You are on page 1of 42

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

NGUYỄN NGỌC NHƯ

195201A018

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU VỀ VỊ THUỐC HOÀNG TINH

HÀ NỘI – 2022

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC


NGUYỄN NGỌC NHƯ

195201A018

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU VỀ VỊ THUỐC HOÀNG TINH

TIỂU LUẬN

Người hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Quân

Nơi thực hiện

Học viện Y Dược học cổ truyền


Việt Nam

MỤC LỤC

Danh mục viết tắt 5


Danh mục hình ảnh 6
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
PHẦN 2 TỔNG QUAN 9
2.1. Cơ sở khoa học 9
2.1.1-Tên gọi và danh pháp khoa học 9
2.1.2. Phân loại 10
2.1.3. Đặc điểm hình thái, thực vật 10
2.1.3.2. Đặc điểm dược liệu: 12

2
2.1.3.3. Vi phẫu 14
2.1.3.4. Phân bố 15
2.1.3.5. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản 15
2.1.4. Thành phần hóa học 16
2.1.5. Tác dụng và công dụng của hoàng tinh 17
2.1.5.1. Theo y học cổ truyền 17
2.1.6. Cách dùng- liều lượng 20
2.1.7. Đối tượng sử dụng 20
2.1.8. Các bài thuốc từ Hoàng tinh 21
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đối tượng 31
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31
- Tài liệu về vị thuốc Hoàng tinh 31
3.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 31
3.2.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 31
3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 32
3.2.3. Xử lí số liệu 32
3.2.3.1. Thu thập số liệu 32
3.2.3.2. Xử lí số liệu 33
3.2.4. Khắc phục sai số 33
3.2.5. Hạn chế của đề tài 33
PHẦN 4: DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1. Mục tiêu 1 36
4.2. Mục tiêu 2 36
Tài liệu tham khảo 44

3
Danh mục viết tắt

HT Hoàng tinh
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
aa Acid amim

4
Danh mục bảng và hình ảnh

Hình Nội dung Trang

Hình 1 Hoàng tinh hoa đỏ 11

Hình 2 Hoàng tinh hoa trắng 12

Hình 3 Một số dược liệu của hoàng tinh 14

5
Hình 4 Củ dong ta 31

Bảng 4.1 Phân tích về Hoàng tinh 35

Phân tích tài liệu về các bài thuốc, vị thuốc


Bảng 4.2 37
chứa Hoàng tinh

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ở Việt Nam bên cạnh sự phát triển của nền y học hiện đại, thì y học cổ
truyền có xu hướng ngày càng được ưa chuộng. Từ rất lâu về trước trong dân gian đã
biết sử dụng các loài cây cỏ thảo mộc để phòng và chữa bệnh. Với thế mạnh YHCT
nước ta là có nguồn dược liệu phong phú, có kinh nghiệm trong khám chữa bệnh và sử
dụng các vị thuốc cổ truyền tạo nên những bài thuốc nam quý giá. Để ngày càng phát
huy ưu điểm và thế mạnh đó, đồng thời từng bước hiện đại hóa nền YHCT Việt Nam,
đưa nền y học nước nhà phát triển ngang tầm khu vực và thế giới việc nghiên cứu các
vị thuốc cổ truyền dưới ánh sáng khoa học hiện đại, từng bước làm sáng tỏ các kinh
nghiệm sử dụng thuốc trong dân gian là những vấn đề đáng được quan tâm.

Hoàng tinh là cây cỏ sống lâu năm, mọc hoang ở rừng núi nơi ẩm ướt của các tỉnh
miền Bắc như Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An, Yên Bái…

6
Tên HT bắt nguồn từ người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất
sinh ra.
Theo sách cổ, hoàng tinh có tên thuốc là thục hoàng, tính bình, vào các kinh tỳ, phế,
thận, có công năng bổ khí, dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận, chữa tỳ vị hư
nhược, suy kiệt, mệt mỏi, miệng khô, kém ăn, phế hư, háo khát, tinh huyết bất túc, nội
nhiệt, tiêu khát.
Trương Sơn Lôi (một thầy thuốc thời cổ) nói thêm “Công dụng của hoàng tinh cũng
như thục địa chuyên bổ huyết, bổ âm, nuôi tì vị, những người nào đờm thấp, yếu dạ
không nên ăn.”
Theo Nam dược thần hiệu, HT dùng riêng nấu nước uống hoặc tán bột ăn với cháo
chữa các chứng hư tổn suy nhược. Được Hải Thượng Lãn Ông dùng phối hợp với các
vị thuốc khác để chữa nhiều bệnh từ rất lâu. HT cũng được đưa vào Dược điển Việt
Nam tập 2, 3, 4, 5. Theo các tài liệu vị thuốc HT là thân rễ của nhiều cây có tên gọi
khác nhau và chưa có sự thống nhất chung về tên khoa học cho vị thuốc này. Trên thị
trường gọi chung là hoàng tinh nhưng không biết rõ là cây nào. Mặt khác khi sử dụng
Hoàng tinh phải qua chế biến để loại ngứa và tẩm phụ liệu để tăng tác dụng.
Vì vậy nhiệm vụ đặt ra trong tiểu luận này là: “Tổng quan về hoàng tinh và các sản
phẩm chế biến từ hoàng tinh”.
Mục tiêu của tiểu luận:
1. Tổng quan về cây hoàng tinh và vị thuốc hoàng tinh theo Y học cổ truyền
2. Tổng quan các nghiên cứu hiện đại về hoàng tinh
3. Tổng quan các quy trình bào chế, chế biến sản phẩm từ hoàng tinh và Các sản phẩm
hiện đại chứa thành phần hoàng tinh
Từ kết quả thu được đề xuất về phát triển cây hoàng tinh ở Việt Nam

7
PHẦN 2 TỔNG QUAN

2.1. Cơ sở khoa học

2.1.1-Tên gọi và danh pháp khoa học


-Tên thường gọi: Hoàng tinh (Thân rễ)
-Tên Việt Nam: Hoàng tinh lá mọc vòng, Hoàng tinh hoa đỏ,
Cây cơm nếp, Cứu hoang thảo.
-Tên Hán Việt khác: Hoàng chi (Thụy thảo kinh), Mậu ất chi (Ngũ phù
kinh), Thỏ trúc, Lộc trúc, Trùng lâu, Kê cách, Thùy châu, Mã tiển, Bạch
cập, Cẩu cách, Uy nhụy (Biệt lục), Tiên nhân dư lương (Đào hoàng cảnh),
Dã sinh khương (Mông thuyên), Long hàm (Quảng nhã)...
-Tên khoa học: Theo Dược điển Việt Nam
Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl.
Polygonatum sibiricum Red.
Polygonatum cyrtonema Hua.
- Tên dược: Rhizoma Polygonati
2.1.2. Phân loại
- Hiện nay nhiều tài liệu chưa thống nhất về tên khoa học và họ của cây HT
✧Theo Dược điển Việt Nam
Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl.
Polygonatum sibiricum Red.

8
Polygonatum cyrtonema Hua.
Họ Mạch môn đông: Convallariaceae
✧Theo các tài liệu khác
Polygonatum kingianum, họ Hành Liliaceae
Polygonatum kingianum, họ Thiên môn Asparagaceae
Polygonatum cyrtonema, họ Hành Liliaceae
Disporopsis longifolia, họ Thiên môn Asparagaceae
- Việt Nam có 2 loại HT : Hoàng tinh lá mọc vòng có tên khoa học là
Polygonatum kingianum và Hoàng tinh lá mọc so le có tên khoa học
Disporopsis longifolia
- Dựa vào hình thái khác nhau HT được phân biệt : Đại hoàng tinh, Kê đầu
hoàng tinh (hoàng tinh đầu gà), Khương hình hoàng tinh (hoàng tinh dạng
gừng).
- Cùng tên HT còn có cây HT (là dong củ Maranta arundinacea, họ dong) là
cây lương thực thường dùng luộc ăn hoặc mài lấy bột làm bánh (bột HT), nấu
chè khuấy bột, không dùng làm thuốc

2.1.3. Đặc điểm hình thái, thực vật

2.1.3.1. Mô tả thực vật

-Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp – Polygonatum kingianum
Coll et Hemsl.: Cây thảo sống lâu năm, cao 1-2m, không lông, thân to 1cm, rỗng, thân
rễ mập thành củ to, màu trắng ngà, chia đốt, có khi phân nhánh. Lá chụm 5-10 lá, dài
đến 12cm, chóp lá có mũi nhọn dài quấn lại; gân chính 3. Cụm hoa xim ở nách lá,
mang 8-12 hoa, hồng hay đỏ, dài đến 2cm, mọc rủ xuống; bao hoa có ống dài 15mm;
nhị 6, chỉ nhị hẹp, dài bằng bao phấn; bầu hình trứng tam giác. Quả mọng, hình trái
xoan hay hình cầu, màu lam tím. Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8.

9
Hình 1. Hoàng tinh hoa đỏ - Polygonatum kingianum Coll et Hemsl.

- Hoàng tinh hoa đốm – Polygonatum punctatum Royle ex Knuth: Cây thảo phụ sinh
hay ở đất, thân rễ to bằng đầu ngón tay, đường kính 1-1,5cm; rễ to; thân khí sinh 1-2,
cao 30-70cm, xanh có đốm đỏ. Lá mọc so le, như có đốt ở gốc, gân cơ 11. Xim 2-6
hoa ở nách lá; hoa trắng, đài xanh, lá đài và cánh hoa ngắn, bằng 1/3 ống; nhị 6, đính
ở giữa ống. Quả mọng đỏ, đường kính 7mm, chứa 8-10 hạt. Hoa quả tháng 3.

Hoàng tinh hoa trắng, Vạn thọ trúc giả lá dài – Disporopsis longifolia Craib: Cây thảo,
sống lâu năm. Thân rễ mập, mọc ngang chia thành những lóng tròn có sẹo to, lõm
nom như cái chén và nhiều ngấn ngang. Thân đứng, nhẵn, cao khoảng 1m, góc thân có
những đốm tía. Lá mọc so le, có phiến thon, to đến 20x4cm, mỏng; cuống ngắn 3-
5mm. Hoa ở nách lá, rủ xuống, cuống hoa 1cm; bao hoa gồm 6 phiến dài 9mm, ống
đài 3-4mm; nhị 6, chỉ nhị dẹp; bản tròn. Quả mọng hình cầu hơi có 3 cạnh khi chín
màu tím đen. Mùa hoa tháng 3 – 5, mùa quả 6 – 8.

10
Hình 2. Hoàng tinh hoa trắng – Disporopsis longifolia Craib.

2.1.3.2. Đặc điểm dược liệu:

- Đại hoàng tinh:


+Thân rễ nạc, dài hơn 10 cm, rộng 3 cm đến 6 cm dày 2 cm đến 3 cm.
+Mặt ngoài màu vàng nhạt đến nâu vàng có các mấu vòng, nếp nhăn và vết sẹo rễ
dạng sợi, trên các mấu có vết tích của thân dạng vòng tròn lõm với phần giữa lồi lên.
+Chất cứng, dai, khó bẻ, mặt bẻ trông như sừng, màu vàng nhạt đến vàng nâu. +Mùi
thơm nhẹ, vị ngọt, dai dính.
- Hoàng tinh đầu gà (Kê đầu hoàng tinh):
+Dược liệu có hình trụ, cong queo, dài 3 cm đến 10 cm, đường kính 0,5 cm đến 1,5
cm.
+ Đốt dài 2 cm đến 4 cm, hơi có dạng chùy, thường phân nhánh.
+ Mặt ngoài màu trắng ngà đến vàng xám, trong mờ, có những nếp nhăn dọc, vết sẹo
của thân hình tròn, đường kính 5 mm đến 8 mm.
- Hoàng tinh dạng gừng (Khương hình hoàng tinh):
+Độ dài, ngắn không đều nhau, thường nối liền nhau thành nhóm vài củ.

11
+Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu vàng, xù xì, phía trên có vết sẹo của thân hình
tròn lồi, đường kính 0,8 cm đến 1,5 cm.
- Hoàng tinh phiến:
+Các phiến dày không đều.
+Bên ngoài có màu vàng nhạt đến màu nâu vàng.
+Mặt phiến hơi mịn bóng, màu vàng nhạt đến nâu vàng, có nhiều vết đốm của bó
mạch.
+Chất hơi cứng và dai.
+Mùi nhẹ, vị ngọt và nhớt khi nhai.

A.

12
B.

Hình 3. Một số dược liệu về hoàng tinh

2.1.3.3. Vi phẫu

- Đại hoàng tinh:


+Tế bào biểu bì có thành tương đối dày.
+Nhiều tế bào nhầy lớn chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim, rải rác trong mô mềm.
+ Các bó mạch nằm rải rác, thường ở dạng bó mạch đồng tâm.
- Hoàng tinh đầu gà (Kê đầu hoàng tinh) và Hoàng tinh dạng gừng:

13
Có dạng bó mạch chồng chất.
2.1.3.4. Phân bố
- Thế giới : Trung Quốc
- Việt Nam : Cây mọc hoang ở những nơi rừng ẩm các tỉnh miền Bắc như Lào
Cai, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An, Yên Bái…

2.1.3.5. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của một số loài Hoàng tinh:
Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl., Polygonatum sibiricum Red. hoặc
Polygonatum cyrtonema Hua, họ Mạch môn đông (Convallariaceae).
Thu hái
Thu hái thân rễ HT vào mùa xuân và mùa thu
Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy thân rễ, cắt bỏ thân cây và rễ con, rửa
sạch, luộc hoặc đồ đến hết lõi trắng, lấy ra, phơi hoặc sấy khô.
Hoàng tinh phiến: Lấy hoàng tinh sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô.
Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Lấy Hoàng tinh sạch, trộn với rượu, cho vào thùng đậy
nắp, đun trong cách thủy để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô. Cứ
100 kg Hoàng tinh dùng 20 L rượu.
Bào chế
- Phương pháp xưa
Đào được lấy nước suối khe rửa sạch chưng từ giờ tỵ tới giờ tý (6 giờ).
Xắt mỏng phơi nắng dùng (Lôi Hiệu) - Mới đào lên rửa sạch, đồ kỹ một đêm,
xắt mỏng phơi khô làm như vậy cho được chín lần gọi là “Hoàng tinh cửu chưng cửu
sái” nếu không chế thì sẽ gây ngứa cổ họng (Mạnh Sằn)
- Phương pháp nay: Có 4 cách bào chế thường dùng
+ Cách 1 : Mới thu hái về rửa sạch cho vào nồi ngập nước đun sôi chừng nửa giờ,
xong đổ nước này đi để tránh gây ngứa, thường khi thu mua người ta đã làm qua cách
này để nhẹ nhàng và dễ bảo quản. Xong đổ nước sôi khác vào ngập quá chừng 5cm

14
đun cho tới khi cạn (ở dưới phải có vĩ để phòng cháy khét), phơi khô, lấy nước cốt còn
lại tẩm hơi nhiều lần cho đến khi hết nước và củ không còn dính tay là được. Sau đó
lại cho củ Hoàng tinh vào cóng đồng hay nhôm để hở nắp, đặt cóng này vào nồi nước
đầy ⅔ đậy vung lại, chưng cách thủy. Đun như vậy trong 6-8 giờ, nếu khô nước ở nồi
phải châm thêm. Lấy ra phơi khô tẩm nước trong cóng cho tới khi không dính tay là
được.
+ Cách 2 : Đem HT rửa sạch, ngâm nước một đêm, bỏ nước này đi nếu chưa luộc qua
để tránh ngứa. Cho vào nồi có pha mật mía lỏng và ít gừng (tỷ lệ cứ
1 kg HT thì dùng 250 ml mật, 250 ml nước, 25 gr gừng giã dập). Đun cho tới khi gần
cạn hết nước mật còn lại tẩm phơi cho đến khi hết. Đồ phơi như vậy
9 lần
+ Cách 3 : Y như cách thứ 2 nhưng thay mật bằng đậu đen và làm như trên
+ Cách 4 : Lấy HT tươi, rửa kỹ cho thật sạch, thái nhỏ rồi giã nát, ngâm với nước 1
ngày. Trộn đều. Sau đó trộn lên gạn lấy nước, để lắng thay vào đó nước khác rồi lại
làm như hôm trước được 9 lần như thế, khi nước lắng ta sẽ gạn được bột đem phơi
khô
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc, mọt.
Nếu củ bị mốc thì phun rượu lau sạch rồi đồ lại sấy khô

2.1.4. Thành phần hóa học

Có rất ít tác giả nghiên cứu thành phần của HT


Sơ bộ thành phần của hoàng tinh sống gồm: alcaloid, flavonoid, sterol, đường khử,
iridoid glycosid, acid amin, chất béo.
Trong hoàng tinh sống và chế đều có 17 aa. Hàm lượng trong mẫu chế thường cao hơn
mẫu sống (4,41% so với 3,97%).
Một nghiên cứu được công bố năm 2003 báo cáo đã phân lập được 13 hợp chất trong
rễ cây. Trong đó có 9 hợp chất được xác định là liquiritigenin, isoliquiritigenin, 4 ‘, 7-
dihydroxy-3′-methoxyisoflavone, (6aR, 11aR) -10-hydroxy-3, 9-
dimethoxypterocarpan, 5-hydroxymethyl- 2-furancarboxaldehyde, axit salicylic, n-

15
butyl-beta-D-fructopyranoside, n-butyl-beta-D-fructofuranoside, n-butyl-alpha-D-
fructofuranoside.

Năm 2009, hai saponin spirostanol mới, được đặt tên là kingianoside H và
kingianoside I, được phân lập từ thân rễ đã qua chế biến, cùng với một triterpenoid
saponin ginsenoside-Rc, bốn saponin spirostanol đã biết, polygonatoside C và
ophiopogonin C’.

2.1.5. Tác dụng và công dụng của hoàng tinh

2.1.5.1. Theo y học cổ truyền


✧Tính vị qui kinh
Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình, không độc ( Danh y biệt lục)
Tính hàn (Tứ thanh bản thảo)
✧Qui kinh
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ Phế.
Sách Ngọc thu dược giải: nhập túc thái âm tỳ, túc dương minh vị.
Sách Bản thảo tái tân: nhập Tâm Tỳ Phế Thận.
✧Có tác dụng: Ích thận, kiện tỳ, nhuận phế, sinh tân.
✧Theo Y văn cổ

● Sách Danh y biệt lục: " chủ bổ trung ích khí, trừ phong thấp, yên ngũ tạng,
uống lâu khỏe mạnh trường thọ".
● Sách Trấn nam bản thảo: " bổ hư thêm tinh".
● Sách Nhật hoa tử bản thảo: " bổ ngũ lao thất thương, mạnh gân cốt, giảm đói,
tăng sức chịu đựng với hàn thử, ích tỳ vị, nhuận tâm phế".
● Sách Bản thảo cương mục: " bổ các chứng hư, giải hàn nhiệt, thêm tinh tủy".
● Sách Bản thảo tùng tân: " bình bổ khí huyết mà nhuận".
● Sách Bản kinh phùng nguyên: " khiến ngũ tạng điều hòa, cơ nhục sung thịnh,
cốt tủy cường tráng, đều do tác dụng bổ âm".
● Sách Tứ xuyên Trung dược chí: " bổ thận nhuận phế, ích khí tư âm".

16
✧Công dụng: Chủ trị tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém,
phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.
2.1.5.2. Theo y học hiện đại
✧Tác dụng chống mệt mỏi
Nước sắc Hoàng tinh hoa đỏ 10% thí nghiệm trên chuột nhắt trắng tiêm xoang bụng
với liều 0,3ml có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột.
✧Tác dụng kháng oxy hóa
Nước sắc Hoàng tinh 20% cho chuột nhắt trắng uống liều 0,13ml cho mỗi chuột, liên
tục 27 ngày, tăng cường hoạt tính của men superoxide dismutase (SOD), giảm hàm
lượng lipofuscin trong cơ tim.
✧Tác dụng kháng suy lão
Nước sắc Hoàng tinh 20% dùng tẩm lá dâu nuôi tằm, có tác dụng kéo dài thời gian
làm nhộng của con tằm.
✧Tác dụng đối với tim mạch
Thí nghiệm trên chó gây mê, cao lỏng Hoàng tinh tiêm tĩnh mạch với liều 0,15 - 0,26
g/kg tăng cường lưu lượng máu mạch vành tim, với liều 1,5 g/kg có tác dụng đối
kháng với thiếu máu cơ tim thực nghiệm do pituitrin gây nên.
✧Tác dụng kháng khuẩn
Hoàng tinh ức chế trực khuẩn kháng acid. Thí nghiệm trên chuột lang, dùng nước sắc
đồng thời với thời gian tiêm truyền vi khuẩn lao cho chuột và dùng sau khi tiêm
truyền, đều có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện sức khỏe của
chuột. Tác dụng tương đương với rimifon.
✧Chống tiểu đường:
Theo nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, hoạt chất saponin từ hoàng tinh có
thể làm giảm tình trạng tăng đường huyết và tăng lipid máu. Kết quả cho thấy Saponin
điều chỉnh tăng sự biểu hiện của GLUT4 trong khi điều chỉnh giảm sự biểu hiện của
G6P trong con đường tín hiệu insulin. Trong gan, biểu hiện của protein hoạt hóa
adenosine monophosphate kinase và glucose kinase được tăng lên. Hơn nữa, Saponin
từ cây thúc đẩy các biểu hiện của GLUT4 trong cơ xương và PPAR-γ trong mô mỡ.

17
Những kết quả này cung cấp các cơ chế có thể có về tác dụng chống đái tháo đường
của Saponin từ Hoàng tinh. Nó có thể thúc đẩy không chỉ quá trình tạo glycogenes mà
còn cả việc sử dụng glucose ở mô ngoại vi. Kết quả này gợi ý rằng Saponin này có thể
được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ để kiểm soát lượng đường huyết và kháng
insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

✧ Điều hoà rối loạn lipid máu

Hoàng tinh ức chế đáng kể sự gia tăng cholesterol toàn phần và triglycerid trong gan
và huyết thanh do chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) gây ra. Hoàng tinh cũng điều chỉnh
đáng kể các chất chuyển hóa trong các mẫu phân tích về trạng thái bình thường. 19, 24
và 38 dấu ấn sinh học tiềm năng đã được xác định tương ứng trong các mẫu huyết
thanh, nước tiểu và gan. Những dấu ấn sinh học này liên quan đến quá trình sinh tổng
hợp phenylalanin, tyrosine, tryptophan, valine, leucine và isoleucine, cùng với sự
chuyển hóa tryptophan, tyrosine, phenylalanine, tinh bột, sucrose,
glycerophospholipid, axit arachidonic, axit linoleic, nicotinate, nicotinamide và
sphingolipid.

Kết quả cho thấy Hoàng tinh làm giảm rối loạn lipid máu do HFD. Cơ chế bằng cách
điều chỉnh nhiều chất chuyển hóa nội sinh trong mẫu huyết thanh, nước tiểu và gan.
Điều này nói lên rằng đây là dược liệu có thể là một chất điều hòa lipid đầy hứa hẹn
để điều trị rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan.

✧Tác dụng khác


Cao lỏng Hoàng tinh gây tăng đường huyết trong thời gian ngắn, sau đó hạ. Trong
đường huyết tăng do adrenalin gây nên, tác dụng hạ đường huyết của Hoàng tinh càng
rõ rệt. Hoàng tinh còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tổng hợp DNA,
RNA và protein trong cơ thể.
Polysaccharide chiết từ Hoàng tinh thúc đẩy sự chuyển dạng của tế bào lympho.
Ngoài ra, Hoàng tinh còn ức chế một số nấm gây bệnh với nồng độ từ 2% trở lên.

18
2.1.6. Cách dùng- liều lượng

Vị thuốc hoàng tinh được dùng ở dạng sắc, tán bột, hoàn.
Ngày dùng từ 8 g đến 16 g, thường phối hợp với các loại thuốc khác.

2.1.7. Đối tượng sử dụng

Người mới ốm dậy


Người gầy yếu, thiếu máu, tiêu hóa kém do từ vị hư hàn
Người bị ho, lao lực, làm việc vất vả
Người bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp
Người bệnh tiểu đường, huyết áp thấp
Người bình thường không bệnh tật dùng hoàng tinh hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức
khỏe, làm đẹp và tăng cường tuổi thọ.

2.1.8. Các bài thuốc từ Hoàng tinh


1. Bài thuốc trị chứng huyết áp thấp

● Chuẩn bị: Chích cam thảo 10g, đẳng sâm và hoàng tinh mỗi vị 30g.
● Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh. (Diệp
Thế Thương, trị 10 ca huyết áp thấp dùng bài Đẳng sâm, Hoàng tinh, Cam thảo
thang, Tạp chí Y trung cấp 1981,12:31).

2. Bài thuốc trị chứng lipid huyết cao

● Chuẩn bị: Tang ký sinh, hà thủ ô và hoàng tinh liều lượng gia giảm theo từng
trường hợp.

19
● Thực hiện: Chế thành viên hạ mỡ dùng liên tục trong vòng 2 tháng. Trị 86
ca, kết quả cholesterol hạ bình quân 38,2 - 47,1 mg%, tỷ lệ kết quả 87,9%
( Chu Dục Nhân và cộng sự. Một số tình hình điều trị chứng lipid máu cao
bằng Trung thảo dược, Báo Tân y học 1977,45:211).

3. Bài thuốc trị chứng cận thị

● Chuẩn bị: Đậu đen 10 cân, hoàng tinh 90 cân và đường trắng 15 cân.
● Thực hiện: Chế thành siro sao cho mỗi ml siro có 1g hoàng tinh. Mỗi lần dùng
20ml, dùng 2 lần mỗi ngày. ( Lý
Quang Viễn, Định chí hoàn, Báo cáo sirô Hoàng tinh trị cận thị học sinh, Báo
Trung y Hà Nam 1981, 6:40).

4. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể do mắc bệnh mãn tính

● Chuẩn bị: Đảng sâm, kỷ tử và hoàng kỳ mỗi vị 12g, sinh địa 20g, hoàng tinh
24g.
● Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi thể trạng được
hồi phục.

5. Bài thuốc trị chứng phế hư táo gây ho ra máu

● Bài thuốc 1: Bách bộ, bạch cập mỗi vị 0.5 cân và hoàng tinh 1 cân. Đem các vị
thái nhỏ, phơi khô, tán bột mịn và chế với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng
8g, ngày dùng 3 lần.

20
● Bài thuốc 2: Bắc sa sâm 8g, hoàng tinh 20g và ý dĩ nhân 12g. Đem sắc dược
liệu lấy nước uống.

6. Bài thuốc bồi bổ cho người bị ho kéo dài, sức khỏe suy yếu, lao lực

● Chuẩn bị: Ý dĩ 10g và hoàng tinh 15g.


● Thực hiện: Sắc với 600ml còn lại 200ml, chia thành 3 lần uống và dùng hết
trong ngày.

7. Bài thuốc trị chứng tiểu đường, huyết áp cao gây đau lưng mỏi gối, hoa mắt, váng
đầu

● Chuẩn bị: Câu kỷ tử và hoàng tinh 40g.


● Thực hiện: Tán bột, luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g, ngày
dùng 2 lần.

8. Bài thuốc làm giảm mệt mỏi và sinh tân dịch

● Chuẩn bị: Thục địa 10g, ba kích 20g, củ hoàng tinh 25g và đảng sâm 10g.
● Thực hiện: Đem các vị thái mỏng và ngâm với 1 lít rượu 35 độ. Thỉnh thoảng
lắc đều để tránh tình trạng đóng cặn dưới đáy bình. Khi dùng pha thêm 100ml
siro đơn. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, ngày dùng 3 lần trước 2 bữa ăn và 1 lần
trước khi đi ngủ.

9. Bài thuốc trị chứng thiếu máu

21
● Chuẩn bị: Thục địa, hà thủ ô, rễ đinh lăng mỗi vị 10g, củ hoàng tinh 20g, tam
thất 8g.
● Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 10g sắc lấy nước
uống.

10. Bài thuốc trị chứng yếu sinh lý

● Chuẩn bị: Cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g, cám nếp, kỷ tử, rễ đinh lăng, hà
thủ ô, long nhãn, hoài sơn và ý dĩ mỗi vị 12g, sa nhân 6g, củ hoàng tinh 20g.
● Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

11. Bài thuốc trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực

● Chuẩn bị: Uất kim, thạch xương bồ và bá tử nhân mỗi vị 10g, sơn tra 24g, diên
hồ sách 6g, côn bố và củ hoàng tinh mỗi vị 15g.
● Thực hiện: Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 3 lần uống. Áp dụng bài thuốc
liên tục trong vòng 4 tuần.

12. Bài thuốc điều trị đái tháo đường

● Chuẩn bị: Sinh địa, củ hoàng tinh và hoàng kỳ mỗi vị 20g, địa cốt bì, nhân sâm,
trạch tả và hoàng liên mỗi vị 10g.
● Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g, ngày dùng 3 lần.

13. Bài thuốc trị chứng rối loạn thần kinh thực vật

22
● Chuẩn bị: Viễn chí, xương bồ, mạch môn, bội lan, hồng hoa và cúc hoa mỗi vị
30g, táo nhân (sao), đương quy, đẳng sâm và hoàng kỳ mỗi vị 60g, hà thủ ô,
bạch thược, câu kỷ và sinh địa mỗi vị 90g, củ hoàng tinh 180g.
● Thực hiện: Đem dược liệu ngâm với rượu trắng 6 lít trong 3 – 4 tuần. Mỗi lần
dùng 5 – 10ml uống 3 lần/ ngày.

14. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, huyết hư gây di tinh, huyết trắng ra nhiều,
đau đầu, hoa mắt, ra mồ hôi trộm

● Chuẩn bị: Đương quy, bổ cốt chí, ngưu tất và thỏ ty tử mỗi vị 12g, hà thủ ô
20g, gia thêm hoàng tinh, chích cam thảo, mẫu lệ, hoàng kỳ, bạch truật và long
cốt mỗi thứ 1 ít.
● Thực hiện: Tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Mỗi lần dùng từ 8 – 12g
uống với nước muối nhạt hoặc nước sôi nguội, ngày dùng 2 lần.

15. Bài thuốc trị bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan mãn tính và chứng nhiễm độc
gan

● Chuẩn bị: Trạch tả, uất kim, hoàng tinh, sơn dược, sinh địa, đan sâm, đảng sâm,
đan sâm, bản lam căn, bạch thược và đương quy mỗi vị 10 – 15g, nhân trần và
hoàng kỳ mỗi vị 15 – 30g, tần giao, thần khúc và sơn tra mỗi vị 8 – 12g, cam
thảo 6 – 10g.
● Thực hiện: Đem các vị tán bột làm hoàn, mỗi lần dùng 6 – 12g uống với nước
ấm. Ngày dùng 2 lần (sáng và chiều trước mỗi bữa ăn). Dùng bài thuốc liên tục
trong vòng 6 ngày, sau đó nghỉ 1 ngày. Liệu trình kéo dài từ 6 – 8 tuần. Sau khi
kết thúc liệu trình 1, nên nghỉ 1 tuần rồi thực hiện liệu trình thứ 2.

23
16. Bài thuốc trị chứng chàm tay chân

● Chuẩn bị: Tao phàn, hoàng tinh, hoắc hương và đại hoàng các vị bằng lượng
nhau.
● Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó ngâm với giấm trong vòng 1
tuần rồi lọc bỏ bã. Dùng nước ngâm tay chân trong vòng 30 phút, ngày thực
hiện 1 lần.

17. Bài thuốc trị huyết áp thấp

● Chuẩn bị: Đại táo 10 quả, cam thảo 6g, hoàng tinh 12g, đảng sâm 15g và nhục
quế 10g.
● Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang. Dùng từ 1 – 2 liệu trình, mỗi liệu trình kéo
dài 15 ngày.

18. Bài thuốc trị cao huyết áp, tai biến mạch máu não và chứng xơ cứng mạch

● Chuẩn bị: Linh chi, hoàng tinh, thỏ ty tử, kê huyết đằng, đỗ trọng, cẩu tích, đơn
bì và thạch xương bồ, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp.
● Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

19. Bài thuốc trị sạn đường mật

● Chuẩn bị: Xuyên luyện tử 10g, kim tiền thảo 30g, sao chỉ xác 10 – 15g, hoàng
tinh 10g, sinh địa hoàng 6 – 10g.
● Thực hiện: Để sinh địa hoàng sắc sau, đem các vị còn lại sắc trước. Ngày dùng
1 thang.

24
20. Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và tăng tuổi thọ

● Chuẩn bị: Bạch thược (sao rượu), bá tử nhân (sao), đơn sâm, chỉ xác (sao), đơn
bì, toan táo nhân (sao), sinh địa thô (rửa rượu) mỗi vị 12g, trần bì và xuyên
khung mỗi vị 6g, đương quy (sao rượu) 15g, hoàng tinh (sao chế với rượu) 9g,
chi tử 9g, bạch truật (sao) 20g.
● Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành viên
nặng 2g. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 4g uống với nước.

21. Bài thuốc chữa chứng thận hư yếu, kém dương sự

● Chuẩn bị: Đậu đen 1500g, sâm bố chính, hạt tơ hồng 200g, hoàng tinh 500g,
liên tu, hoài sơn, cẩu tích, ba kích, liên nhục, tục đoạn và sừng nai mỗi vị 500g.
● Thực hiện: Sừng nai đắp đất sét nung tồn tính, đậu đen sao tồn tính, ba kích
tẩm muối sao vàng, các vị còn lại đem tán nhỏ. Sau đó trộn đều làm thành viên,
mỗi lần dùng 8 – 12g, ngày dùng 2 lần.

22. Bài thuốc giúp giảm mất ngủ, ăn uống kém, thiếu máu xanh xao, nặng ngực và
mệt mỏi

● Chuẩn bị: Tang ký sinh, hà thủ ô đỏ (chế), quả dâu, đỗ trọng và thỏ ty tử (sao)
mỗi vị 40g, hoàng tinh chế 80g, sâm bố chính 120g, cao hổ cốt, ba kích và
huyết giác mỗi vị 20g.
● Thực hiện: Ngâm với 2 lít rượu trong 2 ngày đêm, sau đó đem chưng cách thủy
và hạ thổ 1 tuần. Mỗi lần dùng 15 – 40ml uống trong bữa ăn, ngày dùng 2 lần.
Khi dùng bài thuốc nên kiêng chất kích thích và đồ tanh sống.

25
23. Bài thuốc trị tinh thiếu, đau mỏi thắt lưng, thận hư yếu

● Chuẩn bị: Câu kỷ tử và hoàng tinh các vị bằng lượng nhau.


● Thực hiện: Đem tán bột, luyện mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 12g uống với
nước nóng, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

24. Trị nấm chân tay

● Chuẩn bị: HT 100g, cồn 75%, dấm 150 ml

● Thực hiện: Dùng Hoàng tinh 100g xắt nhỏ cho vào lọ thêm cồn 75%
250ml, bịt kín ngâm trong 15 ngày, lọc qua gạc 4 lớp, vắt hết nước bỏ xác, thêm
dấm thường 150ml trộn đều. Rửa sạch vùng bị nấm lau khô, bôi thuốc ngày 3 lần.
Đã trị 67 ca, khỏi 55 ca, tiến bộ 12 ca ( Đới Vi Quần, Trị nấm chân tay bằng bôi ngoài
cồn dấm Hoàng tinh, Tạp chí Trung y Sơn đông 1986,5:47).

25. Trị tai điếc do nhiễm độc thuốc: Dùng


dịch tiêm Hoàng tinh 100%, tiêm bắp 2 - 4ml ( tương đương 2 - 4g thuốc sống), đồng
thời mỗi ngày tiêm bắp Vit B1 100mg, uống Vit A 25.000 đơn vị, ngày 3 lần, hoặc
mỗi ngày uống viên Hoàng tinh tương đương 10g thuốc sống. Đã trị 100 ca, khỏi 9 ca,
có kết quả 22 ca, ngưng tiến triển 3 ca, vẫn tiến triển 3 ca, số còn lại không kết quả, tỷ
lệ kết quả 34% ( Lưu Đĩnh và cộng sự, Hoàng tinh trị điếc do nhiễm độc thuốc, Tạp
chí Trung tây y kết hợp 1982,1:19).

* Các món ăn từ thuốc HT -Cháo


sinh địa hoàng tinh trị chứng thận âm bất túc và làm thuyên giảm các triệu chứng tiền
mãn kinh

● Chuẩn bị: Gạo lứt vừa đủ, sinh địa 30g và hoàng tinh (sao tẩm) 30g.

26
● Thực hiện: Đem các dược liệu sắc lấy nước, sau đó cho gạo vào nấu thành
cháo. Ăn cháo khi còn nóng, ngày ăn 1 lần.

- Ngọc trúc hoàng tinh hầm tụy lợn trị chứng tiêu hóa kém, hỗ trợ chữa bệnh đái tháo
đường và bệnh tim

● Chuẩn bị: Tụy lợn 1 bộ, hoàng tinh và ngọc trúc mỗi vị 30, gia vị vừa đủ.
● Thực hiện: Rửa sạch tụy lợn, bỏ màng mỡ bên ngoài, sau đó cho vào nồi đất
cùng với dược liệu, thêm gia vị, hành, gừng và 250ml nước, hầm cho nhừ.
Dùng ăn khi nóng, ngày ăn 1 lần.

- Gà hầm hoàng tinh trị chứng đại tiện táo, lưng đau gối mỏi, đại tiện táo, mất ngủ,
tinh thần căng thẳng

● Chuẩn bị: Sơn dược 100g, hoàng tinh 20g và gà 1 con.


● Thực hiện: Sơ chế gà, chặt miếng vừa ăn, sau đó thêm hoàng tinh, sơn dược
vào, gia thêm muối, tiêu, đường và đem hấp cách thủy. Cứ 2 ngày dùng 1 lần
cho đến khi khỏi bệnh.

- Thịt nạc hầm hoàng tinh trị chứng mất ngủ và ăn uống kém do tâm tỳ âm hư

● Chuẩn bị: Thịt nạc 200g và hoàng tinh 50g.


● Thực hiện: Thịt nạc rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi cùng với hoàng tinh,
gừng rượu, gia vị và rượu. Sau đó hầm cho nhừ rồi dùng ăn khi còn nóng.

*Lưu ý khi dùng cây hoàng tinh trị bệnh:

27
● Không dùng vị thuốc này cho người bị phế vị có đờm thấp nặng dẫn tới trướng
bụng, đầy hơi; tỳ vị dương hư dẫn tới tiêu chảy.

● Chú ý phân biệt với cây hoàng tinh ở miền bắc gọi là cây dong, ở miền nam gọi là
cây bình tinh (tên khoa học là Maranta arundinacea Linn, thuộc họ Marantaceae),
thân có thể cao tới 2m, lá mọc so le và có lông, phiến lá hình bầu dục, thân rễ hình
thoi dài màu trắng, có nhiều vòng lá khô hình vảy. Đất là cây lương thực dùng để luộc
ăn, mài lấy bột làm bánh hoặc nấu chè, không dùng làm thuốc.

Hình 4. Củ dong ta

28
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tài liệu về vị thuốc Hoàng tinh

3.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam


- Thời gian: Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 6 năm 2022

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

* Quy trình nghiên cứu


+ Bước 1: Thu thập tài liệu nghiên cứu có chứa các bài thuốc, phương thuốc điều trị
bệnh bằng YHCT.
+ Bước 2: Liệt kê phân loại nội dung trong mỗi tài liệu
+ Bước 3: Tổng hợp thông tin theo mục.
+ Bước 4: Xử lý số liệu.
+ Bước 5: Thu thập kết quả
+ Bước 6: Trình bày kết luận, kiến nghị

3.2.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu

3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp mô tả hồi cứu:

29
+ Mô tả về tài liệu

+ Tên bài thuốc

+ Vị thuốc

- Phương pháp thống kê, phân tích để tập hợp vị thuốc theo:

+ Nhóm tài liệu.

+ Bài thuốc

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

+ Nghiên cứu các tài liệu lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ
phận để tìm hiểu sâu sắc về vị thuốc Hoàng tinh trong các tài liệu sách vở, tạp chí đã
được liệt kê ở phần tài liệu tham khảo.

+ Liên kết từng mặt, từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về vị thuốc Hoàng tinh trong
sách và các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

3.2.2.2. Phương tiện nghiên cứu

- Sử dụng máy tính xách tay, điện thoại trong tra cứu thông tin, tài liệu về vi ̣thuốc
trên các web, sách và tài liệu trong thư viện của Học viện.

- Tra cứu tài liệu: Các cuốn sách Hải Thượng Lãn Ông, Nam Dược thần hiệu, Đông
Dược học thiết yếu, Tuệ Tĩnh Toàn Tập, Danh y biệt lục, Tứ thanh bản thảo, Lôi công
bào chế dược tính giải, Trấn nam bản thảo, Bản thảo cương mục, Bản kinh phùng
nguyên, Tứ xuyên Trung dược chí…

3.2.3. Xử lí số liệu

3.2.3.1. Thu thập số liệu

- Số liệu từ tài liệu sơ cấp

30
- Ghi chép thông tin theo mẫu: Tên vị thuốc, tính vị, qui kinh, công năng…

3.2.3.2. Xử lí số liệu

- Số liệu sau khi thu nhập thì được xử lí trong các phần mềm:

+ Microsoft Office Word 2016

+ Microsoft Office Excel 2016

3.2.4. Khắc phục sai số

Để khắc phục những sai số không đáng có ta cần:

- Lấy thông tin, số liệu từ những tài liệu chính thống.

- Xử lí, lọc kĩ số liệu, thông tin từ tài liệu sơ cấp.

3.2.5. Hạn chế của đề tài

- Do đề tài chỉ được tổng hợp, phân tích và nghiên cứu trên lí thuyết mà không được
thực nghiệm nên chỉ có thể dựa vào sự phân tích số liệu từ những tài liệu đã có từ lâu.
Những tài liệu này không được cập nhật những số liệu, thông tin mới nên một số
thông tin trong bài không được cập nhật, hạn chế cho người đọc.

3.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành một cách độc lập, trung thực, khách quan, đảm bảo tính
chính xác.

- Nghiên cứu dựa hoàn toàn vào các tư liệu chính thống, không mang tính bịa đặt, sai
lệch thông tin.

31
PHẦN 4: DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu 1: Phân tích về Hoàng tinh

STT Nội dung

Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl.


1 Tên khoa
Polygonatum sibiricum Red.
học
Polygonatum cyrtonema Hua.

- Thế giới : Trung Quốc


2 Phân bố - Việt Nam : Cây mọc hoang ở những nơi rừng ẩm các tỉnh miền
Bắc như Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An, Yên Bái…

3 Bộ phận Thân rễ
dùng

4 Thu hái, bào


Thu hái thân rễ HT vào mùa xuân và mùa thu
chế

32
Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy thân rễ, cắt bỏ thân cây và
5 Chế biến
rễ con, rửa sạch, luộc hoặc đồ đến hết lõi trắng, lấy ra, phơi hoặc sấy
khô.
Hoàng tinh phiến: Lấy hoàng tinh sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi
hoặc sấy khô.
Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Lấy Hoàng tinh sạch, trộn với rượu, cho
vào thùng đậy nắp, đun trong cách thủy để dược liệu hút hết rượu, lấy
ra cắt lát dày, phơi khô. Cứ 100 kg Hoàng tinh dùng 20L rượu

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc, mọt.


6 Bảo quản
Nếu củ bị mốc thì phun rượu lau sạch rồi đồ lại sấy khô

Sơ bộ thành phần của hoàng tinh sống gồm: alcaloid, flavonoid, sterol,
7 Thành phần
đường khử, iridoid glycosid, acid amin, chất béo.
hoá học
Một nghiên cứu được công bố năm 2003 báo cáo đã phân lập được 13
hợp chất trong rễ cây. Trong đó có 9 hợp chất được xác định là
liquiritigenin, isoliquiritigenin, 4 ‘, 7-dihydroxy-3′-methoxyisoflavone,
(6aR, 11aR) -10-hydroxy-3, 9-dimethoxypterocarpan, 5-
hydroxymethyl- 2-furancarboxaldehyde, axit salicylic, n-butyl-beta-D-
fructopyranoside, n-butyl-beta-D-fructofuranoside, n-butyl-alpha-D-
fructofuranoside. Năm 2009, hai saponin
spirostanol mới, được đặt tên là kingianoside H và kingianoside I, được
phân lập từ thân rễ đã qua chế biến, cùng với một triterpenoid saponin
ginsenoside-Rc, bốn saponin spirostanol đã biết, polygonatoside C và
ophiopogonin C’.

33
8 Tác dụng -Tác dụng chống mệt mỏi -
theo YHHĐ Tác dụng chống oxy hóa -
Tác dụng đối với tim mạch -Tác
dụng kháng khuẩn -Chống
tiểu đường -Điều
hòa rối loạn lipid máu

9 Tác dụng
Chủ trị tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém,
theo YHCT
phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

Bảng 4.1: Phân tích về Hoàng tinh

4.2. Mục tiêu 2: Phân tích tài liệu về các bài thuốc, vị thuốc chứa Hoàng tinh

STT Công năng Thành phần Cách dùng

1 Bài thuốc trị chứng Chích cam thảo 10g, đẳng Sắc lấy nước uống, ngày
huyết áp thấp sâm và hoàng tinh mỗi vị dùng 1 thang cho đến khi
30g. khỏi bệnh

2 Bài thuốc trị chứng Tang ký sinh, hà thủ ô và Chế thành viên hạ mỡ dùng
lipid huyết cao hoàng tinh liều lượng gia liên tục trong vòng 2 tháng
giảm theo từng trường hợp

34
3 Bài thuốc trị chứng cận Đậu đen 10 cân, hoàng tinh Chế thành siro sao cho mỗi
thị 90 cân và đường trắng 15 ml siro có 1g hoàng tinh. Mỗi
cân lần dùng 20ml, dùng 2 lần
mỗi ngày

4 Bài thuốc trị chứng suy Đẳng sâm, kỷ tử và hoàng Sắc lấy nước uống, ngày
nhược cơ thể do mắc kỳ mỗi vị 12g, sinh địa 20g, dùng 1 thang cho đến khi thể
bệnh mãn tính hoàng tinh 24g trạng được hồi phục.

Bài thuốc 1: Bách bộ, bạch Đem các vị thái nhỏ, phơi
5 Bài thuốc trị chứng
cập mỗi vị 0.5 cân và hoàng khô, tán bột mịn và chế với
phế hư táo gây ho ra
tinh 1 cân mật làm thành hoàn. Mỗi lần
máu
dùng 8g, ngày dùng 3 lần.
Đem sắc dược liệu lấy nước
Bài thuốc 2: Bắc sa sâm 8g, uống
hoàng tinh 20g và ý dĩ nhân
12g

6 Bài thuốc bồi bổ cho Ý dĩ 10g và hoàng tinh 15g Sắc với 600ml còn lại 200ml,
người bị ho kéo dài, chia thành 3 lần uống và
sức khỏe suy yếu, lao dùng hết trong ngày.
lực

35
7 Bài thuốc trị chứng Câu kỷ tử và hoàng tinh 40g Tán bột, luyện với mật làm
tiểu đường, huyết áp thành hoàn. Mỗi lần dùng
cao gây đau lưng mỏi 12g, ngày dùng 2 lần
gối, hoa mắt, váng đầu

8 Bài thuốc làm giảm Thục địa 10g, ba kích 20g, Đem các vị thái mỏng và
mệt mỏi và sinh tân củ hoàng tinh 25g và đẳng ngâm với 1 lít rượu 35 độ.
dịch sâm 10g Thỉnh thoảng lắc đều để tránh
tình trạng đóng cặn dưới đáy
bình. Khi dùng pha thêm
100ml siro đơn. Mỗi lần dùng
1 chén nhỏ, ngày dùng 3 lần
trước 2 bữa ăn và 1 lần trước
khi đi ngủ.

9 Bài thuốc trị chứng Thục địa, hà thủ ô, rễ đinh Đem các vị tán thành bột
thiếu máu lăng mỗi vị 10g, củ hoàng mịn, mỗi ngày dùng 10g sắc
tinh 20g, tam thất 8g. lấy nước uống.

10 Bài thuốc trị chứng Cao ban long và trâu cổ mỗi Sắc uống, ngày dùng 1 thang
yếu sinh lý vị 8g, cám nếp, kỷ tử, rễ
đinh lăng, hà thủ ô, long
nhãn, hoài sơn và ý dĩ mỗi
vị 12g, sa nhân 6g, củ hoàng
tinh 20g.

36
11 Bài thuốc trị bệnh Uất kim, thạch xương bồ và Mỗi ngày dùng 1 thang, chia
mạch vành, đau thắt bá tử nhân mỗi vị 10g, sơn thành 3 lần uống. Áp dụng
ngực tra 24g, diên hồ sách 6g, côn bài thuốc liên tục trong vòng
bố và củ hoàng tinh mỗi vị 4 tuần.
15g.

12 Bài thuốc điều trị đái Sinh địa, củ hoàng tinh và Đem các vị tán thành bột
tháo đường hoàng kỳ mỗi vị 20g, địa cốt mịn, mỗi lần dùng 5g, ngày
bì, nhân sâm, trạch tả và dùng 3 lần.
hoàng liên mỗi vị 10g.

13 Bài thuốc trị chứng rối Viễn chí, xương bồ, mạch Đem dược liệu ngâm với
loạn thần kinh thực vật môn, bội lan, hồng hoa và rượu trắng 6 lít trong 3 – 4
cúc hoa mỗi vị 30g, táo nhân tuần. Mỗi lần dùng
(sao), đương quy, đẳng sâm 5 – 10 ml uống 3 lần/ ngày.
và hoàng kỳ mỗi vị 60g, hà
thủ ô, bạch thược, câu kỷ và
sinh địa mỗi vị 90g, củ
hoàng tinh 180g.

14 Bài thuốc trị chứng suy Đương quy, bổ cốt chí, ngưu Tán bột mịn, luyện với mật
nhược cơ thể, huyết hư tất và thỏ ty tử mỗi vị 12g, ong làm hoàn. Mỗi lần dùng
gây di tinh, huyết trắng hà thủ ô 20g, gia thêm hoàng từ 8 – 12g uống với nước
ra nhiều, đau đầu, hoa tinh, chích cam thảo, mẫu lệ, muối nhạt hoặc nước sôi
mắt, ra mồ hôi trộm hoàng kỳ, bạch truật và long nguội, ngày dùng 2 lần.
cốt mỗi thứ 1 ít.

37
15 Bài thuốc trị bệnh gan Trạch tả, uất kim, hoàng Đem các vị tán bột làm hoàn,
nhiễm mỡ, xơ gan, tinh, sơn dược, sinh địa, đan mỗi lần dùng 6 – 12g uống
viêm gan mãn tính và sâm, đảng sâm, đan sâm, với nước ấm. Ngày dùng 2
chứng nhiễm độc gan bản lam căn, bạch thược và lần (sáng và chiều trước mỗi
đương quy mỗi vị 10 – 15g, bữa ăn). Dùng bài thuốc liên
nhân trần và hoàng kỳ mỗi tục trong vòng 6 ngày, sau đó
vị 15 – 30g, tần giao, thần nghỉ 1 ngày. Liệu trình kéo
khúc và sơn tra mỗi vị 8 – dài từ 6 – 8 tuần. Sau khi kết
12g, cam thảo 6 – 10g. thúc liệu trình 1, nên nghỉ 1
tuần rồi thực hiện liệu trình
thứ 2

16 Bài thuốc trị chứng Tao phàn, hoàng tinh, hoắc Đem các vị tán thành bột
chàm tay chân hương và đại hoàng các vị mịn, sau đó ngâm với giấm
bằng lượng nhau. trong vòng 1 tuần rồi lọc bỏ
bã. Dùng nước ngâm tay
chân trong vòng 30 phút,
ngày thực hiện 1 lần.

17 Bài thuốc trị huyết áp Đại táo 10 quả, cam thảo 6g, Sắc uống ngày 1 thang. Dùng
thấp hoàng tinh 12g, đảng sâm từ 1 – 2 liệu trình, mỗi liệu
15g và nhục quế 10g. trình kéo dài 15 ngày.

18 Bài thuốc trị cao huyết Linh chi, hoàng tinh, thỏ ty Đem các vị sắc lấy nước
áp, tai biến mạch máu tử, kê huyết đằng, đỗ trọng, uống
não và chứng xơ cứng cẩu tích, đơn bì và thạch
xương bồ, gia giảm liều

38
mạch lượng theo từng trường hợp.

19 Bài thuốc trị sạn Xuyên luyện tử 10g, kim Để sinh địa hoàng sắc sau,
đường mật tiền thảo 30g, sao chỉ xác 10 đem các vị còn lại sắc trước.
– 15g, hoàng tinh 10g, sinh Ngày dùng 1 thang
địa hoàng 6 – 10g

20 Bài thuốc giúp bồi bổ Bạch thược (sao rượu), bá tử Đem các vị tán thành bột
sức khỏe và tăng tuổi nhân (sao), đơn sâm, chỉ xác mịn, sau đó luyện với mật
thọ (sao), đơn bì, toan táo nhân làm thành viên nặng 2g.
(sao), sinh địa thô (rửa rượu) Ngày dùng 2 lần, mỗi lần
mỗi vị 12g, trần bì và xuyên dùng 4g uống với nước.
khung mỗi vị 6g, đương quy
(sao rượu) 15g, hoàng tinh
(sao chế với rượu) 9g, chi tử
9g, bạch truật (sao) 20g.

21 Bài thuốc chữa chứng Đậu đen 1500g, sâm bố Sừng nai đắp đất sét nung
thận hư yếu, kém chính, hạt tơ hồng 200g, tồn tính, đậu đen sao tồn tính,
dương sự hoàng tinh 500g, liên tu, ba kích tẩm muối sao vàng,
hoài sơn, cẩu tích, ba kích, các vị còn lại đem tán nhỏ.
liên nhục, tục đoạn và sừng Sau đó trộn đều làm thành
nai mỗi vị 500g. viên, mỗi lần dùng 8 – 12g,
ngày dùng 2 lần.

Tang ký sinh, hà thủ ô đỏ


22 Bài thuốc giúp giảm Ngâm với 2 lít rượu trong 2
(chế), quả dâu, đỗ trọng và
mất ngủ, ăn uống kém, ngày đêm, sau đó đem chưng

39
thỏ ty tử (sao) mỗi vị 40g,
thiếu máu xanh xao, cách thủy và hạ thổ 1 tuần.
hoàng tinh chế 80g, sâm bố
nặng ngực và mệt mỏi Mỗi lần dùng 15 – 40ml uống
chính 120g, cao hổ cốt, ba
trong bữa ăn, ngày dùng 2
kích và huyết giác mỗi vị
lần. Khi dùng bài thuốc nên
20g
kiêng chất kích thích và đồ
tanh sống.

23 Bài thuốc trị tinh thiếu, Câu kỷ tử và hoàng tinh các Đem tán bột, luyện mật làm
đau mỏi thắt lưng, thận vị bằng lượng nhau. thành viên. Mỗi lần dùng 12g
hư yếu uống với nước nóng, ngày
dùng 2 lần cho đến khi triệu
chứng thuyên giảm.

Bảng 4.2: Các vị thuốc có Hoàng tinh

40
Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2015). Hoàng tinh làm thuốc chữa nhiều bệnh


https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/hoang-
tinh-lam-thuoc-tri-nhieu-benh?inheritRedirect=false
Bộ Y tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam, Lần xuất bản thứ 4, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
https://duocdienvietnam.com/hoang-tinh-than-re/
Nguyễn Thị Phương Dung (2002). Góp phần nghiên cứu chế biến vị thuốc hoàng tinh,
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tạp chí Dược học (Số: 344 - Tháng 12/2004 - Trang 4-6)
http://duochoc.com.vn/NewsSearchP.aspx
Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006 Đỗ Tất
Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006 Viện
Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, 2006
https://suckhoedoisong.vn/hoang-tinh-chu-tri-ty-vi-hu-nhuoc-169190322.htm

41
https://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/vi-thuoc-hoang-tinh
https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/hoang-tinh
https://tracuuduoclieu.vn/hoang-tinh.html
Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

42

You might also like