, Oy vuông góc với Ox.
+ Áp dụng định luật II Newton ta có: Fk + Fms + N + P = m.a
+ Chiếu lên trục Oy ta được:
N − P = O  N = P = 98N  Fms = N = 0, 2.98 = 19,6 ( N )
+ Chiếu lên trục Ox ta được:
F −F 30 − 19, 6
Fk − Fms = ma  a = k ms = = 1, 04 ( m / s 2 )
m 10
Chọn đáp án D
HDT 2:
 Phương pháp:
Biểu thức: Fmst =  t N
Trong đó:  t là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được
dùng để
tính lực ma sát trượt.
 Cách giải:
Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang nên: P = N = mg
Độ lớn lực ma sát trượt: Fmst =  t N =  t mg = 0, 2.12.10 = 24 ( N )
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
+ Công thức tính lực ma sát: Fms = N
+ Phương trình định luật II Niuton: *  F = m.a (*)

Chiếu (*) lên chiều dương suy ra được gia tốc của thùng hàng.

86
 Cách giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của thùng.
Áp dụng định luật II Newton:
Fms + P + N + F = m.a (*)
Chiếu (*) trên lên chiều dương ta có:
−Fms + F = ma  −mg + F = ma
−mg + F −0, 2.50.10 + 150
a = = = 1( m / s 2 )
m 50
Chọn đáp án C
HDT 4:
 Phương pháp:
Công thức tính lực ma sát: Fms = N
 Cách giải:
Lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường là lực ma sát:
Fms = N = mg = 0,08.1500.9,8 = 1176N
Chọn đáp án B
DẠNG 24: LỰC CĂNG DÂY
HDT 1:
 Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về một số lực thường gặp.
 Cách giải:
Khi quả cầu treo dưới sợi dây cân bằng thì lực căng sợi dây bằng trọng lượng của vật: T = P = mg =
0,2.9,8 = 1,96 (N)
Lực căng của dây cùng phương, ngược chiều với trọng lực và có độ lớn T = 1,96 (N).
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Phương pháp:
+ Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
+ Sử dụng công thức: P = mg.
 Cách giải:
+ Biểu diễn các lực tác dụng lên vật như hình vẽ:
Ta có: T = P|| = P.sin  = mg.sin  = 10.9,8.sin 300 = 49 ( N )
Vậy lực căng của dây là: T = 49 N.
Chọn đáp án C
HDT 3:
 Phương pháp:
+ Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
+ Sử dụng công thức: P = mg.
 Cách giải:
+ Biểu diễn các lực tác dụng lên vật như hình vẽ:

+ Lực căng của sợi dây là:


T = P|| = P.sin  = mg.sin  = 15.10.sin 300 = 75 ( N )
Chọn đáp án A

87
HDT 4:
 Phương pháp:
+ Sử dụng lý thuyết hai lực cân bằng. + Sử dụng công thức: P = mg.
 Cách giải:
Trọng lực tác dụng lên vật bằng với lực căng dây tác dụng lên vật. Ta có:
T = P = m.g → T = 1.9,8 = 9,8N
Lực căng dây T = 9,8N > Tma x = 8N, vậy nên dây sẽ bị đứt.
Chọn đáp án B
HDT 5:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá, inbox thầy trực tiếp ở đây: m.me/vatlythayditham

Chọn đáp án B
DẠNG 25: LỰC ĐẨY ARCHIMEDES
HDT 1:
 Phương pháp:
F
Áp suất: p =
S
 Cách giải:
Lực ép mà vật tác dụng lên mặt bàn có độ lớn bằng trọng lượng của vật: F = P = 10m = 10.5 = 50 (N)
Diện tích mặt bị ép: V = 40cm2 = 0,004m2
= 12500 ( N / m 2 )
F 50
Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là: p = =
S 0, 004
Chọn đáp án B
HDT 2:
 Phương pháp:
F
Áp suất: p =
S
 Cách giải:
( ) ( )
Diện tích bị ép của mặt sàn: S = 4. 10.10−4 = 40.10−4 m 2

= 20000 ( N / m )
F 80
Áp suất do ghê tác dụng lên sàn: p = = 2

S 40.10−4
Chọn đáp án C
HDT 3:
 Phương pháp:
Áp dụng công thức:
 Cách giải:
Tại điểm A cách đáy 20 cm thì có độ sâu:
h = 80 - 20 = 60cm = 0,6m.
Áp suất tại điểm đó bằng:
p = d h = 10000.0,6 = 6000N/m2.
Chọn đáp án A

DẠNG 26: MOMEN LỰC, ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT

88
HDT 1:
 Phương pháp:
Momen của ngẫu lực: M = Fd
F: độ lớn của mỗi lực (N)
d: cánh tay đòn của ngẫu lực (m).
 Cách giải:
F = 5N
Ta có: 
d = 20cm = 0, 2 ( m )
Momen của ngẫu lực là: M = Fd = 5.0,2 = l( N m)
Chọn đáp án D
HDT 2:
 Phương pháp:
Sử dụng công thức tính mômen lực: M = F.d.
 Cách giải:
Thanh cân bằng nằm ngang khi:
MP/ ( O) = MP( O)  P / .OA = P.OG
AB 100
Lại có: OG = − OA = − 30 = 20 ( cm )
2 2
OG 20
 P / = P. = 10. = 6, 67 ( N )
OA 30
Chọn đáp án A
HDT 3:
 Phương pháp:
Áp dụng công thức momen lực.
 Cách giải:
Coi vị trí đặt vai của đòn gánh là trục quay. Áp dụng quy tắc momen ta có
d g + d n = 1m
 d g = 0, 4m
 
300.d g = 200.d n
 d n = 0, 6m
Vậy gánh gạo cách vị trí vai 0,4 m.
Chọn đáp án D
HDT 4:
 Phương pháp:
Sử dụng quy tắc mômen lực.
 Cách giải:
Các lực thành phần theo phương Oy cân bằng nhau (hình vẽ).
Ta có: F1 + F2 − 200 − 450 = 0  F1 + F2 = 650 (1)
Áp dụng quy tắc mômen lực đối với trục quay tại A, ta có:
L 3L
.200.sin 900 + .450.sin 900 = L.F2 .sin 900
2 4
 F2  438 ( N )
Thay (2) vào (1) suy ra: F1 = 650 – F2 = 650 - 438 = 212N
Chọn đáp án A
HDT 5:
 Phương pháp:

89
Áp dụng điều kiện cân bằng đối với trục quay tại O.
 Cách giải:
Áp dụng điều kiện cân bằng đối với trục quay tại O.
M( N ) + M( T ) = M( P) + M( P1 )
L
 O, N + OH.T = P + LP1
2
L
 L.sin T = .P + LP1
2
P
+ P1
5 + 20
T= 2 = = 50 ( N )
sin  sin 300
Chọn đáp án B
HDT 6:
 Phương pháp:
Momen của ngẫu lực: M = F.d.
Trong đó: + F là độ lớn của mỗi lực (N)
+ d là cánh tay đòn của ngẫu lực (m)
+ M là momen của ngẫu lực (N.m)
 Cách giải:
Momen của ngẫu lực: M = Fd = F.BI
Xét ∆AIB vuông tại I có:
BI
cos  =  BI = AB.cos  = 4,5.10−2.cos 30 = 0, 039 ( m )
AB
 M = F.BI = 1.0,039 = 0,039 ( N.m )
Chọn đáp án C
DẠNG 27: TỔNG HỢP ĐỘNG LỰC HỌC

HDT 1:
Những dạng câu hỏi này rất hay xuất hiện trong đề thi học kì 1, nếu em muốn tìm hiểu
phương pháp và công thức giải nhanh bài bản thì nên vào lớp VIP để được tặng sách
xịn về học nhá

Chọn đáp án D
HDT 2:
 Phương pháp:
− Định luật II Niu - tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ
lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
F
a= hay F = m.a
m
− Định luật III Niu - tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng
tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Biểu thức FBA = −FAB
v − v0
− Công thức tính gia tốc: a =
t
 Cách giải:

90
 v0 = −90 ( km / h ) = −25 ( m / s )

Chọn chiều (+) cùng chiều chuyển động bật ra của quả bóng. Ta có: 
 v = 54 ( km / h ) = 15 ( m / s )

v − v0 15 − ( −25 )
Gia tốc của vật: a =
t
=
0, 05
(
= 800 m / s 2 )
Theo định luật III Niu-tơn ta có: FT→B = FB→T = ma = 0,2.800 = 160A.
Chọn đáp án D
HDT 3:
 Phương pháp:
− Định luật II Niu - tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ
lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
F
a= hay F = m.a
m
− Định luật III Niu - tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng
tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Biểu thức FBA = −FAB
v − v0
− Công thức tính gia tốc: a =
t
 Cách giải:
N1
N2

m1 v1
m2

P1 P2

Gọi ∆t là thời gian tương tác giữa hai xe.


Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe A (xe 1) trước va chạm.
m1 ; v01 = 3, 6 ( km / h ) = 1( m / s ) ; v1 = −0,1( m / s )

Ta có: 
m2 = 200g; v02 = 0; v 2 = 0,55 ( m / s )

Áp dụng định luật III Niuton ta có:
v −v v − v 02
F12 = −F21  m1a1 = −m 2a 2  m 1. 1 01 = −m 2 . 2
t t
m ( v − v02 ) 200. ( 0,55 − 0 )
 m1 = − 2 2 =− = 100 ( g )
v1 − v01 −0,1 − 1
Chọn đáp án D

91
BÍ QUYẾT ĐỂ LẤY 10 ĐIỂM VẬT LÝ 10: BỘ SÁCH BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ

• Bản đọc thử sách Bứt phá điểm số vật lý 10 tập 1: https://heyzine.com/flip-book/d90070513a.html
• Bản đọc thử sách Bứt phá điểm số vật lý 10 tập 2: https://heyzine.com/flip-book/68b7f84019.html
• Thông tin chi tiết bộ sách các em tra cứu và đăng ký tại đây (Tất cả các em đều được tặng voucher 100k
giảm từ 399k → 298k/ cả bộ sách) : https://vl.ssstudy.vn/sachvatly10
• Cần thầy tư vấn thêm về cả bộ sách lẫn lộ trình học lớp VIP (cam kết 8+) thì nhắn vào :
m.me/vatlythayditham

92

You might also like