You are on page 1of 3

NHÓM 2:

Câu 1: Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Thị trường lao động là một
trong những lĩnh vực chịu tác động khá nặng nề. Ở Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã
tác động tiêu cực đến thị trường lao động Việt Nam, số người có việc làm giảm sâu, tỷ
lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, thu nhập bình quân tháng của người lao động
sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều chủ sử dụng lao động lâm vào tình cảnh nợ nần, phá
sản... Nguồn cung cho thị trường lao động bị suy giảm, cơ cấu việc làm và chuyển dịch
trong thị trường bị đảo chiều.
Việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để trong tháng 4 năm
2020. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ
giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập… Có tới 68,9% người
lao động bị giảm thu nhập (ở mức nhẹ), số người bị giảm giờ làm/nghỉ giãn cách/nghỉ
luân phiên chiếm tới 40% người tham gia lao động, và số người buộc phải tạm nghỉ hoặc
tạm ngừng sản xuất kinh doanh chiếm tới 14% (Tổng cục Thống kê, 2020a). Trong các
khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19
với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng.

Câu 2: Quyết định số 3022/TĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định,
đoàn viên, người lao động khu vực có quan hệ lao động (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn
vị chưa có tổ chức công đoàn) là F0 không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng,
chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 3.000.000 đồng/người.

Đoàn viên, người lao động (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công
đoàn) là F1 phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi
phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là
1.500.000 đồng/người.

Đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức là F1 có hoàn cảnh khó khăn phải cách ly y tế
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi phạm các quy định của pháp
luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 1.500.000 đồng/người.

Đoàn viên, người lao động (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công
đoàn) phải nghỉ việc để cách ly y tế, hoặc đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được hỗ trợ mức tối đa là 500.000
đồng/người khi thuộc một trong các trường hợp sau: Có hoàn cảnh khó khăn; Đang mang
thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi.

Theo Quyết định số 3022/TĐ-TLĐ, đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn mà bị tử vong do nhiễm vi rút Sars-Co-2 kể từ
ngày 27/4/2021 được hỗ trợ là 5.000.000 đồng/người. Đoàn viên, người lao động tại các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn đã di chuyển từ các tỉnh phía
Nam về quê kể từ ngày 01/8/2021, phải thực hiện đúng yêu cầu cách ly y tế theo quy định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương, nếu có hoàn cảnh khó khăn thì được
liên đoàn lao động tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận người trở về xem xét hỗ trợ tối đa là
500.000 đồng/người.

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp đặc biệt khác cần hỗ trợ, Ban thường vụ Liên đoàn
Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng
công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động căn cứ
vào các chính sách, quy định của Tổng Liên đoàn đã ban hành để xem xét, hỗ trợ và báo
cáo kết quả về Tổng Liên đoàn.

Quyết định số 3022/TĐ-TLĐ cũng sửa đổi, bổ sung quy định về hỗ trợ cán bộ công đoàn
tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, cán bộ công đoàn cấp trên cơ
sở, đoàn viên, người lao động được công đoàn cấp trên cơ sở huy động tham gia công tác
phòng, chống dịch COVID-19 được chi hỗ trợ từ 100.000 đồng đến 150.000
đồng/người/ngày kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết, tùy theo tính chất, mức độ, công việc và
số ngày thực tế phòng, chống dịch nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/người. Ban
thường vụ công đoàn các cấp phân công nhiệm vụ quyết định và chịu trách nhiệm. cán bộ
công đoàn cấp trên cơ sở, đoàn viên, người lao động được công đoàn cấp trên cơ sở huy
động tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 được chi hỗ trợ từ 100.000 đồng
đến 150.000 đồng/người/ngày kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết, tùy theo tính chất, mức độ,
công việc và số ngày thực tế phòng, chống dịch.
Theo đó, các cấp công đoàn đã dành hơn 114,5 tỷ đồng từ nguồn tài chính công đoàn hỗ
trợ bằng tiền mặt cho 81.676 đoàn viên công đoàn, người lao động tại các doanh nghiệp,
hợp tác xã (doanh nghiệp) có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022, bị giảm
thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày
31/3/2023. Mức hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Người
lao động không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ
trợ đối với người lao động là đoàn viên công đoàn. Thông qua chính sách hỗ trợ của tổ
chức công đoàn, những đoàn viên công đoàn, người lao động chịu tác động lớn nhất,
giảm sút nhiều nhất về việc làm, tiền lương, thu nhập được hỗ trợ đã thể hiện trách
nhiệm, sự quan tâm, dành nguồn lực chăm lo phù hợp với điều kiện của tổ chức công
đoàn, góp phần đồng hành cùng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời, giúp
đoàn viên công đoàn, người lao động vượt qua khó khăn, được Đảng, Nhà nước, cộng
đồng doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn, người lao động và xã hội ghi nhận, đánh giá
cao.

You might also like