You are on page 1of 44

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC

GIÁO TRÌNH
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Lưu hành nội bộ)

Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

1
Quảng Ninh, năm 2021

2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi là môn cơ sở chuyên ngành của
chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Môn học này giúp học sinh
nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng: nước, protein, năng lượng, vitamin,
khoáng...đối với động vật nuôi. Một số bệnh liên qua đến các chất dinh dưỡng. Kỹ
thuật cung cấp thức ăn, chế biến và bảo quản thức ăn, phương pháp sử dụng một số
loại thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học trong nuôi dưỡng động vật nuôi...Nhằm tạo
nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi chuyên khoa.
Giáo trình gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của các chất dinh dưỡng
Chương 2: Các loại thức ăn chăn nuôi
Chương 3: Chế biến và bảo quản thức ăn
Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của
Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản
hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn
chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô
giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành
bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin
trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài
dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh
thực tế trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Quảng ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021
Người biên soạn
1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
2. Mai Thị Thanh Nga
3. Vũ Việt Hà

4
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH 1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN 6
Chương 1: VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG 7
Nội dung chính: 7
1. Khái niệm về dinh dưỡng và thức ăn 7
1.1. Khái niệm về dinh dưỡng 7
1.2. Khái niệm về thức ăn 7
2. Dinh dưỡng nước trong cơ thể động vật 8
2.1. Sự phân bổ của nước trong cơ thể 8
2.2. Vai trò của nước 8
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước cho động vật 10
3. Dinh dưỡng protein 11
3.1. Vai trò của protein 11
3.2. Phân loại protein 12
3.3. Axit amin trong dinh dưỡng động vật 13
4. Dinh dưỡng năng lượng 15
4.1. Hydratcacbon 15
4.2. Lipit 16
5. Dinh dưỡng khoáng 17
5.1. Phân loại chất khoáng 17
5.2. Vai trò dinh dưỡng của chất khoáng 17
6. Dinh dưỡng Vitamin 19
6.1. Đặc điểm chung của vitamin 19
6.2. Phân loại và vai trò của vitamin 19
Chương 2: CÁC LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI 23
1.Thức ăn xanh 23
1.1. Đặc điểm dinh dưỡng 24
1.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn xanh 24
2. Thức ăn thô khô 24
2.1. Đặc điểm dinh dưỡng 24
2.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn thô khô 24
3. Thức ăn củ quả 24
3.1. Đặc điểm dinh dưỡng 25
3.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn củ quả 25
4. Thức ăn hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ 25
4.1. Đặc điểm dinh dưỡng 25
5
4.2. Những chú ý khi sử dụng thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ. 25
5. Kỹ thuật trồng cây thức ăn cho ngựa 25
5.1.Kỹ thuật trồng cỏ voi ((Pennisetum pur pureum) 25
5.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghi-ne (Panicum maximum). 29
5.3. Kỹ thuật trồng chè khổng lồ (Trichantera Gigantea) 32
Chương 3: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN 35
1. Chế biến thức ăn 35
1.1. Phương pháp chế biến vật lý 35
1.2. Phương pháp chế biến hoá học 36
1.3. Phương pháp chế biến vi sinh vật (ủ chua) 37
2. Bảo quản thức ăn 38

6
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN
Tên môn học/mô đun: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
Mã môn học/môđun: MH 08
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi là môn cơ sở chuyên ngành. Môn học
cung cấp những kiến thức về vai trò các chất dinh dưỡng cho động vật nuôi, các loại
thức ăn thường sử dụng và các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn.
- Tính chất: Là môn học lý thuyết bắt buộc đối với nghề Chăn nuôi
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
+ Môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật
chăn nuôi chuyên khoa.
+ Sau khi học xong môn học người học có thể hiểu được những kiến thức cơ bản
về dinh dưỡng và thức ăn dùng trong chăn nuôi. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn
học tiếp theo đồng thời vận dụng những hiểu biết về môn học có thể cải tiến các kĩ
thuật chăn nuôi cho hiệu quả năng suất cao.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về vai trò của các chất dinh dưỡng, nhu cầu
từng chất dinh dưỡng đối với động vật nuôi và nguồn cung cấp
+ Hiểu được đặc điểm dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn gia súc, gia
cầm.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn để thực hiện quy trình
chăn nuôi gia súc- gia cầm , đảm bảo động vật nuôi khỏe mạnh, cho nhiều sản phẩm
vệ sinh và an toàn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được vai trò của các các chất dinh dưỡng
+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo.
+ Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu thương động vật.
Nội dung của môn học/mô đun:
Giáo trình gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của các chất dinh dưỡng
Chương 2: Các loại thức ăn chăn nuôi
Chương 3: Chế biến và bảo quản thức ăn

7
Chương 1: VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Mã chương: C01

Giới thiệu:
Chương 1 giới thiệu về vai trò của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi.
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò các dưỡng chất đối với sức khỏe và khả năng sản xuất
của vật nuôi.
- Đánh giá được mức độ quan trọng của các loại dưỡng chất đối với sự phát triển
của vật nuôi.
- Nghiêm túc khi đánh giá vai trò của các dưỡng chất đối với vật nuôi.
Nội dung chính:
1. Khái niệm về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
2. Nước trong dinh dưỡng động vật
2.1. Sự phân bổ của nước trong cơ thể
2.2. Vai trò của nước
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước cho động vật
3. Dinh dưỡng protein
3.1. Vai trò của protein
3.2. Phân loại protein
3.3. Axit amin trong dinh dưỡng động vật
4. Dinh dưỡng năng lượng
4.1. Hydratcacbon
4.2. Lipit
5. Dinh dưỡng khoáng
5.1. Phân loại chất khoáng
5.2. Vai trò dinh dưỡng của chất khoáng
6. Dinh dưỡng Vitamin
6.1. Đặc điểm chung của Vitamin
6.2. Phân loại và vai trò của vitamin
1. Khái niệm về dinh dưỡng và thức ăn
1.1. Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là những hoạt động hóa học và sinh lý để chuyển những chất dinh
dưỡng của thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể. Quá trình này thường chia
làm 4 giai đoạn: thu nhận thức ăn (tiêu thụ thức ăn), tiêu hóa- hấp thu thức ăn, chuyển
hóa thức ăn và bài xuất những chất cặn bã.
1.2. Khái niệm về thức ăn
8
Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế
biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật,
khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này
cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho
con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian
dài.
Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của vật nuôi, rất nhiều bệnh phát sinh
do thức ăn không đáp ứng được nhu cầu của vật nuôi. Có thể gây chết hàng loạt nếu
thiếu những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thời gian dài hoặc thức ăn không
đạt đến độ hoàn hảo, cân đối thì có thể làm giảm sự sinh trưởng phát triển, giảm sức
sống của tinh trùng, tế bào trứng, giảm khả năng thụ tinh, làm chết thai, sẩy thai…của
vật nuôi.
2. Dinh dưỡng nước trong cơ thể động vật
2.1. Sự phân bổ của nước trong cơ thể
Nước được phân bố đều khắp trong mọi tế bào, tổ chức của cơ thể và được chia
làm 2 khu vực:
Nước khu vực ngoài tế bào chiếm 45% tổng lượng nước của toàn cơ thể và là
nước tự do (có điểm đông lạnh 00C, sôi ở nhiệt độ 1000C) hay nước lưu thông, lượng
nước này thay đổi theo chế độ ăn, thời tiết...và bao gồm nước trong máu: huyết tương
và bạch huyết 7.5%, dịch gian bào 20%, của tổ chức xương- sụn 8% và các dịch sinh
vật khác: dịch não tủy, dịch tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi.
Nước khu vực trong tế bào chiếm 55% tổng lượng nước trong cơ thể, còn gọi là
nước kết hợp tham gia vào cấu tạo tế bào, không lưu thông (có đặc tính khác với nước
tự do, điểm đông lạnh thấp < 00C) gồm 2 dạng: nước hydrat hóa tạo nên các ximem
hydrat hóa các ion Na+ , Cl- để tạo dạng Na+(H2O)x+ , Cl-(H2O)y và nước bị cầm là
nước nằm xem kẽ trong nguyên sinh chất của tế bào. Nước bị cầm có thể bị đóng băng
<00C, còn nước hydrat hóa không bị đóng băng kể cả khi lạnh đến - 200C. Điều này có
thể giải thích tại sao vi khuẩn không bị chết ở nhiệt độ lạnh <00C. Hàm lượng nước
trong các tổ chức cơ thể được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hàm lương nước trong các tổ chức khác nhau của cơ thể
(Nguyễn Xuân thắng và cộng sự, 2004)
Cơ quan Hàm lượng nước (%) Cơ quan Hàm lượng nước (%)
Mô mỡ 25-30 Phổi 79
Xương 16-56 Thận 82
Gan 70 Máu 80-83
Tế bào hồng
Da 72 65
cầu

Não 77 Sữa 89

9
Cơ 76 Mồ hôi 99,5

Cơ tim 79 Nước tiểu 95

Mô liên kết 60-90 Nước bọt 99,4


2.2. Vai trò của nước
a. Tham gia cấu tạo cơ thể
Nước tham gia hình thành các tổ chức và cấu tạo cơ thể thông qua nước kết hợp,
giữ protein ở trạng thái keo bền vững.
b. Tham gia tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng
Thức ăn tiêu hóa được là nhờ tác động của dịch tiêu hóa. Các dịch tiêu hóa đều
chứa nước, nước bọt và dịch vị chứa tới 98% nước. Nhờ có nước mà các chất dinh
dưỡng được hòa tan và hấp thu như carbohydrate, protein và chất béo.Nước cũng giúp
loại ra chất thải của cơ thể sau khi tiêu hóa và giúp đào thải ra một số sản phẩm trao
đổi chất độc hại như urê.
c. Vai trò vận chuyển vật chất
Các chất dinh dưỡng sau khi hấp thu sẽ được chuyển từ vách ruột đến các tế bào
và tổ chức cơ thể, các cặn bã cơ thể thải ra được chuyển tới cơ quan bài tiết để đào thải
ra ngoài.
Nguyên nhân hàng đầu làm con vật chết khát chính là cơ thể chúng không có
nước làm phương tiện vận chuyển các chất thải về cơ quan bài tiết, khiến chúng ứ
đọng gây nhiễm độc.
d. Tham gia các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể
Nước là môi trường để các phản ứng hóa học thường xuyên xảy ra trong cơ thể,
có lẽ không có phản ứng nào của cơ thể xảy ra ở bên ngoài môi trường nước.Mặt khác,
nước còn tích cực tham gia vào một số phản ứng hóa học: thủy phân, hydrat hóa…
e. Vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể
Nước có hằng số điện môi lớn, có tác dụng phân ly mạnh các chất điện giải làm
chúng tồn tại ở trạng thái ion, tạo nên áp suất thẩm thấu. Nước hòa tan các chất hữu
cơ, làm môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, dẫn truyền thần kinh, nhũ tương
lipit.
f. Vai trò giữ thể hình ổn định, giảm ma sát
Nước làm cho cơ thể phồng to, nhờ đó giữ được thể hình ổn đinh.Mặt khác, nước
dễ dịch chuyển làm cho cơ thể có tính đàn hồi, giảm nhẹ bớt lực cơ học tác động vào
cơ thể. Nước trong dịch bao khớp giữa hai khớp nối trong cơ thể cũng làm giảm lực
ma sát khi cơ thể vật nuôi vận động.
Nước còn có mặt ở một số cơ quan như: đệm màng ruột, màng tim, phổi, dịch
não tủy …nhằm mục đích bảo vệ các cơ quan, bộ phận này.
g. Vai trò điều tiết thân nhiệt
Nước là loại vật chất có tỷ nhiệt cao, nhờ đó sự biến đổi nhiệt trong cơ thể được
diễn ra từ từ, không đột ngột.
10
Nước tham gia quá trình điều hòa thân nhiệt thông qua sự bốc hơi nước qua da
(mồ hôi), phổi (hơi thở). Cơ thể đổ mồ hôi khi trời nóng hay khi vận động mạnh. Mồ
hôi trên da bốc thành hơi nước sẽ tỏa bớt nhiệt (cứ 1g nước bốc thành hơi cần 580cal).
Nếu cơ thể mất nước (hoặc không được cung cấp nước), thể tích dịch bào sẽ giảm và
nồng độ sẽ tăng lên, từ đó dẫn đến việc giảm thể tích của dịch nội bào. Trong khoảng
15 ngày nếu cơ thể không được cung cấp nước, sự mất nước sẽ vượt quá thể tích nước
ngoại bào có lúc đầu, kết quả là sự chuyển hóa có biến đổi và cấu trúc tế bào cũng biến
đổi: suy giảm protein, mất ion K+. Mặt khác thể tích nước tiểu bị giảm, tăng thải tiết
chất điện giải nhằm duy trì trương lực cú dịch thể. Mất chất điện giải, rối loạn cân
bằng axit- bazơ đẫn đến rối loạn trao đổi chất, đó là kết quả của sự mất nước. Do đó
cần cung cấp đủ nước cho động vật nuôi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sức
sản xuất.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước cho động vật
a. Tuổi
Trong cùng một điều kiện, nhu cầu nước tính trên đơn vị khối lượng cơ thể của
con vật non cao hơn con vật trưởng thành vì trong tế bào động vật non có nhiều nước
hơn, trao đổi chất mạnh hơn.
Tỷ lệ nước: ở con vật sơ sinh: 75- 80%
ở con vật trưởng thành 50- 60%. Cụ thể:
+ Gà: gà 1 tuần tuổi có tỷ lệ nước 85%, khi 42 tuần tuổi có tỷ lệ nước
50%
+ Lợn: lợn sơ sinh có tỷ lệ nước 80%, lợn 100kg có tỷ lệ nước 50%
+ Bò: bê sơ sinh có tỷ lệ nước 75-80%, 5 tháng tuổi 66- 72%, trưởng
thành 50-60%
+ Ngựa: ngựa trưởng thành tỷ lệ nước 63%
b. Sản phẩm và sức sản xuất
Đối với gà đẻ trứng: lượng nước cần thiết, để hình thành một quả trứng là 35g
Nhu cầu nước cho gà mái không đẻ 140g nước/ con/ ngày. Nhu cầu nước cho gà
đẻ có tỷ lệ 50%, 70% và 90% tương ứng là 204g, 231g và 257g/con/ ngày.
Nhu cầu nước cho lợn nái đang tiết sữa nuôi con tối thiểu 12- 21kg nước/ con/
ngày (phụ thuộc vào số lợn con đang nuôi của lợn mẹ)
Bò sữa: nước uống rất quan trọng cho bò tiết sữa. Trong sữa có 13% vật chất khô
(VCK) và 87% là nước, do vậy cứ 100kg khối lượng cơ thể bò cần 15- 20kg nước/
con/ ngày.
Ngựa: Đối với ngựa trưởng thành thì nhu cầu nước 20-60 kg/con/ngày (trong đó
12-15 lít từ thức ăn và 40- 45 lít từ nước uống trực tiếp).[ PGS. TS. Tôn Thất Sơn
(2006) Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi. NXB Nông Nghiệp].
c. Thành phần thức ăn
Khẩu phần ăn có nhiều protein, khoáng cần nhiều nước hơn khẩu phần ăn có
nhiều đường và mỡ.
11
Khẩu phần ăn nhiều khoáng thì cần nhiều nước để thải các sản phẩm trao đổi ra
ngoài
Đối với khẩu phần ăn có nhiều protein, sản phẩm trao đổi cuối cùng ở gia súc là
urê, gia cầm là axit uric ở nồng độ đặc sẽ gây độc, cần nhiều nước để pha loãng thải ra
ngoài.
Mặt khác trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong cơ thể thì nước trao đổi
và nước nội sinh hình thành trong quá trình này của protein ít hơn đường và mỡ.
Lượng nước hình thành khi oxy hóa 1g protein, 1g đường, 1g mỡ tương ứng là 0.42g,
0.55g và 1.11g. ) [PGS. TS. Tôn Thất Sơn (2006) Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn vật
nuôi. NXB Nông Nghiệp].
Khẩu phần ăn nhiều rau xanh, cỏ tươi, thức ăn củ quả cần cung cấp ít nước hơn
khẩu phần ăn có nhiều thức ăn tinh, thức ăn thô khô.
Hàm lượng nước trong các loại thức ăn: hạt ngũ cốc có 13% nước, rơm lúa có
10% nước, bèo hoa dâu (bèo tây) tươi có 93- 95% nước.
- Ngựa bắt nhịn ăn vẫn cho uống nước thì sống được 25 ngày, nếu cho ăn không
cho uống thì sống được 17 ngày và nhịn cả ăn và uống thì sống được 5 ngày.
- Chó nhịn đói được 39 ngày, nhịn uống được 20 ngày
- Mèo nếu cho uống mà không cho ăn có thể sống được 15- 20 ngày
d. Loài gia súc
Nhu cầu nước trung bình hàng ngày là khoảng 20-30 lít đối với tất cả các loại
bò, khoảng 3-4 lít đối với cừu, dê và gia cầm 0.2- 0.3 lít/ con/ ngày. Sự khác biệt giữa
các loài là do kích thước cơ thể khác nhau cũng như các yếu tố khác liên quan đến
hoạt động trao đổi chất và mức độ sản xuất trong từng trường hợp.
e. Thời tiết, khí hậu
Nước cần cho sự điều tiết thân nhiệt, nên mùa hè cơ thể động vật cần nhiều nước
hơn mùa đông
- Nhu cầu nước ở gà: Khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ trung bình (14-
0
25 C) gà bắt đầu há mỏ để tăng sự bốc hơi nước qua phổi, uống nhiều nước, phân ướt,
giảm thu nhận thức ăn, lượng nước thu nhận sẽ tăng gấp đôi, khi nhiệt độ tăng từ 210C
lên 370C thì lượng nước tiêu thụ ở 370C sẽ tăng gấp 3 lần ở 210C.
- Nhu cầu uống của bò tăng từ 2,9 lít/ kg thức ăn thu nhận ở nhiệt độ môi trường
15,3 C lên 18 lít/ kg thức ăn thu nhận ở nhiệt độ 380C.
0

Động vật sẽ uống nhiều nước hơn nhu cầu nếu nguồn nước có sẵn và sạch.
Lượng nước uống sẽ giảm nếu nước bẩn và không có sẵn.
Lượng nước uống giảm khi lượng nước trong thức ăn tăng. Thức ăn có 30-40%
độ ẩm sẽ đủ cung cấp nước cho ngựa trong điều kiện khí hậu mát mẻ.
Trong một thí nghiệm trên ngựa cho thấy: lượng nước uống giảm 2 lít/ kg thức ăn
theo vật chất khô thì lượng thức ăn hạt trong khẩu phần chiếm hơn 55%, với tỷ lệ thức
ăn tinh này cũng làm giảm tỷ lệ nước trong phân từ 69- 74% xuống còn 66%.

12
Cách cung cấp nước tốt nhất cho con vật là cho chúng tiếp xúc tự do với nguồn
nước sạch. Nước sạch là nước không có kí sinh trùng và vi trùng gây bệnh, không có
hóa chất độc hại.
3. Dinh dưỡng protein
Protein là một nhóm hợp chất hữu cơ có chứa C, H, O2 và N, một số protein còn
chứa S, P hoặc Fe. Thế nhưng sự có mặt của N là quan trọng nhất.
Không có sự sống nếu không có protein. Quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh
sản đều có sự tham gia của protein.
3.1. Vai trò của protein
- Protein là cấu trúc cơ bản hình thành nên mô mềm của các tổ chức của động vật
như: cơ, mô liên kết, colagen, da, lông, móng, ở gia cầm protein có trong lông và mỏ.
- Protein tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng:
- Protein có vai trò quan trọng trong vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành
ruột vào máu và từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào. Protein đóng vai
trò quan trọng như là một chất mang, cùng với các chất dinh dưỡng tạo thành các chất
dễ hấp thu, như protein liên kết với retinol làm tăng hấp thu vitamin A. Protein liên kết
với Ca ở ruột làm tăng hấp thu Ca.
- Protein có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì, phát triển của mô và hình
thành những chất cơ bản trong hoạt động sống.
Protein là thành phần quan trọng của nhân tế bào và các chất gian bào. Một số
protein liên kết khác phân bố ở tất cả các tổ chức của cơ thể là nucleoprotein
Albumin và globulin hoạt động như nguồn cung cấp axit amin dự trữ, duy trì mối
cân bằng trong cơ thể. Albumin tạo áp suất thẩm thấu keo thường gọi tắt là áp suất
keo. Áp suất keo giữ huyết tương khỏi thoát ra ngoài mao mạch
Một số protein đặc hiệu quan trọng tham gia vào thành phần của men, nội tiết tố,
kháng thể và các hợp chất khác trong cơ thể như Globin tham gia vào thành phần của
huyết sắc tố của hồng cầu, γ-globulin tham gia vào hình thành rodopsin của võng mạc
mắt. Fibrinogen tham gia vào chức năng cầm máu (tạo cục máu đông).
- Protein điều hòa trao đổi nước: điều chỉnh prtein thẩm thấu và cân bằng toan
kiềm trong cơ thể. Protein có vai trò chất đệm, nó giữ cho pH trong máu ổn định thậm
chí khi có sự chênh lệch của ion+ hoặc ion- , vai trò chất đệm của protein đạt được do
nó có khả năng liên kết cả H++ và OH-. Duy trì pH ổn định là yếu tố đảm bảo hệ thống
tuần hoàn luôn vận chuyển nhiều ion, đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.
- Protein có vai trò bảo vệ và giải độc: protein tham gia tống hợp kháng
thể,chống nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tốt khi cơ thể được cung cấp
đầy đủ các axit amin cần thiết để tổng hợp các kháng thể.
- Các chất độc trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ được men gan chuyển thành những
chất không độc và thải ra ngoài. Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm
do thiếu dinh dưỡng thì khả năng thải độc của cơ thể giảm.

13
- Protein có vai trò cân bằng năng lượng của cơ thể: trong điều kiện cơ thể tiêu
hao năng lượng nhiều, trong khi lượng lipit, gluxit trong khẩu phần không cung cấp đủ
thì protein sẽ tham gia vào cân bằng năng lượng.
3.2. Phân loại protein
Mặc dù tất cả các loại protein đều tương tự nhau ở một điểm là đều hình thành từ
những axit amin (aa) tuy nhiên sự sắp xếp của aa ở nhiều protein tồn tại trong thiên
nhiên rất khác nhau. Sự khác nhau này đã ảnh hưởng đến tính chất của mỗi protein.
Người ta đã phân loại protein theo kích thước, tính hòa tan của các protein trong nước,
muối, axit, kiềm và ethanol. Người ta còn phân loại protein theo hình thể và thành
phần hóa học.
Nếu dựa vào thành phần hóa học thì protein có hai loại: protein đơn giản và
protein phức tạp.
Protein đơn giản là loại protein mà trong thành phần của nó chỉ chứa toàn axit
amin như protamin, histon, albumin, globulin...
Protein phức tạp là loại khi thủy phân ngoài axit amin ra còn chứa các hợp chất
khác như axit nucleic, gluxit, lipit...
Nếu dựa vào hình dạng, tính chất hòa tan và thành phần hóa học thì protein được
chia thành 3 nhóm chính:
a. Protein dạng cầu
- Albumin: protein rất phổ biến trong động, thực vật như albumin trứng, albumin
huyết thanh, albumin sữa, leucosin của lúa mì và legumelin của hạt họ đậu.
- Globulin: globulin của huyết thanh: fibrinogen; globulin của cơ: miosinogen;
globulin thực vật: legumin (đậu đỗ), tuberin (khoai tây).
- Prolamin hay gliadin, chủ yếu trong protein thực vật: Zein của ngô, gliadin của
lúa mì.
- Histon: protein cơ sở, có ở nhân tế bào, thường dưới dạng liên kết với axit
nucleic. Protein này chứa nhiều arginin và có ít aa chứa lưu huỳnh...
b. Protein hình sợi
- Collagen: protein của mô liên kết xương. Collagen đại diện cho hơn một nửa
tổng số protein của các tổ chức trong cơ thể động vật. Đặc điểm nổi bật của collagen là
trong cấu trúc aa có nhiều hydroxiprolin, một ít hydroxilysin, hoàn toàn không có
cystin và tryptophan.
- Elastin: protin của những mô đàn hồi như: dây chằng và động mạch.
- Keratin- sừng: protein của lông, móng, mỏ, sừng. Những protein này không tan,
không tiêu hóa do có liên kết bền vững S-S, có chứa đến 14- 16% cystin. Tỷ lệ tiêu
hóa của bột lông vũ và lông lợn có thể đạt 70% sau khi được phân hủy ở áp suất 1,5- 3
atmosphe trong 1 giờ hay thủy phân bằng axit. Keratin còn có trong chất xám của não:
neurokeratin, retin của mắt.
c.Protein liên kết

14
- Nucleoprotein: một hay nhiều protein kết hợp với axit nhân có mặt trong tế bào
như: protein-DNA (Deoxiribonucleic), protein- RNA (Ribonucleic).
- Mucoprotein: protein dạng nhầy, phần hydratcarbon của những protein này là
mucopolisacarrid có chứa N- Axetil Hexasamin.
- Glycoprotein: protein có chứa 4% hydratcarbon như hexosa. Albumin của trứng
có 1,7% manosa.
- Lypoprotein: protein tan trong nước liên kết với lecitin, cholesterol hay những
lipit, phospholipit khác (phần phụ là lipit).
- Cromoprotein: protein đơn giản liên kết với sắc chất như hemflavin trong
monoglobin, flavoprotein, citocrom.
3.3. Axit amin trong dinh dưỡng động vật
a. Cấu trúc và tính chất sinh hóa của các axit amin
Axit amin là đơn vị cấu tạo cơ bản của protein. Chúng là dẫn xuất của các axit
hữu cơ mà trong phân tử, một nguyên tử hidro (đôi khi hai nguyên tử hidro) của ankil
được thay thế bởi gốc amin. Công thức cấu tạo chung của amin có dạng:

CH

H2NCOOH α

Trong một số axit amin, cùng với gốc amin (-NH2) trong gốc ankil (R) còn có
thể có gốc hydroxyl (OH) như: Tyrosine gốc phenyl C6H5-) như phenylalanine, gốc
thyol (SH) trong cấu trúc cysteine, các gốc bazơ có chứa nitơ... với tư cách là các
nhóm thay thế. Ngoài ra còn có các axit amin có hai nhóm cacboxyl (COOH) trong
phân tử aspartit, glutamat và 2 nhóm amin ( NH2) trong phân tử như: lysine, arginine.
Tính chất chung của các axit amin:
- Tính chất lý học: Các axit amin dễ tan trong nước, trong kiềm loãng, không tan
trong các dung môi hữu cơ. Nói chung các axit amin không có màu, có vị ngọt.
- Tính lưỡng tính: Phân tử axit amin có nhóm ( NH2) mang tính kiềm và nhóm
(COOH) mang tính axit.
- Các phản ứng hóa học của axit amin: Các axit amin có khả năng phản ứng với
axit và với kiềm. Chúng còn có khả năng tạo phức hợp muối với kim loại như: đồng,
kẽm...\

15
b. Phân loại axit amin
- Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của động vật, người ta chia axit amin thành các
loại:
+ Axit amin (aa) thay thế được: là các aa mà cơ thể động vật tự tổng hợp được từ
các sản phẩm chuyển hóa trung gian khác
+ Axit amin không thay thế được: là những aa rất cần cho sự phát triển bình
thường của cơ thể động vật nhưng cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được, chúng
phải thường xuyên được cung cấp từ thức ăn như: valine, leucine, lysine, histidine,
threonine, methinonine, phenyllanine, tryptophane, arginine, .....
c. Ý nghĩa của việc cân đối axit amin trong khẩu phần
Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo một “mẫu” cân đối về
axit amin, những axit amin nằm ngoài “ mẫu” cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng.
Do vậy, khi sử dụng các khẩu phần được cân đối phù hợp với nhu cầu axit amin của
con vật thì sự sinh trưởng và sức sản xuất cao hơn, hiệu quả này còn phụ thuộc vào các
axit amin thay thế và không thay thế của protein. Khái niệm cân bằng axit amin có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong cân bằng các chất dinh dưỡng bởi vì:
+ Thứ nhất, tất cả các axit amin cần thiết cho vật nuôi đều được lấy từ thức ăn
+ Thứ hai, ngoại trừ một lượng nhỏ axit amin dùng cho mục đích đặc biệt, còn lại
tất cả các axit amin được dùng chủ yếu để tổng hợp protein của cơ thể.
+ Thứ ba, và là điều quan trọng nhất là không có dự trữ các axit amin trong cơ
thể. Sự vắng mặt của một số axit amin không thay thế trong khẩu phần sẽ ngăn cản
việc sử dụng các axit amin khác để tổng hợp protein. Khi đó, các axit amin được sử
dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Điều đó làm giảm tính ngon miệng, giảm
sinh trưởng, cân bằng nitơ âm nghiêm trọng tức là mất protein cơ thể
d.Một số biện pháp nâng cao giá trị sinh học của protein thức ăn
+ Phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau: Sự phối hợp các loại thức ăn là một biện
pháp đơn giản để tự cân bằng axit amin giữa các loại thức ăn với nhau
+ Bổ sung axit amin tổng hợp
+ Xử lý nhiệt: Thức ăn dùng cho chăn nuôi nói chung là những nguyên liệu sống,
trong đó một số loại hạt như hạt cây họ đậu và một số củ như củ sắn, khoai tây…phải
được xử lý bằng nhiệt mới làm tăng giá trị sinh học của protein trong chúng, đồng thời
khử một số chất độc có sẵn trong thức ăn. Tuy vậy trong quá trình xử lý nhiệt cần đảm
bảo nhiệt độ và thời gian xử lý thích hợp. Nếu nhiệt độ quá cao và thời gian quá dài sẽ
làm giảm chất lượng của protein.
Thí nghiệm khảo sát cho thấy:
Cách xử lý PER
Đỗ tương sống 1,24
0
Đỗ tương hấp 30 phút ở 100 C 1,61
0
Đỗ tương hấp 30 phút ở 110 C 1,66
0
Đỗ tương hấp 30 phút ở 120 C 1,76*
16
Đỗ tương hấp 30 phút ở 1300C 1,57
0
Đỗ tương hấp 60 phút ở 130 C 1,09
0
● Đỗ tương hấp ở nhiệt độ 120 C trong 30 phút là tốt nhất vì PER đạt cao
nhất
4. Dinh dưỡng năng lượng
4.1. Hydratcacbon
Hydratcacbon có 4 loại chính là: Đường đơn (monosaccarid), đường đôi
(disaccarid), đường ba (trisaccarid) và đa đường (polisaccarid)
a. Đường đơn (monosaccarid)
Pentose (5 C) C5H10 O6: arabinose, cylose, ribose
Hexose (6C) C6H12O6: Glucose, fructose, galatose,manose
- Glucose có nhiều trong hoa quả. Cơ thể chủ yếu sử dụng glucose trong phân
giải các hydratcarbon phức tạp.
- Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hệ thống thần kinh trung
ương. Khi thức ăn không đủ cung cấp glucose thì có thể được lấy từ nguồn khá như
glycogen, lipid, protein.
b. Đường đôi (disaccarid) C6H22 O11: Saccarose, maltose, cellobiose
- Saccarose: đường mía hay đường củ cải và lactose (đường sữa)…có vai trò
trong dinh dưỡng người và động vật. Đường đôi khi thủy phân cho 2 phân tử đường
đơn. Đường đôi hòa tan trong nước, dễ đồng hóa và sử dụng để tổng hợp glycogen.
- Lactose có trong sữa. Trong cơ thể, lactose phân thành glucose và galactose,
các chất này để tổng hợp thành glycogen trong gan và cơ động vật. Thủy phân lactose
trong ruột xảy ra từ từ, kích thích vi khuẩn làm chua sữa, làm tăng hấp thu Ca ở ruột.
Lactose còn ức chế hoạt động của vi khuẩn gây thối ở ruột.
c. Đường đa (trisaccarid) C18H32 O16: Đường raffinose (gồm đường glucose, frustose,
galactose) có nhiều trong hạt bông.
d. Đa đường (polisaccarid)
Pentose (C5H8 O4)n: araban, xylan
Hexosan (C6H10 O5)n: tinh bột, dextrin, cellulose, glycogen
Hỗn hợp của polysaccarid: hemicelluloses, pectin
- Tinh bột là thành phần dinh dưỡng chính của thức ăn hạt, củ…Tinh bột là
nguồn cung cấp đường glucose quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Tinh bột tồn tại ở hai dạng: amylase và amylopectin. Amylase tan trong nước
nóng, trọng lượng phân tử ừ 10.000- 100.000 đơn vị oxy, gồm những chuỗi thẳng D-
glucose liên kết với α-1.4 glucoseit. Số lượng amylase được quyết định bởi đặc tính di
truyền của thực vật và tăng lên theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Còn
amylopectin không tan trong nước nóng và là một trùng hợp nhánh của D- glucose,
trong đó có nhiều chuỗi α-1.4 glucoseit gắn với liên kết chéo α-1.6 glucoseit. Phân tử
amylopectin là một trong những phân tử lớn nhất trong tự nhiên tới 1.000.000 đơn vị
oxy.
17
- Glycogen có nhiều trong gan (20% khối lượng tươi). Trong cơ thể, glycogen là
nguồn cung cấp dinh dưỡng cho chuyển hóa năng lượng của cơ, các tổ chức. Hệ thống
thần kinh trung ương điều chỉnh sự tổng hợp và phân giải glycogen trong cơ thể.
- Các chất pectin: Pectin thuộc loại polysccarid keo hoặc glucopolysacccarid có
nhiều trong thực vật. Các chất pectin có thể coi như các hemicelluloses có chức năng
vừa là chất bảo vệ và vừa có giá trị dinh dưỡng. Có 2 dạng pectin: protopectin và
pectin.
+ Protopectin không tan trong nước, có trong thực vật, tạo thành các lớp trung
gian giữa các tế bào và là chất liên kết làm vững chắc các thành tế bào. Protopectin có
nhiều trong quả xanh, làm cho quả xanh cứng, khi quả chín thì protopectin bị phân hủy
và làm quả mềm. Quá trình đun nóng hay dưới tác dụng của men protopectinase có thể
phân giải protopectin làm cho rau mềm
+ Pectin thuộc nhóm các chất hòa tan, cơ thể có thể sử dụng được. Các chất
pectin có thể ức chế các vi khuẩn gây thối trong ruột (do có tính axit) và như vậy ổn
định vi khuẩn đường ruột, tăng tiêu hóa thức ăn.
- Cenllulose là thành phần cấu tạo của thực vật. ở loài nhai lại và ngựa, cellulose
được men cellulose lên men, hình thành các axit béo dễ bay hơi, những axit béo này là
nguồn năng lượng đối với lợn và gia cầm.
- Cenllulose tuy có giá trị năng lượng thấp nhưng nó giữ vai trò như chất độn
trong khẩu phần, làm cho con vật có cảm giác no, ngoài ra nó còn có tác dụng kích
thích nhu động ruột, điều hòa bài tiết, làm khuôn cho phân dễ bài tiết ra ngoài.
Cellulose còn giúp cho quá trình thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
4.2. Lipit
Lipit thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính cần cho sự sống.
- Lipit là nguồn năng lượng quan trọng: giá trị năng lượng của 1g lipit gấp 2,25
lần so với protein và đường. Lipit có thể tích nhỏ nhưng giá trị năng lượng lại lớn, cho
nên nó là chất dự trữ năng lượng tốt nhất của cơ thể động vật nuôi (ở dạng mỡ), lipit
thực vật ở dạng dầu.
- Lipit là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ (A, D, E, K). Khi thiếu
lipit trong khẩu phần ăn, các loại vitamin này khó hấp thu và dẫn đến bệnh thiếu
vitamin.
- Lipit tham gia cấu trúc cơ thể: Trong cơ thể, lipit là chất thiết yếu trong mỗi tế
bào, không chỉ ở màng tế bào mà còn ở màng nhân tế bào, ty thể.
- Lipit là nguồn nguyên liệu tạo nên các chất nội tiết như: cholesterol, là nguyên
liệu để tổng hợp progesterol, tetstosterol, estrogen và cũng là nguyên liệu để tổng hợp
vitamin D3. Các chất này cần cho sinh trưởng và sinh sản.
- Lipit còn là nguồn axit béo quan trọng: A. Linoleic, linoleic, arachidonic. Khi
thiếu các axit béo này, gia súc có triệu chứng: rụng lông, viêm da, hoại tử từng phần,
sinh trưởng kém, sinh sản bị ảnh hưởng, thời kì thành thục về tính kéo dài, buồng
trứng ở gia súc cái, dịch hoàn ở gia súc đực kém phát triển.
18
- Lipit rất dễ bị oxy hóa. Để bảo vệ, người ta thường trộn các chất chống oxy hóa
trong thức ăn. Hàm lượng sử dụng của các chất chống oxy hóa trong thức ăn phụ thuộc
vào tỷ lệ mỡ và thời gian bảo quản.
5. Dinh dưỡng khoáng
Đối vật nuôi chất khoáng cũng quan trọng như protein. Ngoài chức năng cấu tạo
mô cơ thể, chất khoáng còn tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của mô cơ thể.
Trong thành phần cấu tạo của nhiều enzyme có mặt các nguyên tố khoáng khác nhau.
Ví dụ: Sắt (Fe) có trong thành phần cấu tạo của xitocromreductza fumaric
dehydrogenza, đồng (Cu) có trong xitocrom oxidaza, xeruroplasmin, polyphenol
oxidaza, amin oxidaza….Chính vì thế, thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi
chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất sút kém.
5.1. Phân loại chất khoáng
Dựa vào nhu cầu và sự có mặt ở cơ thể, người ta phân chia các chất khoáng đa
lượng và các chất khoáng vi lượng.
- Những chất khoáng có lượng lớn được tính bằng g/kg hoặc % gọi là khoáng đa
lượng (Ca, P, K, Na, Cl, S, Mg)
- Những chất khoáng có lượng nhỏ được tính bằng mg/kg hay ppm (part per
million = phần triệu) gọi là khoáng vi lượng ( Fe, Zn, Cu, Mn, I, Co, Mo)
5.2. Vai trò dinh dưỡng của chất khoáng
a. Khoáng đa lượng
+ Canxi, photpho (Ca, P)
Ca cùng P cấu tạo nên xương và răng, rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển
của cơ thể động vật, có một vai trò chung là cấu tạo bộ xương. Bộ xương ngoài vai trò
là bộ khung vững chắc của cơ thể còn là kho dự trữ Ca và P. Động vật tiết sữa hay đẻ
trứng phải huy động Ca và P trong xương để tạo sữa hay tạo vỏ trứng. Nếu khẩu phần
ăn thiếu hai chất này, bộ xương sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Con vật non thì bị mềm
xương, động vật trưởng thành bị loãng xương, xốp xương, động vật đang sinh trưởng
sẽ chậm lớn, còi cọc, gầy yếu. Gia cầm đẻ trứng sẽ giảm sản lượng trứng, giảm chất
lượng vỏ trứng...và khi nguồn Ca, P trong xương bị cạn kiệt thì không còn khả năng
sinh sản, tuổi sản xuất bị rút ngắn lại
Tỷ lệ Ca- P thích hợp trong khẩu phần là 2:1
Tỷ lệ Ca: P là 1:1, khẩu phần thiếu Ca, thừa P, không tích lũy Ca ở xương, Ca
được huy động ở xương ra
Tỷ lệ Ca: P là 3:1, khẩu phần thừa Ca, thiếu P, sự hấp thu khoáng sẽ giảm, P biến
thành tricanxi photphat thải ra ngoài.
+ Natri, Kali, Clo (Na, K, Cl)
Na+, K+ và Cl là chất điện giải, khi cơ thể vật nuôi mất nước sẽ mất chất điện
giải, sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào bị rối loạn, con vật có
thể chết. Cl cần thiết cho việc hình thành HCl trong dạ dày, có tác dụng hoạt hóa
pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein. Na+ tronh thành phần của NaHCO3 của
19
nước bọt loài nhai lại có tác dụng trung hòa axit dạ cỏ, giữ cho pH dạ cỏ ổn định. Na+
và K+ cũng là thành phần của hệ đệm của cơ thể, giúp giữ cân bằng axit- bazơ dịch cơ
thể.
Thiếu Na+và Cl trong khẩu phần làm giảm tính thèm ăn, con vật sút cân, gầy yếu
và giảm sức sản xuất.
b. Khoáng vi lượng
+ Sắt (Fe)
Sắt (Fe++) tham gia cấu tạo hemoglobin. Fe++ trong các hemoglobin (Hb) và
myoglobin có thể gắn với oxy phân tử (O2), rồi chuyển chúng vào trong máu và dự trữ
ở trong cơ.
Nếu có đủ sắt và thức ăn thì vật nuôi sẽ tăng trọng nhanh (ở lợn sơ sinh có khối
lượng 1kg đến 21 ngày tuổi có thể đạt khối lượng 5 kg, 8 tuần tuổi đạt khối lượng
10kg). Tuy nhiên, lợn con thường thiếu sắt. Khi thiếu sắt lợn con giảm tính thèm ăn,
chậm lớn, da nhăn nheo, lông thô, ỉa chảy…..
+ Đồng (Cu)
Đồng (Cu) ít hơn sắt nhưng giữ vai trò sinh lý quan trọng, Cu tham gia thúc đẩy
tạo huyết, làm cho hồng cầu non mau trưởng thành.
Đồng (Cu) còn tham gia sinh tổng hợp catalase, peroxydase, ức chế hoạt động
của photphatase kiềm, amylase, lipase, pepsin. Cu tăng oxy hóa vitamin C, thúc đẩy tế
bào sử dụng vitamin K, E, hoạt hóa insulin và kích thích hoạt động của hormon tuyến
yên. Cu tham gia hình thành lông do có khả năng oxy hóa chuyển nhóm –SH thành
S-S (disulful). Cu tham gia tạo sắc chất của lông.
Khi thiếu Cu, bò có hiện tượng rụng lông xung quanh mắt, đầu gối, trong tai,
lông mất màu, có màu xỉn thô, còi xương, sưng khoeo chân, gây thiếu máu, giảm tỷ lệ
thụ thai ở bò cái, gây sát nhau, giảm khả năng tiết sữa.
Ở ngựa khi thiếu Cu sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng.
+ Kẽm (Zn)
Zn phân bố khắp nơi trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều chức năng trong trao đổi
chất của axit nhân, tổng hợp protein, phân chia tế bào, nếu thiếu Zn thì quá trình sử
dụng axit amin trong tổng hợp protein không được hoàn thành. Zn có mặt trong thành
phần của insulin, làm tăng hoạt động của insulin, hoặt hóa arginase…, tham gia
chuyển hóa một số vitamin và ức chế histaminase. Zn cần thiết cho quá trình tổng hợp
gen, cho sao chép AND có sẵn để tế bào nhân lên, thiếu ZN sẽ ảnh hưởng đến sự nhân
lên của tế bào, giảm sinh trưởng, sinh sản, tính miễn dịch.
+ Mangan (Mn)
Mn được hấp thu ở ruột non, tích lũy ở gan. Mn có mặt ở mọi tổ chức, là thành
phần của một số men như arginase, glutamintransferase, photphotase. Mn tác động lên
quá trình sinh trưởng, tạo máu, sinh tổng hợp axit nucleic, protein, cholesterol và
kháng thể. Thiếu Mn sẽ giảm sinh tưởng, xương biến dạng, bị bệnh cứng chân (ở lợn),
teo tinh hoàn (bò đực), rối loạn sinh dục, xảy thai (bò cái), giảm tỷ lệ đẻ (ở gà).

20
6. Dinh dưỡng Vitamin
6.1. Đặc điểm chung của vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ, phân tử bé, tự nhiên hoặc tổng hợp, cần với lượng
nhỏ, giữ vai trò xúc tác các phản ứng sinh học trong quá trình chuyển hóa giúp cho
sinh vật duy trì, phát triển và hoạt động bình thường. Khi thiếu vitamin trong khẩu
phần hay không được hấp thu và sử dụng đầy đủ sẽ gây bệnh hay có những triệu
chứng thiếu vitamin
6.2. Phân loại và vai trò của vitamin
a. Phân loại vitamin
Căn cứ vào tính chất hóa lý của các vitamin, đặc biệt là tính hòa tan của các
vitamin, các nhà khoa học chia vitamin thành 2 nhóm
+ Nhóm tan trong chất béo (dầu, mỡ, dung môi chất béo...) gồm vitamin A,
D, E, K
+ Nhóm vitamin tan trong nước: Vitamin nhóm B (B1, B6, B12), C, axit
pantotenic, biotin...
b. Vai trò của vitamin
- Nhóm vitamin tan trong dầu:
+ Vitamin A
Vitamin A dạng retinol và retinal đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thị
giác. Thiếu vitamin A gây ra bệnh quáng gà, khô mắt, loét giác mạc, axit retionic
không có tác dụng trên thị giác.
Vitamin A tham dự vào sự cân bằng và đổi mới biểu mô. Vai trò này được xác
định bởi vai trò đặc biệt của axit retionic giúp tái tạo nhanh tế bào biểu mô, giúp liền
sẹo, sinh tiết chất nhầy, hoạt động điều hòa trên tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi, ức chế
sừng hóa tế bào biểu mô. Khi thiếu vitamin A thì sự tái tạo lớp tế bào thượng bì bị
ngăn cản, gây sừng hóa, khô da, vẩy nến... làm giảm khả năng bao vệ của da, niêm
mạc ruột, khí quản, đường sinh dục...vi trùng dễ xâm nhập. Vì thế động vật non khi
thiếu vitamin A dễ bị viêm phổi. Con đực không có khả năng sản sinh tinh trùng, con
cái khó thụ thai, thai không phát triển, chết thai, sảy thai, sát nhau.
Vitamin A tăng sức đề kháng của cơ thể với sự nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và
virus. Khi thiếu vitamin A, sự sản sinh kháng thể bị giảm thấp, làm cho sức chống
bệnh của cơ thể bị suy giảm.
β-Caroten ngoài vai trò như tiền vitamin A còn có chức năng chống ung thư và
bệnh đường hô hấp.
Β-caroten có tác dụng chống oxy hóa mạnh, thường phối hợp với vitamin E, C,
selen trong phòng và chống lão hóa.
- Nguồn cung cấp: Vitamin A có trong tự nhiên, trong các thực phẩm bắt nguồn
từ động vật: gan, dầu cá, cá, bơ, fomat. Hoặc trong thức ăn có nguồn gốc thực vật
như: rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm có màu đỏ và vàng hay lá xanh sẫm. Chẳng
hạn: cà rốt, củ có màu, cà chua….
21
+ Vitamin D
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng
chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là canxi và phosphat; nó làm tăng hấp thu canxi
và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn
tăng trưởng. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn
hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi
máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu.
Khi thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến hấp thu Ca, P làm quá trình khoáng hóa, cốt
hóa kém, động vật non bị còi xương, động vật trưởng thành bị mềm xương, xốp
xương, loãng xương; gia cầm đẻ trứng thiếu Ca sẽ làm cho vỏ trứng mỏng, dễ vỡ.
Vitamin D không phải là một vitamin thiết yếu trong chế độ ăn, bởi vì hầu
hết động vật có vú đều có thể tự tổng hợp vitamin D đủ cho cơ thể khi tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời.
+ Vitamin E
Vitamin E có chức năng chống vô sinh, chống oxy hóa sinh học, ngăn chặn sự
hình thành các peroxit và vệ các axit béo chưa no. Nếu thiếu vitamin E thì các peroxit
hình thành tấn công gây bệnh tích trên tiểu não (bệnh viêm nhũn não), trên cơ (bệnh
trắng cơ, teo cơ, thoái hóa cơ…)
Vitamin E có nhiều trong rau lá xanh, mầm hạt, khô dầu hướng dương, đậu
tương…
+ Vitamin K
Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu
trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết
cho sự hỗ trợ đông máu. Vitamin K
còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống
mạch máu.
Có hai loại vitamin K dạng tự nhiên: Vitamin K1 hay còn gọi là phylloquinone
được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên. Vitamin K2 hay còn gọi là menaquinone. Dạng
này được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.
Thiếu vitamin K thì làm cho máu chậm đông, dễ xuất huyết khi bị thương, trong
trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến chết động vật ăn nhai lại, ngựa và lợn thường
không bị thiếu vitamin K vì vi khuẩn ống tiêu hoá có khả năng tổng hợp vitamin K đáp
ứng đủ nhu cầu của con vật.
Vitamin K có nhiều trong các thực phẩm như: bột cá, bánh dầu đậu tương, dầu
gan cá...
- Nhóm vitamin tan trong nước:
+ Vitamin nhóm B và C
Vitamin nhóm B và C là những vitamin hòa tan trong nước, vitamin nhóm B bao
gồm: B1,B2, B3, B6, B12, biotin, choline, folacin, niacin.

22
Bảng 1.2. Tóm tắt vai trò dinh dưỡng của các vitamin hòa tan trong nước
Tên vitamin Chức năng sinh hóa Triệu chứng thiếu Nguồn cung cấp
Coenzym cho các phản ứng Biotin tổng hợp
Ở lợn chân sau bị liệt,
chuyển hóa CO2 từ chất này Bột cỏ, tấm gạo,
rạn nứt móng. Gà bị
Bioin đến chất khác trong chuyển nấm men, khô dầu
phù, tỷ lệ nở của trứng
hóa cacbonhydrat, lipit và hướng dương và
giảm
protein khô dầu bông
Gan nhiễm mỡ ở hầu Cholin chloride,
Ngăn ngừa hội chứng gan
hết các loài, giảm sinh cám gạo, mâm lúa
Choline nhiễm mỡ, tham gia vào sự
trưởng, lợn đực giảm mì, nấm men, khô
truyền xung động thần kinh
khả năng sinh sản dầu cải, bột cá
Thiếu máu ở động vật Folacin tổng hợp,
Thành phần của coenzym
non và động vật có nấm men, mầm lúa
Folacin tetrahydrofolic acid trong trao
chửa. Gà con chậm mì, khô đỗ tương,
đổi protein
lớn, mất màu lông khô bông
Thành phần của coenzym Lợn bị ỉa chảy, nôn, Niacin tổng hợp,
NAD và NADP trong chuyển phù, chậm lớn, gầy cám gạo, nấm
Niacin
hóa carbonhydrat, mỡ và yếu. Gà có bộ lông men, hải sản, gan
protein thô, xơ xác, phù… động vật.
Giảm sự ham ăn, giảm Thiamin
Coenzym cho quá trình
trọng, rối loạn tim hydrochloride,
chuyển hóa carbonhydrat.
Vitamin B1 mạch, gà con bị viêm thiamin
Tham gia vào hoạt động của
(Thiamin) thần kinh đa phát. Gà mononitrat, cám
chức năng thần kinh ngoại
mái giảm sản lượng gạo, nấm men, khô
biên, duy trì tính ham ăn.
trứng dầu bông
Giảm sinh trưởng ở tất
cả các loài. Lợn chậm
Thành phần Coenzym FMN Riboflvin tổng
Vitamin B2 lớn, thiếu máu, ỉa
và FAD trong chuyển hóa hợp, nấm men,
(Riboflavin) chảy, mắt bị mờ đục,
năng lượng gan, cỏ xanh
gà bị cong quẹo ngón
chân
Thành phần của Tất cả các loài bị giảm Calcium
Vitamin B3
Acetylcoenzym A cần cho sự sinh trưởng, mất lông, pantothenate, tấm
(axit
chuyển hóa carbohydrat, lipit viêm ruột. gà bị phù và gạo, nấm men, bột
pantotheic)
và protein chết phôi cỏ
Lợn giảm ăn, chậm
Vitamin B6
lớn, co giật. Gà chậm
(pyridoxine, Coenzym pyridoxal Bột thịt, bột cá, các
sinh trưởng, lông phát
pyridoxal, phosphate cho sự chuyển hóa phụ phẩm lúa mì,
triển kém, gà mái giảm
pyridoxamine) protein cỏ xanh.
sức đẻ trứng và tỷ lệ
nở của trứng
Vitamin B12 Coenzym cobanmide trong sự Chậm lớn, bàn chân Vitamin B12 tổng
(cobalamins) hình thành máu đỏ và duy trì nổi vảy, thiếu máu dẫn hợp, protein nguồn

23
sự phát triển bình thường của đến chứng thiếu máu gốc động vật, sản
mô thần kinh ác tính. phẩm lên men
Tham gia quá trình hình
thành collegen, chuyển hóa
tyrosine và tryptophan,
chuyển hóa mỡ và kiểm soát Sưng và chảy máu Chanh, bã chanh,
Vitamin C
cholesterol, hấp thu và vận chân răng, yếu xương cỏ xanh
chuyển sắt, làm bền mao
mạch. Có vai trò chống oxy
hóa
Câu hỏi và bài tập

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước của vật nuôi?
2. Thế nào là axit amin thay thế được và axit amin không thay thế được? Ý nghĩa
của việc cân đối axit amin trong khẩu phần?
3. Bệnh khi thiếu vitamin A, D? Nguồn cung cấp?
4. Bệnh khi thiếu Fe, Cu, Zn, Mn trên động vật nuôi? Nguồn cung cấp?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức kiểm tra từng
học sinh về vai trò của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi.
Ghi nhớ
Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi.

Chương 2: CÁC LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI


Mã chương: C02

24
Giới thiệu:
Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của vật nuôi. Sự trưởng thành và phát
triển của vật nuôi chịu sự tác động trực tiếp bởi tính hoàn hảo của thức ăn. Khi đảm
bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi thì con vật sinh trưởng và phát triển nhanh,
thời gian nuôi ngắn lại, khối lượng xuất chuồng cao và hiệu quả kinh tế cao và ngược
lại nếu không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con vật.
Tuy nhiên mỗi loại thức ăn sẽ có giá trị dinh dưỡng riêng và tùy thuộc vào loài
vật nuôi, giai đoạn phát triển, tính biệt ... mà lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Tìm ra
nhu cầu của động vật đối với các loại chất dinh dưỡng chính là nhằm thỏa mãn nhu
cầu sinh lý và khả năng sản xuất của con vật.
Mục tiêu:
+ Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng của một số loại thực liệu làm thức ăn cho
vật nuôi;
+ Nêu được đặc điểm và kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cỏ năng suất cao
thường sử dụng cho vật nuôi
+ Thận trọng trong chế biến và định mức sử dụng thức ăn cho vật nuôi
Nội dung chính:
1.Thức ăn xanh
1.1. Đặc điểm dinh dưỡng
1.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn xanh
2. Thức ăn thô khô
2.1. Đặc điểm dinh dưỡng
2.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn thô khô
3. Thức ăn củ quả
3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
3.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn củ quả
4. Thức ăn hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ
4.1 Đặc điểm dinh dưỡng
4.2. Những chú ý khi sử dụng thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ.
5. Kỹ thuật trồng cây thức ăn cho ngựa
5.1. Kỹ thuật trồng cỏ voi
5.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghine
5.3. Kỹ thuật trồng chè khổng lồ
1.Thức ăn xanh
Thức ăn xanh là loại thưc ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi, bao
gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ. thức ăn xanh
chiếm tỷ lệ cơ bản trong khẩu phần ăn cho loài nhai lại và động vật ăn cỏ (ngựa…).
Thức ăn xanh có thể chia làm hai nhóm chính: cây cỏ tự nhiên và cây cỏ gieo trồng (cỏ
stylo, cỏ medi, cỏ voi, cây ngô non và các loại rau bèo khác…)

25
1.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn xanh là loại thức ăn rẻ tiền, năng suất cao (1ha rau muống cho 50-70
tấn, 1 ha bèo hoa dâu có thể cho 300- 350 tấn …)
Thức ăn xanh chứa nhiều nước 60-85% (bèo hoa dâu, bèo tấm: 90-95% nước), có
hàm lượng protein cao, tỷ lệ xơ ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành là 6-8 %. Thức
ăn xanh chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc, dễ tiêu hóa, có tính
ngon miệng cao, gia súc thích ăn. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô đối với loài nhai lại là
75-80%, đối với lợn 60-70%.
Thức ăn xanh giàu vitamin như β-Caroten (tiền vitamin A), vitamin E, C, B đặc
biệt là vitamin B2. Thức ăn xanh còn nhiều xantofil là sắc tố vàng thực vật của hoa,
quả, là chất tạo màu cho lòng đỏ trứng, da gà.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều
kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng…Nhìn chung thức ăn
xanh ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hầu hết chỉ sinh trưởng vào mùa mưa
còn mùa đông và mùa khô thiếu nghiêm trọng.`
1.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn xanh
Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch
sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu hoạch quá
muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipid
và protein giảm.
Cỏ phải có mùi vị thơm ngon, không đắng chát, không ướt sương, lẫn bùn đất và
hấp hơi.
Cỏ không bị dập nát, thối rữa. Không được trồng ở những nơi chôn gia súc mắc
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc những nơi có nhiều mầm bệnh kí sinh trùng, vi
sinh vật.
2. Thức ăn thô khô
Là tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt ngắn phơi khô, các loại phụ
phẩm nông nghiệp phơi khô…
2.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn thô khô thường có hàm lượng xơ thô cao (20-37% theo chất khô), nghèo
protein (3,4- 4%), nghèo vitamin (A, D, E), nghèo khoáng (Ca, P, S), nghèo năng
lượng và nghèo chất dinh dưỡng. Ở nước ta, do thiếu đất nông nghiệp, bãi chăn thả và
diện tích trồng cỏ hạn chế nên ở nhiều vùng thức ăn thô và phụ phẩm nông nghiệp trở
thành nguồn thức ăn chính của trâu bò trong mùa khô hay trong vụ đông xuân.
2.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn thô khô
Tỷ lệ cỏ độc hại lẫn trong cỏ khô phải rất nhỏ (< 1%)
Cỏ phải khô kỹ, màu xanh nhạt, mùi thơm, không bị ẩm ốc, thối, màu nâu đen...
Rơm phải khô ráo, màu vàng nhạt hoặc vàng tươi, mùi thơm, không mốc thối..
Các thức ăn thô khô phải được bảo quản chu đáo, tránh ẩm ướt...
3. Thức ăn củ quả
26
3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn củ quả là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc, nhất là gia
súc cho sữa. Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là: sắn, khoai lang, bí đỏ, khoai
tây...
Đặc điểm chung của nhóm thức ăn này là chứa nhiều nước, nghèo protein, chất
béo, nghèo các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng nhưng giàu tinh bột, đường và
hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu hóa. Thức ăn củ, quả rất thích hợp cho quá trình lên
men của dạ cỏ. Do đó chúng có hiệu quả rõ rệt đối với gia súc nhai lại đang cho sữa và
thời kỳ vỗ béo.
3.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn củ quả
Những củ quả bị dập nát, mốc thối, hà (khoai lang) thì không nên cho gia súc ăn.
Nếu bị ít thì cắt bỏ phần hỏng và chỉ tận dụng những phần còn tốt.
Củ không được mọc mầm, vỏ xanh (khoai tây) do tinh bột chuyển
hóa thành solanine và chaconine-alpha gây ngộ độc cho vật nuôi (hiện tượng đau
bụng, buồn nôn, ỉa chảy). Một số loại củ (sắn) cần phải sơ chế nhiệt trước khi đem sử
dụng nhằm hạn chế độc tính CN (Chất độc CN là gốc của axit HCN). Khi ngộ độc CN
con vật có biểu hiện sùi bọt mép, run rẩy, máu có màu vàng óng ánh. Cần cho con vật
uống ngay nước đường và tiêm Thyosulphat vào tĩnh mạch.
Củ , quả phải được rửa sạch đất, cát trước khi cho gia súc ăn.
4. Thức ăn hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ
4.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Hạt ngũ cốc gồm: Lúa, ngô, lúa mì, cao lương...Phụ phẩm của hạt ngũ cốc bao
gồm: cám, tấm...là loại thức ăn giàu tinh bột, giàu năng lượng: 3200- 3400kcalME/ kg.
Hàm lượng protein thô biến động trong khoảng 8- 12%. Đây là loại thức ăn nghèo
lysine, tryptophane. Hàm lượng xơ thô trong các loại hạt có vỏ như cao lương, lúa gạo,
đại mạch từ 7-14%, còn trong các loại hạt trần như ngô, lúa mì thì hàm lượng xơ thô từ
1,8- 3%. Các hạt ngũ cốc nghèo Ca, 1/3- 2/3 P của hạt ngũ cốc ở dạng axit philic có độ
lợi dụng kém.
Cám gạo là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo, là nguồn thức ăn cho gia súc.
Trong cám gạo có 12- 14% protein thô, 14- 18% dầu, cám gạo có nhiều vitamin nhóm
B nhất là B1 (22,2mg/1 kg), 13,3mg B6, 0,43mg biotin và 5,1% axit phitic.
4.2. Những chú ý khi sử dụng thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ.
Hạt ngũ cốc phải rắn chắc, không thối, sâu mọt, không mốc.
Hạt có mùi thơm, không có vị đắng
Các sản phẩm phụ (cám) không vón cục, không có mùi mốc, không được chua,
đắng. Không sử dụng quá nhiều cám gạo trong khẩu phần ăn cho gia súc (làm gia súc
thiếu kẽm).
5. Kỹ thuật trồng cây thức ăn cho ngựa
5.1.Kỹ thuật trồng cỏ voi ((Pennisetum pur pureum)
+ Nguồn gốc và phân bố:
27
Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi, phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới trên thế
giới. Ở Việt Nam cỏ Voi được coi là một trong những cây cỏ có triển vọng làm thức ăn
cho gia súc.
+ Đặc điểm sinh vật học
Là loại cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao từ 4-6 mét, nhiều đốt, những đốt gần
gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển trong đất. Lá hình dải, mũi nhọn
nhẵn, bẹ lá dẹt ngắn và mềm có khi dài 60cm rộng 2cm. Hoa hình chùy màu vàng
nhạt. Rễ phát triển mạnh ăn sâu có khi tới 2m.

1-Cỏ Voi giai đoạn trưởng thành


+ Đặc điểm sinh thái
Cỏ voi có khả năng chịu được đất chua hay hơi kiềm, nhưng không chịu được
mặn. Nói chung cỏ Voi ưa đất ẩm, pH = 6-7, đất không bùn, úng nước, có năng suất
cao ở đất nhẹ, không chịu hạn nếu bị hạn thì phát triển chậm lá ngắn. Biên độ nhiệt độ
từ 18-32oC, nhiệt độ thích hợp là 24oC.
+ Kỹ thuật trồng
• Chuẩn bị đất
Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa
làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trường hợp trồng chuyên canh và
thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại đất có tầng canh tác
trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của
đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất.
Rạch hàng sâu 15-20 cm, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật
độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm.

28
2- Chuẩn bị đất trồng cỏ Voi
● Phân bón
Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau.
Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 - 400 kg đạm
urê; 250 - 300 kg super lân; 150 - 200 kg sulphat kali. Các loại phân hữu cơ, phân lân,
phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều
cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón
thêm vôi.

3- Bón phân trước khi trồng cỏ Voi


● Chọn giống

29
Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100
ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 - 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi hecta cần 8
-10 tấn hom.

3,4- Hom đạt yêu cầu trồng


● Kỹ thuật trồng
Thời điểm trồng cỏ Voi tốt nhất là từ tháng 2 – 5
Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40 cm và lấp đất dầy khoảng
5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau
khi lấp. Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc
mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc
xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú ý không chạm vào thân cây giống). Lúc được
30 ngày tiến hành bón thúc bằng100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại
thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.

5- Trồng cỏ Voi 6- Cỏ Voi nảy mầm


● Thu hoạch
Cỏ được thu hoạch đợt đầu khi cỏ đạt 70 - 80 ngày tuổi. Khoảng cách những lần
thu hoạch tiếp theo là 30 - 45 ngày (cỏ có độ cao 80 - 120 cm)
Khi thu hoạch cần cắt cách gốc cỏ 5cm, cắt sạch, không để lại mầm cây để cỏ có
thể mọc lại đều.

30
7- Thu hoạch cỏ Voi
● Chăm sóc sau thu hoạch
Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê (100
kg urê cho mỗi hecta)

8- Cỏ mọc sau khi thu cắt lần đầu


5.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghi-ne (Panicum maximum).
+ Nguồn gốc và phân bố
Cỏ Ghinê có nguồn gốc từ các nước châu Phi nhiệt đới và phân bố rộng rãi ở các
nước nhiệt đới, cận nhiệt đới.
+ Đặc điểm sinh vật học

31
9, 10- Cỏ Ghi- nê trưởng thành

Ghi- nê là loại cỏ lâu năm, thân cao tới


2-3m, không có thân bò, chỉ phân nhánh và
tạo thành bụi. Bẹ lá mọc quanh gốc có màu
tím, cả bẹ và lá có lông nhỏ và trắng (tập
trung ở bẹ lá). Tỷ lệ lá/thân là 5/7, cỏ ghine bộ
rễ có nhiều nhánh, phát triển rất mạnh. Cỏ
phát triển tạo thành từng cụm như một cái
phiễu hứng nước mưa nên khả năng chống
hạn cao.

11- Nhánh cỏ Ghi- nê


+ Đặc điểm sinh thái học
Cỏ Ghi- nê thích hợp ở nhiệt độ 18- 28oC và ẩm độ 80%. Độ cao có thể đến 2500
m so với mực nước biển. Lượng mưa bình quân là 1000 mm/năm. Cỏ không có khả
năng sinh trưởng ở vùng đất ướt hay bị ngập lụt. Cỏ cũng không chịu hạn nhiều. Cỏ có
thể thích ứng với nhiều loại đất nhưng cho năng suất cao khi đất nhiều mùn và dinh
dưỡng. Cỏ thích nghi với những việc trồng trên những vùng đất dốc nên nhiều nơi sử
dụng chúng để trồng trên các đường đồng mức hay trồng để bảo vệ đất chống xóa
mòn.
+ Kỹ thuật trồng
• Chuẩn bị đất
32
Cày vỡ đất ở độ sâu 20 cm, sau đó cày đảo (cày 2 lần), làm sạch cỏ dại và san
phẳng.
Trong trường hợp trồng bằng hạt thì đất phải làm tơi xốp hơn.
Rạch hàng sâu 7- 10cm (đối với gieo hạt) và sâu 10-15cm (nếu trông bằng thân
rễ), hàng cách hàng 40-50cm. Có thể bổ hốc khi trông bằng thân (hốc cách hốc
10-12cm)

12- Chuẩn bị đất trồng cỏ Ghi- nê


• Phân bón (tính trên 1 ha)
10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, bón lót toàn bộ theo hàng rạch.
a. – 250 kg super lân, bón lót toàn bộ theo hàng rạch.
150– 200 kg sunphat kali, bón lót toàn bộ theo hàng rạch.
200- 300 kg sunphat đạm, chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch.

13- Bón phân trước khi trồng cỏ Ghi- nê


● Cách trồng và chăm sóc
Gieo bằng hạt tốt nhất là gieo trong tháng 2-4 khi nhiệt độ trung bình không khí
trên 250C.
Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng thân rễ
Hạt giống cần ngâm trong nước ấm 50-55 oC (10- 15p), để ráo nước rồi mang
gieo. Sau khi gieo lấp 1 lớp đất mỏng lên trên và tưới nước để kích thích hạt nảy
mầm.

33
14, 15- Xử lý hạt cỏ Ghi- nê trước khi gieo

Nếu trồng bằng thân rễ thì nên trồng nghiêng khoảng 450 hoặc trồng thẳng đứng,
khoảng cách khóm 15- 20cm, lấp kín đất 1/3 phần hom giống, dùng chân nén chặt gốc
Kiểm tra mật độ cây sau 10- 15 ngày (với gieo hạt) và 7-10 ngày (trồng thân rễ),
tiến hành trồng dặm đối với những cây chết hoặc những cây không mọc.

16,17- Trồng cỏ Ghi- nê bằng thân rễ

34
Sau khi gieo trồng 30-35 ngày kết hợp bón thúc phân urê sau khi xới và làm sạch
cỏ dại.
● Thu hoạch
Thu hoạch lần đầu sau khi trồng cỏ 60-65 ngày (trồng hom) và 80- 85 ngày (gieo
hạt).
Khi thu hoạch cắt trừ lại từ mặt đất khoảng 5-7 cm là hợp lý nhất (kích thích gốc
đẻ nhiều nhánh và tiếp tục tái sinh thành 1 bụi lớn).
● Chăm sóc sau thu hoạch
Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê
(80- 100 kg urê cho mỗi hecta).
5.3. Kỹ thuật trồng chè khổng lồ (Trichantera Gigantea)
+ Nguồn gốc và phân bố
Cây chè khổng lồ thường được gọi là Cây Chè Đại. Có nguồn gốc từ các nước
Nam Mỹ. Cây có khả năng sống trong nhiều điều kiện khí hậu và sinh thái khác nhau.
Đặc biệt thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
+ Đặc điểm sinh vật học
Cây Chè Khổng Lồ là giống cây thuộc dạng thân Gỗ, cây có thể mọc cao 5m
đường kính lá 7–10 cm(15cm– 25cm), cành cây có từng mấu lồi nhỏ phân bổ dọc theo
thân, tạo thành từng đốt.

18- Cây chè khổng lồ


+ Đặc điểm sinh thái học
Cây thích ứng rộng trong vùng khí hậu nhiệt đới, phát triển tốt cả trên nền đất
chua (pH= 4.5) và đất nghèo dinh dưỡng. Chè khổng lồ là cây ưa ẩm, chịu được bóng
râm vừa. Cây có tốc độ sinh trưởng đều trong năm.
Chè khổng lồ rất nhạy cảm với phân đạm. Khi thiếu đạm lá ngả màu vàng, nhưng
chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng làm lá xanh trở lại.
+ Kỹ thuật trồng
• Chuẩn bị đất

35
Đất ươm cây giống cần râm mát. Sau khi giâm cành 15-20 ngày, mầm non xuất
hiện và khi mầm mới có 2 cặp lá thật có thể đem trồng trên ruộng.
Tốt nhất ươm cây con vào cuối tháng giêng và trồng ra ruộng vào tháng 3

19,20- Cành hom cây chè khổng lồ nảy mầm


● Cách trồng và chăm sóc
● Trồng cây với mật độ 4 cây/1m2 (50 x 50cm). Khi trồng nên xé bầu đất
để rễ cây được ngậm nước nhiều hơn, nhanh ra rễ non.
Bón phân hữu cơ hoai mục từ 20- 30 tấn/ ha, phân lân 1000- 1500kg/ ha.
● Thu hoạch
Sau 120 ngày có thể thu hoạch lứa đầu ở độ cao của cây 60cm, 90- 100 ngày cho
cắt lứa tái sinh.
● Chăm sóc sau thu hoạch
Sau mỗi lần cắt nên làm sạch cỏ và bón 80-100kg ure/ha và nên bón cho cây một
lượng hữu cơ vào đầu mùa xuân hàng năm.

36
21, 22- Cây chè khổng lồ tái sinh

Câu hỏi và bài tập


1. Cho biết các nhóm thức ăn được phân loại theo nguồn gốc? Thế nào là thức ăn thô
khô, thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu protein? Cho ví dụ?
2. Đặc điểm dinh dưỡng của thức ăn xanh? Những lưu ý khi sử dụng?
3. Khi sử dụng ngô và sắn làm thức ăn cho vật nuôi cần chú ý những gì?
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ voi?
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ cỏ ghi- nê?
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè khổng lồ?

Phần thực hành


Bài 1. Nhận dạng và phân loại thức ăn theo nguồn gốc?
Bài 2. Lựa chọn giống và trồng cỏ Voi, cỏ Ghi-nê, chè khổng lồ?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học
sinh về đặc điểm dinh dưỡng, những lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn cho vật nuôi.
Ghi nhớ
Mỗi loại cỏ trồng học sinh phải nắm rõ quy trình ký thuật trồng và chăm sóc.

37
Chương 3: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN
Mã chương: C03

Giới thiệu:
Để đảm bảo cho đàn gia súc có đủ lượng thức ăn và chất dinh dưỡng để luôn
khỏe mạnh, cho năng suất cao thì việc chủ động chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn
cho gia súc trong mùa đông là rất quan trọng.
Việc chế biến thức ăn trước khi đem sử dụng cho vật nuôi sẽ làm tăng tính ngon
miệng, kích thích quá trình tiêu hóa, tăng giá trị dinh dưỡng đồng thời loại bỏ những
độc chất và vi khuẩn gây bệnh có trong thức ăn.
Mục tiêu:
+ Xác định được đúng thời điểm thu hoạch thức ăn
+ Hiểu được các phương pháp chế biến thức ăn trong chăn nuôi
+ Thận trọng, tỉ mỉ, tuân thủ đúng các nguyên tắc trong quá trình chế biến thức
ăn.
Nội dung chính:
1. Chế biến thức ăn
1.1. Phương pháp chế biến vật lý
1.2. Phương pháp chế biến hoá học
1.3. Phương pháp chế biến vi sinh vật
2. Bảo quản thức ăn
1. Chế biến thức ăn
1.1. Phương pháp chế biến vật lý
a. Cắt ngắn: Thường áp dụng với thức ăn thô xanh (thân cây ngô, cây lúa…). Độ dài
thích hợp của các loại thức ăn trên đối với trâu, bò, ngựa là 3-5cm, cừu 1.5- 2cm

38
b. Nghiền: Áp dụng với những thức ăn thô, cứng (hạt ngô, hạt cây họ đậu…). Việc
ghiền nhỏ các loại hạt, nguyên liệu thô, cứng gia súc khó tiêu hóa, hấp thu thành các
loại thức ăn có kích thước hạt thích hợp làm cho dịch tiêu hóa thấm đều hơn.
c. Xử lý nhiệt: Nhằm loại bỏ một số độc tố có mặt trong thức ăn gây ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của vật nuôi (củ sắn tươi, đỗ tương sống…)

23- Cắt nhỏ thức ăn xanh

39
24- Nghiền thức ăn hạt 25- Hấp chín thức ăn
1.2. Phương pháp chế biến hoá học
Thức ăn thô chất lượng thấp (như rơm rạ, thân cây ngô già) có nhược điểm cơ
bản là dinh dưỡng không cân đối (do thiếu N, khoáng, vitamin và năng lượng dễ lên
men) tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn.
Để khắc phục các nhược điểm trên người ta đưa ra các biện pháp xử lý hóa học
nhằm làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và khả năng thu nhận thức ăn của vật nuôi.
+ Xử lý bằng urê
Phương pháp xử lý rơm bằng urê cũng gần giống phương pháp ủ chua, tức là trộn
rơm với urê và ủ kín khí, nén chặt trong các hố ủ (hào, túi).
Ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 1 tấn rơm khô cần 40 kg urê và 800-1000 lít nước (tỷ
lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1).
Pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm theo
các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm,
lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân giậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi
hết rơm và hết nước. Cuối cùng buộc kín miệng túi.
Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho vật nuôi ăn. Lấy lượng vừa phải theo
nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố.

40
26, 27- Chế biến thức ăn bằng phương pháp hóa học
+ Xử lý bằng vôi
Cắt ngắn rơm rạ thành đoạn 6-10 cm, rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng.
Dùng nước vôi pha loãng 1% (1 kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước)
tưới lên rơm (cứ 1 kg rơm + 6 lít nước) để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi cho
vật nuôi ăn.
Lúc đầu vật nuôi chưa quen ăn do có mùi mồng của nước vôi. Để giảm bớt mùi
nồng của vôi thì có thể trộn rơm với rỉ mật và urê (3 kg rơm đã kiềm hoá + 0,5 kg rỉ
mật + 20 g urê).
1.3. Phương pháp chế biến vi sinh vật (ủ chua)
Ủ chua là kỹ thuật bảo quản và dự trữ thức ăn nhờ quá trình lên men yếm khí, tạo
ra trong khối thức ăn một lượng axít hữu cơ cấp thấp (axít lactic) cần thiết để hạ độ pH
xuống tới mức (khoảng 4,2) có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, nhờ
đó mà thức ăn được bảo quản lâu dài. Nhờ phương pháp này mà những phần cứng của
thân cây bị mềm ra và làm cho thức ăn trở nên dễ ăn và dễ tiêu hoá hơn.

41
28, 29- Chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh vật
+ Điều kiện cần thiết để ủ chua
Hố ủ bảo đảm yêu cầu kín nước và kín khí
Thức ăn đem ủ phải có độ ẩm thích hợp
Thức ăn đem ủ phải có đủ lượng đường để lên men.
Thức ăn đem ủ phải được cắt ngắn và nén chặt
Thao tác ủ (chất thức ăn vào hố) càng nhanh càng tốt
+ Các bước tiến hành (Tỷ lệ: 100 kg thân lá cỏ xanh, 10 kg cám gạo, 2 kg muối
(có thể bổ sung thêm 2 - 4kg rỉ mật)
- Bước 1: Cắt nhỏ thân lá cỏ từ 2 – 5cm. Sau đó đem phơi nắng đến khi đạt độ
ẩm từ 65 – 70% là được (vò lá cỏ trong lòng bàn tay không ra nước là được).
- Bước 2: Trộn đều cỏ đã phơi nắng với 8 kg cám gạo.
- Bước 3: Đưa cỏ vào bao ủ và rải thành các lớp dày 10 – 15cm, rắc 1 nắm muối
và 1 nắm cám gạo (phần cám gạo còn lại) lên trên bề mặt mỗi lớp và nén chặt xuống,
tiếp tục với các lớp khác cho đến khi đầy bao.
- Bước 4: Buộc chặt miệng bao và để ở nơi thoáng mát, không bị mưa tạt.
Sau ủ từ 2-3 tuần thì có thể mang ra sử dụng được
2. Bảo quản thức ăn
- Túi ủ phải kín để đảm bảo độ yếm khí và tránh bị ngấm nước mưa

42
- Mỗi lần cho ăn chỉ lấy ra một lượng cỏ ủ bằng với nhu cầu ăn của đàn gia súc
và lấy lần lượt từ trên xuống dưới hoặc từ một phía.

Câu hỏi và bài tập


1. Điều kiện để ủ chua thức ăn chất lượng cao?
2. Nêu các phương pháp chế biến thức ăn cho gia súc?
3. Tại sao phải thu hoạch thức ăn cho vật nuôi đúng thời điểm? Nếu thu hoạch sớm
quá hoặc muộn quá sẽ có những nhược điểm gì?
Phần thực hành
Bài 3. Thực hiện các biện pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi?
Bài 4. Chọn địa điểm và thực hiện bảo quản thức ăn?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học
sinh về điều kiện và phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi.
Ghi nhớ
Mỗi phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn sẽ có yêu cầu riêng về kỹ thuật.

43
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006) Giáo trình chăn nuôi
trâu bò - Nhà xuất bản Nông Nghiệp
2. Hoàng Văn Tiến ( 1995) Giáo trình sinh lý gia súc - NXB Nông Nghiệp.
3. Tôn Thất Sơn (2006) Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - ĐHNN Hà
Nội.
4. Vũ Đình Vượng (2007) Giáo trình vệ sinh gia súc - ĐHNN Hà Nội.
5. Phạm Thị Thanh Vân (1982 ) Giáo trình giải phẫu gia súc– NXB Nông
Nghiệp.
6. Nguyễn Vĩnh Phước (1979) Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc – NXB
Nông Nghiệp.
7. Vũ Đình Vượng, Đặng Xuân Bình, Nguyễn Văn Sửu, Phạm Thị Phương Lan
(2007) Giáo trình vệ sinh gia súc- NXB Nông Nghiệp.

44

You might also like