You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

1. Mã học phần: SMP 2219


2. Số tín chỉ: 4 (2/2)
3. Học phần tiên quyết: Thực vật và dược liệu
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên
Chức danh,
STT Họ và tên Đơn vị công tác
học vị
1 Nguyễn Duy Thuần PGS, TS Khoa Y Dược, ĐHQGHN
2 TS.Vũ Đức Lợi Tiến sỹ Khoa Y Dược, ĐHQGHN
3 TS. Lê Thị Thu Hường Tiến sỹ Khoa Y Dược, ĐHQGHN
4 ThS. Nguyễn Thúc Thu Khoa Y Dược, ĐHQGHN
Thạc sỹ
Hương
5 ThS. Hà Thị Thanh Hương Thạc sỹ Khoa Y Dược, ĐHQGHN
6 Nguyễn Tiến Vững PGS.TS. Viện Pháp y Quốc gia
7 Nguyễn Thị Bích Thu PGS.TS. Viện Dược liệu
8 TS. Đỗ Thị Hà Tiến sỹ Viện Dược liệu
9 TS. Phạm Thị Huyền Tiến sỹ Viện Dược liệu

6. Mục tiêu của học phần


6.1. Kiến thức
- Trình bày được các học thuyết ứng dụng trong chế biến, sử dụng thuốc cổ truyền
- Trình bày được nguyên tắc, các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền
- Trình bày được 15 nhóm thuốc y học cổ truyền về: tên, tính vị quy kinh, thành
phần hóa học, phương pháp chế biến, công năng chủ trị, liều dùng.
6.2. Kỹ năng
- Kỹ năng chế biến, sao tẩm dược liệu, các bài thuốc cổ truyền.
- Kỹ năng phân tích bài thuốc cổ truyền về thành phần, vai trò các dược liệu, công
năng chủ trị của bài thuốc.
6.3. Thái độ
Cẩn thận chăm chỉ, trách nhiệm

7. Chuẩn đầu ra của học phần


STT Chuẩn đầu ra học phần Mục tiêu
A Trình bày được một số lý thuyết y học cổ truyền (1)
Trình bày được nguyên tắc, các phương pháp chế biến thuốc cổ
B
truyền
C Phân loại được thuốc cổ truyền (1)
Chế biến được một số vị thuốc thuốc theo phương pháp cổ
D (2)
truyền
E Phân tích được một số bài thuốc y học cổ truyền (2)
F Đạt được thái độ kiên trì, sáng tạo, chăm chỉ, tích cực trong quá (3)
trình tiến hành các thiết kế thí nghiệm

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá


8.1. Mục đích và trọng số điểm kiểm tra – đánh giá
Hình thức Tính chất của nội dung Mục đích KT Trọng
KT số
KT thường Kiểm tra kiến thức và kỹ Đánh giá việc nhận thức 15%
xuyên năng kiến thức kỹ năng học phần
KT giữa Đánh giá khả năng vận Đánh giá việc nhận thức 25%
kỳ dụng và liên hệ lý thuyết kiến thức kỹ năng học phần
với thực hành
Thi kết Kiểm tra toàn diện, hệ Đánh giá việc nhận thức 60%
thúc học thống kiến thức và kỹ kiến thức kỹ năng học phần
phần năng
8.2. Phương pháp kiểm tra – đánh giá
8.2.1. Kiểm tra thường xuyên (2 lần)
Làm bài test 20 phút
8.2.2. Kiểm tra giữa kỳ
Làm bài test 30 phút
8.2.3. Thi kết thúc học phần
- Lý thuyết: tự luận 90 phút
8.3. Lịch kiểm tra, lịch thi
Thi, kiểm tra Thời gian Ghi chú
KT thường xuyên tuần 3
KT giữa kỳ tuần 7-8
Thi kết thúc học phần Sau tuần 15

9. Giáo trình bắt buộc


9.1. Học liệu bắt buộc
- Trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2009), “Dược học cổ truyền”, NXB
Y học
- Trường ĐH Dược Hà Nội (2009), “Dược học cổ truyền”, NXB Y học
- Trường ĐH Dược Hà Nội (2009), “Thực hành chế biến, bào chế thuốc cổ
truyền”, NXB Y học.
9.2. Học liệu tham khảo
- Trường ĐH Dược Hà Nội, Thực vật dược – Phân loại thực vật
- Võ Văn Chi, Từ điển thực vật thông dụng, tập I và II, NXB Khoa học kỹ thuật,
2003.
- Phạm Hoàng Hộ, Cây có vị thuốc ở Viêt Nam, NXB Trẻ 2006
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật
2005.
- Viện Dược liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc tập I và II, NXB Y học 2002.
- Trường ĐH Y Hà Nội, “Dược học cổ truyền” NXB Y học 2009.
- Phạm Xuân Sinh, Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, Nhà xuất bản Y học
(1999)

10. Tóm tắt nội dung học phần


Môn học giúp sinh viên xây dựng được kiến thức về học thuyết của Dược học cổ
truyền như: Âm dương, ngũ hành, tạng tượng, biết được nguyên tắc chữa bệnh của
Đông y và vận dụng được vào chế biến, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Sinh viên
còn biết được công năng chủ trị, kiêng kị, thành phần hóa học của các bài thuốc
chính, mục đích, nguyên tắc phương pháp chế biến, nhận thức một số vị thuốc
chính.

11. Nội dung chi tiết học phần


A. LÝ THUYẾT
Phần 1. Đại cương Y học cổ truyền
Chương 1. Sơ lược về sự hình thành nền y học cổ truyền Việt Nam
1. Giới thiệu
2. Y học cổ truyền Việt Nam thời thượng cổ
3. Y học cổ truyền từ năm 179 ( trước CN) đến năm 983 ( sau CN)
4. Y học cổ truyền từ năm 983 đến năm 1884
5. Y học cổ truyền thời Pháp thuộc (1884 – 1945)
6. Y học cổ truyền Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay

Chương 2. Một số lý thuyết y học cổ truyền


1. Học thuyết âm dương
1.1. Xuất xứ
1.2. Nội dung
1.3. Những biểu hện về âm dương
1.4. Sự vận dụng thuyết âm dương trong y học cổ truyền
1.5. Vài nét nhận xét về học thuyết âm dương
2. Học thuyết ngũ hành
2.1. Giới thiệu
2.2. Những quy luật hoạt động của ngũ hành
2.3. Sự vận dụng của thuyết ngũ hành
2.4. Vài nét nhận xét về học thuyết ngũ hành
3. Học thuyết tạng tượng
3.1. Giới thiệu
3.2. Ngũ tạng
3.3. Phủ
3.4. Phủ kỳ hằng
3.5. Mối quan hệ tạng phủ
3.6. Tinh khí thần
4. Học thuyết kinh lạc
4.1. Giới thiệu học thuyết kinh lạc
4.2. Đường kinh chính
4.3. Huyệt vị
4.4. Ý nghĩa của kinh mạch và huyệt vị

Chương 3. Nguyên nhân bệnh và phương pháp chuẩn đoán theo y học cổ truyền
1. Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền
2. Tứ chuẩn
Chương 4. Bát cương, bát pháp
1. Bát cương
2. Bát pháp

Chương 5. Phép tắc trị bệnh và nội dung phương thuốc y học cổ truyền
1. Phép tắc trị bệnh theo y học cổ truyền
2. Nội dung phương thuốc cổ truyền
Phần 2. Thuốc cổ truyền
Chương 6. Đại cương về thuốc y học cổ truyền
1. Định nghĩa
2. Tứ khí
3. Ngũ vị
4. Mối quan hệ giữa tính và vị
5. Khuynh hướng thưng giáng phù trầm của vị thuốc
6. Sự quy kinh của các vị thuốc
7. Bảy trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền

Chương 7. Phân loại thuốc cổ truyền


1. Các phương pháp phân loại thuốc cổ truyền
2. Các loại thuốc cổ truyền
2.1. Thuốc giải tiểu
2.2. Thuốc khử hàn ( thuốc ôn lý, trừ hàn)
2.3. Thuốc thanh nhiệt
2.4. Thuốc hóa đàm, chỉ ho, bình suyễn
2.5. Thuốc ức phong, an thần khai khiếu
2.6. Thuốc phần khí (thuốc chữa bệnh về khí)
2.7. Thuốc phần huyết ( thuốc chữa bệnh về huyết)
2.8. Thuốc trừ thấp
2.9. Thuốc bổ dưỡng
2.10. Thuốc tiêu đạo ( thuốc tiêu hóa)
2.11. Thuốc tả hạ ( thuốc xổ)
2.12. Thuốc trục thủy
2.13. Thuốc cố sáp
2.14. Thuốc trừ giun sán
2.15. Thuốc dùng ngoài

Phần 3. Chế biến thuốc theo phương pháp cổ truyền


Chương 8. Đại cương
1. Mục đích việc chế biến thuốc theo phương pháp cổ truyền
2. Các phương pháp chế biến
3. Một số phụ liệu được dùng chế biến thuốc

Chương 9. Chế biến một số vị thuốc theo phương pháp cổ truyền


1. Phụ tử
2. Mã tiền
3. Hoàng nàn
4. Sinh địa, thục địa
5. Hà thủ ô
6. Bán hạ
7. Hương phụ
8. Thần khúc
9. Thảo quyết minh
10. Hạnh nhân
11.Trần bì
12. Long nhãn
13. Quế nhục
14. Táo nhân
15. Hoài sơn
16. Cúc hoa
17. Huyền sâm
18. Ngưu tất
19. Đạm đậu sị

B. THỰC HÀNH
Bài 1. Sao thuốc: Chế biến hòe hoa
Bài 2.Chích gừng một số dược liệu
Bài 3. Chích rượu một số dược liệu
Bài 4. Chế biến Thục địa
Bài 5. Sắc thuốc, đóng túi
Bài 6. Chế biến thuốc viên hoàn từ dược liệu
Bài 7. Siro thuốc
Bài 8. Chè thuốc
Bài 9. Cao thuốc
Bài 10. Nhận thức một số vị thuốc

You might also like