You are on page 1of 92

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


--------------------

BÀI GIẢNG LẮP LẮP RÁP VÀ


CÀI ĐẶT MÁY TÍNH

Giảng Viên: Lê Văn Vinh

Vinh-2017

volskv@gmail.com
Mục lục

Chương I
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH ............................................................................. 1
I. KHÁI NIỆM ...................................................................................................................... 1
II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH ................................................................. 2
1. Bo mạch chính (Mainboard) ......................................................................................... 3
2. Bộ xử lý (CPU) ............................................................................................................. 5
3. Bộ nhớ chính(Main Memory) ....................................................................................... 5
4. Hộp máy (Case) ............................................................................................................. 7
5. Nguồn (Power) .............................................................................................................. 9
6. Đĩa mềm (Floppy disk) ............................................................................................... 10
7. Đĩa cứng (Hard disk) ................................................................................................... 10
8. Ổ CD-ROM, DVD ...................................................................................................... 11
9. Bàn phím (Keyboard) .................................................................................................. 11
10. Chuột (Mouse)........................................................................................................... 11
11. Card màn hình (VGA Card) ...................................................................................... 11
12. Màn hình (Monitor) ................................................................................................... 11
13. Card âm thanh (Card sound) ..................................................................................... 12
Chương 2
LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ................................................................................ 13
I. CÁC BƯỚC LẮP RÁP MỘT MÁY TÍNH .................................................................... 13
Chọn thiết bị .................................................................................................................... 13
Các bước lắp đặt .............................................................................................................. 14
Quá trình lắp đặt được mô phỏng bằng hình ảnh ............................................................ 16
Chương 3 THIẾT LẬP BIOS ............................................................................................. 23
I. MỤC ĐÍCH................................................................................................................. 23
II. THIẾT LẬP BIOS ...................................................................................................... 25
1. Khai báo các thông số chương trình CMOS setup. ................................................... 25

volskv@gmail.com
2. Phương pháp phá mật khẩu ở mức Setup: .................................................................. 29
3. Phương pháp phá mật khẩu ở mức hệ thống (system): ............................................... 29
Chương 4
CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ........................................................................................................ 31
I. QÚA TRÌNH CÀI ĐẶT PHẦN MỀM............................................................................ 31
1. Quá trình chia đĩa bằng lệnh FDISK của DOS ........................................................... 31
2. Định dạng đĩa (FORMAT) .......................................................................................... 37
III. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG - DRIVER ................. 38
1. Các bước cài đặt Windows XP lên một ổ cứng mới ( hoặc ổ cứng chưa phân vùng )
38
2. Cài đặt phần mềm ứng dụng và trình điều khiển Driver ......................................... 50
IV. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DỮ LIỆU ....................................................................... 51
1. Giới thiệu về Ghost ..................................................................................................... 51
2. Các tiện ích của Ghost................................................................................................. 51
3. Các bước tiến hành .................................................................................................. 55
V. PHÂN VÙNG Ổ ĐĨA CỨNG .................................................................................... 81
Chương 5
KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA MÁY TÍNH ................................................ 82
I. SƠ ĐỒ CHUẨN ĐOÁN HƯ HỎNG MÁY TÍNH......................................................... 82
1. BIOS AMI ................................................................................................................... 82
2. BIOS PHOENIX ......................................................................................................... 82
II. QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ .............................................. 83
III. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP .................................................................................... 84
IV. BẢO TRÌ HỆ THỐNG ............................................................................................... 86
1. Dụng cụ cần thiết: ....................................................................................................... 86
2. Làm vệ sinh các thiết bị.............................................................................................. 86
4. Tẩy OXY hóa .......................................................................................................... 88
5. Dọn rác máy tính sử dụng công cụ .............................................................................. 88

volskv@gmail.com
Chương I
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH

I. KHÁI NIỆM
1. Máy tính là gì?
Máy tính(computer) là thiết bị điện tử có khả năng thực hiện các công việc
sau: Nhận thông tin
Xử lý thông tin theo chương trình được nhớ sẵn trong bộ nhớ máy tính
Xuất thông tin
2. Chương trình là gì?
Chương trình(program) là dãy các lệnh được sắp xếp trong bộ nhớ, máy tính có
thể dựa vào các lệnh này để thực hiện chức năng nào đó.
3. Phần mềm là gì ?
Phần mềm(software) là bao gồm các chương trình và dữ liệu liên quan, đáp ứng
lĩnh vực hay ứng dụng thực tế.
4. Phần cứng là gì?
Phần cứng(hardware) là bao gồm các thiết bị vật lý cấu thành hệ thống máy tính.
5. Cấu trúc máy tính
Cấu trúc máy tính (computer structure) là đề cập các thành phần cấu thành máy
tính và những liên kết giữa các thành phần này.
Ở mức cao nhất máy tính bao gồm 4 thành phần:
 Bộ xử lý trung tâm (CPU : Central Processing Unit)
 Hệ thống nhớ (Memery System)
 Hệ thống vào/ra (I/O : Input/ Output System)
 Liên kết hệ thống (Interconnection, Bus)
6. Chức năng máy tính
Chức năng máy tính (computer function) là mô tả hoạt động của hệ thống máy tính
hay từng thành phần của hệ thống.
Chức năng cơ bản của hệ thống máy tính:
 Xử lý dữ liệu
 Lưu trữ dữ liệu
 Vận chuyển dữ liệu
1

volskv@gmail.com
 Điều khiển dữ liệu

Máy tính là thiết bị điện tử vừa phức tạp vừa đơn giản, phức tạp vì máy tính chứa
hàng triệu phần tử điện tử, nhưng đơn giản vì các thành phần được tích hợp lại dưới dạng
module. Vì vậy, việc lắp ráp và bảo trì máy tính ngày càng trở lên đơn giản.

II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH


 Bo mạch chính (Mainboard, Systemboard. Motherboard)
 Bộ xử lý (Processor Unit)
 Bộ nhớ (Memory Module)
 Bộ cung cấp nguồn (Power Supply Unit)
 Ổ đĩa mềm (Floppy Disk Driver)
 Ở đĩa cứng (Hard Disk Driver)
 Ổ CD-ROM, hay DVD-ROM
 Màn hình (Monitor)
 Bàn phím (Keyboard)
 Chuột (Mouse)
 Hộp máy (Case)
 Card màn hình (Card VGA)
 Card âm thanh (Card sound)
 Loa (Speaker)
....

Cấu trúc hệ thống của Pentium IV

volskv@gmail.com
1. Bo mạch chính (Mainboard)
Bo mạch chính là thành phần cốt lõi của máy tính. Tất cả các thành phần khác gắn
lên bo mạch chính đều chịu sự điều khiển của nó.
Thành phần cơ bản bo mạch chính gồm:
Đế gắn bộ xử lý (Socket hay Slot)
Khối điều phối của bo mạch (Chipset)
Khe gắn bộ nhớ (khe cắm DIMM hay SIMM)
Khe gắn mở rộng(AGP, PCI, ISA., CNR, AMR)
ROM BIOS, Pin CMOS
Chip I/O

volskv@gmail.com
Tên socket Số chân Cách bố trí Hiệu điện Bộ xử lý hỗ trợ
cắm chân thế
Socket 1 169 1717 5v 486SX, DX
Socket 2 238 1919 5v 486SX, DX, DX2
Socket 3 237 1919 5v/3,3v 486SX, DX, DX2, DX4
Socket 4 273 2121 5v Pentium 60, 66MHz
Socket 5 320 3737 3,3v/3,5v Pentium 75,90,100MHz
Socket 6 235 3,3v 486DX4
1919
Socket 7 321 VRM Pentium, AMD
3737
Socket370 370 AutoVRM Pemtium II,III, Ce
3737
Socket478 478 AutoVRM Pentium 4, Celeron
3737
Socket 775 775 AutoVRM Pentium 4
slot
Slot1 242 AutoVRM Pemtium II, III, Celeron
slot
Slot2 330 AutoVRM

volskv@gmail.com
2. Bộ xử lý (CPU)
Bộ xử lý thường được gọi là CPU (Central Processing Unit) là bộ phận quan trọng
nhất trong máy tính có chức năng thực hiện các lệnh trong chương trình được nạp vào bộ
nhớ chính. Bộ xử lý chứa hàng triệu transistor trên một miếng silicon nhỏ. Đây là thành
phần có kích thước nhỏ nhất nhưng lại có giá thành cao nhất so các thành phần khác bên
trong máy tính.

CPU Quad core


CPU Pentium 4 - Socket 775

3. Bộ nhớ chính(Main Memory)

volskv@gmail.com
Bộ nhớ chính của hệ thống được thiết kế từ chíp DRAM, chức năng
lưu trữ chương trình và dữ dữ liệu mà CPU trao đổi trực tiếp. Kích thước bộ nhớ chính
ngày này thường 128, 256, 512MB hay 1GB hoặc cao hơn.
Các loại RAM thông dụng

RAMBUS: Là loại RAM tốc độ cao tử 400 – 800MHZ nhưng bus width lại chỉ là 16 bit. Hay còn
gọi là RDRAM (Rambus Dynamic Ram).

Một loại RAMBUS

SDR-SDRAM: Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM là loại RAM chỉ chuyển được 1 bit
dữ liệu trong 1 xung nhịp. Được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990.

Một trong những lại SDR-SDRAM

DDR-SDRAM: Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM là loại RAM chuyển được dữ liệu
trong cả 2 mặt lên và xuống của xung nhịp. Hay nói cách khác 1 xung nhịp DDR-SDRAM
chuyển được 2 bit dữ liệu. Đây được gọi là Double Pump.

Một trong những lại DDR-SDRAM

DDR2-SDRAM: Thế hệ sau của DDR với tốc độ từ 400MHZ trở lên và module có 240 pin.

DDR2-SDRAM với 240 Pins

DDR3-SDRAM: Thế hệ sau của DDR2 với dung lượng từ 512 MB trở lên và module có 240 pin.

volskv@gmail.com
DDR3-SDRAM: Thế hệ RAM tiên tiến nhất hiện nay

4. Hộp máy (Case)


Hộp máy là thành phần chứa bo mạch chính, nguồn, ổ đĩa, card và các thành phần
khác. Có 2 loại hộp thông dụng hiện nay: Hộp máy kiểu nằm (Desktop Case) chúng có đế
7

volskv@gmail.com
rộng(43  53) đặt trên mặt bàn và thường dùng chúng để đặt màn hình lên. Hộp máy
kiểu đứng (Tower Case) đặt thẳng đứng cạnh màn hình chúng có chiều cao từ 50 đến 100
cm không gian rộng hơn, tháo lắp dễ dàng loại hộp máy nằm. Thông thường khi mua
hộp máy chúng được bán kèm theo bộ nguồn.

Hộpmáy kiểu AT: Trước đây phần lớn máy tính sử dụng loại AT, đi kèm theo nó là main
board loại AT và nguồn AT. Đối với loại này dây nguồn được cắm trực tiếp vào công tắc
cơ khí đóng mở ở phía trước vỏ máy, điều này dễ nhận biết là máy tính không shutdown
và ngắt nguồn tự động. Thường vỏ thùng có diện tích nhỏ gọn. Tấm mắp đậy của vỏ
thùng được thiết kế thành một khối chung.

Hộp máy kiểu ATX: Hiện nay máy tính sử dụng loại vỏ nguồn ATX, đi kèm theo nó là
mainboard ATX và nguồn ATX. Loại này dây nguồn được cắm vào bo mạch chính, bật
tắt nguồn thông qua main, vì vậy điều dễ nhận thấy là máy tính có thể shutdown tự động
ngắt nguồn. Kích thước vỏ thùng có diện tích lớn hơn loại AT. Vỏ máy có cấu trúc 2 tấm
lắp hai bên. Hình dưới đây:

volskv@gmail.com
Tín hiệu trên hộp máy
Công tắc nguồn (Power switch): Đối case AT thì công tắc được kết nối trực tiếp
với nguồn nuôi. Đối case ATX công tắc được nối thông qua mainboard thường ký
hiệu PWR
Nút khởi động lại (Reset switch): Nút này được kết nối trên main thuờng ký hiệu RST
nhằm tái khởi động khi cần.
Đèn nguồn màu xanh(Power Led): Được kết nối vào mainboard dùng để báo hiệu
nguồn đã được cung cấp cho máy hoạt động.
Đèn đọc đĩa màu đỏ (HDD, IDE Led): Được kết nối với main và đèn chỉ đỏ khi đĩa
cứng có thao tác dữ liệu.

5. Nguồn (Power)
Nguồn cung cấp điện cho tất cả các bộ phận bên trong máy tính như mainboard và
các ổ đĩa và các quạt. Vì thế, nó là bộ phận rất quan trọng để duy trì sự hoạt động
hệ thống máy tính. Tuy Tuy nhiên chúng ít được người sử dụng quan tâm. Chức năng
chính của nguồn là biến đổi dòng điện xoay chiều (110-220V) thành dòng một chiều
1,7V, 3v,
3,3V, 5V, 12V cho tất cả các thiết bị trên máy hoạt động, đồng thời đảm bảo được sự ổn
định của nguồn điện.

Sơ đồ chân nguồn ATX Sơ đồ chân nguồn AT


Signal Pin Pin Signal Connector AT Type
3.3v 11 1 3.3v P8-1 Pwr-Good
-12v 12 2 3.3v P8-2 +5v
GND 13 3 GND P8-3 +12v
Pwr_On 14 4 5v P8-4 -12v
GND 15 5 GND P8-5 GND
GND 16 6 5v P8-6 GND
GND 17 7 GND P9-1 GND
-5v 18 8 Pwr_Good P9-2 GND
5v 19 9 5v- Standby P9-3 -5v
5v 20 10 12v P9-4 +5v
P9-5 +5v
P9-6 +5v

volskv@gmail.com
6. Đĩa mềm (Floppy disk)
Đĩa mềm là thiết bị lưu trữ bằng từ gọn nhẹ, rẻ tiền, hiệu suất thấp. Hiện nay có hai
loại đĩa mềm phổ biến được dùng đó là loại kích thước 3,5 và 5,25 inches. Trong nhiều
năm gần đây đĩa mềm đang được thay thế bằng đĩa có kích thước lớn hơn như: đĩa flash
gắn cổng USB, đĩa CD hay Pocket disk (đĩa bỏ túi) có chức năng tương đương, nhưng
hiệu suất sử dụng cao hơn rất nhiều.

7. Đĩa cứng (Hard disk)


Là thiết bị lưu trữ toàn bộ tài nguyên của hệ thống, lưu trữ chương trình và dữ liệu
của máy tính trong suốt quá trình hoạt động của máy cũng như lúc không còn hoạt
động. Hiện nay đĩa cứng có dung lượng rất lớn lên tới hàng trăm Giga Byte và kích
thước của chúng có hai loại 3,5 inches đối với máy để bàn và 2,5 inches đối với đĩa
cứng máy tính xách tay.

Ổ đĩa di động là loại đĩa được kết nối với máy tính thông qua cổng USB, COM
hoặc LPT để đọc ghi dữ liệu.

10

volskv@gmail.com
8. Ổ CD-ROM, DVD
CD-ROM và DVD là thiết bị lưu trữ quang có dung lượng lớn. Chúng được sử
dụng chủ yếu làm phương tiện giao lưu phần mềm với số lượng lớn chất lượng cao nhưng
giá cả thấp. Kích thước của chúng có hai loại: 3,25 inches và 5,25 inches. Dung lượng
CD là: 700MB-750MB, DVD dung lượng 4,7GB đến vài trăm GB.

9. Bàn phím (Keyboard)


Là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính.
Bàn phím có thiết kế nhiều ngôn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím chức năng khác
nhau. Thông thường một bàn phím có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm
phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn
hình. Bàn phím được nối với máy tính thông qua cổng PS/2 và USB.

10. Chuột (Mouse)


Đây là thiết bị dùng để đào tạo máy tính, nó có hình dáng
giống chuột. Chúng thường sử dụng trên các giao diện đồ hoạ.
Được nối với máy tính qua cổng PS/2, COM hay USB

11. Card màn hình (VGA Card)


Dùng để hiển thị và điều khiển các thông tin trên màn hình. Tất cả
các card màn hình bao giờ cũng có 4 thành phần chính: video Chip,
RAM chip, BIOS và thiết bị chuyển tín hiệu số sang tương tự (DAC).
Card màn hình thường được gắn vào khe cắm AGP, PCI hay ISA.

12. Màn hình (Monitor)


Là thiết bị giao tiếp giữa người và máy, nó được sử dụng để xuất các thông tin kết
quả xử lý trong quá trình làm việc. Vì vậy nó là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống
11

volskv@gmail.com
máy tính. Chất lượng của màn hình được đánh giá dựa 3 tiêu chí: kích thước(độ dài
đường chéo tính theo đơn vị inches), độ phân giải (tính theo số pixel trên một đơn vị diện
tích), tần số làm tươi (Hz). Ngày nay có hai loại màn hình phổ biến xuất hiện trên thị
trường. Màn hình thường (CRT) và màn hình tinh thể lỏng (LCD)
13. Card âm thanh (Card sound)
Dùng để xử lý âm thanh, là thành phần không thể thiếu nếu chúng ta muốn xem
phim, nghe nhạc. Card sound được gắn vào hệ thống qua khe cắm PCI, AMR hay
ISA
14. Máy Scanner
Là thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ dạng ảnh thành dữ liệu của tập tin ảnh lưu
trong bộ nhớ máy tính. Chúng được nối với máy tính thông qua cổng USB.
15. Loa (Speaker)
Máy tính nào cũng có một cái loa nhỏ, thường chỉ được sử dụng để phát tín
hiệu báo lỗi khi cần. Tuy nhiên khi chúng ta muốn nghe nhạc, xem phim thì không
thể không có thêm hai thiết bị xử lý và hỗ trợ âm thanh
đó là Card sound và loa để hoàn chỉnh hệ thống âm thanh.

12

volskv@gmail.com
Chương 2
LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM

I. CÁC BƯỚC LẮP RÁP MỘT MÁY TÍNH

Chọn thiết bị
Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn
không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn đinh, không tối ưu về tốc độ
hoặc không đáp ứng được công việc .
Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố

1. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng

+ Vẽ thiết kế
+ Xử lý ảnh
+ Chơi Game 3D
+ Tạo phim hoạt hình.
Cần thiết phải sử dụng cấu hình
+ Chíp Pentium tốc độ từ 1,8 GHz trở lên .
+ Bộ nhớ RAM từ 512MB trở lên
+ Mainboard có Card video rời
+ Card video 8x với bộ nhớ 32MB trở lên.
+ Ổ cứng từ 40GB trở lên .
Nếu cấu hình thấp hơn thì máy sẽ chậm và không đảm bảo cho công việc, nếu cấu
hình cao hơn thì càng tốt .

+ Soạn thảo văn bản


+ Học tập
+ Truy cập Internet
+ Nghe nhạc, xem phim .
+ Các công việc khác
13

volskv@gmail.com
Có thể sử dụng cấu hình
+ Chíp Celeron
+ Bộ nhớ RAM từ 512MB trở xuống
+ Mainboard có Card video Onboard
+ Ổ cứng từ 40G trở xuống .
Với cấu hình như vậy thì bạn có thể tiết kiệm được khoảng
40% chi phí so với bộ máy cấu hình cao mà vẫn đảm bảo cho công việc .
Nếu cấu hình cao hơn thì càng tốt nhưng sẽ không cần thiết nếu bạn muốn tiết kiệm
kinh phí .
Tính tương thích khi chọn thiết bị

không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết
bị đó là
+ Mainboard
+ CPU
+ Bộ nhớ RAM
Ba thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, bạn hãy chọn theo nguyên tắc sau :
=> Chọn Mainboard trước, Mainboard phải đáp ứng được các
yêu cầu của công việc sử dụng .
=> Chọn CPU có tốc độ Bus ( FSB ) nằm trong phạm vi
Mainboard hỗ trợ .
=> Chọn RAM có tốc độ Bus > = 50% tốc độ Bus của CPU
Theo bảng dưới dây là tốc độ tương thích tốt nhất

Các bước lắp đặt

14

volskv@gmail.com
Bước1: Gắn bộ nguồn cho máy tính:
Gắn nguồn vào hộp máy, sau đó gắn nguồn cho main và các ổ đĩa trong máy. Để gắn
nguồn cho main, thông thường có hai loại đầu gắn; đó là đầu gắn ATX có 20, 24 chân.
Nguồn AT dùng cho máy cũ thì chúng có 12 chân.
Bước2: Lắp ráp CPU
1. Xác định vị trí trên main để gắn CPU (socket, slot).
2. Mở gim trên socket bằng cách nhấn nhẹ lên gim và đưa chúng ra khỏi gờ của socket
và nâng chúng lên một góc 900.
3. Xác định vị trí chân cắm số 1 trên socket và trên CPU (chân số 1 trên CPU nằm ở một
góc vạt của CPU và khuyết mất một chân)
4. Lắp CPU lên socket bằng cách đặt nhẹ chúng lên socket sao cho các chân CPU lọt vào
trong các khe của socket ( không được đè lên CPU)
5. Gắn chặt CPU lên socket một tay đặt nhẹ lê lưng CPU giữ tay kia hạ thanh ghim
socket xuống và gắn lại vào gờ. (Trường hợp tháo ra ta tiến hành các bước ngược lại)
Bước3: Lắp đặt quạt tản nhiệt cho CPU
Quạt tản nhiệt giúp cho CPU không quá nóng khi làm việc. Nếu quạt tản nhiệt không
hoạt động một thời gian có thể dẫn đến cháy CPU.
Quạt tản nhiệt được gắn lên CPU thông qua gim ở hai đầu của socket. Sau khi lắp quạt
tản nhiệt xong ta gắn nguồn cho quạt. Nguồn của quạt thông thường nằm trên main gần
socket, trừ những main loại cũ thì nguồn quạt được lấy trực tiếp từ nguồn nuôi.
Bước4: Lắp đặt bộ nhớ chính (RAM)
Thông thường bộ nhớ chính của chúng ta được gắn vào khe cắm SIMM hay DIMM
của main. Khe cắm SIMM là đối với những main đời cũ còn bây giờ chúng ta gắn lên khe
DIMM. Các bước thực hiện gắn RAM:
1. Xác định loại thanh RAM đúng với đế gắn RAM trên main(SDRAM hay DDRAM).
2. Bật chốt hai đầu khe cắm RAM.

3. Gắn thanh RAM: Xác định chiều cắm bằng cách xem vị trí khuyết trên thanh RAM
ứng với gờ trên khe DIMM, sau đó ta đặt chúng vào và nhấn xuống cho khít, chốt gạt hai
đầu RAM cố định thanh RAM.
Bước5: Thiết lập JUMP
Chỉ cần đối một số main đời cũ. Thiết lập jump trên main ta có thể xem trực tiếp chỉ

15

volskv@gmail.com
dẫn trên main hoặc xem sách hướng dẫn để xác định các chức năng như: tốc độ làm việc
main (MHz), hệ số nhân (x) hay hiệu điện thế CPU,…. Đối với một số main việc này
được thực hiện bằng phần mềm trong phần BIOS setup.
Bước6: Lắp mainboard vào trong hộp máy (Case)
Đặt main vào hộp máy sao cho các cổng vào ra (phần sau hộp máy) và các vị trí vít ốc
vừa vặn. Dùng các miếng đệm cách điện đặt giữa phần tiếp ráp main và hộp máy để trách
trường hợp sau này hộp máy bị dò điện. Định vị main lên hộp máy.
Bước7:Lắp đặt card mở rộng
Card mở rộng được gắn thêm vào nhằm tăng thêm chức năng mới cho máy tính. Chẳng
hạn như card âm thanh, mạng, moderm, tivi,… chúng thường được gắn trên hai loại khe
cắm đó là ISA và PCI, chúng được gắn giống như gắn RAM tuy nhiên khác là chúng
không có chốt hai đầu mà chúng được định vị bằng ốc vít trực tiếp lên hộp máy(Case).
Thông thường máy tính mới ngày nay một số cacd đã được tích hợp sẵn lên main. Trường
hợp như vậy chúng ta gọi chúng là Onboard.
Bước8: Gắn ổ đĩa cứng, mềm và CD-ROM vào hộp máy.
1. Gắn theo thư tự mà mỗi hộp máy đã chuẩn bị giành riêng cho mỗi laọi đĩa.
2. Xác định bus cho từng loại (Bus nối đĩa cứng và CD giống nhau).
3. Xác định đúng vị trí gắn của BUS lên main và đĩa theo đúng đường số 1 quy ước
(thường chân số 1 có màu đỏ hoặc khi gắn ta căn cứ vị trí gờ nằm ngay đầu sợi cáp)
4. Xác định ví trí phân cấp cho từng ổ đĩa cứng hoặc CD(master hay slave). Nếu một
dây cáp ta gắn hai thiết bị cùng lúc.
Bước9: Gắn các tín hiệu cho main
Các tín hiệu thông thường là: PWR, RST, SPEAKER, IDE LED, PWR LED.
Bước 10: Gắn các thiết bị ngoại vi vào phía sau máy tính như: màn hình, bàn phím,
chuột, loa, mic,…
Kiểm tra lại từ bước 1 đến bước 10, tiến hành lắp hai máng còn lại hộp máy.

Quá trình lắp đặt được mô phỏng bằng hình ảnh

Lắp nguồn

16

volskv@gmail.com
Lắp CPU, quạt CPU và thanh RAM vào Mainboard

Lắp CPU và RAM vào Mainboard từ bên ngoài

17

volskv@gmail.com
Lắp quạt:

Lắp Ram:

18

volskv@gmail.com
Lắp Mainboard ( đã có CPU và RAM ) vào hộp máy, cần chú ý các chân ốc nếu bắt sai các chân ốc
có thể làm chập điện hỏng Mainboard hoặc đứt mạch in trên Mainboard .

Khi lắp vào Case cần lưu ý các chân ốc bắt Mainboard

19

volskv@gmail.com
Đấu dây cấp nguồn cho Mainboard, đấu các dây công tắc nguồn, công tắc Reset, đèn báo nguồn,
báo ổ cứng và loa vào Mainboard theo hướng dẫn trên Mainboard hoặc trên quyển hướng dẫn đi
theo Mainboard .

Lắp ổ cứng(cáp ATA):

Cáp SATA:

20

volskv@gmail.com
Lắp CD ROM:

21

volskv@gmail.com
Gắn Card Video vào ( nếu Mainboard chưa có Card onboard )

Cắm dây tín hiệu màn hình, bàn phím, chuột vào máy , cấp điện nguồn và bật công tắc => Nếu
sau vài giây bật công tắc có một tiếng bíp và màn hình xuất hiện các dòng chữ ( phiên bản BIOS )
là quá trình lắp đặt trên đã đúng và máy đã chạy .

22

volskv@gmail.com
Chương 3
THIẾT LẬP BIOS

I. MỤC ĐÍCH

Giúp người sử dụng máy tính có thể khai thác máy tính một cách hiệu quả nhất.
- CMOS sử dụng bộ nhớ SRAM (Static RAM) có nhiệm vụ lưu trữ các thông tin cơ bản
nhất của hệ thống khi máy tính không hoạt động. CMOS được nuôi bằng một nguồn
điện từ một cục pin 3v gắn trên main. Trường hợp hết pin khi bật máy, máy yêu cầu ta
setup lại hoặc ta sẽ gặp thông báo lỗi: CMOS Failure (Lỗi CMOS) hay CMOS
chechsum error – Press Del to run Untility or F1 to load defautls (Lỗi khi kiểm tra
tổng thể – Nhấn phím Del để chạy vào CMOS hoặc nhấn F1 để thiết lập mặc định)
- Chương trình CMOS setup được nạp ngay trong ROM của các nhà sản xuất.
- Để vào chương trình CMOS setup thông thường ta thường nhấn phím Del khi máy bắt
đầu khởi động. Tuy nhiên có một số loại CMOS khác ta không thể vào được bằng
nhấn Del. Sau đây là một số CMOS thông dụng và cách vào chương trình CMOS
setup:
Loại CMOS Phím được nhấn Loại CMOS Phím được nhấn
AMI Del, ESC AST Ctrl+Alt+Esc
AWARD Del, Ctrl+Alt+Esc Phoenix Del, Ctrl+Alt+S
MR Del, Ctrl+Alt+Esc Quadtel F2
Compac F10 NEC F2, Ctrl+F2
Hewlett, HP F2 Laptop F1,F2,F10,F12

Ứng với mỗi chương trình CMOS setup của mỗi nhà sản xuất có giao diện và thông
số khác nhau. Một chương trình CMOS đầy đủ thì chúng gồm những nội dung sau:

STANDARD CMOS SETUP FREQUENCY/ VOLTAGE CONTROL


BIOS FEATURES SETUP LOAD SETUP DEFAULT
(ADVANCED BIOS SETUP) SUPERVIOR PASSWORD
CHIPSET FEATURE SETUP USER PASSWORD
POWER MAGAMENT SETUP IDE HDD AUTO DETECTION
PNP/PCI CONFIGUTION HDD LOW LEVEL FORMAT
INTEGRATED PERIPHERAL SAVE AND EXIT SETUP
LOAD BIOS DEFAULT EXIT WITHOUT SAVING

23

volskv@gmail.com
`Ngoài ra ta còn hay gặp loại menu bao gồm thông tin sau:
Main: Thay đổi cấu hình cơ bản của hệ thống.
Advanced: Có thể làm thay đổi, phát triển nhứng tính năng mới của hệ thống.
Power: Thiết lập về nguồn quản lý điện năng hệ thống.
Boot: Xác định thiết lập thiết bị hệ thống mặc định sử dụng nạp HĐH vào hệ thống khi
khởi động máy.

24

volskv@gmail.com
Exit: Thoát khỏi chương trình Setup, có hay không lưu những thay đổi vừa thiết lập.

II. THIẾT LẬP BIOS

1. Khai báo các thông số chương trình CMOS setup.

STANDARD CMOS SETUP


Các mục trong phần khai báo này là những thông số cơ bản nhất của hệ thống, nếu
không biết nhấn F1 để load default. Cụ thể chúng gồm mục nhỏ sau:
Date, Time (mm:dd:yy/ hh:mm:ss): Khai báo ngày giờ của hệ thống, giống như ta
chỉnh giờ bằng lệnh Time, Date của DOS hoặc ta có thể vào Control Panel của
Window.
Floppy disk: Yêu cầu ta khai các ổ đĩa mềm đang sử dụng trên hệ thống. (360K, 51/4in.
1.2M, 51/4in. 720K, 31/2in. 1.44M, 31/2in. 2.88M, 31/2in). Thông thường một cáp của đĩa
mềm ta có thể nối hai ổ có tên A và B. Nếu ổ đĩa được gắn phần trên của đoạn dây
xoắn thì gọi ổ A, phần phía dưới gọi ổ B. Tuy nhiên chú ý trong trường hợp ta khởi
động bằng CD-ROM thì ổ A bây giờ là ổ B, còn ổ A là ổ chứa tập tin hệ thống của đĩa
CD_ROM; không được gắn hai ổ đĩa cùng nằm trên hay cùng nằm dưới.
Hard disk: Yêu cầu khai báo các thông số về các ổ đĩa cứng đã sử dụng trong hệ
thống (Type. Clynder, Heads (logic), Sector, LandZ, PreComp và Mode), Phần này đã
được các Main ATX tự động auto detect hoặc nếu không ta có thể chạy phần IDE
HDD AUTO DETECTION để máy tự điền vào. Mode của đĩa cứng ngày nay BIOS
thường quản lý 3 Mode: Normal, large và LBA (Logical Block Address) ba Mode này
giống hoàn toàn về số Cyls và số Sector tối đa quản lý được (Cyl =1024, Sectors =
64) chúng chỉ khác nhau về Heads (Normal max=16, Large max= 64, LBA
max=1024)
Keyboard: Chỉ có hai option Installed hay Not Installed – CPU có phải kiểm tra bàn
phím hay không trong quá trình khởi động máy tính.
Halt on: Trong quá trình khởi động máy nếu CPU bất kỳ một lỗi nào đó thì nó có phải
treo máy và thông báo lỗi hay không? nó sẽ thông báo lỗi hết trên màn hình khi:
All error: Gặp bất kỳ lỗi nào.
All, but Diskette: Gặp bất cứ lỗi nào ngoại trừ lỗi của đĩa mềm.
All, but Keyboard: Gặp bất cứ lỗi nào trừ lỗi bàn phím.
All, but Disk/key : Gặp bất cứ lỗi nào, ngoại trừ lỗi đĩa và bàn phím.
No error : Sẽ không treo máy và báo lỗi cho gặp bất kỳ lỗi nào.

Mục này ta thường để All error để khi phát hiện được bất kỳ lỗi nào trong quá trình khởi
động, CPU sẽ không treo máy mà không báo lỗi.
Video: Máy tính chúng ta đang sử dụng màn hình loại nào:
Mono: Màn hình đen trắng
CGA 40: Màn hình CGA(Color Graphics Adapter) 40 cột.
CGA 80: Màn hình CGA 80 cột
EGA/VGA: Màn hình màu Enhanced /Video Graphics Adapter
RAM: Hiển thị thông tin tổng số RAM là bao nhiêu? bộ nhớ quy ước (Base Memory)
là bao nhiêu? bộ nhớ mở rộng (Extend Memory) là bao nhiêu? Mục này CMOS tự
động cập nhật đúng theo cấu hình thực tế, không thể thay đổi sai mục này được.

BIOS FEATURES SETUP(ADVANCED BIOS SETUP)


25

volskv@gmail.com
Các mục trong phần này không có tầm ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của hệ
thống. Nó chỉ cho phép thiết lập một số option nhằm nâng cao hơn về các thiết bị ngoại vi
và một số thiết bị khác để giúp cho máy tính làm việc hiệu quả hơn. Các mục trong phần
này chỉ có hai tuỳ chọn hoặc Enable để làm có hiệu lực hoặc Disable để làm nó tắt đi. Sau đây
ta đi khảo sát từng mục:
 Virus Waring: Nếu để Enable thì Cmos sẽ thiết lập một hàng rào bảo bệ xung quanh các
thành phần trên hệ thống đĩa cứng (Master Boot, Boot Record, FAT, và Root
Directory) không cho phép người sử dụng và những chương trình thâm nhập vào đây.
Khi người sử dụng hay chương trình thâm nhập vào thì nó sẽ phát ra tiếng bip và cảnh
báo”Warning ! This boot sector is to be modified. Press Y to accept or N to abort”.
Lưu ý khi ta Fdisk hay hay chương trình Partition thi phải thiết lập Disable cho mục
này.
 CPU Internal Cache: Đây là chức năng rất có lợi cho hoạt động của máy tính vì vậy ta
nên bật Enable. Đây là bộ nhớ truy xuất tốc độ cao nằm bên trong CPU (hay Cache
L1).
 ExternalCache: Đây cũng là bộ nhớ tốc độ cao nó nằm trên main đối loại main cũ và
nó nằm trong CPU đối máy PII trở lên. Nó giúp cho máy tính làm việc hiệu quả hơn
và nó thường được gọi Cache L2.
 QuickPoweronSelftest: Quá trình máy tính kiểm tra tất cả các thiết bị hệ thống trong
lúc khởi động được gọi là POS (Post On Selftest). Nếu chọn mục này là Enable thì
quá trình kiểm tra sẽ bỏ qua số thao tác không cần thiết và như vậy thời gian khởi
động sẽ nhanh hơn. Nếu quá trình POS bình thường thì máy sẽ test RAM ba lần còn
nếu ta sử dụng chức năng test nhanh máy test đúng một lần.
 Bootsequence: Được sử dụng khi máy chúng ta có nhiều ổ đĩa và chúng ta thay muốn
thay đổi thứ tự ưu tiên khi khởi động máy (mục này được sử dụng thường khi chúng ta
cài đặt máy hoặc khi chúng ta muốn quét Virus ).
 BootupFlopply Seek: CPU có phải kiểm tra ổ mềm khi khởi động hay không? nếu ta
để Enable thì ta thấy trong quá trình khởi động đèn đĩa mềm sẽ sáng lên và ta còn
nghe được tiếng kêu reset của đầu từ.
 Boot Numlock status: Nếu là On thì khi khởi động máy xong, đèn numlock trên bàn
phím sẽ sáng, như vậy ta mặc nhiên có thể sử dụng được các phím số ở bên phải bàn
phím.
 SwapFloppy Drive: Trong trường hợp đối với các máy 386 về trước chưa có mục này bên
trong CMOS, ví dụ ta đang khai báo A:=1.2MB hay B:=1.44MB tên cho ổ đĩa là
cố định mà trong khi đó nếu ta muốn khởi động thì bắt buộc ta phải khởi động từ ổ A:
hay đĩa 1.2MB, nếu ta muốn khởi động từ đĩa 1.44MB thì ta bắt buộc phải tháo máy ra
để lắp lại đầu dây. Như vậy đối với những máy 486 trở về sau nếu ta chọn mục này là
Enable thì CMOS tự động hoán đổi hai ký tự ổ mềm cho nhau mà ta không cần tháo
máy để tráo đổi dây.
 Password check(Securityoption): Đây là mục giúp ta tuỳ chọn việc đặt mật khẩu cho
máy ở hai mức hệ thống và trang CMOS setup.
Nếu ta chọn System thì hệ thống không cho phép khởi động và truy nhập vào trang
setup của hệ thống khi ta chưa nhập mật khẩu đúng.
Nếu ta chọn Setup thì hệ thống cho khởi động nhưng bạn không thể vào trang setup
được nếu bạn chưa nhập mật khẩu đúng (mặc định).
Chú ý : Mục này chỉ có giá trị khi ta đặt mật khẩu cho máy ở một trong hai mục Set
Supervior Password hay Set User Password.
 Memorypartycheck: Đối với một số loại RAM SIMM để đạt được sự chính xác cao
26

volskv@gmail.com
về dữ liệu. Thì cứ 8 bit dữ liệu thì có 1 bit chẵn lẻ (party) để kiểm tra sự đúng sai của
dữ liệu trong RAM. Để nhận biết thanh Ram SIMM có party hay không ta chỉ đếm số
chip trên RAM, nếu số lẻ thì chúng có chứa bit party.
 Gate 20 Option: Theo cách quản lý RAM ở chế độ thực (real mode) của CPU. 20
đường địa chỉ (A0 –A19) có thể quản lý tối đa 1MB RAM, nhưng thực tế thì vùng nhớ
cao của RAM hay vùng HMA 64K đầu tiên trên 1MB của vùng XMS vẫn có thể quản
lý trực tiếp được ở chế độ thực. Để làm được điều này ta phải nhờ tới đường địa chỉ
thứ 20 và đường địa chỉ này được bật khi ta chạy tập tin HIMEM.SYS.
 Typematic Rate: Ba mục này là ba mục liên quan đến bàn phím. Typematic Rate yêu
cầu ta khai báo tốc độ gõ phím và đơn vị sẽ được tính bằng số ký tự trên 1 giây
(Characters per second). Mặc định là 6 ký tự trên giây, nếu ta gõ nhanh hơn thì ta khai
báo lại số lớn hơn.
 Typematic Delay: Yêu cầu ta khai báo thời gian trễ của bàn phím, đơn vị tính là mili
giây, mặc nhiên CMOS là 250ms. Nếu ta khai báo thông số này càng nhỏ thì khi ta
nhấn và giữ một phím bất kỳ thời gian hiện lặp lại 1 ký tự sẽ nhanh hơn.
 TypematicRateSetting: Không thể cho phép ta được quyền thay đổi hay không 2 mục
định thông số trên bàn phím ở trên.
 Video Bios Shadow: Khai báo có muốn sử dụng ROM màn hình là shadow hay
không, nếu ta khai Enable thì khi khởi động máy dữ liệu trong ROM sẽ được tải lên
RAM. Như vậy khi làm việc CPU cần tới thông tin này thì sẽ lên RAM lấy thay vì
phải lên ROM, như vậy tốc độ truy xuất sẽ nhanh hơn rất nhiều (gấp khoảng 4 lần).
 P/S2 mouse Function control: Khai báo ta có sử dụng chuột PS/2 hay không, nếu ta
muốn sử dụng cổng PS/2 ta bật chức năng này.

CHIPSET FEATURE SETUP


Các mục trong phần chipset này có ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng đến tốc
độ truy xuất nhanh hay chậm của hệ thống, bởi nó yêu cầu ta khai báo các thông số làm
việc cho hai thiết bị cơ bản nhất trên hệ thống: BUS và RAM. Ngoài ra nó còn có tác
dụng cho người sử dụng khai báo thêm tính năng mới của hệ thống hỗ trợ.
Auto Configuration: Bởi vì tính quan trọng của mục này, để dự phòng các thông số
trong trường hợp các thông số bị sai không thể khai báo đúng được, lúc nào CMOS
cũng tự động detect cho ta một cấu hình mặc nhiên nhất với cấu hình này thì hệ thống
có thể làm việc bình thường. Tuy nhiên nó chưa phải là tối ưu nhất. Để làm được điều
trên ta có thể cho mục này là Enable hoặc ta có thể nhấn F7 để chọn mục Setup
Default.
Dram Timinghay SDram Timing:Khai báo cho ta biết đang sử dụng DDram hay
SDram, có thời gian truy xuất là bao nhiêu (Dram =60 –70ns, SDram = 6 –10ns).
ATBusClockCyle: Mục này và mục ISA Bus Clock qui định tần số àm việc của Bus
ISA. PCI ta không cần phải khai báo bởi chúng làm việc gần bằng tốc độ của main.
Đối ISA tần số làm việc chỉ Khoảng 8 – 14MHz nên ta phải lấy một trong tần số
chuẩn của thạch anh 14.318MHz, tần số làm việc của CPU, hoặc tần số làm việc của
Bus PCI.sau để chia nhỏ xuống. Nếu ta chọn mục này là Async thì ta phải lấy tần số
của thạch anh để chia nhỏ xuống gán cho Bus ISA (CLKI/3), nhưng nếu ta cho Sync
thì ta lấy tần số của CPU hay Bus PCI để chia (mặc định PCICLK/3).
Lưu ý: Nếu có các mục khai báo: Sram Read Timming, Sram Write Timming,
Dram Read Timming, Sram Write Timming thì nên để cho CMOS auto tốt hơn.
Wait State: Khi thực hiện lệnh giao tiếp với thiết bị ngoại vi, CPU phải qua một chu
kỳ bus, tức hai chu kỳ đồng hồ. Chu kỳ 1 gởi địa chỉ, chu 2 lấy nội dung từ ô địa chỉ
27

volskv@gmail.com
mang về CPU. Nếu lấy được dữ liệu thì tín hiệu sẵn sàng sẽ báo về CPU, nếu tín hiệu
này báo về CPU vẫn còn trong khoảng thời gian của chu kỳ 2 thì trạng thái chờ bằng
0, ngược lại thì bằng 1. Thông số này ta thường để cho CMOS auto hoặc có khai báo
thì không được khai báo lớn hơn mặc định hệ thống làm việc không ổn định, tập tin
Himem.sys chạy không bình thường có thể bị báo lỗi, có thể chạy chậm và treo máy.
Hidden Refresh: Nếu chọn Enable thì CPU không mất thời gian chờ trong quá trình
làm tươi Dram, ngày nay việc làm tươi do DMA đảm nhiệm.
Onboard FDC Controller: Cho phép ta có hay không sử dụng ổ đĩa mềm trên main.
Trường hợp này có tác dụng khi ổ đĩa mềm bị hư thì ta để Disable để tránh thông báo
lỗi và ta sẽ sử dụng chức năng khác ( ta gắn thêm card I/O, cổng USB cho ổ pock
disk)
Parallel Mode: Khai báo chuẩn sử dụng cho các cổng song song trên máy (Normal, hay
SPP, ECP, EPP,..) các main mới ngày nay nó có thể đã được khai báo trong mục
Intergrated Peripheral
OnchipUSB:Ta có muốn sử dụng cổng USB mà trên chip hỗ trợ hay không (Enable hay
Disable).
OnchipModem: Ta có muốn sử dụng chức năng tích hợp Modem trên chip hay
không?
OnchipSound:Ta có muốn sử dụng chức năng xử lý âm thanh tích hợp nagy trên chip
(Sound Onboard) hay không?
USB keyboardsupport: Chúng ta có muốn sử dụng bàn phím cắm cổng USB mà chip
hỗ trợ hay không?
USB Mousesupport: Chúng ta có muốn sử dụng chuột phím cắm cổng USB mà chip
(main) hỗ trợ hay không?

POWER MAGAMENT SETUP


Đây là vấn đề liên quan đến tiết kiệm điện và pin cho máy tính xách tay. Khai báo
trong mục này chủ yếu ta qui định thời gian nghỉ của thiết bị ( Sleep Time) để tránh tình
trạng lãng phí năng lượng.
 Power Magament: Cho phép ta chọn các phương pháp để tối ưu việc tiết kiệm năng
lượng. Nếu chọn Max Saving thì hệ thống sẽ tiết kiệm tối ưu nhất, nếu Min Saving thì
ở mức độ ít hơn, nếu chọn User define thì thời gian nghỉ của thiết bị được chúng ta
thiết lập bằng tay và nếu để Disable tức ta không sử dụng chức năng này.
 Video off Method: Khi bắt đầu Power Magament việc đầu tiên nó sẽ tắt màn hình, các
cách tắt màn hình: Standby, Blank Screen, V/H Sync + Blank hay DPMS (Display
Power Magament Signaling..,)
 CRT Standby: Khai báo thời gian nghỉ của màn hình.
 HDDPowerDown: Thiết lập chế độ dừng của đĩa cứng khi không truy nhập.
 HDDSleepTimer:Thiết lập thời gian để đĩa cứng dừng quay sau khi không còn tác
vụ truy xuất.
 Wake upEvents: Tín hiệu IRQ1,IRQ2, IRQ3,…,IRQ12 sẽ làm cho hệ thống thức tỉnh
lại khi đang ở chế độ Power management.
 Ngoài ra đối main laọi mới phần này còn giúp người sử dụng thiết lập tính năng báo
thức hay tự khởi động máy tính khi có tín hiệu: như tín hiệu điện thoại,…
PNP/PCI CONFIGUTION
Thiết lập một số thông số về các Slot PCI và các vấn đề liên quan PnP (Plug and
Play) trong việc dò tìm cấu hình phần cứng máy tính.
INTEGRATED PERIPHERAL
28

volskv@gmail.com
Thiết lập các thiết bị ngoại vi Onboard
LOAD BIOS DEFAULT và LOAD SETUP DEFAULT
Hai mục đều có nhiệm vụ giống nhau là nạp lại cấu hình của hệ thống nhưng
chúng có một sự khác nhau nhỏ về nội dung.
Giả sử ta là người không am hiều về CMOS, máy tính đang hoạt động bình thường
với cấu hình A, sau chúng ta vào CMOS thay đổi một số thông số và cấu hình này gọi cấu
hình B; với cấu hình B máy chúng ta không hoạt động bình thường như trước nữa, để sửa
lại ta có hai cách làm: Load Setup default hay nhấn F7 thì CMOS cấu hình B trở lại thành
cấu hình A (giống như chương trình Undo CMOS), nếu dùng Load BIOS default hay
nhấn F6 máy sẽ trả lại cấu hình CMOS về các thông số mặc nhiên, nó đảm bảo rằng ít
nhất là máy tính hoạt động bình thường.
Trong các CMOS để thiết lập mật khẩu thường có hai chế độ bảo mật: một là bảo
mật ở mức trong trang BIOS setup (mức bình thường hay mức setup) và mức bảo vệ cao
hơn là mức hệ thống (tức là có nhiệm vụ bảo vệ cả hệ thống và trang BIOS setup (System
hay Always)). Đặt khẩu là điều rất có lợi tuy nhiên đôi khi chúng ta quên mất mật khẩu
thì đó lại là vấn đề hết sức nguy hiểm. Để khắc phục được điều này sau là các phương
pháp phá mật khẩu trong CMOS và nó được chia làm hai phần:
- Phương pháp xoá mật khẩu ở mức Setup.
- Phương pháp xoá mật khẩu ở mức hệ thống(system):
FREQUENCY/ VOLTAGE CONTROL
Thiết lập tốc độ làm việc và hiệu điện thế của CPU
SUPERVIOR PASSWORD và USER PASSWORD
Hai mục trên đều có chung nhiệm vụ là dùng để xác lập bảo vệ cho máy tính của
bạn, nó thường đi cùng với menu Advanced cmos setup  Security option (password
check). Tuy nhiên chúng có sự khác nhau nhỏ là: nếu ta thiết lập mật mã cho máy tính
bằng SUPERVIOR PASSWORD thì khi vào CMOS ta có thể toàn quyền thay đổi các
giá trị CMOS, còn nếu ta sử dụng USER PASSWORD để thiết lập mật khẩu thì một số
menu trong chương trình CMOS không cho chúng ta thay đổi.
Trong khai báo mật khẩu máy tính thường cho thiết lập hai chế độ bảo mật đó là:
Mức setup tức là chỉ bảo vệ trang CMOS setup chúng ta muốn vào thay đổi nội dung
trang này chúng ta phải gõ đúng mật khẩu. Mức hai là mức hệ thống (system) tức là máy
tính bảo vệ toàn bộ hệ thống chúng ta muốn làm bất cứ việc gì với hệ thống máy tính đều
hỏi mật khẩu ngay khi khởi động máy và nó bảo vệ luôn cả trang CMOS setup.
Đặt mật khẩu có ý nghĩa rất lớn trong thực tế tuy nhiên cái gì nó cũng có hai mặt
của nó, nếu chúng ta quên đi mật khẩu chúng ta đánh vào thì đó là một điều thật phiền
phức.Tuy nhiên, giúp bạn trách được phiền phức đó sau đây tôi xin mách nước để phá
mật khẩu. Để xoá mật khẩu này ta phân hai loại:
2. Phương pháp phá mật khẩu ở mức Setup:
Nếu máy đặt mật khẩu mức setup máy tính ta vẫn làm việc bình thường, chỉ khi
nào muốn vào CMOS thì máy mới hỏi mật khẩu. Trong trường hợp bạn quên hay ta cố
tình xoá mật khẩu setup ta có thể phá bằng những cách sau:
+ Ngoài ra bạn có thể sưu tầm các phần mềm xoá mật khẩu: Cmosput.com,
CleaCmos.com hoặc xoacmos.exe.
3. Phương pháp phá mật khẩu ở mức hệ thống (system):
Máy đặt mật khẩu mức hệ thống tức ta không thể dùng phương pháp trên lý do ta
không thể khởi động được máy tính. Vì vậy, để phá được ta phá mật khẩu bằng thao tác

29

volskv@gmail.com
trên phần cứng máy tính. Để làm điều này chúng ta tháo lắp máy để xóa thông tin trong
CMOS bằng cách gắn jump lại hoặc tháo pin trên main. Pin CMOS nằm ngay trên main
và pin thường có maud trắng ta rất dễ phát hiện. Còn jump nó cũng được thiết kế gần đó.

IDE HDD AUTO DETECTION


Khai báo đĩa cứng có trong máy tính, nếu ta chọn mục này máy sẽ tự dò tìm các ổ
đĩa cứng vật lý đang được kết nối vào máy tính.

HDD LOW LEVEL FORMAT


Sử dụng để định dạng đĩa cứng ở dạng cấp thấp để loại bỏ những sector hỏng.

SAVE AND EXIT SETUP


Thoát khỏi chương trình CMOS setup nhưng có lưu lại những giá trị người sử
dụng đã thay đổi.

EXIT WITHOUT SAVING


Thoát khỏi chương trình CMOS setup nhưng không lưu lại những thay đổi của
người sử dụng vừa thay đổi.

THỰC HÀNH BIOS


1. Làm cách nào để vào được chương trình CMOS setup.
2. Làm thế nào để thay đổi ngày giờ hệ thống trong CMOS.
3. Khai báo để sử dụng đĩa mềm làm như thế nào.
4. Khai báo chế độ dò tìm đĩa hệ thống khởi động máy (ổ đĩa nào là ổ đĩa nhận được sự
ưu tiên đầu). Thiết lập máy tính của bạn khởi động từ ổ CD-ROM, từ đĩa mềm.
5. Khai báo card màn hình thế nào cho đúng chủng loại và dung lượng bộ nhớ màn hình
đối main card màn hình onboard.
6. Kiểm tra tổng dung lượng bộ nhớ chính trong CMOS setup.
7. Làm thế nào để khai báo cho máy tính chế độ chống vius xâm nhập phần hệ thống của
các đĩa.
8. Các khai báo liên quan đến chế độ tự kiểm tra máy sao cho tối ưu nhất.
9. Khai báo thông tin thuộc về bàn phím trong CMOS.
10. Khai báo chế độ mặc định của phím Numclock để sau mỗi lần khởi động đèn tín hiệu
góc trên bên phải sáng.
11. Xác lập chế độ bảo mật cho máy theo cả hai mức hệ thống(system) và thiết lập(setup).
12. Làm thế nào để huỷ các chức năng Onboard của các thiết bị nối vào máy tính.
13. Kiểm tra máy tính hiện đang thực hành có bao nhiêu ổ đĩa vật lý và dung lượng mỗi
đĩa bao nhiêu?

14. Xoá mật khẩu cho máy tính của bạn trong hai trường hợp. giả sử mật khẩu bạn đã thiết
lập nhưng bị quên.
15. Thiết lập chương trình CMOS setup của bạn về dạng mặc định của CMOS.

30

volskv@gmail.com
Chương IV
CÀI ĐẶT PHẦN MỀM

I. QÚA TRÌNH CÀI ĐẶT PHẦN MỀM


 Phân chia ổ đĩa vật lý thành nhiều đĩa logic (nếu cần)
 Định dạng ổ đĩa cần cài đặt
 Cài đặt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng khác.
Lưu ý: Một số HĐH mới ngày nay ta có thể giúp ta định dạng ngay trong quá trình cài
đặt.

1. Quá trình chia đĩa bằng lệnh FDISK của DOS

Ngay sau khi gõ lệnh FDISK , màn hình FDISK yêu cầu người sử dụng có chọn hỗ
trợ các ổ đĩa đối với FAT 32 hay không nếu ta có 1 dĩa cứng lớn hơn 512 MB.

Sau khi chọn xong Menu chính của màn hình Fdisk như sau:

FDISK Option

Current Fixed Disk Drive: 1 -> trường hợp máy có một đĩa cứng
Choose one of the following:-> chọn một trong những mục sau

1- Creat Dos partition ->Tạo phân khu DOS


2- Set Active Partition ->Xác lập phân khu hoạt động
3- Delete Partition or Logical DOS Drive ->Xóa phân khu hoặc các ổ Logic
4- Display Partition information ->Cho hiển thị thông tin tình trạng đĩa
5- Select Next Fixed Disk Drive ->Chọn ổ cứng để Fdisk (nếu ta gắn 2 ổ cứng)

Enter choice : [ 1 ] ->(gõ vào 1-2-3-4 để chọn các chức năng)


Press ESC to exit FDISK ->(nhấn ECS để thoát khỏi Fdisk)

1. TẠO PHÂN KHU DOS


Gõ số "1" trong Menu chính. Trên màn hình xuất hiện như sau:

Creat Dos partition

Current Fixed Disk Drive: 1

1- Creat Primary DOS Partition -> Tạo phân khu DOS đầu tiên
2- Creat Extended DOS Partition ->Tạo phân khu DOS mở rộng
31

volskv@gmail.com
3- Creat Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition -> Tạo đĩa DOS lý luận
trong khu DOS mở rộng.
Enter choice : [1 ]
Press ESC to return to Fdisk Option An <Esc> để thoát khỏi trình FDISK

2. TẠO KHU DOS ĐẦU TIÊN


Ta nhập số 1 (tại Enter choice : [1]). Trên màn hình xuất hiện:

Create DOS Partition or Logical DOS Drive

Current Fixed Disk Drive:1

Choose one of the following:


1. Create Primary DOS Partition
2. Create Extended DOS Partition
3. Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

Enter choice: [1 ]
Press ESC to return to FDISK Option

Để thực hiện việc tạo phân khu đầu tiên của ổ đĩa. Ta theo trình tự từ 1 - 3.
Khi ta ấn số [1]. Máy sẽ hiện:

Create Primary DOS Partition

Current Fixed Disk Drive:1

Do you wish to use the maximum available size for a Primary DOS Partition and
make the Partition active (Y/N)…………………? [Y]

Press ESC to return to FDISK Option

Tại đây, nếu ta nhấn "Y" thì toàn bộ dung lượng đĩa cứng sẽ tạo thành một đĩa C, không
thể chia thêm ổ nào khác được nữa. Để có thể chia thành nhiều ổ, ta phải nhấn "N". Màn
hình sẽ hiện:

32

volskv@gmail.com
Create Primary DOS Partition

Current Fixed Disk Drive:1

Total this space is 1219 Mbytes (1Mbytes= 1048567 bytes)


Maximum Space availabla for Partition is 1219 Mbytes (100%)

Enter Partition size in Mbytes or percent of this space (%) to


Create a Primary DOS Partition……………………………………………… : [1219]

No Partition define
Press ESC to return to FDISK Option

Nhập vào ô dung lượng cho phần Primary (sẽ là ổ C:) ví dụ: 500 <Enter>.
Hiện ra thông báo: Primary DOS Partition create: Primary DOS Partition đã được tạo.

Create Primary DOS


Partition

Current Fixed Disk Drive:1

Partition Status Type Volume Label Mbytes Sytem Usage

C:1 PRI DOS 500 UNKNOWN 41%

Primary DOS Partition create

Press ESC to continue

Nhấn ESC về Menu chính nhưng lúc này có thêm một cảnh báo cho biết đĩa C: (Primary
DOS Partition) chưa được Set Active. Hãy khoan chú ý đến cảnh báo đó.

FDisk
Option

Current Fixed Disk Drive:1


Choose one of the following:

33

volskv@gmail.com
1. Creat Dos partition or Logical DOS Drive
2. Set Active Partition
3. Delete Partition or Logical DOS Drive
4.Display Partition information

Enter choice : [1 ]
Warning: No Pratition are set active - disk 1 is not startable unless a
Partition is set active.
Press ESC to exit
FDISK

Từ Menu chính, ta tiếp tục nhấn [1], và <Enter>


Lúc nãy, tại đây ta đã đi bước 1 (Create Primary DOS Partition), bây giờ ta vào bước 2
(Creat Extended DOS Partition): nhấn [2], và <Enter>.

Create Extended DOS Partition

Current Fixed Disk Drive:1

Partition Status Type Volume Label Mbytes Sytem Usage


C: 1 PRI DOS 500 UNKNOWN 41%

Total this space is 1219 Mbytes (1Mbytes= 1048567 bytes)


Maximum Space availabla for Partition is 719 Mbytes (100%)

Enter Partition size in Mbytes or percent of this space (%) to


Create an Extended DOS Partition……………………………………………… : [719]

Press ESC to return to FDISK option

Tại đây ta <Enter> để lấy hết dung lượng. Màn hình sẽ ra thông báo: "Extended DOS
Partition create" - Extended DOS Partition đã được tạo.
Create Extended DOS Partition

Current Fixed Disk Drive:1

Partition Status Type Volume Label Mbytes Sytem Usage


C: 1 PRI DOS 500 UNKNOWN 41%
2 EXT DOS 719 UNKNOWN 59%

34

volskv@gmail.com
Extended DOS Partition create

Press ESC to continue

Nhấn ESC

Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

No Logical drive define

Total Extended DOS Partition size is 719 Mbytes (1Mbytes= 1048567 bytes)
Maximum Space availabla for Logical drive is 719 Mbytes (100%)

Enter Logical drive size in Mbytes or percent of this space (%) …… : [719]

Press ESC to return to FDISK Option

Tại đây, ta <Enter> sẽ ra ổ D:, và màn hình như sau:

Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

Drv Volume Label Mbytes Sytem Usage


D 719 UNKNOWN 100%

All Availabale space in the Extended DOS Partition


Is assigned to Logical drives

Press ESC to continue

Nhấn ESC trở về Menu chính


Đến đây là kết thúc việc tạo Partititon.

3. SET ACTIVE cho PHÂN KHU CHÍNH:

Lúc này ta vẫn còn thấy lời cảnh báo "Warning! No Paretition are set active - disk 1 is
not startable uinless a Partition is set active" trên màn hình vì sau khi tạo xong các
Partition ta phải tiến hành set active cho Primary Partition.
Tại Menu chính ta nhấn [2], và <Enter>; màn hình hiện ra:

35

volskv@gmail.com
SET ACTIVE Partition

Current Fixed Disk Drive:1

Partition Status Type Volume Label Mbytes Sytem Usage


C: 1 PRI DOS 500 UNKNOWN 41%
2 EXT DOS 719 UNKNOWN 59%

Total disk space is 1219 Mbytes (1 Mbytes = 1048567 bytes)

Enter the number of Partititon you want to make active…………: [ _ ]

Press ESC to return to FDISK Option

Gõ số 1 ngay vị trí con trỏ, và <Enter>, ta sẽ thấy chữ "A" hiện ra dưới cột Status của ổ C:
SET ACTIVE Partition

Current Fixed Disk Drive:1

Partition Status Type Volume Label Mbytes Sytem Usage


C: 1 A PRI DOS 500 UNKNOWN 41%
2 EXT DOS 719 UNKNOWN 59%

Total disk space is 1219 Mbytes (1 Mbytes = 1048567 bytes)

Enter the number of Partititon you want to make active…………: [ _ ]

Press ESC to return to FDISK Option

Nhấn ESC để trở về Menu chính, nhưng lúc này ta không còn thấy lời cảnh cáo nữa.
Đến đây là kết thúc quá trình FDISK. Trước khi thoát ra cần kiểm tra lại bằng cách vào mục
[4] trong Menu chính.
4. XÓA CÁC PARTITION:
Đứng tại Menu chính, ta nhấn số [3],và <Enter>, màn hình hiện ra:

36

volskv@gmail.com
Delete DOS Partition or Logical DOS Drive

Current Fixed Disk Drive:1


Choose one of the following:
1. Delete Primary DOS Partition.
2. Delete Extended DOS Partition.
3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition
4. Delete Non-DOS Partition.

Enter choice: [ ]

Press ESC to return to FDISK Option

Để xóa Partition , ta luôn theo nguyên tắc xóa từ trong ra ngoài (từ 4 đến

1). Chú ý :
Nếu trường hợp nhấn [4] mà hiện ra thông báo: "No Non-DOS Partition to delete".
Nghĩa là
phần Non-DOS Partition không có nên không xóa được, lúc này ta nhấn ESC để trở về
Menu chính; và ta vào bước 2 - xóa các Logical Disk.
Để xóa Non-DOS partition ta nhấn số 3 tại vị trí con trỏ, <Enter>.
Xuất hiện câu thông báo: "Do you wish to continue (Y/N)…..? [N]. Nhấn [Y],
<Enter>. Xuất hiện "Non-DOS Partition deleted" là đã xóa xong Non-DOS Partition.

2. Định dạng đĩa (FORMAT)


Yêucầu:
Sử dụng một đĩa hệ thống để khởi động máy tính, trong đó có lệnh FORMAT sau
khi
khởi động: Gõ lệnh Format C: /s
Máy hiện thông báo:
WARNING: ALL DATA ON NON-REMOVABLE
DISK DRIVE C: WILL BE LOST!
Proceed with Format (Y/N)?_
Ta nhấn 'Y', <Enter>. Máy bắt đầu tiến hành format đĩa C: . Khi máy đã format ổ C:
được 100% thì sẽ yêu cầu đặt tên Volume Label cho ổ C: ; ta chỉ có thể nhập tối đa là
11
ký tự, nếu không muốn đặt tên thì ta nhấn <Enter> bỏ qua.
Tiếp tục, ta format các ổ đĩa còn lại (D:, E: .v.v...và không có tham số.)
Sau khi format xong tất cả các ổ đĩa và Boot máy lại từ đĩa cứng. Nếu máy Boot được
và hiện ra câu yêu cầu nhập ngày, giờ, tháng, năm là thành công.
Bước kế tiếp ta tiến hành cài đặt WINDOWS.
III. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG - DRIVER

Phần mềm: phần mềm bao gồm chương trình và dữ liệu. Phần mềm thường
được viết ra sau đó nó được lưu lên đĩa CD và bán trên thị trường.
Thông thường phần mềm là rất lớn và nhiều tính năng nó bao gồm hệ thống
các
chương trình và dữ liệu được các lập trình viên đóng gói khi bán ra thị trường. Như
vậy,
khi người sử dụng muốn cài đặt chúng lên máy tính của mình thông thường bằng
một trong hai tập tin quen thuộc là Setup hay Install, quá trình sao chép các chức
năng của
phần mềm vào máy tính chúng ta gọi là quá trình cài đặt.
Để cài đặt một phần mềm ta nên quan tâm những vấn đề sau:

Hệ thống máy PC cấu hình phù hợp yêu cầu phần mềm cài đặt không?
Tập tin sẽ sử dụng cài đặt (tập tin này thường có tên Intall.exe hay Setup.exe)
Bạn biết được phần mềm bạn chuẩn bị cài đặt là sử dụng miễm phí hay phải trả
tiền (nếu phần mềm phải trả tiền sau khi bản trả tiền bạn sẽ được nhà cưng cấp
phần mềm cho mã để chúng ra cài đặt, nếu phần mềm miễn phí thì không cần.
Thông thường trên
thị trường chúng ta hiện nay chúng yếu là phần mềm có bản quyền những đã được
bẻ khóa và khóa này hay mã bảo mật thường được được lưu trong tập tin
serial.txt,
cdkey.txt, setup.txt, readme.txt.

1. Các bước cài đặt Windows XP lên một ổ cứng mới ( hoặc ổ cứng chưa phân
vùng )

Chuẩnbị:
- Một máy tính chạy tốt có ổ CD-ROM, đĩa cứng.
- Đĩa phần mềm hoặc CD khởi động
- Đĩa chứa HĐH cần cài đặt, Đĩa chứa bộ Microsoft Offices và đĩa chứa Font
và phần phềm ứng dụng khác.

Bắt đầu cài đặt :


Cho đĩa cài Windows XP vào và khởi động lại máy, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu với
màn
hình mầu xanh như sau :
Đợi trong ít phút đến khi dừng lại ở màn hình như sau
Bấm ENTER để cài đặt , sau vài phút máy dừng lại ở màn hình sau :

Bấm phím F8 để đồng ý cài đặt, sau một lát máy dừng lại ở màn hình sau :
Bấm phím C để tạo phân vùng cho đĩa, màn hình sau hiển thị :

Ở trên hiển thị dung lượng của toàn bộ ổ đĩa, Bạn nhập lại dung lượng nhỏ hơn cho ổ
C,
( Nếu bạn lấy toàn bộ dung lượng thì đĩa cứng chỉ tạo ra một ổ Logic )
Sau khi tạo ổ C với dung lượng nhỏ hơn dung lượng đĩa, khoảng trống còn lại được yêu
cầu để tạo phân vùng tiếp, bạn hãy chuyển vệt trắng xuống dòng dưới .

Chuyển vệt sáng xuống dòng dưới để tạo phân vùng tiếp theo, nhấn phím C để tạo phân
vùng , nhập toàn bộ dung lượng còn lại làm ổ D, nếu muốn tạo tiếp ổ E thì nhập lại dung
lượng nhỏ hơn
Đặt vệt sáng lên ổ C, nhấn Enter để thực hiện cài đặt, màn hình sau xuất hiện yêu cầu
bạn chọn kiểu Format như hình dưới .

Bạn hãy chọn kiểu Format là FAT file system (Quick) sau đó nhấn Enter để tiếp tục .
Màn hình trên xuất hiện bạn nhấn ENTER để đồng ý Format , màn hình sẽ tiến hành
Format trong khoảng vài chục giây .

Tiếp theo là quá trình Copy các File của hệ thống, đợi cho đến khi mầu vàng chạy hết
100%
Sau khi Copy xong máy ra thông báo sẽ khởi động lại sau 7 giây khi chạy hết vạch đỏ,
bạn có thể Enter để khởi động lại máy .

Khi máy khởi động lại, bạn không đụng tới bàn phím thì máy sẽ tự khởi động vào
Windows XP và tiếp tục cài đặt . ( nếu bạn đụng vào bàn phím máy sẽ khởi động từ đĩa
CD Rom và nó lại cài đặt lại từ đầu )
Khi màn hình trên xuất hiện bạn Click Next để tiếp tục

Khi màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên máy vào ô Name : Thí dụ MAY1 sau đó
Click Next để tiếp tục .
Khi màn hình trên xuất hiện bạn bỏ trống các mục yêu cầu nhập Password, sau đó
Click Next để tiếp tục .

Khi màn hình trên xuất hiện, hãy nhập múi


g
i

là GMT + 07.001 Bangkock, Hanoi, Jakata
Sau đó Clịk Next để tiếp tục
Khi màn hình trên xuất hiện bạn chọn kiểu cài

đặt là Typical settings sau đó Click Next


để tiếp
tục.

Khi màn hình trên xuất hiện, bạn Clịk Next


để tiếp
tục.

Đợi đến khi màn hình trên xuất hiện,


Click Next để tiếp
tục
Khi màn hình trên xuất hiện, bạn chọn
Local area netword LAN sau đó
Click Next để tiếp tục .

Màn hình trên xuất hiện bạn


đánh dấu vào hai ô Check box
Automatic bên trên sau đó Click Next
để tiếp tục .
Màn hình trên xuất hiện bạn đánh dấu
vào No not at this
time
sau đó Click Next để tiếp tục

Màn hình trên xuất hiện bạn nhập


tên cho người sử dụng máy tính
sau đó Enter để kết thúc cài đặt .

2. Cài đặt phần mềm ứng dụng và trình điều khiển Driver
Được trình bày trên máy chiếu

50
IV. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DỮ LIỆU

1. Giới thiệu về Ghost

khoảng 60 phút , nhưng bạn có thể dùng chương trình Ghost để sao chép toàn bộ ổ đĩa
và chỉ mất khoảng 10 phút
lỗi các phần
mềm, bạn có thể Ghost toàn bộ ổ đĩa vào một File để dự phòng, khi cần thiết bạn sẽ
Ghost trở lại và bạn lại có một bộ máy như lúc mới cài đặt .

2. Các tiện ích của Ghost

đặt ( gọi là
đĩa nguồn ) sang một đĩa cứng khác ( gọi là đĩa đích )

Ghost từ đĩa 1 sang đĩa 2 có dung lượng bằng


nhau sau khi Ghost xong, đĩa 2 sẽ giống hệt
đĩa 1
Ghi chú : Phần đậm trong ổ C là phần có dữ liệu .

51
Ghost từ đĩa 1 sang đĩa 2 có dung lượng nhỏ hơn
sau khi Ghost xong, dung lượng các ổ thay đổi
nhưng tỷ lệ % của các ổ không thay đổi
Lưu ý : Nếu ổ đích quá nhỏ so với ổ nguồn sẽ bị lỗi
và bạn không thể Ghost được

khác để dự
phòng, khi cần thiết thì bạn Ghost ngược lại .

Ghost đĩa 1 vào File Image trên đĩa 2 để dự phòng

Ghost ngược lại từ File Image trên đĩa 2


về đĩa 1 khi đĩa 1 bị lỗi hệ điều hành

Thí dụ Ghost
toàn bộ ổ C đĩa 1 sang ổ C đĩa 2

52
Ghost từ Partition sang Partition khác

trên một ổ Logic


khác cùng đĩa hoặc khác đĩa để dự phòng, khi cần thiết bạn Ghost ngược trở lại từ File
ảnh về ổ Logic ban đầu .

Ghost từ ổ logic C đĩa 1


thành một File Image trên
ổ D đĩa 2

lỗi hệ điều
hành .

53
Ghost ngược lại từ File Image dự phòng trên ổ D đĩa 2
về ổ C đĩa 1 khi đĩa 1 bị hỏng hệ điều hành .

Bạn cũng có thể Ghost từ ổ C thành một File


Image trong ổ D trên cùng một đĩa cứng

Các diểm cần lưu ý khi Ghost

chỉ dùng được trên máy có cùng chủng loại Mainboard .

inboard phải có cùng


tên Chipset chính ( North Bridge )

bị xoá và được thay thế bằng dữ liệu mới như đĩa nguồn .

Mục đích Ghost từ Đĩa sang Đĩa

nh một bộ máy tính trong khoảng 15 đến 20 phút, bạn


cần sử dụng chương trình Ghost để sao chép toàn bộ nội dung và các phân vùng của đĩa
nguồn ( là ổ được cài đặt chuẩn ) sang đĩa đích ( là ổ lắp mới trong máy ), so với thời
gian lắp ráp và cài đặt hoàn chỉnh cho một bộ máy mất khoảng 80 phút thì chương trình
Ghost đã tiết kiệm cho bạn được 60 phút làm việc .

54
Dùng đĩa 1 có dữ liệu làm đĩa nguồn
Ghost sang đĩa 2 ( đĩa đích ) là đĩa cần
cài đặt .

3. Các bước tiến hành

 Chuẩn bị một đĩa nguồn ( đã được cài đặt chuẩn )


 Lắp đĩa nguồn chung cáp tín hiệu với đĩa cứng trong máy,
thiết lập Jumper cho đĩa nguồn là Master và đĩa đích là Slave

Thiết lập Jumper cho đĩa nguồn ( có dữ liệu ) là Master


đĩa đích ( chưa có dữ liệu) là Slave

 Vào CMOS SETUP thiết lập cho ổ CD ROM là First Boot

 Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại
máy, máy sẽ khởi động vào màn hình MS-DOS với dấu nhắc
từ
ổA
A:\> _
Gõ lệnh Ghost <Enter>

A:\> Ghost <Enter>

Màn hình Ghost xuất hiện

55
Chọn Local => Disk => To Disk

Chọn To Disk <Enter>

Chương trình yêu cầu bạn chọn đĩa nguồn, bạn hãy chọn dòng số 1
( Dòng số1 là ổ với thiết lập Master ) nhấn <Enter>

56
Chương trình sẽ mặc định chọn ổ đích là ổ Drive 2 cho bạn
bạn nhấn <Enter>

Chương trình cho phép bạn có thể thay đổi kích thước các ổ
logic trên đĩa đích ở mục New site, nếu bạn không muốn thay
đổi thì
giữ nguyên kích thước mặc định
Sau đó nhấn phím Tab để chuyển mục chọn xuống OK
và nhấn
<Enter>

57
Chương trình hỏi bạn có đồng ý Ghost với các lựa chọn trên hay
không?
bạn chọnh Yes rồi nhân <Enter>

Chương trình bắt đầu Ghost trong khoảng 5 phút ( tuỳ theo tốc độ
máy, tốc độ máy càng cao thì thời gian này càng ngắn )
Thanh trạng thái bên trên cho ta thấy % dữ liệu đã hoàn thành .

Khi quá trình Ghost hoàn thành 100%, bạn cần chọn Reset
Computer
để khởi động lại máy .

=> Quá trình Ghost đã hoàn thành .

58
Ghost từ Dia vào File Image .

 Tiện ích này giúp bạn Ghost dự phòng đĩa cứng vào một
File ảnh, và như vậy với một đĩa dự trữ bạn có thể lưu được
nhiều File ảnh Ghost từ nhiều đĩa cứng cài đặt trên các
Mainbord khác nhau.

Ghost toàn bộ đĩa 1 thành File Image trên đĩa cứng thứ 2

File Image dự trữ có thể được Ghost ra một ổ cứng mới

Các bước thực hiện :

 Chuẩn bị một ổ cứng đã được cài đặt làm ổ nguồn .

 Một ổ cứng khác dùng để lưu File Image, ổ cứng này cần
được phân vùng và Format trước bằng chương trình
FDISK và lệnh Format .

 Hai ổ cứng trên đấu chung một cáp tín hiệu, thiết lập cho ổ
nguồn là Master, ổ cần lưu File Image là Slave .

59
 Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại
máy.

Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost <Enter>

A:\> Ghost <Enter>

Màn hình Ghost xuất hiện

Chọn Local => Disk => To Image

Từ To Image nhấn <Enter>

60
Chọn đĩa nguồn là Drive 1 nhấn <Enter>
Giao diện sau xuất hiện .

Bạn chọn ổ Logic nơi đặt File Image, bạn bấm phím Tab để đưa
lựa chọn về mục Look in dùng phím mũi tên trải xuống .

Chọn ổ Logic để đặt File Image ( ví dụ trên đang chọn ổ F )


rồi nhấn <Enter>

61
Đặt tên cho File Image trong ô File name (ví dụ trên đặt tên là
LUUTRU)
sau đó dùng phím Tab đưa mục chọn sang phím Save
rồi nhấn <Enter>

Giao diện trên yêu cầu bạn chọn tỷ số nén cho File Image
- Nếu bạn chọn No là không nén .

- Nếu bạn chọn Fast là nén lại còn khoảng 80%

- Nếu bạn chọn High là nén lại còn khoảng

60% Thông thường ta chọn tỷ số nén cao nhất là

High
sau khi chọn tỷ số nén bạn nhấn <Enter>

62
Chọn Yes để đồng ý với các lựa chọn trên .

Quá trình Ghost được thực thi trong khoảng 5 phút ( tuỳ tốc độ
máy ) sau khi thanh trạng thái đạt 100% là xong .

63
Bạn chọn Continue sau đó thoát khỏi chương trình Ghost

Quá trình Ghost đã hoàn thành .

Ghost từ File Image ra dia .

Bạn có thể sử dụng File Image trên để Ghost ra một đĩa cứng
mới khi lắp máy, hay Ghost ra đĩa bị lỗi hệ điều hành để sửa chữa
.

Ghost từ File Image ra đĩa cứng

Các bước tiến hành

 Chuẩn bị một ổ cứng có chứa File Image làm File nguồn .

64
 Một ổ cứng mới mà bạn cần cài đặt

 Đấu hai ổ chung cáp tín hiệu, thiết lập cho ổ có File nguồn là
Master, ổ mới chưa có dữ liệu là Slave .

 Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động


lại máy.

Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost <Enter>

A:\> Ghost <Enter>

Màn hình Ghost xuất hiện

Chọn Local => Disk => From Image

Chọn From Image nhấn <Enter>

65
Bạn dùng phím Tab để đưa lựa chọn vào mục Look in, sau đó mở

đĩa có chứa File Image .

Chọn File Image cần Ghost rồi nhấn <Enter>

Chương trình sẽ tự chọn đĩa đích cho bạn, bạn nhấn <Enter>

Bạn có thể thay đổi lại kích thước các ổ Logic trong mục New
size, hoặc để nguyên kích thước mặc định

66
Dùng phím Tab để chuyển mục chọn xuống OK rồi nhấn <Enter>

Bạn chọn Yes để đồng ý với các lựa chọn trên .

Quá trình Ghost thực thi trong khoảng 5 phút ( tuỳ theo tốc độ máy )

67
Khi kết thúc bạn chọn Reset Computer để khởi động lại máy

=> Quá trình Ghost hoàn thành

Ghost từ Partition sang Partition

Bạn có thể Ghost toàn bộ dữ liệu của ổ C đĩa 1 sang ổ C hoặc ổ D


Trên đĩa 2, quá trình đó là Ghost từ Partition sang Partition, trường hợp này
thường đựơc sử dụng cho các ổ đĩa được phân vùng sẵn .

Các bước tiến hành

 Chuẩn bị một đĩa được cài đặt chuẩn làm đĩa nguồn .
 Đĩa đích phải là đĩa đã được phân vùng hoặc một ổ đĩa đang sử

68
dụng bị lỗi phần mềm .
 Lắp 2 ổ đĩa chung cáp, thiết lập một ổ là Master một ổ là Slave,
ổ Master sẽ được hiển thị ở vị trí Drive 1 khi Ghost .
 Thiết lập trong CMOS SETUP cho ổ CD ROM khởi
động trước
 Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại
máy

Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost <Enter>

A:\> Ghost <Enter>

Màn hình Ghost xuất hiện

Chọn Local => Partition => To Partition

Chọn To Partition nhấn <Enter>

69
Bạn hãy chọn đĩa nguồn, ở trên đĩa Drive1 là đĩa bạn thiết lập là
Master, sau khi chọn đĩa nguồn bạn nhấn <Enter>

Chương trình tiếp tục yêu cầu bạn chọn phân vùng trên đĩa
nguồn, thông thường bạn chọn dòng Primary là ổ chứa hệ điều
hành .

Chương trình yêu cầu bạn chọn phân vùng trên đĩa đích, bạn có thể
chọn Primary hoặc Logical sau đó <Enter>

70
Cửa sổ trên hỏi bạn có đồng ý với các lựa chọn trên không ? bạn
chọn
Yes rồi nhấn <Enter>

Quá trình sao chép bắt đầu và kéo dài trong khoảng 5 phút thì
kết thúc

71
Quá trình sao chép kết thúc, giao diện trên xuất hiện, bạn hãy chọn
Reset Computer để khởi động lại máy .

=> Qúa trình Ghost hoàn thành

Ghost từ Partition dến File Image

 Bạn có thể Ghost từ Partition sang một File ảnh để dự phòng,


khi hỏng bạn sẽ Ghost ngược trở lại từ File Image về phân
vùng ban đầu .

Ghost từ Partition thành File Image

72
Ghost từ Partition thành File Image
trên cùng một đĩa
cứng .

Các bước tiến hành .

 Chuẩn bị một đĩa được cài đặt chuẩn làm đĩa nguồn .
 Đĩa đích phải là đĩa đã được phân vùng hoặc một ổ đĩa đang sử
dụng .
 Lắp 2 ổ đĩa chung cáp, thiết lập một ổ là Master một ổ là Slave,
ổ Master sẽ được hiển thị ở vị trí Drive 1 khi Ghost .
 Thiết lập trong CMOS SETUP cho ổ CD ROM khởi
động trước
 Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động
lại máy

Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost <Enter>

A:\> Ghost <Enter>

Màn hình Ghost xuất hiện

Chọn Local => Partition => To Image

73
Chọn To Image <Enter>

Bạn hãy chọn đĩa nguồn, ổ Drive1 là ổ có thiết lập là Master

Tiếp theo bạn cần chọn phân vùng trên đĩa nguồn mà bạn cần
Ghost dự phòng, thông thường là phân vùng chính Primary .

74
Chương trình yêu cầu bạn chọn phân vùng đích nơi đặt File Image
để Ghost tới, bạn có thể chọn một trong các ổ đĩa trong mục Look in

Bạn nhập tên cho File Image vào mục File name, thí dụ trên đặt tên
Là LUU_C sau đó dùng phím Tab chuyển mục chọn sang phím Save
Và nhấn <Enter>

Chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn tỷ số nén, bạn nên chọn tỷ số
nén cao nhất là High sau đó nhấn <Enter>

75
Một giao diện hỏi bạn có đồng ý với các lựa chọn trên không ? bạn
chọn Yes rồi nhấn <Enter>

Chương trình tiến hành Ghost trong khoảng 5 phút ( tuỳ tốc độ
máy )

76
Khi kết thúc bạn chọn Continue sau đó thoát khỏi chương trình
Ghost và khởi động lại máy .

=> Quá trình Ghost đã hoàn thành .


Ghost từ File Image về Partition

 Bạn có thể sử dụng File Image dự phòng để Ghost ngược trở về


phân vùng tuỳ ý .

Ghost ngược lại từ File Image về Partition

77
Ghost từ Partition thành File Image
trên cùng một đĩa
cứng .

Các bước tiến hành .

 Chuẩn bị một đĩa có File Image làm đĩa nguồn .


 Đĩa đích phải là đĩa đã được phân vùng hoặc một ổ đĩa đang sử
dụng .
 Lắp 2 ổ đĩa chung cáp, thiết lập một ổ là Master một ổ là Slave,
ổ Master sẽ được hiển thị ở vị trí Drive 1 khi Ghost .
 Thiết lập trong CMOS SETUP cho ổ CD ROM khởi
động trước
 Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động
lại máy

Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost <Enter>

A:\> Ghost <Enter>

Màn hình Ghost xuất hiện

Chọn Local => Partition => From Image

78
Chọn From Image <Enter>

Dùng phím Tab để đưa mục chọn về mục Look in, sau đó
chọn phân vùng chứa File Image, nếu không nhớ bạn hãy lục
tìm trong các ổ logic C, D, E, F trên

Nếu có File Image thì chúng sẽ được hiển thị trong khung cửa
sổ, chọn đúng tên File rồi nhấn <Enter>

79
Tiếp theo bạn cần chọn ổ đĩa đích , bạn lưu ý khi cắm hai ổ trên 1
cáp, thì ổ thiết lập là Master sẽ được hiển thị ở dòng số 1 như ở trên .

Tiếp theo bạn cần chọn phân vùng đích để Ghost tới, nếu bạn chọn
Primary thì bạn sẽ Ghost tới ổ C, nếu chọn là Logical thì bạn sẽ Ghost
tới ổ D .

Tiếp theo là cửa sổ hỏi bạn có đồng ý với các lựa chọn trên không, bạn
chọn Yes rồi nhấn <Enter>
80
Chương trình bắt đầu sao chép trong khoảng 5 phút, cho đến khi
thanh trạng thái chạy hết 100% .

Kết thúc bạn hãy chọn Continue rồi thoát khỏi chương trình
Ghost, sau đó khởi động lại máy .
=> Quá trình Ghost hoàn thành .

V. PHÂN VÙNG Ổ ĐĨA CỨNG


Giới thiệu về Partition Magic

 Máy tính bạn đang sử dụng, nếu bạn muốn tạo thêm một ổ đĩa hoặc thay đổi kích
thước các ổ đĩa mà không muốn cài đặt lại Window hoặc muốn bảo toàn dữ liệu thì hãy
dùng Partition Magic
 Ổ đĩa bị hỏng ( bị Bad) một số nơi làm cho máy chạy hay bị treo bạn có thể dùng
Partition Magic để cắt đoạn đĩa Bad đó đi .
Như vậy Partition Magic là chương trình giúp bạn phân vùng lại đĩa cứng, thay
đổi kích thước các ổ đĩa nhưng vẫn bảo toàn dữ liệu cho bạn, khác với chương trình
FDISK là khi phân vùng đĩa cứng thì toàn bộ dữ liệu bị xoá hết .
Quy trình thực hiện được trình bày trên máy

81
Chương V
KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA MÁY TÍNH

I. SƠ ĐỒ CHUẨN ĐOÁN HƯ HỎNG MÁY TÍNH


1. BIOS AMI
Trong quá trình khởi động, khi BIOS của bạn phát hiện lỗi trước khi hệ thống
Video của PC làm việc thì BIOS báo hiệu lỗi này bằng mã âm thanh thông qua tiếng kêu
BEEP. Có rất nhiều loại BIOS như AMI, Phoenix, Award, HP,.. mỗi loại BIOS có
quy ước về mã âm thanh tương ứng với lỗi khác nhau. Trong giáo trình này xin
trình bầy chuỗi bit hãng AMI thông dụng để các bạn tham khảo.

Beep Thông báo lỗi Mô tả


1 dài Không nhận card Video Không đúng card video onboard
2 ngắn 1 dài Chưa nối tín hiệu cho màn hình Ap dụng cho card video onboard
3 ngắn 1 dài Lỗi liên quan đến màn hình
1 ngăn Lỗi do khối làm tươi bộ nhớ Liên quan mạnh làm tươi lỗi
2 ngắn Lỗi sai chẵn lẻ Việc kiểm tra chẵn lẻ không hỗ trợ
trên RAM
3 ngắn Lỗi trong 64KB bộ nhớ Lỗi trong 64KB đầu tiên RAM
4 ngắn Lỗi định thời Bộ định thời trên mainboard lỗi
5 ngắn Lỗi về bộ vi xử lý CPU gây ra lỗi
6 ngắn Lỗi 8042- cổng 20 BIOS không chuyển sang chế độ
bảo vệ được
7 ngắn Lỗi về bộ vi xử lý
8 ngắn Lỗi Card Video Card hay RAM trên card hư
9 ngắn Lỗi sai tổng số kiểm tra ROM Số tổng kiểm tra ROM không
đúng giá trị ghi trong BIOS
Kêu liên tục Không nhận RAM bộ nhớ
chính

2. BIOS PHOENIX
Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra
lần. Chẳng hạn, 1-1-3: 1 bíp dừng 1 bíp dừng -3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra
nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.
3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay
82
mainboard.
3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc
thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình cua bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard
có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm tren bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái
ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là
phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu
đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có
được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có van đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.

II. QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ


Quá trình khởi động sẽ bao gồm các bước sau:
1. Thao tác bật công tắc nguồn Power On để khởi động máy tính.
2. Bộ nguồn được cấp nguồn và quá trình máy tính tự kiểm tra (POST: Power On
self Test) bắt đầu, quá trình thực hiện trong vòng 2s. Nếu quá trình phát hiện lỗi thì
nó không cấp nguồn cho main nữa và máy trở về trạng thái treo hoặc báo lỗi thông
qua mã âm thanh. Nếu quá trình kiểm tra thành công tín hiệu kiểm tra kích mạnh
tín hiệu định thời trên main và cấp nguồn cho CPU.
3. Thao tác tiếp theo CPU đọc chương trình lưu trong ROM BIOS và thực hiện theo
chương trình cụ thể là tiến hành kiểm tra các thiết bị vào ra cơ bản nhất của hệ
thống xem đã ở trong trạng thái sẵn sàng chưa. Nếu gặp sự cố báo hiệu thông qua
mã âm thanh.
4. Kiểm tra bộ nhớ chính nếu gắn RAM sai băng hoặc hở chân thì phát mã âm thanh
là những tiếng Bip ngắn và liên tục.
5. Nhận diện ổ đĩa, kiểm tra Card video nếu gặp lỗi thì phát ra 1 bip dài và 3 bip
ngắn.
6. Cuối cùng kiểm tra các thiết bị còn lại trên main nếu thành công thì phát ra tiếng
bip ngắn báo hiệu việc POST thành công.
7. CPU tiếp tục đọc ROM màn hình và bắt đầu hiển thị thông tin này đầu tiên lên mà
hình.
8. Đọc thông tin về ROM BIOS, mainboard, CPU.
9. Máy tính đánh địa bộ nhớ chính thông thường 3 lần.

83
10. CPU đọc thông tin trong CMOS ra để so sánh với thông tin thực tế hệ thống kiểm
tra được. Nếu có sự không khớp máy tính sẽ báo lỗi hoặc treo máy (do thông số
BIOS thiết lập sai)
11. CPU tìm sector khởi động từ đĩa đã thiết lập trước đó trong CMOS. Nếu là ổ đĩa C
thì CPU đọc chương trình mồi trên Partition. Sau đó kiểm tra 64byte của bảng
thông số đĩa để đi so sánh với thực tế đĩa nếu đúng công việc tiếp tục còn nếu sai
máy sẽ có thông báo sau:
Invalid partition table
Error loading operation system
Missing operation system
12 Kiểm tra partition nào được thiết lập Active. Nếu không kiểm tra thấy thì sẽ có
thông báo sau:
Press any key and Reboot
No Rom basic
System halt
13. Xác định Partition Active, tiếp đến đọc Boot Record theo quy định của DOS đầu
tiên đọc 3 byte nhảy có giá trị EB 3C 90 hay EB 58 90 nhảy tới bảng thông số nội
bộ kiểm tra nếu đúng thực tế làm tiếp, nếu sai máy treo và điểm nháy nằm trên
màn hình. Nếu đúng chuyển sang bước tiếp theo.
14. Nhảy tới Cluster đầu tiên trên đĩa tải tập tin IO.SYS lên RAM nếu không có thì
báo lỗi:
No system disk or disk error
Replace anh press any key.
15. Đến đây quyền điều khiển hệ thống sẽ thuộc về Hệ Điều Hành trong đó tập tin
io.sys chính là phần của HĐH nó nằm ở vi trí xác định trong cluster đầu tiên trên
đĩa. Sau đó HĐH tải tập tin lên RAM sau đó io.sys đọc tập tin MSDOS.sys và tiếp
theo là config.sys và command.com tập tin này đọc autoexec.bat
16. Hiện thị dấu nhắc của DOS là kết thúc quá trình khởi động của HĐH DOS. Nếu
dùng 9x trở lên quá trình này sẽ tiếp tục

III. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP

1. Khi màn hình của bạn bị đổi sang một màu nào đó: đỏ hay xanh thì điều đó có nghĩa
là mà hình của bạn bị làm sao? Cách khắc phục?
Màn hình đổi màu điều này có nghĩa là ba đường tín hiệu màu (đỏ, xanh dương,
xanh lá) từ Card điều khiển màn hình truyền qua màn hình đã bị tắt, 1 trong 2 đường nền
màu của đường còn lại sẽ mạnh nên và bạn sẽ không nhận được màu trắng trên màn hình
nữa.
Khắc phục: Kiểm tra cáp tín hiệu, kiểm tra các chân tiếp xúc có bị gãy, nghiêng hay bị
thụt sâu vào trong. Nắn lại dây cho thẳng lại nếu không được thi có thể thay thế dây.
2. Dấu hiệu để phát hiện ra ổ đĩa cứng hỏng?
CMOS lúc nhận lúc không.
Khởi động có tiếng kêu khác thường.
Hay treo máy đang lúc truy xuất đĩa.
Ổ quá nhiều sector lỗi.
3. Các nguyên nhân làm đĩa cứng bị nhanh hỏng?
84
Do va đập nhiều lần.
Bị tắt mở đột ngột thường xuyên.
Ổ format quá nhiều lần.
Do tháo lắp nhiều lần
4. Kiểm tra bộ nguồn ATX có còn hoạt động hay không ta làm thế nào?
Để kiểm tra nhanh bộ nguồn có hoạt động hay không, bạn có thể kích nối tắt
nguồn tín hiệu 14 và 15 chập rồi thả liền hay chắc chắn hơn ta cắm đầu nối nguồn vào
mainboard rồi kích nối tắt hai chấu jump Power SW.
5. Máy không điều khiển được ổ cứng do thời gian khởi động quá nhanh
Có 1 số máy mỗi khi mở máy đều báo không có ổ cứng, phải khởi động lại bằng
cách bấm Ctrl+Alt+Delete thì ổ cứng mới được nhận dạng. Lỗi nầy có thể do máy tính
khởi động quá nhanh nên Bios đã truy xuất ổ cứng trước khi nó hoạt động.
Bạn hãy thử khắc phục lỗi nầy như sau: Vào Bios xác lập các mục Quick Power on Selft-
Test là Disable; Fast Boot Option là Disable; Above 1 Mb là Enable; Hard Disk
Initialization time-out là 30 sec. Mục đích các xác lập là để kéo dài thời gian khởi động,
kịp cho ổ cứng làm việc trước khi Bios dò tìm đến nó.
6. Hệ điều hành không nhận ổ CD-Rom
Hệ điều hành không nhận được ổ CD-Rom có thể là do máy bi nhiễm virus trong
master boot record, bạn boot máy lại bằng CD boot hoặc bằng đĩa mềm có lệnh Fdisk.
Tại dấu nhắc DOS bạn gõ dòng lệnh: Fdisk /mbr nhấn Enter để thực thi lệnh.
Khởi động lại máy tính bạn sẽ thấy lại ổ đĩa CD.

Một số thao tác để làm quen với DISKEDIT.EXE


Diskedit là một trong những chương trình hay nhất của NU mà cho đến ngày nay
vẫn chưa có chương trình nào có thể thay thế được nó, Diskedit cho phép ta có thể thực
hiện các thao tác trên đĩa, truy xuất đến tất cả các thành phần hệ thống một cách dễ dàng
và có thể truy xuất đến ngay cả các thành phần mà DOS không thể quản lý được. Diskedit
sẽ là một trong những công cụ đặc lực nhất trong suốt quá trình sửa chữa đĩa mền hay đĩa
cứng. Sau đây ta có thể khảo sát một số các lệnh tiêu biểu của phần mền này và công
dụng của nó:
Object
 Drive (Alt-D): Dùng để đổi ổ đĩa hiện hành.
 Directory (Alt-R): Cho phép di chuyển nhanh đến một thư mục.
 File (Alt-F): Cho phép ta di chuyển nhanh tới đến một file
 Cluster(Alt-C): Cho phép di chuyển nhanh đến một cluster trên đĩa và nhờ chức
năng này ta có thể nhảy đến bất kỳ một cluster nào.
 Sector(Alt-S): Cho phép di chuyển nhanh đến một sector. Thường ta dùng chức
năng này để vị trí logic về dung lượng của BR, Fat1, Fat2, Root Directory đến đĩa.
 Physical Sector(Alt-P): cho phép di chuyển tới nhanh một sector vật lý theo một
địa chỉ Cylinder, head, sector trên đĩa. Có thể dùng mục này để lấy thông tin vật lý
trên đĩa trong lúc điền lại Partition và BR.
 Partition table, Boot Sector, Fat1, Fat2: Cho phép di chuyển tới các thành phần
này.
 Clipboard: vùng nhớ đệm.
 Memory dump: cho phép nhảy tới một địa chỉ hexa và Offset trong Diskedit
Edit
 Mark(Ctrl- B): Cho phép đánh dấu khối

85
 Paste Over: Sau khi đã copy vào khối trong Clipboard ta có thể dán ra bất kỳ đối
tượng nào đó.
Link
 Mục đích của phép link là cho phép liên kết nhanh giữa các đối tượng với nhau,
trong một số trường hợp mặc nhiên thì ta có thể dùng chức năng Quick link trong
Tool – Configuration.
 Ví dụ của lệnh link này là ta đang đứng file command.com trên thư mục gốc, nếu
chọn link – Cluster chain( Fat) thì lập tức ta đứng ngay ở địa chỉ cluster đang chứa
file đó trong Fat. Nếu chọn link –File thì lập tức sẽ nhảy tới phần dữ liệu. Nếu
chọn link-Directory thì trở về thư mục gốc.
 Ngoài ra Diskedit còn có chức năng: View – Split Windows(Shift-F5, F6, F7, F8)
thao tác của sổ.
 Tool – Write Object to: cho phép ta có thể chép một đôid tượng ra thành file để
lưu trên đĩa.

Phần thực hành:


1. Quan sát cấu trúc Partition, BR, Fat và thư mục gốc.
2. Xóa một file trong Diskedit bằng E5 thoát ra DOS quan sát và phục hồi lại nó.
3. Ngăn cấm người khác dùng thư mục bằng cách đổi tên chúng thành 1 trong tên đặc
biệt của hệ thống DOS, CON, Prn,.. để hệ thống bảo vệ.
4. Gán tất cả các thuộc tính cho một file hay thư mục bằng mã hex 27H, xóa tất cả
các thuộc tính của nó bằng 00H.
5. Biến một thư mục thành một file và biến một file thành thư mục bằng mã Hex là
10H
6. Tạo một vòng lặp lồng thư mục gốc vào bất kỳ thư mục nào trên đĩa.
7. Dùng Diskedit để kết hợp giữa Fat và thư mục gốc để quán sát xem 1 file được lưu
trên địa chỉ Fat ra sao? (có thể chọn một tập tin liên tục và một tập tin phân mảnh
để quan sát)
8. Dùng Tool- Write Object To để chép các bảng trong phần hệ thống trên đĩa. Thực
hiện thao tác cắt dán, phục hồi đĩa.
9. Tiến hành tạo một file hoàn toàn bằng Diskedit.

IV. BẢO TRÌ HỆ THỐNG

Sự tích tụ của bụi bẩn có thể là nguyên nhân gây ra mọi trục trặc máy tính. Vì vậy
để bảo trì hệ thống của bạn hoạt động tốt, bạn nên thường xuyên làm vệ sinh phần cứng
và xóa bỏ chương trình không cần thiết ”rác máy tính”.
1. Dụng cụ cần thiết:
a. Một cây cọ dùng để quét bụi hoặc dụng cụ tương đương
b. Bình chất tẩy không gây hại cho máy tính
c. Chất tẩy, lau đĩa mềm và CDROM
d. Máy sấy bảng mạch
e. Vải mềm
2. Làm vệ sinh các thiết bị
Làm vệ sinh hộp máy và bộ nguồn

86
Trên hộp máy và bộ nguồn bụi bẩn có thể làm tắc các lỗ thông khí dẫn đến làm tăng
nhiệt độ hệ thống. Vì vậy, hãy làm vệ sinh hộp máy đặc biệt là các lỗ thông khí trên
hộp máy và bộ nguồn. Lưu ý đây có thể là nguyên nhân gây ra tiếng ồn lớn xuất hiện
trong hệ thống.
Để tránh vấn đề này, thường xuyên quét bụi bẩn bám sau bộ nguồn sử dụng cây cọ
lông mềm hoặc vải khô để lau chùi
Mở nắp máy ra và dùng cọ quét sạch các khe thông khí của hệ thống.
Làm vệ sinh mainboard và card
Sau một thời gian sử dụng, mainboard và card có thể tích bụi, bạn có thể dùng cây
cọ hoặc máy hút bụi làm vệ sinh. Tuyệt đối không dùng nước để lau chùi bụi hoặc
thổi bụi từ ví trí này qua vị trí khác.
Làm vệ sinh quạt tản nhiệt
Giống như quạt nguồn, quạt CPU, VGA, Chipset,… là nơi tích tụ rất nhiều bẩn.
Điều này có thể làm quạt chạy chậm lại và gây nên tiếng ồn dẫn tới tản nhiệt kém
làm CPU nóng.
Bạn nên sử dụng máy sấy tóc, bình thổi hơi để làm sạch bụi
Làm vệ sinh ổ đĩa
Đối đĩa mềm và CD bạn nên sử dụng chất làm vệ sinh chuyên dụng để làm vệ sinh,
chúng được bán nhều tại các tiệm bán máy tính và đĩa CD.
Làm sạch đĩa mềm ta chỉ cần nhỏ vài giọt vào phần vải bông của loại đĩa mềm làm
sạch. Đưa đĩa mềm làm sạch vào ổ đĩa mềm và ta tiến hành truy xuất ổ đĩa mềm như
bình thường.
Làm sạch đĩa CD ta sử dụng mếng lau đi kèm để lau lên bề mặt đĩa, để lau mắt đọc
trên đĩa làm sạch có gắn một số miếng lông mềm để làm sạch đầu quang học khi nó
quay.
Làm vệ sinh chuột và bàn phím
Bàn phím và chuột là thiết bị có tích tụ nhiều bụi bẩn từ người sử dụng, bàn để máy
và môi trường xung quanh.

87
Đối bàn phím ta sử dụng cọ để quét sạch các khe bàn phím và có thể dùng vải ẩm để
lau. Trong trường hợp bàn phím bị ẩm nước ta có thể tháo ra và sấy khô bằng ánh
nắng mặt trời hoặc máy sấy.
Đối với chuột ta tháo viên bi ra lau sạch và tiếp tục làm vệ sinh sạch trên hai thanh
x, y bên trong mà viên vi nó tỳ vào để lại rất nhiều bụi bẩn đóng cứng trên hai thanh
này. Điều này có thể làm sạch bằng que mỏng.
Làm vệ sinh màn hình
Sử dụng giấy lụa hoặc vải mềm để lau màn hình, hầu hết các màn hình được phủ
một lớp chống phản quang và bức xạ do đó cần lưu ý lau nhẹ tránh làm mất lớp bảo
vệ này gây thiệt hại hệ thị giác người sử dụng.
4. Tẩy OXY hóa
Các bản mạch sử dụng lâu ngày có thể bị oxy hóa. Các chân cắm có thể bị oxy
hóa dẫn đến tiếp xúc kém hoặc không tiếp xúc được dẫn đến máy không thể chạy
hoặc lúc chạy lúc không.
Chân gắn của RAM và Card
Oxy hóa thường xảy ra trên các card và RAM đặc biệt phần tiếp xúc giữa
chúng với mainboard dẫn đến mất tín hiệu tại vị trí không tiếp xúc. Để giải quyết
vấn đề này ta sử dụng vải thấm dung dịch làm sạch để lau các chân card và RAM.
Lưu ý chỉ lau sạch phân chân tiếp xúc với khe cắm.
Các khe gắn RAM và Card
Oxy hóa cũng xảy ra ở các khe cắm, chúng ta sử dụng bình hóa chất làm sạch
xịt vào khe cắm và đợi cho nó khô hẳn.

5. Dọn rác máy tính sử dụng công cụ


1. Tìm lỗi đĩa
2. Giảm phân mảnh đĩa
3. Xóa các tập tin rác
4. Lưu trữ dự phòng
Để thực hiện mục 1, 2 và 4 ta nhấn vào ổ đĩa cần thực hiện chọn Properties và
nhấn vào Tab Tool ta thực hiện mục 1 nhấn vào Check now, mục 2 nhấn vào
Defragment Now và mục 4 nhấn vào Backup Now.
Để thực hiện mục 3 ta nhấn vào ổ đĩa cần thực hiện chọn Properties và nhấn vào
Tab General chọn Disk Cleanup.
Ngoài ra để phục hồi cả hệ thống một các nhanh chóng ta sử dụng phần mềm
GHOST để thực hiện.

88
Tài liệu tham khảo

- Hướng Dẫn Kỹ thuật lắp ráp, cài đặt nâng cấp bảo trì máy vi tính đời mới; Nhà xuất
bản: Giao thông vận tải; Tác giả: Nguyễn Nam Thuận - Lữ Đức Hào
- Lắp Ráp, Cài Đặt & Nâng Cấp Máy Tính; Nhà xuất bản: Thống kê; XUÂN
TOẠI(Biên dịch), BILL ZOELLICK(Tác giả), GREG RICCARDI(Đồng tác giả)
- Hướng Dẫn Lắp Ráp Và Xử Lý Sự Cố Máy Tính Tại Nhà; Nhà xuất bản: Thống kê;
Tác giả: NGUYỄN CƯỜNG THANH
- Nâng Cấp, Bảo Trì Và Xử Lý Các Sự Cố Phần Cứng Máy Tính - Tập 1,2
; Nhà xuất bản: Thống kê ; Tác giả: MICHAEL MILLER; Biên dịch: KS. THANH
NGUYÊN; NHÓM I - BOOK(Biên dịch)
- Giới Thiệu & Chọn Lựa Phần Cứng Máy Tính; Nhà xuất bản: Thống kê;Tác giả:
CÔNG BÌNH
- Quản Trị, Bảo Trì Và Gỡ Rối Các Sự Cố Hệ Điều Hành Windows XP - Tập 1
Nhà xuất bản: Thống kê; Biên dịch: THANH NGUYÊN, Tác giả: MARTIN
GRASDAL; NHÓM I-BOOK(Biên dịch)

89

You might also like