You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 33

MARKETING DU LỊCH
1. Mã học phần: TOU1151
2. Số tín chỉ: 3TC
3. Học phần tiên quyết: TOU2001 Nhập môn khoa học du lịch
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt, tiếng Anh
5. Giảng viên (họ tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác:

6. Mục tiêu của học phần


- Về kiến thức: Hiểu và áp dụng các kiến thức, nguyên tắc, nghiệp vụ cơ bản trong
marketing nói chung và marketing du lịch nói riêng; Hiểu các tác động đa chiều và
phức hợp trong kinh doanh du lịch; Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin thị
trường để đánh giá, xử lý các vấn đề nảy sinh trong hoạt động marketing du lịch bằng
các chính sách hỗn hợp phù hợp để cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp
với từng đối tượng khách hàng.
- Về kỹ năng: Lập kế hoạch; Thực hành nghề, tổ chức, sắp xếp công việc và đảm bảo
nguyên tắc, quy trình làm việc; Xác định đúng trình độ và năng lực của bản thân;
Quản lý thời gian; Hiểu, phân loại, tiếp cận, chăm sóc khách hàng và đối tác; Hình
thành và phát triển nhóm; Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, ứng dụng công nghệ thông
tin trong nghề.
- Về thái độ: Tự tin, nhiệt tình và say mê; Có trách nhiệm và chủ động; Chu đáo, lắng
nghe và thấu hiểu khách hàng; Tuân thủ luật pháp.

7. Chuẩn đầu ra của học phần


- Về kiến thức
+ Trình bày, giải thích được những khái niệm, thuật ngữ cơ bản thường được sử dụng
trong hoạt động Marketing.
+ Giải thích được bản chất của hoạt động Marketing du lịch
+ Hiểu được các nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong một doanh nghiệp
nói chung, và cụ thể hơn là trong một doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
+ Trình bày được các chiến lược Marketing hỗn hợp trong du lịch
+ Ứng dụng vào thực tế một số nội dung lý luận quan trọng
- Về mặt kỹ năng
+ Kỹ năng lập kế hoạch
+ Kỹ năng phân tích môi trường
+ Kỹ năng phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu
+ Một số kỹ năng cụ thể trong việc xây dựng chiến lược
+ Kỹ năng làm việc nhóm và ra quyết định trong một doanh nghiệp kinh doanh du
lịch
+ Kỹ năng trình bày lại các kiến thức đã nghiên cứu ban đầu về Marketing du lịch
- Về mặt thái độ
+ Nhận thức đúng đắn về các hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing
+ Hình thành ý thức và đạo đức nghề nghiệp
+ Tạo dựng một thái độ làm việc chuyên nghiệp
+ Làm quen với những lối tư duy mới
+ Tự tin hơn ở năng lực bản thân

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá


Tính chất của nội Trọng
Hình thức Mục đích kiểm tra
dung kiểm tra số

Đánh giá thường xuyên Tích cực học tập Đánh giá ý thức học tập, phản 10%
trên lớp (đi học, phát xạ trí tuệ
biểu, trả lời câu hỏi)

Tiểu luận giữa kỳ Kết hợp lí luận và Đánh giá kĩ năng nghiên cứu 30%
ứng dụng thực độc lập và kĩ năng trình bày
tiễn

Bài thi hết môn (trắc Kết hợp lí luận và Đánh giá 3 mức: 60%
nghiệm hoặc tự luận) khả năng phân -Nhớ: Các câu hỏi kiểm tra nội
tích, tổng hợp dung (30%)
-Hiểu: Các câu hỏi yêu cầu giải
thích, các câu hỏi yêu cầu lấy
ví dụ dẫn chứng (50%)
-Tổng hợp, phân tích: Các câu
hỏi yêu cầu tổng hợp, phân tích
(20%)

9. Giáo trình bắt buộc


Nguyễn Thu Thủy và những người khác. Bài giảng Marketing du lịch. Trường
ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2012

Nguyễn Văn Mạnh – Chủ biên (2008). Giáo trình Marketing du lịch.

Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân


10. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần Marketing du lịch được kết cấu làm 10 nội dung. Phần đầu 5 nội dung,
nghiên cứu khái quát về Marketing du lịch, giới thiệu cho người học những khái niệm cơ
bản, vai trò, bản chất của marketing và những ứng dụng của nó trong du lịch, trong đó có
đề cập cả tới nội dung quản trị Marketing. Phần này cũng trình bày, phân tích mục đích
và tiến trình lập kế hoạch Marketing; nghiên cứu môi trường, hệ thống nghiên cứu và
thông tin Marketing; nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị;
marketing nội bộ. Phần sau 4nội dung tập trung giới thiệu về các chiến lược marketing
hỗn hợp trong du lịch bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân
phối, chiến lược xúc tiến. Cuối cùng là nội dung ôn tập.
11. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Khái quát chung về Marketing, Marketing dịch vụ và Marketing du lịch
1.1. Khái quát chung về Marketing
1.1.1. Vai trò của Marketing
1.1.2. Quản trị Marketing
1.2.Marketing dịch vụ
1.2.1.Khái quát về kinh tế dịch vụ
1.2.2. Bản chất của dịch vụ
1.2.3. Các trường phái Marketing dịch vụ
1.3. Bản chất của Marketing du lịch
Chương 2. Lập kế hoạch Marketing du lịch
2.1. Mục đích của lập kế hoạch Marketing
2.2. 8 bước của lập kế hoạch Marketing
2.3. Các phương pháp kiểm tra kế hoạch Marketing
Chương 3. Nghiên cứu Marketing
3.1. Nghiên cứu Môi trường Marketing
3.2. Quan niệm về hệ thống thông tin Marketing (MIS)
3.3. Sơ đồ nghiên cứu Marketing
Chương 4. Phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm và marketing
- mix
4.1. Thị trường
4.2. Phân đoạn thị trường
4.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu
4.4. Định vị
4.5. Marketing -mix
Chương 5. Chiến lược sản phẩm
5.1. Sản phẩm và các cấp độ
5.2. Thương hiệu và giá trị thương hiệu
5.3. Phát triển sản phẩm mới
5.4. Chu kỳ sống của sản phẩm
5.5. Phát triển chương trình quản lý chất lượng dịch vụ (10 bước)
Chương 6. Chiến lược giá
6.1. Ý nghĩa của giá cả trong marketing
6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá
6.3. Chiến lược định giá tổng hợp
6.4. Quy trình định giá
6.5. Những quan điểm về hình thành giá
6.6. Một số chiến thuật điều chỉnh giá
Chương 7. Chiến lược phân phối
7.1. Bản chất của các kênh phân phối
7.2. Các quyết định khi thiết kế kênh phân phối
7.3. Bán buôn và bán lẻ
7.4. Lựa chọn và quản lý đại lý trung gian
Chương 8: Chiến lược xúc tiến
8.1. Khái quát chung
8.1.1Chức năng của xúc tiến
8.1.2Hệ thống truyền thông Marketing hỗn hợp (IMC)
8.2. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion mix)
8.2.1 Phát hiện công chúng
8.2.2 Xác định mục tiêu
8.2.3 Thiết kế thông điệp
8.2.4 Lựa chọn kênh truyền thông
8.2.5 Xây dựng ngân sách
8.2.6 Quyết định hệ thống công cụ
8.2.7 Đo lường kết quả

You might also like