You are on page 1of 5

2.1.

Những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay.
2.1.1. Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay:
Trước hết ta tìm hiểu tại sao trong thế kỉ XX, Việt Nam tuy chỉ là một quốc gia nhỏ, đất
không rộng, người không đông, kinh tế đang phát triển nhưng lại có thể chiến thắng được
những thế lực hùng cường như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ?
Theo ta biết rằng ý thức tác động tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực,
ý chí và tình cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan
từ đó thúc đẩy phat triển vật chất. Thế nên Việt Nam thắng Pháp, Mỹ vì ta có tri thức
sáng tạo, tình cảm tích cực và ý chí bất khuất.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, với sự kiên định,
vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn nhất quán khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng,
là khát vọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách
quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc
của nhân dân.
Hơn 90 năm qua, phát huy bản lĩnh, trí tuệ của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh
đạo quần chúng nhân dân kiên cường vượt qua những chặng đường đấu tranh với muôn
vàn khó khăn, đầy gian khổ, hy sinh, để thực hiện sứ mệnh lịch sử chưa hề có tiền lệ:
Tiến hành đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ
nghĩa, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; qua đó, lập nên
những chiến công oanh liệt, những thắng lợi vẻ vang và đạt được những thành tựu phát
triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đó là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 “long trời lở đất”, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á; là chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu”; là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước,
thu non sông về một mối, đưa cả nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.

Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện
và từng bước được hiện thực hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất
cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay….
Thành tựu của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam sáng tỏ
như ban ngày, không thế lực đen tối nào có thể che phủ được. Đến nay, quy mô nền kinh
tế Việt Nam đạt 343 tỉ USD, trong tốp 40 nền kinh tế lớn của thế giới và đứng thứ 4 trong
ASEAN; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 3.500 USD; nằm trong tốp 10
quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi
thành công nhất thế giới. Nhận xét về Việt Nam, tờ báo cánh tả People’s World của Mỹ,
ngày 25/01/2021 cho rằng: “Sở dĩ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự
chú ý của quốc tế vì Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế, trở thành quốc
gia hùng mạnh cả về kinh tế và ngoại giao”. Tờ The Straits Times nhật báo tiếng Anh,
được xuất bản tại Singapore, ngày 22/02/2021 khẳng định: “Vai trò của Việt Nam trên
trường quốc tế đã gia tăng trong những năm gần đây. Trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, Việt Nam đã dẫn dắt tổ chức khu vực
này vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19 và giúp kinh tế toàn khu vực
(RCEP) vượt qua vạch đích để ký được hiệp định. Việt Nam cũng là Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021”. Đài truyền hình
KBS của Hàn Quốc bình luận: “Việt Nam sau một thời gian lao khổ, hôm nay đứng dậy
sáng lòa cùng nhân loại. Việt Nam ngẩng cao đầu, tự hào hòa đồng và đi lên cùng nhân
loại”.
Đánh giá tổng quát, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ
lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, các
nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu
ấn nổi bật. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao; tiềm lực, quy
mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ
thống chính trị được đặc biệt quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá,
quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và
"chống". Sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an
ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và
hiệu quả; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đặc biệt, trong
năm 2020, đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế
- xã hội và sự phát triển của đất nước, nhưng nhờ phát huy được sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của
cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đồng lòng ủng hộ của nhân
dân, chúng ta đã từng bước kiểm soát thành công đại dịch Covid-19; từng bước phục hồi
sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội; ổn định đời sống, góp phần củng
cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khẳng định
bản lĩnh, ý chí, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta.
Rõ ràng là toàn bộ sự nghiệp cách mạng gần một thế kỷ của Đảng và nhân dân ta không
chỉ đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh
với những nguồn lực phong phú, hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao
giờ cạn. Hành trình của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới phù hợp “ý Đảng” và
“lòng dân” đã và đang kết hợp tất cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động
lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên những thành tựu mới to lớn hơn nữa thực hiện
mục tiêu, lý tưởng cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là câu trả lời đanh thép của chúng ta.
Vậy từ những thành tựu trên ta thấy được sự ảnh hưởng, tầm quan trọng của mối liên hệ
giữa vật chất và ý thức đã tác động lên của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay
Link hình ảnh :
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT_tjQVazHsip14fD-
GOvUKDIkyK8oOzQg4_Q&usqp=CAU
Tài liệu :
http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/nhung-thanh-tuu-to-lon-va-kinh-nghiem-lich-su-cua-
dang-cong-san-viet-nam-trong-qua-trinh-lanh-dao-su-nghiep-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-
43592.html
http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/thanh-tuu-xay-
dung-chu-nghia-xa-hoi-va-cong-cuoc-doi-moi-cua-viet-nam-su-thuc-khong-the-bac-bo/
17162.html

2.1.2. Những hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay:
Trong gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, Việt nam cũng
còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam còn một số vấn đề chưa rõ, chưa sâu sắc hoặc chưa cụ thể.
Vậy những hạn chế do đâu ra ? Chúng ta biết rằng là ý thức tác động tiêu cực khi con
người không có chi thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách mạng sẽ nhận thức sai lầm
và hành động trái quy luật khách quan, có thể kéo lùi điều kiện vật chất.
Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế phát triển vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt trong 10 năm
gần đây. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia của
nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được
hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn
nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự
phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn
chậm và gặp nhiều khó khăn.

Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, còn
nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh,
nhất là các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội chưa được nhận thức và giải quyết
có hiệu quả. Đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp; văn hóa phẩm độc hại, lai căng tác
động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội; tài nguyên bị khai thác bừa bãi, môi
trường sinh thái bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng tác động đến Việt Nam
gây hậu quả nặng nề; trên một số mặt, một số lĩnh vực, người dân chưa được thực hưởng
đầy đủ, công bằng thành quả đổi mới.
Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị còn chậm, chưa đồng bộ
với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách. Hệ thống
chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa ngang tầm với
nhiệm vụ. Biên chế của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng công vụ
thấp.
Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy có nhiều tiến bộ
song cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước còn nhiều bất
cập. Số văn bản luật ngày càng tăng nhưng hiệu lực pháp luật chưa cao, việc phát huy dân
chủ chưa đi liền với bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, pháp luật. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước còn nhiều hạn chế, cải cách hành chính còn chậm trễ, cải cách tư pháp còn lúng
túng.
Hoàn thiện thể chế; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; công nghiệp
hoá, hiện đại hoá còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng;
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được
quan tâm phát huy đầy đủ.
Từ đó ta phải nghĩ ra các biện pháp để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, cần phải
phát huy mạnh mẽ các động lực. Muốn vậy phải nghiên cứu sâu lý luận về động lực và hệ
động lực phát triển, đặc biệt nhận thức đúng và xử lý tốt các động lực như lợi ích, dân
chủ, đoàn kết yêu nước, phát huy nhân tố con người…Các động lực đó tác động lẫn nhau,
tạo thành động lực tổng hợp thúc đẩycông cuộc đổi mới của Việt Nam vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Link hình ảnh :
http://congdoankontum.vn/chinh-tri-xa-hoi/THANH-TUU,-HAN-CHE-VA-NHUNG-
VAN-DE-DAT-RA-QUA-GAN-30-NAM-DOI-MOI-O-VIET-NAM-434
Tài liệu :
http://congdoankontum.vn/chinh-tri-xa-hoi/THANH-TUU,-HAN-CHE-VA-NHUNG-
VAN-DE-DAT-RA-QUA-GAN-30-NAM-DOI-MOI-O-VIET-NAM-434

You might also like