You are on page 1of 4

II.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban
hành?
C. Quốc triều hình luật.
Câu 2: Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc ta?
B. Triều Ngô.
Câu 3: Các nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng theo thể chế
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 4: Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được
hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
C. Thời Lê sơ.
Câu 5: Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long mang ý nghĩa nào sau
đây?
A. Nhà nước coi trọng sản xuất nông nghiệp.
Câu 6: Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam còn được gọi là
A. Cục bách tác.
Câu 7: Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ
X-XV là
C. Thăng Long.
Câu 8: Năm 1149, để đẩy mạnh phát triển ngoại thương nhà Lý đã có chủ trương
gì?
B. Xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
Câu 9: “Tam giáo đồng nguyên” là sự hòa hợp của của các tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo - Đạo giáo - Nho giáo.
Câu 10: Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến
gồm
D. văn học dân gian và văn học viết.
Câu 11: Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống dưới triều đại phong kiến nào
của nước ta?
D. Tây Sơn.
Câu 12: Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào
sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam?
A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại
Việt?
C. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến
Đại Việt trong khuyến khích nông nghiệp phát triển?
A. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập.
Câu 15. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là
C. bộ luật Hình thư.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” / “cục
bách tác” trong thủ công nghiệp nhà nước?
C. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong
kiến.
Câu 17: Đặc điểm của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX là
D. Phát triển văn học viết bằng chữ Quốc Ngữ.
Câu 18: Dưới triều đại phong kiến nhà Lê ( thể kỉ XV), nhà nước cho dựng Bia
ghi danh tiến sĩ không mang ý nghĩa nào sau đây?
C. Đề cao vai trò của nhà vua.
Câu 19: Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
C. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt
Nam thời phong kiến?
C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài
Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nền
văn minh Đại Viêt là
A. Có cội nguồn từ các nền văn minh lâu đời tồn tại trên đất nước Việt Nam.
Câu 22: Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước
phong kiến thời Đinh-Tiền lê?
B. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng
nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt?
A. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước.
Câu 24: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hạn chế của văn minh Đại Việt?
C. Chỉ đề cao vị thế của Nho giáo nhằm giữ vững kỷ cương, ổn định xã hội.
Câu 26: Cải cách hành chính của vua Minh Mạng (1831 – 1832) và vua Lê Thánh
Tông (vào những năm 60 của thế kỷ XV) có điểm chung là
A. đều chia nước ta thành nhiều tỉnh để thuận lợi trong việc quản lý.
Câu 27: Trong tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh
Đại Việt không mang ý nghĩa nào sau đây?
D. Là nền tảng để dân tộc Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế
giới.
Câu 28: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại
Việt?
A. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, phong phú, mang đậm tính dân
tộc.
Câu 29: Việc đề cao Nho giáo của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã không
dẫn đến hệ quả nào dưới đây?
C. Nguy cơ tụt hậu, đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.
Câu 30: Nhận xét nào sau đâylà đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại
Việt?
B. là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã.
Câu 31. Cuộc cải cách hành chính lớn nhất nước ta từ thế kỉ X – XV do ai thực
hiện
• Lê Thánh Tông.
Câu 32. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao ở triều đại nào?
• Nhà Lê Sơ.
Câu 33. Dưới thời Lý, Trần quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ
• con em các gia đình quí tộc và quan lại..
Câu 34. Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời
phong kiến ở Việt Nam?
• Quốc triều hình luật.
Câu 35. Bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều
vua nào?
• Lê Thánh Tông.
Câu 36. Hoàn chỉnh nội dung kiến thức sau “Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long, mở ra….”
• Một giai đoạn phát triển mới.
Câu 37. Từ nhận định “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì
trị đạo mới mạnh…” (SGK Lịch sử 10, tr 88). Theo em, tầm quan trọng của giáo
dục đối với nước ta hiện nay là
C. có tầm quan trọng hàng đầu với vận mệnh đất nước.
Câu 38. Công cuộc cải cách hành chính ngày nay của VN nên kế thừa kinh nghiệm
gì từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?
• Kiện toàn bộ máy nhà nước, phân công rõ ràng, tránh chồng chéo.
chính của vua Lê Thánh Tông và làm rõ sự tiến bộ và hoàn chỉnh của bộ máy nhà
nước thời Lê Sơ?
Câu 39. Ở miền Bắc có những làng gốm sứ cổ truyền là
• Huê Cầu, Bát Tràng, Vân Nội.
Câu 40. Nghề thủ công truyền thống của cư dân Đại Việt là
• Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, ươm tơ dệt lụa.
Câu 41. Sản phẩm chính của các quan xưởng là
• tiền, vũ khí, quần áo vua quan, thuyền chiến, đồ dung cho vua và hoàng tộc.
Câu 42. Việc trao đổi hang hoá với thương nhân nước ngoài diễn ra tại các vùng
cảng như
• Vân Đồn, Lạch Trường, Càn Hải, Hội Thống, Thị Nại.
Câu 43. Việc giao lưu buôn bán trong nước chủ yếu diễn ra tại
• các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.
Câu 44. Hai câu thơ: “Đời vua Thái tổ, Thái tông/Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng
buồn ăn” nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp
nước ta dưới triều đại nào?
• Lê Sơ.
Câu 45. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp thế kỉ X – XV là
• sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.
Câu 46. Đô thị lớn nhất trong các thế kỉ XI – XV là
• Thăng Long.
Câu 47. Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp mà nhà nước và
nhân dân Đại Việt đã thực hiện là
• Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.
Câu 48. Các vua thời Lý, thời Lê hang năm về các địa phương làm gì?
• Làm lễ cày ruộng tịch điền.
Câu 49. Chức quan chăm lo việc đắp đê thời Trần là
• Hà đê sứ.
Câu 50. Việc buôn bán trong các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa thường được diễn
ra dưới hình thức
• họp theo phiên.
II.Tự luận:
1. Nêu khái niệm văn minh Đại Việt.
2. Văn minh Đại Việt hình thành dựa trên những cơ sở nào?
3. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, văn minh Đại Việt có ý nghĩa
như thế nào?
Bai lam
1, Khái niệm văn minh Đại Việt:
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại
Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với:
chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn
+ Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long
2, Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt
Kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động
và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc.

Xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX với sự trưởng thành
của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực.

Cương vực lãnh thổ từng bước được mở rộng và hoàn chỉnh. Nền độc lập dân tộc được bảo
vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho phép tiếp thu, tiếp biến nhiều giá trị
văn minh từ bên ngoài( ấn độ, tủng quốc)

3, Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
• Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ của nhân dân. Người
Việt Nam không ngừng nỗ lực, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản
sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên
ngoài.
• Những thành tựu chứng minh sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên sức
mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
• Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng, để người Việt
Nam vững vàng vượt qua thử thách, bước vào kỉ nguyên hội nhập.

You might also like