You are on page 1of 2

2.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở trách nhiệm với người lao động khuyết tật
CSR trong thời bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó
là: trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; trách nhiệm về bảo vệ môi trường; trách nhiệm với
người lao động và trách nhiệm chung với cộng đồng.
Trong đó, trách nhiệm với người lao động và trách nhiệm chung với cộng đồng chính là việc nhiều doanh
nghiệp đã tạo công ăn việc làm, giải quyết việc làm cho người khuyết tật, lao động nữ. Việc giải quyết
việc làm cho người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã
hội. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vì vậy cũng có trách nhiệm giải quyết việc làm cho
người lao động trong đó có người khuyết tật. Đặc biệt, người khuyết tật là đối tượng lao động đặc thù nên
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp các nhân càng cần phải có sự quan tâm đến đối tượng này nhằm đảm
bảo cho họ được bình đẳng như những người lao động khác mà không bị phân biệt đối xử. Để tránh tình
trạng kì thị, phân biệt đối xử, tạo ra những rào cản dẫn đến sự hạn chế cơ hội có việc làm của người
khuyết tật, Luật Người khuyết tật quy định các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp các nhân không được từ
chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển
dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Việc nới lỏng những
yêu cầu tuyển dụng đối với người khuyết tật không chỉ có ý nghĩa xã hội rất to lớn mà còn giúp các doanh
nghiệp có thể có được những người lao động tuy là người khuyết tật nhưng làm việc hiệu quả vì trên thực
tế có rất nhiều người khuyết tật có một trình độ học vấn cao hoặc có khả năng đặc biệt trong nhiều lĩnh
vực cụ thể; họ cũng là những người có trách nhiệm và nỗ lực hòa thành công việc của mình.
Về phía doanh nghiệp, cùng với quyền tuyển chọn, tăng giảm lao động là người khuyết tật cho phù hợp
với nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho người lao
động theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, phải nhận tỉ lệ lao động tàn tật nhất định. Cụ
thể các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu
khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải phải nhận 2% lao động là người khuyết
tật; doanh nghiệp của các ngành khác là 3%. Tỉ lệ người tàn tật các doanh nghiệp phải tiếp nhận là tỉ số
giữa số người tàn tật so với tổng số lao động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp. Trường hợp nếu
doanh nghiệp không nhận hoặc nhận ít hơn tỉ lệ quy định thì phải đóng góp một khoản tiền theo quy định
của Chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật. Cụ thể nếu doanh
nghiệp tiếp nhận số lao động là người khuyết tật vào làm thấp hơn tỉ lệ quy định thì hàng tháng phải nộp
vào Quỹ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền bằng mức tiền lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước
quy định nhân với số lao động là người tàn tật mà doanh nghiệp cần phải nhận thêm để đủ tỷ lệ quy định.
Vai trò của người sử dụng lao động là vô cùng quan trọng, nó góp phần hỗ trợ người khuyết tật có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình. Mặc dù khi tuyển dụng vào doanh nghiệp thì người khuyết
tật đã được xem xét đến mức độ phù hợp với vị trí công việc tuy nhiên người sử dụng lao động vẫn cần
tạo điều kiện hỗ trợ để người lao động thích nghi như: sắp xếp chỗ ngồi làm việc phù hợp, sắp xếp thời
gian làm việc linh động, có chế độ khuyến khích, khích lệ lao động… Pháp luật tuy không quy định cụ
thể trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình người khuyết tật làm việc trong doanh
nghiệp, tuy nhiên nếu người sử dụng lao động thực hiện các chính sách ưu đãi vừa mang lại hiệu quả
công việc cho chính doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho người khuyết tật hoà nhập, tự tin hoàn thành
tốt công việc của mình. Điều này có ý nghĩa xã hội rất lớn, không chỉ đối với cá nhân người khuyết tật mà
còn đối với toàn xã hội.
3. Doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi khi thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc sử dụng
lao động khuyết tật
Thực tiễn cho thấy, thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay và nhiều năm tới ngày càng được các doanh nhân nước ta nhận thức sâu sắc và đó cũng
chính là những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông
qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và gia đình họ, có lợi cho cả
doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.
Thực tiễn cũng đã cho thấy, trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, CSR đã trở thành một trong những
yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu doanh nghiệp nào đó không tuân thủ CSR sẽ không thể
tiếp cận được với thị trường thế giới…
Như đã nêu trên, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân,
từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội cho họ. Tuy nhiên, cũng không nên
đồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dù làm từ thiện là một hoạt
động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế là đã có doanh nghiệp tích cực làm từ thiện,
nhưng vẫn vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, vi phạm sự phát triển bền vững của cộng đồng
xã hội.
Việt Nam hiện nay có khoảng 6,2 triệu người là người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số, đa số họ là
những người đang trong độ tuổi lao động. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn. Nhằm khuyến khích doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội nhất là trong việc sử dụng lao
động là người khuyết tật, nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp có sử dụng lao
động là người khuyết tật từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy
định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định
tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh
doanh theo quy định của Thủ tưởng Chính phủ.
Thứ hai, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế. Doanh nghiệp thuộc diện
được miễn thuế là doanh nghiệp: không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính,
kinh doanh bất động sản; có số lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên; phải có xác nhận
của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động và người khuyết tật.
Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay,
thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng với dự án vat
vốn giải quyết việc làm.
Thứ ba, miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước
phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động
là người khuyết tật.
Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không
được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước, không
được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt
nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam (theo số liệu đến hết năm 2019 là 624.000 doanh nghiệp) cần đẩy
mạnh hơn nữa việc sử dụng Người khuyết tật trong thị trường lao động hiện nay nhằm thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật thì không chỉ có các doanh
nghiệp mà cả xã hội đều được hưởng lợi. Đồng thời, việc tạo điều kiện cho người lao động khuyết tật còn
là không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

You might also like