You are on page 1of 2

Bài học 1: Bài học về nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung chủ đạo, xuyên suốt trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, là quan điểm nhất quán của Đảng, là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng
Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay, mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện với nội dung, hình thức, bước
đi phù hợp với đặc điểm mỗi thời kỳ cách mạng, khơi dậy, phát huy sức mạnh của dân tộc và
thời đại, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam. Đường lối đó đã
được Đảng thực hiện 1 cách đúng đắn sáng tạo qua các thời kì đấu tranh cách mạng:
- Thời kì tìm đường cứu nước và chuẩn bị vận động thành lập Đảng:
Sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc chỉ có thể gắn liền với cuộc cách mạng vô sản
và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Điều này đã được thực tiễn cách mạng Việt
Nam khẳng định. Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới đưa các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới
khỏi ách nô lệ. Trong “Cương lĩnh vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Luận cương chính trị”
đều xác định cách mạng Việt Nam trước hết là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, sau đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Thời kì thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1945:
Trong thời kì này cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là mục tiêu trực tiếp còn cách
mạng xã hội chủ nghĩa mới chỉ là phương hướng, triển vọng tiến lên của cách mạng
Viêt Nam. Đặt cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phương hướng phát triển,
triển vọng hướng lên chủ nghĩa xã hội sẽ quy định tính triệt để của cuộc cách mạng đó
vì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đăng tiến hành là cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Đó là điều kiện cơ bản để tiến hành
cách mạng không ngừng từ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa.

- Thời kì vừa kháng chiến, vừa kiến quốc 1945 – 1954:

Đảng ta xác định chiến lược của cách mạng là bảo vệ độc lập dân tộc với tinh thần “Tổ
quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”. Đối với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng
chủ trương tiến hành từng bước, sát với tiến trình thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và
phục vụ chống đế quốc. Đảng lãnh đạo nhân dân nhanh chóng xây dựng và củng cố
chính quyền cách mạng, chống giặc đói, giặc dốt, không ngừng nâng cao nội lực cách
mạng, là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chế
độ, bảo vệ nền độc lập non trẻ, chuẩn bị kháng chiến.

- Trong thời kỳ 1954 – 1975:

Đảng chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

- Thời kì cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa 1975 đến nay:

Sau nhiều thập kỷ đấu tranh gian khổ, dân tộc Việt Nam đã giành lại trọn vẹn nền độc
lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, thời kỳ cả
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh mới, những tiềm năng, lợi thế của hai
miền đất nước được huy động, tập trung cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nhưng cũng không ít nguy cơ ảnh hưởng đến nền độc lập của dân tộc, nguy cơ xâm
phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, Đảng ta xác định phải thực hiện song
hành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong đó, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ
quốc là điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã
hội để củng cố độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay, có quan hệ
chặt chẽ với nhau.

Như vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ
quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng. Trong mỗi giai đoạn, tùy vào đặc điểm, tình hình,
Đảng ta có thể chủ trương tập trung thực hiện nhiệm vụ độc lập dân tộc hoặc chủ nghĩa xã hội
hoặc song hành cả hai.

You might also like